Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chương 14

Nhã Tố, nữ, 19 tuổi, sinh viên

Tôi là một sinh viên trung cấp, năm tới là tốt nghiệp. Trường tôi học ở cách xa nhà, vì thế tôi phải ở trong kí túc xá của trường. Mỗi lần quay trở lại trường sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, bạn bè ở trong phòng tôi lại thi nhau trầm trồ trước những bộ quần áo, váy vóc mới mà mẹ mua cho tôi. Thật ra những bộ quần áo này đều do mẹ đi mua vải về rồi tự may vá cho tôi. Như vậy rẻ hơn nhiều so với việc mua sẵn ở ngoài,lại rất độc đáo và không hề lỗi mốt. Bố tôi cũng thường xuyên lái xe đến trường, mang đồ cho tôi. Các bạn cùng lớp tỏ ra rất ngưỡng mộ vì tôi có gia đình ấm áp như vậy!

Thực ra, các bạn ấy nào có biết được, tôi đã từng là một đứa con gái vô cùng bất hạnh! Người bố hiện tại không phải là bố đẻ của tôi. Bố để của tôi vốn là một thầy giáo tài hoa. Nhưng bây giờ,hình dánh của bố như thế nào tôi cũng không còn nhớ nữa, bởi năm tôi chưa đầy hai tuổi, bổ tôi mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Bây giờ,tất cả những gì tôi còn nhớ về bố đẻ của mình là hình ảnh một bệnh nhân nằm bệt trên giường, bao quanh là một vài người nữa, có người cố gắng bế tôi đến bên cạnh giường để bố có thể nhìn thấy tôi lần cuối…. Ký ức này hiện lên rõ rệt trên đầu tôi, chưa từng phai nhòa. Mỗi lần nhớ lại tôi đều cảm giác trái tim mình như thắt lại.

Sau khi bố qua đời, mẹ phải một mình nuôi hai anh em tôi,gia cảnh ngày càng khó khăn. Mẹ tôi là một nông dân, trình độ hạn chế do không được đi học nhiều. Mẹ đến thành phố này là do ngày trước được gả cho bố tôi. Mẹ tôi làm thuê trong ngôi trường mà bố tôi từng dạy với đồng lương cực kỳ ít ỏi, lại thêm việc ông nội tôi từ quê ra sống chung với gia đình nên cả nhà bấy nhiêu miệng ăn đều dựa cả vào đồng lương còm cõi của mẹ. May thay có sự giúp đỡ của một vài đồng nghiệp của bố. Lúc đó, ông nội tôi còn thường xuyên ốm đau. Mẹ phải đưa ông vào bệnh viện trực thuộc trường đại học mà bố làm việc(bệnh viện còn miễn cho chúng tôi chi phí chữa trị). Cứ mỗi lần ông phải nằm viện là ông ở lại điều trị rất lâu. Tôi còn nhớ, hai anh em tôi lúc đó (Anh tôi hơn tôi một tuổi) thường cùng mẹ vào bệnh viện thăm ông. Ông nội rất yếu, tính hơi nóng nảy. Ông rất quý anh trai tôi nhưng lại không ưa tôi lắm. Không hiểu vì lý do gì mà ông với mẹ thường bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, mẹ tôi vẫn luôn kính trọng và hiếu thảo với ông.

Năm tôi lên ba, họ hàng ở dưới quê lên thăm ông. Mẹ nói phải cho tôi về ở với bà nội một thời gian, đợi ông khỏe lại thì sẽ đón tôi lên. Lúc đó có vẻ như ông nội tôi đã yếu lắm rồi. Hằng ngày mẹ phải chăm nom ông, lại còn phải chăm sóc cho anh tôi nên rất mệt. Về sau tôi mới biết, hóa ra mẹ định gửi cả hai anh em tôi về nhà bà nội, nhưng ông tôi dứt khoát không chịu để anh tôi đi.Tôi còn nhớ, mình được đặt vào trong một cái quang gánh của người họ hành nọ. Chúng tôi lên ô tô, rồi qua sông, sau đó bắt tàu hỏa về quê. Chẳng mấy chốc đã về đến nhà bà nội. Với tôi, có thể nói đây là ký ức hết sức xót xa.

