Chân Huyết Lệ

Chương 81

Sau khi quân Tây Lỗ và quân Bắc Nhung đánh lui được đại binh của Hỏa Lam quốc, Mông Tập dẫn quân đánh chiếm lại những vùng đất trực thuộc biên giới Tây lỗ, trong khi bọn Long Cơ lại liên tiếp truy kích quân của Ngạo Tuyết.

Với chiến lược tài tình của Long Cơ cùng sức mạnh của ba người Ngu Tử Kỳ, Đình Nguyên và Trác Bất Phàm, quân Bắc Nhung thắng như chẻ tre, liên tiếp chiếm hơn năm tòa thành trì tại vùng biên giới của Hỏa Lam quốc.

Và Mạch thành chính là một trong những thành trấn lớn nhất trong khu vực này, tuy không thể so sánh với đại đô của Hỏa Lam quốc, nhưng nếu đem so sánh với vương đô của Việt quốc thì đúng là một chín một mười.

Song mã cùng tiến trên con đường lát đá phẳng phiu, Triệu Phong và Na Yến vui cười dạo bước. Mấy năm ngắn ngủi mà cứ như hàng trăm năm xa cách, những câu chuyện buồn vui được hai người truyền đạt lại một cách tỷ mỉ mà không một chút nhàm chán.

Gió nhẹ nhàng thổi, mây lượn lờ trôi.
Phố xá đông vui, nhưng dường như không tồn tại.
Cái hiện diện chỉ là ánh mắt nụ cười.
Cái còn đọng lại chỉ là những giọng điệu khắc sâu vào tim.
Một người vô tư, một người hữu ý.
Khoảng cách tuy gần mà sao xa dịu vợi.
Từ trong đâu đó sâu thẵm, đã nhen nhóm ngọn lửa tình.
Chỉ sợ hoa rơi hữu ý mà nước chảy vô tình.
Đành đem nỗi niềm riêng cất vùi vào trong.

Những nụ cười thơ ngây và vô tư lự đang xóa đi vẻ lãnh đạm và sát ý vốn có của Triệu Phong, dường như cạnh bên người con gái ấy Triệu Phong như trở lại là đứa trẻ ngày nào khi lần đầu bước vào Nạp Lan phủ. Cái cảm giác thế giới này chỉ gói gọn trong mảnh đất ấy với những phòng ốc bao quanh, và một cô công chúa coi trời bằng vung nhưng cực kỳ đáng yêu.

Đoạn đường trở về doanh trại ngắn là thế, vậy mà sao cứ như dài ra bất tận, hay vì lòng người không muốn có điểm dừng. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi qua vờn tóc mây, ánh nắng ban mai chiếu tỏa như muốn tôn lên sự kiều diễm vô ngần. Na Yến như một tiểu tinh linh xinh đẹp mà thượng giới ban tặng đến thế gian, Triệu Phong ngắm nhìn nàng mà trong lòng cứ lân lân cảm xúc khó tả.

Nào biết lúc này cũng có một người đang nhìn hắn, một người khoác áo choàng màu lam nhạt phủ kín đầu, che đi khuôn mặt và hình dáng của người đó.

Người đó nhìn rất lâu, rất lâu, bóng hình Triệu Phong dần khuất xa mà trong lòng ngập tràn những nghi hoặc. Hạ mũ chùm đầu xuống, tóc dài đen óng ánh tựa ngân hà nhẹ nhàng buông, làn da trắng như tuyết tương phản, cùng một hình dung tuyệt mỹ, vừa như đối nghịch, vừa như cộng hưởng càng làm cho vẻ đẹp của nàng nhân lên khắp bội phần. Mắt phượng mày ngài, khuôn mặt như tuyệt tác được đúc tạo từ bạch ngọc mà thành, đôi môi chúm chím màu hồng phớt, sự kiều diễm của nàng giết chết bao chàng trai trẻ đang ngước nhìn.

