Cả một khoảng thời gian sau đó, Hứa Tuế và Trần Chuẩn chẳng gặp nhau mấy lần.
Vào ngày 18, Trần Chuẩn về đón Hứa Tuế.
Còn nửa tháng nữa là đến năm mới, ở thị trấn nhỏ có không khí lễ tết hơn ở các thành phố lớn nhiều.
Cả đoạn đường đi từ tiểu khu ra đến đường lớn, hai bên bày đầy sạp, bán nào là câu đối dây kết, còn cả bánh kẹo mứt tết các loại.
Nhìn từ xa, cả một khoảng đỏ rực.
Hai người ăn sáng xong mới xuất phát, xe bị kẹt giữa biển người không nhích được chút nào, nhìn ra ngoià cửa sổ, toàn là các ông các bà, thế là càng không dám bấm còi thúc giục.
Cứ nhích rồi dừng như thế, tốn cả gần hai mươi phút mới quẹo ra được đường chính.
Trần Chuẩn mở chế độ làm ấm ghế cho cô, chỗ eo lưng và mông đều ấm cả, thoải mái vô cùng.
Hứa Tuế cởi áo khóc, mở nhạc nghe.
Chiếc xe nhanh chóng chạy trên đường cao tốc, Trần Chuẩn nói: “Em ngủ chút nhé?”
Hứa Tuế có hơi buồn ngủ, nhưng vẫn cố mở mắt: “Nói chuyện chơi đi.”
“Không buồn ngủ?”
“Không đến nỗi.” Hứa Tuế nói.
Trần Chuẩn nhìn phía trước: “Bố anh kêu em tối nay đến nhà anh ăn cơm.”
“Ừm.” Hứa Tuế im một lúc, nghĩ đến quan hệ giữa hai người, cô hỏi: “Chuyện của hai đứa mình, chú Trần biết không?”
Trần Chuẩn lắc đầu theo tiềm thức, sau đó lại lập tức hối hận vì gạt cô. Cô là kiểu người suy nghĩ nhiều, tạm thời chưa có ý định công khai, đương nhiên muốn giấu tất cả mọi người.
Nhưng Trần Chuẩn nhanh chóng nhớ lại, hình như chỉ nói với bố là mình có bạn gái, chứ không nói người đó là Hứa Tuế.
Mặc dù bố cậu biết tỏng cả, nhưng ông cũng chẳng nói huỵch toẹt ra, cũng coi như là giữ bí mật.
Nghĩ như thế này, cậu an tâm hơn nhiều.
Hứa Tuế không nói thêm gì nữa.
Trần Chuẩn nói tiếp: “Tiện thể ở nhà anh một đêm.”
Động tác quay điện thoại của Hứa Tuế dừng lại, nghiêng đầu nhìn cậu.
Trần Chuẩn liếc thấy động tác nhỏ của cô, cong môi, nói bằng giọng ghét bỏ: “Nhà anh có đến mấy phòng dành cho khách lận, em tha hồ chọn.”
“Em không nói gì hết nhé.”
Trần Chuân nói: “Nhưng cặp mắt của em thì không có nói ít đâu.”
“Anh lái xe mà còn nhìn mắt em được à?”
“Đoán thôi cũng ra.” Trần Chuẩn vẫn không nhìn cô, nhưng lại giơ tay nắm trúng cổ tay cô, nhấc cao lên, rồi đặt trên đùi mình.
Hứa Tuế theo đó véo một phát, đùi cậu cứng ngắc, cảm giác ở tay như thể dưới một lớp bọt biển mỏng manh giấu nguyên cục đá.
Mò vào trong một chút, phần thịt đùi trong của cậu thì có hơi mềm hơn.
Trần Chuẩn không nhúc nhích, cũng không bảo cô lấy tay ra, chỉ nói nhỏ: “Đến lúc anh tính sổ thì đừng có trách anh mạnh tay.”
Có tính hay không thì cậu vẫn mạnh tay mà, Hứa Tuế không sợ uy hiếp, thế là dứt khoát chọc cậu thêm một lúc, mò vào chỗ không nên mò.
“Chậc.” Giọng Trần Chuẩn vừa bất lực mà vừa yêu chiều: “Đang lái xe đó.”