Ông bà nội tôi vốn đã ly hôn từ rất lâu rồi. Chính vì thế khi bố tôi qua đời, bà nội cũng không có mặt. Mẹ tôi giao tôi cho bà nội,thực tình là vì không còn cách nào khác cả. Bà nội tôi không phải là người chỉn chu, lại có tính hay la cà nên tôi thường xuyên bị bỏ đói. Tôi không hiểu bà nội có thích tôi hay không nữa, nhưng may mà bà chưa bao giờ đánh mắng tôi cả. Trong những ngày sống ở quê, tôi vô cùng nhớ mẹ và anh trai, thậm chí còn nhớ cả ông nội nữa. Nhưng ở đây cũng không hẳn là quá tồi,bởi những người họ hành trong gia đình đối xử với tôi rất tốt, thường quan tâm và đùm bọc tôi.

Tôi ở quê được khoảng nửa năm thì ông nội tôi qua đời. Mẹ tôi nhờ người đón tôi về thành phố. Mẹ nói, lúc đó nhìn tôi gầy gò, mặt mũi đen đúa , trông rất tội nghiệp ! Đương nhiên là mẹ rất thương tôi ! Nhưng cũng giống như ông nooik, mẹ tôi yêu thương anh trai tôi hơn. Kể từ khi biết điều này, trong lòng tôi rất buồn bã. Lúc nào tôi cũng cảm thấy sợ hãi, sợ sẽ bị người thân bỏ rơi lần nữa.

Mẹ tôi là một phụ nữ rất yếu đuối. Hai anh em tôi thường xuyên nhìn thấy mẹ khóc.Những ngày tháng này dần kết thúc khi có sự xuất hiện của bố dượng tôi. Năm tôi học lớp năm, bố dượng đến ở nhà tôi. Bố dượng tôi là một lái xe, mặt mũi khô ngô tuấn tú, lại rất tài giòi. Mọi đồ đạc hỏng hóc trong nhà, chỉ cần qua tay bố dượng là xong hết. Mẹ tôi bắt đầu vui vẻ trở lại. Nhưng hai anh em tôi luôn có thái độ chống đối, luôn mang bố dượng ra so sánh với bố đẻ của mình, cho rẳng bố dượng không bằng bố đẻ, vì bố đẻ của chúng tôi là một giảng viên đại học, trong khi bố dượng là một công nhân bình thường.

Công bằng mà nói thì bố dượng tôi là một người có trái tim rất nhân hậu. Ông có hai con với người vợ trước, tình cảm mà ông dành cho chúng tôi không thua kém gì con đẻ của ông. Anh trai tôi do được nuông chiều từ nhỏ nên trông có vẻ như một công tử con nhà giàu, người gầy gò, nước da trắng, nói năng chậm rãi, nhẹ nhàng, hay khóc, tuy nhiên học hành lại rất giỏi giang. Tôi thì ngược lại hoàn toàn với anh mình. Tôi cao lớn, đen đúa, tính tình cục cằn, cẩu thả, kiểm tra lúc nòa cũng để mất điểm ở những câu không đáng mất. Dượng có vẻ quý tôi hơn. Ông thường mắng anh tôi không đáng mặt nam nhi, dạy bảo anh như con ruột của mình. Anh tôi không nói gì, cũng không để bụng những điều ông mắng. Ông không đồng ý với cách nuông chiều con trai của mẹ tôi. Ngay cả khi có chúng tôi ở đó, ông cũng thẳng thắn nói với mẹ rằng : “Con gái thì ngoan ngoãn, nhưng con trai lại quá ích kỷ. Tôi nghĩ sau này chúng ta chỉ có thể dựa vào con gái mà thôi!”.Tôi rất cảm động trước những lời này của ông !