Đặt tay vào ống tay áo, nàng chu đáo từ tốn lấy ra một chiêc hộp nhỏ bằng gỗ, trên đó có khắc một đôi uyên ương hình dáng đơn sơ vụng về. Nàng đặt nhẹ vào đôi lòng bàn tay, ánh mắt nhìn xa xăm mà lòng tự hỏi:
- Phải chăng là chàng!

Nàng nâng niu chiếc hộp gỗ nhỏ ấy như báu vật, mọi nhu tình trên đôi mắt cứ thế bộc lộ ra ngoài khiến cho biết bao trái tim cạnh bên phải thổn thức.

- Thủy Tiên! Con sao vậy.
Bất ngờ một giọng nói vang lên. Một đạo cô tuổi trung niên đến bên cạnh nàng rồi nói:

Người con gái ấy nghe gọi thì cung kính đáp:
- Dạ, không có gì đâu sư phụ, chúng ta tiếp tục lên đường thôi.

Đạo cô nghe vậy thì mỉm cười nhìn nàng sau đó lui gót đi, còn người con gái đó quay lại một lần nữa nhìn bóng hình mỗi một xa xăm mà thở dài. Sau đó nàng cùng đạo cô từ từ rời khỏi Mạch thành.
---------------------------------------------------o0o----------------------------------------------------
Kinh thành Tây Lỗ quốc.

Lúc này bên trong triều đường tranh cãi quyết liệt về thất bại của Lý Nghiêm và Ngũ Hổ thần, đám quan văn được một phen ra oai, mọi lời khó nghe nhất, mọi trách nhiệm và hậu quả đều đổ lên đầu vị đại tướng lẫy lừng khét tiếng suốt bao năm. Trái ngược với đám quan văn, đám võ tướng cũng chẳng hề chịu kém cạnh, họ gân cổ lên mà tranh cãi vì trong lòng họ Lý Nghiêm chính là một tượng đài không thể đánh đổ.

Lời qua, tiếng lại khiến cho triều đường uy nghiêm giờ đây chẳng khác gì một cái chợ.

Rầm.
Long nhan phẫn nộ, Điền Cương vua nước Tây Lỗ đập mạnh tay xuống long kỷ mà nói:
- Đây là nơi triều đường kẻ nào còn làm loạn chém không tha!

Một câu nói ra tất cả quần thần bên dưới lập tức im lặng không nói gì, Điền Cương thở dài một hơi sau đó nói:
- Lý Nghiêm tuy là công thần của Tây Lỗ, bao năm gánh vác trọng trách lớn lao, công sức và tấm lòng trung là không thể bàn cãi.
- Tuy nhiên lần này bại binh khiến cho quốc uy tan nát, khiến cho mấy mươi vạn quân bỏ mạng nơi đất khách quê người, tội này khó mà bào chữa được.
- Xét công bù tội, ta tuyên bố tước hết chức tước của Lý Nghiêm, giáng làm An Hộ Hầu lập tức trục xuất khỏi kinh sư về ấp phong không bao giờ được trở lại triều đình.
- Lý Nghiêm ngươi có gì muốn nói không?

Lý Nghiêm quỳ xuống cúi đầu mà nói:
- Tội thần đội ơn sâu dày của bệ hạ tha chết, không còn mong cầu gì hơn!
- Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.

Điền Cương không nói gì liền rời khỏi ghế rồng đứng dậy mà đi. Tên thái giám cạnh bên thấy vậy thì tuyên bố bãi triều, quần thần từ từ rời khỏi điện rồng chỉ còn mỗi Lý Nghiêm yên lặng quỳ xuống nền đá cẩm thạch mà cúi đầu. Được một lúc khi mà tất cả đã rời đi, tên thái giám lại trở ra và nói với Lý Nghiêm:
- Đại nhân hoàng thượng đang đợi người nơi ngự thư phòng, xin đại nhân mau theo tiểu nhân.