Cơ thể cậu quen thuộc với Hứa Tuế hơn bất kỳ ai, mò nữa thì nó sẽ thức giấc chào hỏi đấy. Cậu nắm bàn tay cô, giơ lên đặt ở hộc gác tay ở giữa, tay cậu cũng để đó, một tay nắm vô lăng, tay còn lại thì dùng ngón tay chậm rãi cọ vào lòng bàn tay cô.
Hai người tạm không nói gì nữa, trong xe chỉ còn lại tiếng nhạc dây dưa.
Hứa Tuế quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ một lúc, một chiếc xe chở hàng đi từ sau lên, tốc độ khá nhanh, chỉ trong chớp mắt, mà xe đó đã cách họ hẳn mười mấy mét.
Hứa Tuế niết tay Trần Chuẩn: “Anh nhìn kìa, chiếc xe kia có một cái lồng chó.”
Trần Chuẩn hơi liếc sang, mấy giây sau: “Chắc là muốn đi bán vào lò mổ rồi.”
“Lấy từ đâu ra vậy?”
“Trộm chó nhà người ta hoặc chụp thuốc chó hoang.”
Hứa Tuế hỏi: “Bây giờ còn có người ăn thịt chó à?”
Trần Chuẩn gật đầu: “Nếu như thịt chó được nuôi thịt chính quy thì còn được, nhưng đối với kiểu không rõ lai lịch, không thông qua kiểm dịch như vậy, lúc bắt thường là bị chụp thuốc mê hoặc cho ăn bả, hậu quả khi ăn vào nghĩ thôi cũng biết.” Mắt cậu đã không còn nhìn đó nữa, nhưng vẫn nói thêm: “Ở một vài thành phố trong nước đã cắm ăn thịt chó, bộ nông nghiệp cũng đã công khai ý kiến, đưa cho mèo từ vật nuôi truyền thống sang mục động vật bầu bạn, nhưng tạm thời Nam Lĩnh vẫn chưa thực hiện được, ở những nơi không bị kiểm soát, những quán bán thịt chó làm ăn được lắm.”
Chiếc xe đó chạy ở góc trước mặt họ, Hứa Tuế lại nhìn sang đó, cô đếm sơ qua, bên trong có tầm bảy tám con, nhìn cũng không phải nhỏ, xếp chồng lên nhau, nhét trong một cái lồng không quá lớn.
Cô thấy có một chú Golden và một chú Shiba, Trần Chuẩn nói không sai, chắc mấy con này là thú cưng bị rộm. Ăn mất một sinh mạng mà người ta coi như người nhà, không là tội ác thì là gì.
Con nằm ở dưới cùng là chó cỏ, nó nằm nghiêng ra, bị mấy con chó ở trên đè xuống, chỉ có đôi mắt nó là được tự do.
Hứa Tuế nhìn vào đôi mắt nó, hai chữ tuyệt vọng hoàn toàn không đủ để hình dung, đầu của nó bị kẹt trong góc lồng, tầm nhìn bây giờ đều đang đảo ngược cả, có lẽ đây là ấn tượng cuối cùng của nó đối với thế giới này.
“Đừng nhìn nữa.” Trần Chuẩn nói: “Chúng ta lực bất tòng tâm.”
Hứa Tuế không nhìn nữa, chiếc xe đó nhanh chóng biến mất khỏi tầm mắt họ.
Chiếc xe chạy trên đường cao tốc, cả đoạn đường thuận lợi không chướng ngại.
Trần Chuẩn chạy xe rất vững, từ đầu đến cuối vận tốc xe duy trì ở mức trên dưới một trăm.
Giữa đường đi ngang qua trạm dừng chân, Trần Chuẩn hỏi: “Có đi vệ sinh không?”
“Không đi, anh đi không?”
“Anh cũng không đi, vậy anh chạy qua luôn nhé?”
“Ừm.”
Nửa tiếng sau, đi qua trạm thu phí.
Theo kế hoạch họ đến trung tâm bảo trợ động vật trước.
Hứa Tuế nhớ ra Giang Bối có gửi tin nhắn, nói với cô cô bạn đang ở Nam Lĩnh vài hôm, có thời gian thì gặp nhau ăn cơm.
