Chàng Mù Hóa Ra Em Thật Yêu Anh

Chương 9

Lễ Noel sắp đến, phòng thu làm một chương trình phát lại những tác phẩm nổi bật của năm. Tang Vô Yên trong ban biên tập, vô ý nghe lại chương trình Nhiếp Hi phỏng vấn Nhất Kim mấy tháng trước.

Cô lấy danh nghĩa làm việc, mang tai nghe của mình nghe lại lần nữa.

“Không có, chỉ là vài nét đơn giản.”

Tang Vô Yên nghe câu này, lại âm thầm cười ngây ngô một chút.

Xong việc ở phòng thu, bước trên đường, nhìn thấy một cặp tình nhân đang chuẩn bị quà Noel, Tang Vô Yên đột nhiên nghĩ đến Ngụy Hạo và Hứa Thiến. Kỳ thật sâu tận trong lòng cô không giống vẻ mặt bất cần bên ngoài.

Bởi vì vừa xong luận văn tốt nghiệp, Tang Vô Yên liền đến trường khuyết tật thực tập. Cô ở trong trường, vì công việc chưa quen thuộc, nên thực tập cùng một thầy giáo họ Lí.

Đôi khi, thầy giáo Lí họp, hoặc là phải dạy hai tiết học liên tục, cô liền ngồi một mình trong phòng ôn tập tiếng Anh.

Vào một ngày mưa, cô tình cờ gặp được Tô Niệm Khâm.

Mùa đông ở thành phố A ít khi có tuyết rơi, nhưng lại thường có mưa, có khi ba bốn ngày cũng không thấy nắng. Tâm tình của cô và thời tiết dường như có sự tương thông vậy, cho nên luôn luôn mệt mỏi. Ngay lúc cô đang ngẩn người nhìn cửa sổ, xa xa thấy Tô Niệm Khâm cùng một cô gái dùng chung một cây dù bước tới.

Mưa vẫn rơi. Một tay anh miễn cưỡng giữ dù, một tay nắm chặt gậy. Mà cô gái bên cạnh, nhẹ nhàng khoác lên cánh tay anh đang cầm dù. Cô dẫn đường giúp anh, chậm rãi xuyên qua sân thể dục theo đường mòn đi tới dãy phòng học.

Văn phòng ngoại trừ cô, còn có hai giáo viên đang sửa bài tập. Tang Vô Yên nhìn bọn họ một cái, vẻ mặt tức giận, đẩy cửa sổ ra, vươn cổ nhìn, liền thấy rõ ràng hành động của hai người họ dưới mưa. Động tác của hai người rất thân mật, nhưng lại không dư thừa. Vừa lúc đi đến dưới lầu, nên cái gì Tang Vô Yên cũng không thấy được. Đợi một lát, cô gái kia cầm dù bước đi, bỏ lại một mình anh.

Biết anh sắp lên tới đây, Tang Vô Yên lập tức đóng cửa sổ, đi đến bàn làm việc của thầy giáo Lí ngồi xuống, còn cầm một cuốn SGK, làm bộ đang xem. Thầy giáo Ngô là thầy dạy nhạc, ngẩng đầu nhìn Tang Vô Yên một cái, ánh mắt rơi xuống sách trong tay cô, vẻ mặt kỳ quái đứng dậy.

Tang Vô Yên thấy vậy mới phát hiện mình cầm ngược sách. Vì thế, hướng thầy giáo Ngô cười ngây ngốc, vội vàng sửa lại.

Sau đó, cô thỉnh thoảng hướng mắt ra cửa, một lúc lại hướng mắt vào cuốn sách trên tay.

Anh đi rất chậm, một lúc lâu mới lên tới nơi, hơn nữa đi rất nhẹ nhàng. Đợi anh đi đến cửa văn phòng. Hai thầy giáo chào hỏi anh: “Thầy giáo Tô đến rồi àh. Mưa lớn không?”