Sau khi vào trung cấp, tôi bắt đầu có chút tiền tiêu vặt. Lúc đó có một người cùng quê với bà nội tôi thì vào trường nôi tôi đang theo học. Qua người đó tôi biết rằng, bà nội tôi bây giờ già yếu lắm rồi, con cái lại không ai chịu nuôi dưỡng bà(sai khi ly hôn với ông nội tôi,bà nội tôi tái giá và sinh con với người chồng mới),lại còn đuổi bà ra ở trong túp lều rách nát,cuộc sống vô cùng khốn khổ ! Nghe thấy vậy, tôi cảm thấy trong lòng rất đau buồn. Những chuyện ngày xưa khi tôi sống cùng bà nội bỗng chốc ùa về. Tôi nghĩ, mặc dù bà nội chỉ nuôi dưỡng tôi có nửa năm, mặc dù tôi không phải quá thân thiết với bà, nhưng xét cho cùng thì bà cũng đã từng có ơn với tôi.Vì thế tôi quyết định sẽ nuôi bà. Thế là mỗi tháng, tôi lại tiết kiệm được tám mươi đồng từ tiền tiêu vặt để gửi về cho bà nội. Tôi giấu nhẹm gia đình, không nói cho bất cứ ai biết chuyện này. Đáng tiếc là, tôi mới gửi được tiền nuôi bà có bốn tháng thì hay tin bà nội tôi qua đời. Tôi khóc, nước mắt nhạt nhòa.Không hiểu tôi khóc vì thương bà hay khóc thương cho khoảng thời gian sống bên bà khi còn nhỏ?

Bố mẹ tôi sau này biết được chuyện này, không những không đánh mắng tôi mà còn cảm thấy xấu hổ vì đã để tôi phải gánh lấy trách nhiệm của họ. Bố dượng tôi ngân ngấn nước mắt nói với mẹ : “Con gái của chúng ta đúng là có tấm lòng nhân hậu!”. thực ra trong lòng tôi vô cùng biết ơn dượng, bởi nếu không có ông thì gia đình tôi làm gì có cuộc sống sung sướng như ngày hôm nay. Thế nhưng, tôi cũng không thể không nghĩ, nếu như bố đẻ tôi còn sống, thì có lẽ cuộc sống của chúng tôi sẽ còn tốt hơn nhiều. Vì suy nghĩ này mà tôi không sao coi dượng như bố đẻ của mình được. Hơn nữa, có lúc, tính tình của dượng hơi cục cằn, làm cho hai anh em tôi cảm thấy rất khó chịu. Nhưng nhìn thấy dượng đang ngày một già yếu đi, tôi chợt nghĩ : “Nếu như chẳng may một ngày nào đó dượng qua đời, có khi nào tôi sẽ hối hận vì đã không đối xử với ông tốt hơn khi ông còn sống?”.

Chat room

Có lẽ bởi từng phải trải qua đau khổ, lạnh nhạt nên Nhã Tố mới khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác. Đây là một điều rất đang quý ! Biết ơn và đền đáp công ơn của người khác đối với mình là một hành động tốt đẹp và đáng trân trọng. Tôi đề cao những hành động của bạn đối với bà nội của mình. Nếu nói, chuyện của bà nội để lại trong lòng của Nhã Tố một sự hối tiếc, vậy thì đối với dượng của mình – một “ân nhân” khác của bạn, có đáng bị bạn coi nhẹ như vậy không? Chúng ta thường nghĩ,ngày mai qua đi thì sẽ lại có một ngày mai khác. Đối với người lớn, chúng ta thường quyên đi rằng họ đang dần dần tiến gần đến với sự già nua và cái chết. Chính sự “coi nhẹ” này đã tạo thành một “điểm mù” trong cuộc sống của chúng ta. Mãi cho đến những thời khắc cuối cùng, chúng ta mới phát hiện ra rằng những “điểm mù” này đã tồn tại cô đơn quá lâu rồi. Mặc dù Nhã Tố không thể coi bố dượng là bố đẻ của mình(điều này tôi có thể hiểu được), nhưng bạn hoàn toàn có thể đối xử với dượng như với bố đẻ của mình. Tôi hy vọng Nhã Tố sẽ không giấu giếm tình cảm với bố dượng ở trong lòng nữa, bạn hãy quan tâm và báo hiếu với bố dượng và cả mẹ bạn hơn nữa để sau này không phải hối hận nhé.
Bình Luận (0)
Comment