Lý Nghiêm cười đa tạ sau đó theo viên thái giám mà vào trong hậu đường.
--------------------------------------------------o0o--------------------------------------------------
Lúc này Điền Cương và Lý Nghiêm đang ngồi đối diện nhau để đánh cờ, hai quân cờ đen trắng đan xen trên bàn cờ tựa như thiên quân vạn mã đang tung hoành ngang dọc, hai người tựa như hai chiến tướng đối đầu nhau trên chiến trường.

Điền Cương hạ một quân cờ đen xuống sau mỉm cười mà nói:
- Kỳ nghệ của khanh vẫn lợi hại như xưa, trẫm thật sự không phải là đối thủ.
- Xem ra kẽ đánh bại khanh thật sự không phải là phàm nhân rồi.

Lý Nghiêm cũng cười mà nói:
- Nạp Lan Cảnh, Việt quốc đúng là tay đối thủ tuyệt vời.
- Thần cả đời tranh đấu trên sa trường chưa từng được gặp một người nào như người ấy. Hơn nữa dưới trướng còn mấy tên thuộc hạ hết sức đáng sợ.
- Nhìn họ mà thần lại nhớ thời kỳ cùng bệ hạ và Ngũ Hổ Thần nam chinh bắc chiến, chỉ tiếc so sánh với những người ấy tội thần lại cảm thấy hổ thẹn, thật không dám so sánh.

Điền Cương nhấp lấy ngụm trà, giọng an ủi:
- Khanh không cần tự trách, chiến tranh là vậy, thắng bại vốn là lẽ thường, đâu có ai mãi mãi bất bại.
- Lần này coi như là một nấc thang tốt để khanh có thể an nhàn cáo lão về quê, tận hưởng cuộc sống.

Lý Nghiêm lập tức quỳ xuống khấu đầu:
- Bệ hạ người lúc nào cũng bao dung với lão thần, tội thần ở đây chẳng biết lấy gì để báo đáp ơn giày của người.

Điền Cương thấy vậy thì tiến tới đỡ Lý Nghiêm dậy, rồi nói:
- Khanh với trẫm nào khác chi huynh đệ sao lại cứ câu nệ phép tắc như vậy. Đứng lên đi, đứng lên đi.

Sau đó Điền Cương thở dài rồi nói:
- Khanh thì sướng rồi, về quê vui vẻ điền viên, còn trẫm tuổi tác đã lớn nhưng vẫn không thể một ngày thảnh thơi.
- Đàn con ngày xưa ngoan ngoãn là thế, vậy mà càng lớn càng trái tính trái nết. quyền lực thật là đáng sợ.
- Vốn nghĩ đời trẫm mới thế, nào biết đến đời con cháu cũng noi theo thật đúng là gieo nhân nào gặt quả ấy.
- Dạo này hằng đêm trẫm lại mơ thấy đại ca, xem ra đã đến lúc trẫm phải trả giá cho những việc mình làm rồi.

Lý Nghiêm nghe vậy thì an ủi:
- Bệ hạ chuyện qua đã lâu sao người vẫn còn rây rức trong lòng.
- Bao nhiêu năm nay người vì xã tắc mà bỏ bao nhiêu tâm sức, khiến cho dân chúng an cư lạc nghiệp, ngoại bang bốn phương phải quy về một mối, đúng là cái phước của thiên hạ.
- Hành động ngày trước chẳng qua cũng chỉ là bất đắc dĩ.

Điền Cương nghe vậy thì quay lại nhìn Lý Nghiêm.
- Khanh từng là thuộc hạ thân tín của đại ca ta, trong lòng bao năm nay thật sự không oán trách người làm tiểu đệ là ta hay sao?

Lý Nghiêm khẳng khái nói:
- Thuộc hạ tuy là kẻ võ tướng thô mộc nhưng cũng biết thế nào là đại nghĩa.
- Nếu ngày đó người không ra tay thì Tây Lỗ ta sao được như bây giờ. Chuyện qua đã lâu, bệ hạ cũng không nên vì thế mà phiền lòng.

