*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Đại học Giang Minh (Giang Đại là cách gọi tắt của ĐH Giang Minh nhé mọi người, mình chưa rành nên trước cứ gọi là ĐH Giang Đại:p) tôi quen thuộc nhất nhưng gặp nhiều chuyện này cũng không còn tâm tư để tìm nơi có đồ ăn ngon, tôi liền đưa Tô Mộc cùng Đường Dũng tới nhà ăn trong trường ăn cơm. Tô Đoàn sau khi biết trong trường học có thể có hồn tích liền cũng không ăn cơm, vội vã cầm điện thoại chạy đi, xem bộ dáng là đi thông báo cho Tô Thịnh.
Trong quá trình ăn cơm, lúc này Tô Mộc mới đem lai lịch hồn tích giải thích cho tôi.
Người chết thành quỷ, quỷ chết thành tích. Quỷ sợ tích cũng giống như người sợ quỷ vậy.
Đây là một câu nói mà Bồ Tùng Linh viết trong Liêu Trai Chí Dị, mặc dù ngắn gọn nhưng có thể miêu tả được mối liên hệ giữa người, quỷ và tích.
Tôi thầm giật mình, không nghĩ tới quỷ cũng có thể chết. Tôi vẫn cho là sau khi quỷ chết thì hồn sẽ bị biến mất, cái gì cũng không chừa lại, không nghĩ tới sau đó còn có một hồn tích. Dựa theo giải thích của Tô Mộc, hồn tích rất ít xuất hiện, dường như có thể coi là truyền thuyết. Từ khi bắt đầu có ghi chép từ thời Thương, số lần hồn tích xuất hiện dùng mười ngón tay cũng có thể đếm hết, hồn tích nổi tiếng nhất mà tất cả ai cũng biết chính là Chung Quỳ.
Nghe nhắc tới Chung Quỳ khiến tôi cả kinh. Ngày nay có ai không biết tới thần Chung Quỳ, đó là vị thần diệt yêu trừ quỷ, chỉ cần thần bắt được quỷ thì sẽ hoàn toàn thôn tảo giống như nhai đi nhai lại rồi nuốt, khiến cho tất cả quỷ vật nghe tiếng đã khiếp đảm, nghe nói ngay cả Diêm Vương trông coi âm phủ thấy thần cũng phải chính lui chín mươi dặm.
Tôi vẫn cho rằng đó là vị thần đặc biệt chuyên bắt quỷ, ngay cả truyền thuyết trong dân gian cũng cho rằng Chung Quỳ là nhân vật đại diện cho việc bắt quỷ trừ tà, nhiều gia đình có trẻ em quấy khóc ban đêm cũng sẽ dùng đá đen điêu khắc thành hình dáng Chung Quỳ để mang theo, như vậy buổi tối sẽ không quấy khóc. Không nghĩ tới ông ta lại chỉ là hồn tích.
Tôi có chút không hiểu liền hỏi Tô Mộc, nếu Chung Quỳ không phải là thần mà là hồn tích thì tại sao trong truyền thuyết dân gian lại coi ông ta như là thần vậy, tôi nhớ Giang Minh có phong lục vào ngày lễ tết cũng sẽ đem tranh Chung Quỳ treo lên cửa để chấn nhiếp tám hướng.