Tô Niệm Khâm gật gật đầu, chống gậy đi đến bàn mình. Anh buông gậy, còn cây dù đang cầm bên lại khiến anh khó xử.

Dù vẫn còn hơi ướt, nếu cứ để như vậy, chắc sẽ làm dơ sàn. Nếu mở ra như vậy thì đến tan học rất nhiều người, sẽ gây cản trở người khác. Anh đối với văn phòng này cũng không phải quen thuộc lắm, nhất thời không biết nên để chỗ nào. Mà anh càng không muốn nhờ người khác giúp đỡ. (sĩ diện quá đi)

Hai thầy giáo kia không hề phát hiện ra khó xử của anh, nhưng Tang Vô Yên lại chú ý tới.

Tang Vô Yên đi qua: “Thầy giáo Tô, tôi giúp thầy để qua thùng bên kia.”

Anh vốn không biết trong văn phòng còn có một người nữa, huống chi người này lại là người lần trước bị anh mắng qua, Tang Vô Yên.

Tang Vô Yên cầm lấy dù trong tay anh, không nghĩ tới anh lại không muốn buông tay. Cô ngỏ lời trước mặt nhiều người như vậy, vì thế bỏ không được, càng không thể cướp.

Hai người giằng co ba giây, tiếng chuông tan học chợt vang lên.

Nhìn mặt anh lạnh như băng, Tang Vô Yên liền cảm thấy mình thật sự là bắt chó đi cày xen vào việc của người khác. Chắc là hai vị thầy giáo biết rõ tính cách của anh, nên đã không quấy rối.

Chuông tan học vang lên trong nháy mắt, trên hành lang truyền đến những âm thanh trẻ nhỏ vui đùa. Mắt thấy dòng người sắp chạy đến bên này. Tang Vô Yên âm thầm suy nghĩ trong lòng: đếm đến ba, nếu anh vẫn là như vậy, mình sẽ quay đầu bước đi.

Cô vừa đếm đến hai, Tô Niệm Khâm đột nhiên buông dù ra, thản nhiên nói: “Làm phiền.”

Hai chữ “ làm phiền” làm cho Tang Vô Yên kinh ngạc đến há miệng thở dốc, lát sau mới trả lời lại: “Không có gì.”

Cô trở lại chỗ ngồi liền nhớ lại hành động của anh. Có lẽ người này không chỉ có tính cách nóng nảy mà bề ngoài còn rất lạnh lùng. Nếu người khác nhìn thấy anh cùng một cô gái tranh này nọ, quả thật rất mất mặt.

Thầy giáo Lí vừa hết tiết đi vào văn phòng, Tang Vô Yên vội vàng đứng dậy chào. Cũng không nghĩ rằng, thầy giáo Lí nói với Tô Niệm Khâm: “Thầy giáo Tô, ngại quá, tiết sau là môn chữ nổi của thầy, tôi muốn mượn mấy phút. Trường học vừa ra thông báo, muốn lập tức báo cho học sinh biết lịch nghỉ tết nguyên đán, có được không?”

Thầy giáo Lí ở trong trường nổi tiếng là tốt bụng. Tuy rằng Tô Niệm Khâm gặp nhiều khó khăn, dầm mưa đến trường vì một tiết học này, cũng không do dự, gật đầu nói: “Không thành vấn đề.”

Thầy giáo Lí được câu trả lời ưng ý, liền cầm lấy cặp đi ra cửa, đi được một nửa lại quay trở lại chỗ Tang Vô Yên nói: “Tiểu Tang, em có việc gì không? Nếu em có việc khác thì đi trước đi.”

“Dạ.” Tang Vô Yên nói.

Nhưng cô một chút cũng không muốn rời đi. Ở trường cũng không có tiết. Bởi vì đi thực tập, bên phòng thu cũng đã xin phép. Nếu bây giờ trở về, cũng chỉ là ngồi ở nhà canh cửa, cực kỳ chán, còn không bằng ở trường vui hơn.