Điền Cương nghe xong chỉ thở dài, sau đó nói Lý Nghiêm lui ra, còn bản thân đứng thẫn thờ nhìn bức họa hình một vị hoàng tử trước mặt mà thở dài, sau đó ông nói:
- Đại ca đã đến lúc đệ phải trả giá cho những gì mình làm rồi phải không?
- Đúng là gieo nhân nào gặp quả ấy, ác quả tất gặp ác báo.

Trong phòng trở nên thinh lặng đến lạ thường, một không khí âm u và lạnh lẽo đang bao lấy vị hoàng đế già, khiến cho những nếp nhăn trên mặt càng thêm in hằn, sau đó người ấy chậm rãi ngồi xuống đem mục niệm trong tâm ra mà giằng xé lấy tấm thân rệu rã.
-------------------------------------------------------o0o----------------------------------------------

Bước ra khỏi ngự thư phòng, Lý Nghiêm đã thấy ba tướng A Báo, Sở Thủy và Ngụy Giao đứng chờ sẵng. Sở Thủy tiến lên mà nói:
- Chủ nhân, hoàng thượng triệu kiến riêng mình ngài phải chăng đã bỏ qua cho việc bại binh của chúng ta.

Lý Nghiêm lắc đầu mà nói:
- Tướng bại trận không bị chém đầu đã cảm thấy hổ thẹn, hà huống còn muốn người khác tha thứ cho sao?
- Hoàng thượng lần này có ý cho ta về quê an dưỡng tuổi già, xem ra ngài không muốn ta lại dính vào chuyện tranh quyền đoạt chính.
- Nghiêm ta cả đời đông chinh tây phạt, thế mà đến cuối cùng lại không thể để hoàng thượng bớt được nỗi lo, còn khiến người bận tâm cho mình thật là tội lỗi mà.

Sở Thủy nghe vậy thì không hiểu, ông ta hỏi lại:
- Chủ nhân người sao lại nói vậy?
- Tây Lỗ ta thứ bậc các hoàng tử đã yên vị, chư vương đều cung kính, sao lại có chuyện đoạt quyền.
- Hơn nữa bên ngoài tam đại thiên vương khác lại một lòng trung dũng, thần nghĩ cũng không tính được ai dám làm điều phản trắc.

Lý Nghiêm nghe vậy thì đứng hẳn lại, hai mắt nhìn trời mà nói:
- Còn nhớ vụ án Bạch Hổ cung chứ!

Sở Thủy, Ngụy Giao và A Báo sao khi nghe xong đều giật mình, dường như vụ án Cung Bạch Hổ là một cái gì đó thật sự ghê gớm khiến cho ba người từng trải qua sống chết cũng phải giật mình.

Ngụy Giao bước đến gần hơn mà nói:
- Chuyện qua đã lâu nay chủ nhân nhắc lại chắc chắn ẩn giấu huyền cơ.
- Chỉ là những người có liên quan, ngoài trừ chủ nhân và Sở Thủy tướng quân ra thì chẳng phải đều bị chém đầu rồi sao.
- Lần đó hơn một vạn người bị giết, cả kinh thành chấn động, thật là một vụ huyết án ghê gớm.