Cô đang cúi đầu gõ chữ, bỗng nhiên cảm giác tốc độ xe chậm lại, thế là ngước mắt, thấy Trần Chuẩn đang giảm tốc.
“Sao thế?” Hứa Tuế hỏi.
Trần Chuẩn không trả lời, chỉ nhìn ra sau qua kính chiếu hậu bên phía cô, cậu đánh tay lái, dừng xe bên đường.
“Ngồi trong xe đợi anh.” Cậu nói xong bèn mở cửa xe đi xuống.
Hứa Tuế nhìn the bóng cậu, mãi cho đến khi đi ra sau, mới thấy chiếc xe hàng khi nảy cũng đang dừng ở đường bên đây.
Ở đó có tổng cộng ba người, một người cao gầy, đầu đinh, mặc áo khoác bông màu xanh, một người khác nhìn rất hung dữ, trời lạnh lẽo mà chỉ mặc một chiếc áo tay ngắn màu đen, bụng to chân nhỏ, nếu theo lời của Hách Uyển Thanh, đây là cơ thể điển hình của người bị bệnh tiểu đường.
Người còn lại đang ngồi xổm bên đường thay bánh xe, miệng còn ngậm điếu thuốc, nhuộm quả đầu xanh lá bắt mắt.
Hứa Tuế thấy Trần Chuẩn đi qua nói gì đó với họ.
Cậu đứng trước mặt ba người kia, dáng người cao dong dỏng, khí chất giữa cậu và cái đám thô lỗ kia rõ ràng là trái ngược hẳn, ánh mặt trời ngày hôm nay chói chang, những tia nắng ấm áp rọi lên mặt cậu, cả người cậu cứ như đang phát sáng.
Hứa Tuế không nhìn cậu qua kính chiếu hậu nữa, cô hạ cửa sổ, chống tay lên khung thò đầu ra, nhìn ra phía sau.
Mắt nhìn theo cậu đến vài giây, rồi mới nhìn đi chỗ khác.
Chỉ thấy ba tên kia nói với nhau vài câu, hình như là đã có chung nhận thức, gật gật đầu với Trần Chuẩn, rồi đưa cho cậu điếu thuốc.
Trần Chuẩn từ chối.
Sau đó, hai tên trong đám đó lên xe, cố sức di chuyển cái lồng, tên còn lại lấy điện thoại cho Trần Chuẩn quét mã.
Hứa Tuế bèn hiểu Trần Chuẩn mua mấy chú chó đó rồi.
Nội tâm cô như cuộn lên, lập tức lấy áo khoác xuống xe, vừa đúng lúc ba tên kia đã thay lốp xong, rồi hệt như trên đường cao tốc hi nảy, chúng lướt qua như một cơn gió.
Hứa Tuế nhanh chân hcạy sang, ngồi xuống nhìn một lúc, khi nảy cô đếm chưa chuẩn, bên trong đó có đúng mười chú chó.
Trong không gian nhỏ hẹp như vậy, chúng nó co gắp theo đủ các cơ thể xiên vẹo, trừng mắt nhìn loài người đang thay đổi vận mệnh của chúng hết lần này đến lần khác, nhưng lại chẳng có năng lực phản ráng, để mặc người ta xâu xé.
Hứa Tuế đứng dậy: “Sao anh thuyết phục được bọn đó bán cho anh thế?”
“Lời nhiều hơn bán theo cân cho mấy quán thịt, bọn đó đâu có ngu.” Trần Chuẩn vừa nói vừa gửi tin nhắn cho anh Hoa, để anh tìm xe đến nhận.
Hứa Tuế hỏi: “Anh đưa bao nhiêu?”
“Một con tám trăm.”
Hứa Tuế ngơ ngác, cộng hết cả gần mười ngàn.
Trần Chuẩn gửi tin nhắn xong thì cất điện thoại, cụp mắt nhìn cô, “Nhìn cái gì?”. Cậu giơ tay vuốt gáy cô, mặt mày ấm ức: “Gần hai tháng tiền lương của anh đó, hết tiền ăn cơm rồi.”