Sau khi chuông vào tiết vang lên, Tang Vô Yên trở lại chỗ ngồi.

Bàn công tác củaTô Niệm Khâm và thầy giáo Lí đặt đối diện nhau. Cho nên, hai người hiện tại vừa vặn cũng mặt đối mặt.

Tang Vô Yên lại bắt đầu nằm bò trên bàn, ngẩn người. Mà Tô Niệm Khâm từ trong ngăn kéo lấy ra một cuốn sách chữ nổi, mở sách ra, bắt đầu đọc. Hai tay của anh đặt trên sách, nhịp nhàng di chuyển hai tay.

Đây là tiết thứ tư, hai giáo viên kia đã vào lớp, mấy giáo viên không có tiết cũng về hết. Văn phòng chỉ còn lại có hai người bọn họ. Tô Niệm Khâm không đi là vì vừa rồi thầy giáo Lí nói muốn mượn tiết một chút, cũng không có nói lấy nguyên tiết, cho nên vạn nhất thông báo xong, anh lại phải lên lớp dạy tiếp.

Bên ngoài mưa càng ngày càng lớn, nước mưa tạt vào cửa sổ tạo ra âm thanh tí tách.

Tang Vô Yên rảnh đến không biết làm gì nên lấy những cuốn sách bàn bên cạnh của thầy giáo Ngô mà đọc. Thầy giáo Ngô là giáo viên dạy ngữ văn, chỉ toàn sách tham khảo ngữ văn. Chỗ có nếp gấp là điển tích “Ô Y hạng” (Ngõ Ô Y) của Lưu Vũ, từ nhỏ Tang Vô Yên đã rất hứng thú với thơ. Trước kia, nhà Ngụy Hạo có một đĩa CD ngâm ba trăm bài thơ nhà Đường, kết quả cô mượn về nhà nghe. Ngụy Hạo cũng không lấy lại.

Bài “Ô Y hạng”* cô cũng nghe qua, nhưng không nhớ rõ, vì thế bất tri bất giác ngâm ra:

Chu Tước kiều biên dã thảo hoa,

Ô Y hạng khẩu tịch dương tà.

Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,

Phi nhập tầm thường bách tính gia.

Bởi vì cô học ngành tâm lý học trường khoa học tự nhiên, nên đã rất nhiều năm không tiếp xúc qua loại thơ cổ này. Bỗng nhiên nhớ tới chuyện này, khó tránh khỏi có chút cảm thán, vì thế cô đọc lại lần nữa.

Âm thanh cô đọc thơ rất nhỏ, giống như là lầm bầm lầu bầu. Nếu đứng cách vài bước căn bản không nghe thấy. Nhưng mà người ngồi đối diện Tô Niệm Khâm lại nghe rõ ràng. Khi cô đọc đến “Ô y hạng khẩu tịch dương tà” Tô Niệm Khâm rốt cục không thể nhịn được nữa nói: “Đây đọc là hà.”

“A? Cái gì?” Tang Vô Yên ngơ ngác.

“Ô y hạng khẩu tịch dương hà.”

“Rõ ràng chính là mặt trời chiều tà.” Tang Vô Yên nhíu mày, chuẩn bị đem sách đưa tới trước mặt anh, cho anh tận mắt nhìn, sách rõ ràng viết chính là viết nghiêng chữ “Tà”, nhưng động tác đến giữa không trung lại lặng lẽ thu hồi.

“Tôi biết là tà, nhưng ở trong câu thơ này hẳn là đọc thành thanh thứ ba.” Tô Niệm Khâm thản nhiên nói.

Anh thường có thái độ nhiều một chuyện không bằng ít một chuyện, sửa đọc của Tang Vô Yên như vậy, có thể thấy được anh rất bực mình khi nghe cô lặp đi lặp lại lỗi sai đó.

“Ách?” Tang Vô Yên hơi lung túng, “Thật không?”