Lý Nghiêm dáng vẻ trầm ngâm, sau đó ông nói:
- Năm đó ta là cựu thuộc hạ của đông cung thái tử Điền Đạo, phụ trách trấn giữ cửa cung Bạch Hổ.
- Chỉ vì thái tử nghe lời của yêu nữ Quỳnh Phi xa lánh kẻ trung nghĩa, kết bè phái với kẻ nịnh thần khiến tương lai xã tắc có thể bị lung lay.
- Tiên đế lúc đó mê thuật trường sinh, suốt ngày ở trong lò luyện đơn không thiết gì đến triều chính.
- Bên trong hũ dột, bên ngoài các vương tước khắp nơi trú binh dồn lương âm mưu tạo phản thật là một kiếp nạn lớn chưa từng có trong lịch sử.
- Năm đó bệ hạ tuy tuổi còn trẻ mà đảm lược đã hơn người. với chỉ một ngàn thân vệ người đã xông vào đông cung dưới sự bảo vệ của hai vạn cấm quân. Một trận chiến đẫm máu đã xảy ra, lực lượng của bệ hạ do binh thưa lực mỏng chẳng mấy chốc đã tan vỡ. May sao lúc ấy một trong tứ thiên vương bây giờ là Lục Giác mang theo hai ngàn quân đến hiệp trợ mới đánh lui được.
- Hai bên giằng co nhau tại cửa cung Bạch Hổ. Lúc đó ta cảm cái lòng của bệ hạ, cũng là vì nghĩ cho xã tắc, nên trong lúc hai bên chiến đấu gay gắc nhất ta và Sở Thủy đã mang quân đánh tập hậu vào đội cấm vệ quân đang hừng hực khí thế, và cũng tạo dấu chấm hết cho trận chiến Bạch Hổ cung.

Dừng lại một chút, Lý Nghiêm như nhớ điều gì đó mà xoa vào chuôi kiếm bên hông, tâm trạng trùng trùng mà nói:
- Chuyện qua đã lâu thế mà cứ như vừa mới diễn ra, thật là khiến người ta phải quan hoài.

Sở Thủy hiểu nỗi lòng của chủ tử, ông ta nói lời an ủi:
- Chủ nhân, lúc đó chúng ta là vì xã tắc mà làm phản, vì hàng triệu sinh linh Tây Lỗ mà nhận tiếng nhơ.
- Thiết nghĩ người cũng không nên đau lòng.

Lý Nghiêm trầm ngâm một đỗi, sau đó thở dài nhìn trời:
- Phản là phản, cái gì mà vì xã tắc đại cục. Dù có trét vàng lên mặt thì vệt đen ấy vẫn không xóa nhòa được.
- Chỉ là năm đó nếu ta quyết đoán hơn một chút, thì giờ đây bệ hạ đã không phải lo phiền.
- Đúng là lỗi tại ta mà.

Sở Thủy không hiểu thì hỏi lại:
- Chủ nhân rốt cục là vẫn còn chuyện gì mà tiểu nhân không biết sao? Cuối cùng thì chuyện đó có ảnh hưởng thế nào đến đại thế của Tây Lỗ ta.

Lý Nghiêm nói:
- Dạo này có nghe qua những lời đồn trong đám quan lại trong triều không?
- Lúc trước chỉ là phong thanh, giờ đã trở thành bão lớn sắp sữa làm lệch cán cân quyền lực đã tồn tại suốt bấy lâu nay.

A Báo nói:
- Không chỉ trong triều đường, mà một số nhánh quân tại biên phòng cũng đồn rằng, người kế thừa của hoàng đế bệ hạ là không xứng đáng.
- Và người đáng được ngồi vào vị trí này phải là một người khác, nghe nói thân phận của người ấy là dòng máu duy nhất của Đông cung thái tử trước đây Điền Đạo.
- Nhưng tiểu nhân chỉ xem đó là trò đùa vì chẳng phải cả nhà thái tử đều mất sau vụ huyết án cung Bạch Hổ môn rồi sao?

Lý Nghiêm đáp:
- Tất cả chỉ là trộm long tráo phụng mà thôi, một vở kịch đủ để che mắt tất cả mọi người.
- Nhưng điều bất ngờ hơn, người làm việc ấy lại chính là Lý Nghiêm ta.

