Chu Du Cùng Hệ Thống (Dịch Full)

Chương 122 - Chương 122 - Tháp Lưu Ly

Chu Du Cùng Hệ Thống Chương 122 - Tháp lưu ly

Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 122: Tháp lưu ly

Những câu chuyện nhàn thoại mặc dù vui thì vui thật đấy nhưng cũng không thể để nó lấn át và kéo dài quá lâu, người hướng dẫn khéo léo chuyển về chính sự: “Tiếp theo đây xin mời mọi người dời bước di chuyển sang khu vực bên này để chiêm ngưỡng bình sứ men xanh cũng có niên đại từ thời Hồng Vũ, là bảo vật của Hoàng đế Chu Nguyên Chương để lại. Nó là một kiệt tác vô cùng quý hiếm, hội tụ đầy đủ những gì tinh tuý nhất trong nghệ thuật gốm sứ thời Minh đồng thời cũng có những nét chấm phá rất đặc sắc và riêng biệt.”

Đúng là phải nghe phân tích thì mới cảm được cái hay và cái đẹp. Hôm nay tới đây, Đường Tư Kỳ tự thấy thu hoạch được rất nhiều. Thông qua những câu chuyện, cả chính sử lẫn dã sử, Đường Tư Kỳ đã phần nào có được một vài ấn tượng ban đầu về Hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Xuất thân bần nông nghèo khó, phải đi xin ăn, nhưng biết tri ân báo đáp. Đường Tư Kỳ âm thầm nhắc lại và ghi nhớ trong đầu những điểm mấu chốt.

À phải rồi, ban nãy người hướng dẫn có nói chiếc bình sứ men xanh này là bảo vật của Hoàng đế Chu Nguyên Chương để lại. Như vậy cũng tính là có liên quan trực tiếp rồi. Để thử Check-in coi sao…

[ Chúc mừng bạn đã thành công Check-in “Bình sứ men xanh Hồng Vũ”. Xếp hạng: A. Khen thưởng: +1 viên kim cương, +500 đồng vàng, +24 giờ sinh mệnh.]

Ô, được thật này!

Cộng thêm một viên kim cưỡng nữa, tức là trong tay cô đang có tổng cộng ba viên. Tí về có thể dùng nó để mua thêm lớp học vẽ cho Tuấn Bảo rồi. Mừng ghê!

Đường Tư Kỳ tiếp tục dạo bước tham quan. Có kinh nghiệm từ khu vực gốm sứ, cô háo hức muốn kiếm thêm thật nhiều văn vật từ thời Hồng Vũ nữa. Biết đâu hôm nay trúng mánh rơi ngay mỏ kim cương!

Lòng vòng một hồi, cô lại quay về nơi mà ban nãy mình dứng chân lâu nhất. Lần đầu nhìn thấy nó, cô đã mê tít thò lò. Lần hai nhìn lại, cũng đắm đuối không sao rời mắt đi được.

Mỗi lần đứng đối diện với nó, Đường Tư Kỳ luôn cảm thấy như có một mãnh lực thần kỳ nào đó hút chặt cô lại.

Và “nó” không phải gì khác, chính là chiếc cổng vòm - lối đi vào tháp lưu ly ở chùa Báo Ân (1).

Chiếc cổng mang một vẻ đẹp khiến bất cứ ai nhìn vào cũng bị hớp hồn, bị choáng ngợp. Nó đẹp đến độ không một từ ngữ nào đủ sức miêu tả, chỉ có thể tới tận nơi, chiêm ngưỡng tận mắt thì mới biết tột cùng của cái đẹp là như thế nào!

Ban nãy đi ngang đây, cô dừng lại ngắm nghía rất lâu nhưng không tìm hiểu thông tin. Giờ quay lại tự nhiên nổi hứng, thế nên liền mở di động, quét mã QR để nghe giới thiệu về công trình hoàn mĩ này.

Vừa nghe vài câu đầu tiên, Đường Tư Kỳ đã hoàn toàn chấn động. Thật sự lại trùng hợp đến vậy sao!

Công trình này là do Minh Thành Tổ Chu Đệ xây dựng để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, chính vì thế nên mới lấy tên Chùa Báo Ân. Mà Minh Thành Tổ Chu Đệ là con trai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nói như vậy tức là cũng có quan hệ rất mật thiết với Chu Nguyên Chương rồi.

Quy mô của chùa Báo Ân vô cùng hoành tráng với hơn 30 đại sảnh, 148 tịnh xá, 118 hành lang và 38 phòng kinh sách. Nhưng đặc sắc nhất phải kể đến toà tháp cao 782 mét, toàn thân khảm đá lưu ly. Ở thời điểm hoàn công, toà tháp là công trình kiến trúc cao nhất Trung Quốc đồng thời cũng là một kỳ tích trong lịch sử kiến trúc thế giới.