Giá thị trường của mấy chú chó này chưa chắc nhiều như vậy, cậu cho là đúng, thì sẽ không tiếc tiền bạc, dốc hết sức mình.
Hứa Tuế vẫn ngẩng đầu nhìn cậu, không thể phủ nhận, khoảng khắc này cô cảm giác vô cùng sùng bái cậu.
Cô đi lên trước ôm lấy cậu, vỗ sau lưng cậu ra chiều an ủi: “Muốn ăn gì nào, chị làm cho em.”
“Gọi là anh.” Cậu khá là cố chấp với xưng hô, dưới bất kỳ tình huống nào cũng không quên được.
Hứa Tuế cười, nghe lời cậu: “Anh ơi.”
Nửa tiếng sau, anh Hoa lái một chiếc xe van đến.
Hai người nhấc lồng chó lên, Trần Chuẩn và Hứa Tuế quay lại xe, theo anh Hoa một trước một sau đi về trung tâm.
Giờ này đã gần trưa rồi, nhưng ở trung tâm vẫn có tình nguyện viên làm công tác chuẩn bị cho hoạt động ngày mai.
Chuồng chó cần dùng đã được sắp xếp gọn gàng, có người đang dán ký hiệu vào góc phải ở trên; biểu ngữ ngang, standee đứng và các sticker hoạt hình đã được in ấn xong xuôi, có người đang sắp xếp lại.
Đã lâu lắm rồi không gặp Lâm Hiểu Hiểu, cô bạn nhiệt tình chạy đến, kéo Hứa Tuế ríu rít nói chuyện một hồi, mới dẫn cô đi làm chính sự.
Hai người đi ra sau giúp tắm cho chó.
Ngày mai sẽ là một khởi đầu hoàn toàn mới, là một hành trình khác trong cuộc đời chúng nó.
Thế nên chúng nó đã được tiêm ngừa, tắm rửa sạch sẽ, mặc thêm quần áo mới, thế là có thể sạch sẽ đợi chủ mới của mình rồi.
Hứa Tuế giúp một chú chó đen tắm sạch bọt xà phòng, quay sang hỏi Lâm Hiểu Hiểu: “Ngày mai có bao nhiêu con tham gia hoạt động?”
“Tầm hai mươi con.”
“Có những loại nào thế?”
“Poodle, Golden, Ginger, còn có mấy con chó cỏ đẹp đẹp nữa.” Lâm Hiểu Hiểu nói: “À đúng rồi, Thụy Thụy cũng tham gia lần này.”
Hứa Tuế ngỡ ngàng, một lúc sau: “Ồ.”
Ngày hôm đó phải bận rộn đến năm giờ mới kết thúc, Hứa Tuế đi theo Trần Chuẩn ra phía sau, mười chú chó mua hồi sáng nay đã được cách ly trong một cái chuồng để quan sát tình hình.
Sau khi chúng nó lấy lại được tự do cho cơ thể, thì cũng dần tìm lại được ánh sáng trong đôi mắt, khi cảm nhận được xung quanh mình an toàn, thì bắt đầu nhảy nhót loạn cả lên, thật sự là đã sống lại rồi.
Hai người là người cuối cùng ra khỏi trung tâm, khi đến nhà Trần Chuẩn, Trần Chí Viễn đã nấu cả bàn đồ ăn ngoan.
Hiển nhiên hôm nay tâm trạng của ông rất tốt, bình thường trên bàn cơm chỉ có cha con ông thôi, rất lâu rồi mới có người thứ ba xuất hiện.
Ông khui một chai rượu vang, rót cho Hứa Tuế và Trần Chuẩn một ít, sau khi ngồi vào chỗ, ông lại nhiệt tình giới thiệu mấy món trên bàn ăn.
Hứa Tuế nếm thử, nói thật lòng: “Còn ngon hơn cả mẹ cháu làm nữa.”
Trần Chí Viễn cười đến nỗi đuôi mắt nhăn tít lại: “Vậy thì nếm thử món đu đủ tía nấu khoai này đi, con gái mấy đứa chắc chắn thích ăn lắm.”
Khoai được thành miếng trên viền được phủ đầy mè trắng, ăn vào miệng có cảm giác như khoai kéo sợi, nếm kỹ thì có thêm hương thơm đậm đà từ mè nữa.