Một câu nói ra mà lòng người chấn động, ba người từng trải bao phong sương nghe đến mà giật mình kinh hãi, chỉ có Lý Nghiêm dường như đoán được suy nghĩ của họ mà không lấy làm ngạc nhiên. Sau đó Lý Nghiêm nói tiếp:
- Năm đó toàn gia của Thái Tử đều bị trảm huyết tại cửa đông, người áp giải tù nhân lần đó chính là Lý Nghiêm ta.
- Tuy thái tử đối với ta không tốt nhưng cũng có ơn tri ngộ, ta tuyệt đối không thể để cả nhà người tuyệt tự được.
- Hôm đó ta đã chọn một đứa trẻ mồ côi có hình dáng giống với hoàng tử út của thái tử, sau đó dùng một số thủ đoạn tráo đổi hai người lại với nhau.
- Kết quả là kẻ thừa hưởng dòng máu chính thống của hoàng thất vẫn còn lưu lại trên đời.

Sở Thủy tuy là thân cận nhưng đối với chuyện này không hề hay biết gì cả, với lại tin tức này đúng là động trời, nếu người đó thực sự tồn tại thì những thế lực vốn bất mãng với hoàng thất, cùng một số gia tộc cựu thần có quan hệ với đông cung ngày trước tất sẽ nổi dậy.

Chuyện này nếu không giải quyết tốt có thể khiến cho Tây Lỗ đế quốc hoàn toàn có thể rơi vào cảnh giằng xé tranh giành lắm. Nghĩ vậy Sở Thủy lên tiếng:
- Nếu người đó thật sự tồn tại thì thưa chủ nhân người đó giờ đang ở đâu vậy?
Lý Nghiêm nói:
- Còn nhớ năm đó Lý Nghiêm ta có nhận một người con nuôi, người ấy trạc tuổi với tiểu hoàng tử lúc bấy giờ.
- Tên của hoàng tử là Đoạn Ngân, người ấy cũng có một chữ Ngân trong tên.

Nghe Lý Nghiêm nói vậy, cả ba người Sở Thủy, A Báo, Ngụy Giao cuối cùng cũng hiểu ra họ lắp bắp nói:
- Chẳng lẽ là Cung Ngân tướng quân.

Lý Nghiêm khẽ gật đầu, sau đó ông ta thấp giọng nói:
- Đứa trẻ này lúc nhỏ đã thông minh hơn người, toàn bộ kiến thức mà ta có đều đã truyền thụ hết cho nó, thậm chí giờ đây so với nó ta còn cảm thấy hổ thẹn.
- Ta biết trong lòng nó có lòng thù hận sâu hơn bể, nên mấy năm nay ta âm thầm sắp đặt người kìm kẹp nó lại. Chỉ là những người đó không đột ngột chết thì cũng chết trận một cách kỳ lạ, toàn bộ bố cục ta sắp đặt đều bị nó phá hết cả.
- Hơn nữa mấy năm nay uy danh trong quân nó đã lên đến đỉnh cao không gì ngăn được, thủ hạ bên dưới đều là kỳ tài. Xem ra lão già này đã không còn đủ sức ngăn cản bước tiến của nó nữa rồi.

Sở Thủy nghe vậy thì nói:
- Chẳng lẽ người nghi ngờ rằng Cung Ngân tướng quân thật sự muốn làm phản sao?

Lý Nghiêm thở dài mà nói:
- Chuyện giọt máu cuối cùng của thái tử tồn tại chỉ có hai người biết, ngươi nghĩ xem ai đã cố tình làm lộ chuyện này ra ngoài.
- Hơn nữa sau trận đánh này ta chợt nhận thấy một điều, quân ta chiến bại không hẳn do ta không rõ mưu sách cũng như háo thắng, mà dường như Cung Ngân cũng góp phần đẩy quân ta vào hiểm cảnh.
- Sau trận chiến quân của ta bị diệt quá nữa trong khi đội binh của Cung Ngân không một chút sức mẻ các ngươi không lấy làm lạ sao?