Tuy nhiên như thế vẫn chưa phải là hết, ngoạn mục hơn cả chính là tháp lưu ly luôn luôn lung linh rực rỡ với hàng trăm ngọn đèn cháy sáng ngày đêm không bao giờ tắt, đảm bảo dù có đứng cách xa hàng chục dặm thì vẫn có thể nhìn thấy rõ mồn một.

Lúc bấy giờ, tháp lưu ly không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà lan truyền sang tận trời Âu. Đại văn hào Andersen (2) đã đưa hình ảnh toà tháp lung linh tuyệt đẹp ấy vào tác phẩm Khu Vườn Địa Đàng vì thế cho nên truyền thuyết về toà tháp cũng như chùa Báo Ân được biết đến rộng rãi hơn ở Châu Âu.

Chỉ đáng tiếc, cả công trình đồ sộ đã bị Thái Bình Thiên Quốc (3) thiêu rụi khi xâm lược Nam Kinh. Chùa Báo Ân bị phá huỷ, tháp lưu ly truyền kỳ sụp đổ, chỉ còn lưu lại duy nhất chiếc cổng vòm hiện đang được trưng bày tại Bảo Tàng Nam Kinh.

Nghe tới đây, Đường Tư Kỳ không thể không thở dài cảm thán: “Haizz…tiếc quá đi mất thôi!”

Mới chỉ là chiếc cổng mà đã khiến người ta phải ngất ngây thế này, không biết cả toà tháp sẽ có dáng vẻ ra sao nhỉ. Chắc là đẹp tới nín thở mất thôi!

Tưởng tượng mỗi khi gió nhẹ thổi qua, chuông gió dưới mái hiên chùa khẽ vang lên những hồi thanh âm êm dịu như ru lòng. Hoặc trong đêm đen tĩnh mịch, tháp lưu ly vẫn lấp lánh ánh vàng, đứng sừng sững như một bảo vật trân quý chốn nhân gian.

Hình ảnh ngoạn mục ấy, Đường Tư Kỳ ao ước có thể được nhìn thấy một lần trong đời.

Chỉ đáng tiếc, nó đã bị phá huỷ rồi thế nên ước mơ mãi mãi chỉ là ước mơ mà thôi.

Nén xuống nuối tiếc, cô tiếp tục lắng nghe. Nhưng càng nghe Đường Tư Kỳ càng giận sôi máu, tay cô siết chặt thành nắm đấu, nổi cả gân xanh. Hoá ra chiếc cổng vòm không phải là tàn tích duy nhất của tháp lưu ly còn sót lại. Trên thực tế vẫn còn một vài bộ phận khác nữa, nhưng lại bị cất giữ ở Bảo Tàng Anh (4).

Ủa, mắc mớ gì công trình vĩ đại của Trung Quốc, văn vật quý báu của Trung Quốc mà lại trưng bày ở bảo tàng nước ngoài?

Bộ Trung Quốc thiếu viện bảo tàng chắc, vật phải trả về cho chủ đi chứ!

Thật là đáng giận hết sức!

Nếu có thể được ngắm nhìn thêm thì tốt quá, dù chỉ là viên ngói vỡ hay mảnh tường nát thì cũng là cơ sở giúp Đường Tư Kỳ có thể tưởng tượng về toà tháp truyền kỳ lưu danh sử sách ấy!

===

Chú thích:

(1)Chùa Báo Ân nằm ở cổng Trung Hoa, khu Tần Hoài, Nam Kinh. Là ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc. Chùa được xây dựng vào năm 1412, kéo dài 19 năm mới hoàn công và tiêu tốn 2,485 triệu lạc bạc.

(2)Hans Christian Andersen (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875; tiếng Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C.Andersen.

(3)Thái Bình Thiên Quốc[2] (chữ Hán phồn thể: 太平天國, chữ Hán giản thể: 太平天国; 1851–1864) hoặc Thiên Quốc là một nhà nước tôn giáo thần quyền Kitô giáo trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu vào giữa thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh).

(4)Bảo tàng Anh là một bảo tàng công cộng dành riêng cho lịch sử loài người, nghệ thuật và văn hóa nằm trong khu vực Bloomsbury của Luân Đôn. Bộ sưu tập vĩnh viễn gồm tám triệu tác phẩm của nó nằm trong những bộ sưu tập lớn nhất và toàn diện nhất còn tồn tại trên thế giới.[3] Nó ghi lại câu chuyện về văn hóa nhân loại từ thuở sơ khai cho đến nay.[a] Bảo tàng Anh là bảo tàng quốc gia công cộng đầu tiên trên thế giới.[4]

Bảo tàng thành lập vào năm 1753, phần lớn dựa trên các bộ sưu tập của bác sĩ và nhà khoa học người Anh-Ireland Sir Hans Sloane.[5] Lần đầu tiên nó mở cửa cho công chúng vào năm 1759, tại Montagu House, trên địa điểm của tòa nhà hiện tại.

Bình Luận (0)
Comment