Hứa Tuế gật đầu: “Ngon lắm ạ.”
“Vậy thì ăn nhiều chút.” Trần Chí Viễn đem hẳn món đó để ở trước mặt Hứa Tuế: “Sau này ghé nhiều chút, muốn ăn gì thì nói chú, chú nấu cho hai đứa.”
Hứa Tuế cười gật đầu.
Cô cảm thấy gặp gỡ người lớn thế này rất thoải mái, Trần Chí Viễn chỉ hỏi tình hình gần đây của bố cô, chứ không hỏi gì đến các vấn đề riêng tư như công việc hoặc tình cảm cá nhân, chỉ nói về ăn uống, nói những chuyện thú vị lúc nhỏ của Trần Chuẩn, không khí trên bàn ăn rất thoải mái.
Sau bữa cơm Trần Chí Viễn đi dọn dẹp nhà bếp, Hứa Tuế vào giúp nhưng lại bị đuổi ra.
Cô quay lại phòng khách, Trần Chuẩn đang nằm nghiêng trên sô pha, tay chống đầu, đang bấm tivi.
Thấy cô đi ra, cậu vỗ vào chỗ cạnh tay: “Ngồi kế anh này.”
Hứa Tuế liếc cậu không thèm đi qua, mà ngồi ở chỗ gần chân cậu.
Trần Chuẩn lười biếng nhìn sang, rút một chân lên, đặt lên trên đùi cô.
Hứa Tuế đập vài phát như chê bôi, muốn đẩy ra nhưng lại không đẩy nổi.
Trong chốc lát Trần Chí Viễn cũng không đi ra, nên cô để cậu gác tạm, nói: “Càng ngày chú càng nội trợ rồi.”
“Bố lúc nào cũng vậy.”
“Vừa làm bố vừa làm mẹ làm gì mà dễ dàng như vậy.” Hứa Tuế hỏi: “Dì Hạ qua đời bao nhiêu năm rồi, mà chú vẫn một mình à?”
Trần Chuẩn nhớ lại những gì đã nói với lúc mẹ mới mất. Cậu nói ông đợi vài năm nữa rồi hẳn bắt đầu cuộc sống mới. Cậu có thể chấp nhận việc bố tái hôn, nhưng lại ích kỷ sợ bố sẽ nhanh chóng quên mẹ thôi.
Ai ngờ đã rất nhiều năm trôi qua, ngoài công việc ra, bên cạnh bố chưa từng có người bạn khác giới nào, luôn chỉ có một mình, tận tâm chăm sóc cái nhà này.
Trần Chuẩn nói: “Thật sự là chỉ có một mình.”
Hứa Tuế nói từ tận đáy lòng: “Thế thì hiếm thật.”
Dù sao thì lúc đó Trần Chí Viễn cũng đang tuổi khỏe mạnh, làm ăn cũng lên như diều gặp gió, thế gian thì đầy rẫy cám dỗ, những người đàn ông không bao giờ thay lòng đã thuộc dạng hiếm gặp rồi.
“Phẩm chất ưu việt của đàn ông nhà họ Trần anh đấy.” Trần Chuẩn nói.
“Cái gì?” Hứa Tuế phân tâm sờ lên phần lông ở cẳng chân anh, cô đoán chắc chắn mùa đông anh chịu lạnh giỏi hơn người khác.
Cô tưởng tượng sẽ dán một miếng wax lông lên cẳng chân của cậu, kéo một phát, chắn chắn là xả stress lắm.
“Trung thực.”
Hứa Tuế dừng động tác ở tay.
Trần Chuẩn lấy chân ra, ngồi thẳng dậy, vừa hay ngồi sóng vai với cô.
Khuỷu tay cậu chống lên đùi, nhìn cô nói: “Hứa Tuế, cả đời này anh cũng chỉ có một người thôi.”
Hứa Tuế quay đầu sang, mặt cậu ngay trước mắt cô, ánh mắt cậu chân thành, trong mắt cậu ánh lên hình bóng nhỏ bé của cô. Chưa có giây phút nào, cô tin lời cậu nói hơn chính khoảng khắc này.