Học nghệ không tinh, mất mặt gia đình. Cô cắn cắn môi, quyết định hòa nhau một ván.

“Lúc tôi học năm hai có đi qua nơi được gọi là ngõ Ô Y.” Cô vừa nói vừa xem xét Tô Niệm Khâm, phát hiện động tác anh đọc chữ nổi so với vừa rồi chậm rất nhiều, có lẽ là đang nghe cô nói chuyện. Vì thế, cô cố gắng nhớ lại những chuyện liên quan tới ô y hạng.

“Nghe hướng dẫn du lịch nói tôi mới biết được nguyên lai Vương Hi và Vương Hiến chính là Vương Tạ trong ngõ Ô Y. Hơn nữa Vương Hiến kia phong lưu muốn chết, còn làm cái thuyền gì gì đó trong điển tích thành thật.”

Tô Niệm Khâm bổ sung: “Kêu Đào Diệp Độ.”

Hình như hôm nay tâm tình anh đặc biệt tốt, hay là đối Tang Vô Yên nói chuyện cảm thấy hứng thú, Tô Niệm Khâm cư nhiên phá lệ nói chuyện với cô một cách bình thường.

Tang Vô Yên cười ha ha.

Mà tay Tô Niệm Khâm đang đọc chữ nổi dừng lại, ngẩng đầu, ánh mắt dừng ở nơi khác, không biết nghĩ cái gì, có chút thất thần. Một lát sau, anh mới đặt sự chú ý lại vào cuốn sách.

Không khí lại trầm mặc như trước, giống như cuộc đối thoại vừa rồi không hề xảy ra. Sắp đến mười hai giờ, vì tránh đi xe trong giờ cao điểm, Tang Vô Yên quyết định dọn dẹp một số thứ, đi xuống lầu, nhìn lên trời, suy nghĩ một chút lại trở về văn phòng ở lầu hai.

Cô đi đến thùng nhỏ kế bên cửa, cầm lấy dù của Tô Niệm Khâm, đặt vào tay anh: “Dù của anh, nhớ đem theo, trời vẫn còn mưa.”

Nếu cô không đưa cho anh thì chắc là anh cũng không tìm ra được.

*Bây giờ xin trở lại xuất xứ của điển “Ô y hạng”. Đó là nhan đề một bài thơ hoài cổ rất nổi tiếng của Lưu Vũ Tích (772-842) đời Đường, nguyên văn như sau :

Chu Tước kiều biên dã thảo hoa

Ô y hạng khẩu tịch dương tà

Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến

Phi nhập tầm thường bách tính gia.

Tản Đà dịch :

Bên cầu Chu Tước cỏ hoa.

Ô y đầu ngõ, bóng tà tịch dương.

Én xưa nhà Tạ, nhà Vương

Lạc loài đến chốn tầm thường dân gia.

“Ô y hạng” nghĩa là ngõ áo đen, ở huyện Giang Ninh (Nam Kinh ngày nay). Thời nhà Tấn trung hưng, họ Vương (Vương Đạo), họ Tạ (Tạ An) là hai nhà quí hiển ở đấy, con em họ đều mặc áo đen nên người ta gọi con đường có nhà hai họ ấy ở là “Ô y hạng” (chữ“Ô” ở đây chỉ có nghĩa là màu đen). Bài thơ này không hề nói gì đến con quạ cả mà chỉ nói đến con chim én (yến), ý rằng ngày trước ở lâu đài họ Vương, họ Tạ, chim én đến làm tổ rất nhiều mà bây giờ thì bay vào nhà dân dã tầm thường ẩn trú; cảnh quí hiển của Vương, Tạ đâu còn nữa, lâu đài xưa cũng đổ nát điêu tàn. Tuy nhiên chủ đích của tác giả không phải vịnh chim én (yến) mà chỉ mượn chim én để nói lên nỗi niềm hoài cổ.
Bình Luận (0)
Comment