Ba tướng không phải dạng hữu dũng vô mưu, chỉ cần nghe đến đó họ đã hiểu được vấn đề, nhưng vì sao Cung Ngân làm vậy động cơ vẫn chưa rõ ràng nên Ngụy Giao liền hỏi:
- Rốt cục vì sao hắn lại làm vậy, chẳng phải quân ta thắng trận thì càng làm chiến công hắn thêm hiển hách sao?
- Không phải càng dễ dàng lợi dụng để đoạt được ngôi báu hay sao?
- Chủ nhân quả thật tiểu nhân vẫn chưa hiểu.

Lý Nghiêm dùng ngón trỏ chỉ tay về bên trái sau đó nói:
- Chỉ cầu loạn không cầu an, càng loạn càng tốt, kẻ này giỏi nhất chính là trục lợi.
- Nghĩa tử của ta, danh tự thiên hạ đệ nhất thật không thoát khỏi tay rồi.
- Phải chứ?

Lời nói của Lý Nghiêm đầy ngụ ý, chúng tướng nhìn theo hướng ấy chỉ thấy một cách đó không xa, phía trước điện rồng, ba người thần thái thoải mãi khẽ cười, không ai xa lạ đó chính là Cung Ngân, Phí Chữ, Nhan Dật Tiên.

Cung Ngân thấy Lý Nghiêm chỉ tay về phía mình thì chắp tay cúi đầu mà đáp, trong lòng Cung Ngân thầm cảm tạ:
- Nghĩa phụ cảm ơn người bao năm chỉ bảo, cuối cùng Ngân này cũng có thể trả thù được rồi.
- Chim khôn đã đủ lông cánh xông thẳng lên trời, Ngân này tuyệt đối sẽ không làm uổng công khó nhọc dạy dỗ của người. Lần này không dành lại ngai báu tuyệt đối không dừng tay.

Sau đó Cung Ngân quay người lui gót, Lý Nghiêm nhìn thấy mà đau lòng, sau đó ông hét lên một tiếng, máu tươi từ miệng trào ra thành vòi:
- Cục diện ngày nay là do ta mà ra, ta chính là tội đồ của Tây Lỗ.
- A!
- Hoàng thượng thần có lỗi với người.

Dứt lời Lý Nghiêm đã ngã xuống. sau hôm đó, Lý Nghiêm bệnh nặng cáo lão về quê, từ đó không còn a ở Tây Lỗ nghe về Lý Nghiêm nữa, một đại tướng uy dũng thiện chiến vào loại bậc nhất Tây Lỗ chính thức rút lui.

Nhưng không vì thế danh hiệu tứ thiên vương Tây Lỗ thiếu mất một người, Cung Ngân sau khi nghĩa phụ lui gót thì đảm nhiệm chức vụ ấy, một mặt thu thập cựu thuộc hạ của cha, một mặt mở rộng thế lực. Trong vòng mấy năm với tài trí của mình Cung Ngân đã có trong tay một quyền lực ngang ngửa với hoàng đế và cũng là người khơi mào cho cuộc đảo chính vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Lỗ. Nhưng những chuyện đó cũng là vài năm sau, còn hiện tại cơn dư chấn ngấm ngầm ấy cũng đủ đã tạo nên một cục diện hoàn toàn mới trên toàn thể đại lục Hy Nhĩ Mạc.

Mà tâm điểm chính là đám tiểu tân tinh của đại lục, làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa hùng tâm của mảnh đất già cỗi. Trong đó đáng chú ý nhất chính là mảnh đất Bắc Nhung lạnh giá, với những cái tên phải khiến cho tất cả mọi người trong đại lục phải chú ý ngước nhìn. Cao Kỳ Viễn và Trác Bất Phàm của Sở quốc, Long Cơ và Vương Xương Huy của Việt quốc, Tặc Phiên và Điệt Kha của Liêu Tây, Bột Hải của Ngô quốc,….

Những kẻ trẻ tuổi này không ngừng tranh đấu để khẳng định mình và những trận chiến dài bất tận đã khiến cho tên tuổi họ nổi danh.
Bình Luận (0)
Comment