Hứa Tuế mím môi, từ sau khi hai người quen nhau, lúc nào cũng thấy động lòng, nhưng trước nay cứ thấy ngại diễn đạt, mãi một lúc mà chỉ nói: “Được.”
Nhưng cô lại ôm lấy mặt Trần Chuẩn, nhẹ nhàng đặt một nụ hôn lên khóe môi cậu.
Trước khi Trần Chí Viễn ra khỏi nhà bếp là hai người đã trở lại như trước.
Chỉ vừa mới bảy giờ, mọi người ngồi lại uống trà trò chuyện, mãi cho đến khi buồn ngủ rồi, Trần Chí Viễn mới đứng dậy đi dọn phòng ở tầng hai cho Hứa Tuế.
Nhân lúc này, hai người đi lên lầu ba ngồi một lúc, lần gần nhất vào phòng Trần Chuẩn đã là bốn năm trước rồi, nơi đây chẳng có gì thay đổi, chỉ có mền gối và rèm cửa đã thay màu mới rồi.
Trần Chuẩn rót cho cô ly nước ấm, thế mà vẫn là cái cốc có quai “Tình bạn số một, thi đấu số hai” mà trước đây cô vẫn luôn dùng.
“Vẫn còn giữ cái này à?”
“Cái gì?” Trần Chuẩn vừa giấu mớ đồ dơ ở cuối giường vừa hỏi.
“Cái cốc này này.”
Trần Chuẩn quay đầu nhìn, giọng điệu bình thàn: “Cứ để ở đó đấy, không ai động đến.”
Hứa Tuế cầm cốc đặt trước mắt nhìn một lúc, rồi đi đến bàn học ở trước cửa sổ, uống một ngụm nước, độ ấm vừa phải.
Trên cửa kính in bóng cô, Trần Chuẩn ở sau không biết đang bận rộn gì nữa.
Bỗng nhiên trước mắt cô hiện lên hình ảnh cậu của những năm tháng cấp ba, cậu ngồi trước cái bàn này, nhíu mày nhìn cuốn tập.
Lúc đó ánh nắng vừa đủ, có cây cối, trời xanh và mành vải bị gió thổi tung, trong không khí tràn ngập mùi hương của nho tươi mới và mùi mồ hôi.
Trong cửa kính, cuối cùng Trần Chuẩn cũng có cơ hội biểu diễn kỹ năng cởi áo thun trong một giây, cậu đứng ở cạnh giường, một tay túm cổ áo ở sau, đồng thời giơ tay lên, kéo nhanh lên trên, là lộ cả thân trên.
Vai của cậu rất rộng, eo thì ốm, sau lưng là rãnh lưng thật sâu ẩn hiện đến tận sau quần.
Kỳ lạ là cảnh tượng này lại trùng hợp với ký ức của cô, Hứa Tuế nhớ lại buổi tối đầy hỗn loạn đó, cô nhét mình trong chăn của cậu chỉ để lộ đôi mắt, cậu đứng ở cạnh giường, cậu cũng cởi hết quần áo ẩm ướt như bây giờ. Nước đọng từ nhà tắm in bước chân cậu, mãi đến cuối, drap giường nhăn nhúm ẩm ướt, vây chặt hai người lại với nhau…
Trần Chuẩn bước đến, đứng sau làm rối tóc cô: “Nghĩ gì thế này?”
“Hả?” Hứa Tuế giật mình.
“Em nóng lắm hả?”
“… Không đến nổi.”
“Vậy sao mặt em đỏ thế?” Trần Chuẩn thay sang một cái áo thun đen ngắn tay thoải mái, giơ tay lên, vuốt cho suông mái tóc đã bị cậu làm rối.
Cánh tay cậu cứ lắc lư quơ quàng trước mặt cô, cuối cùng Hứa Tuế cũng chú ý đến sợi dây đỏ trên cổ tay cậu.
Có lẽ là do tức cảnh sinh tình, những chuyện đã quên từ rất lâu, giờ phút này lại như sóng trào.
Tiết Đoan Ngọ năm đó, cô mua sợi dây đỏ này hết một đồng từ chỗ bà cụ, do quá dài, nên chỉ có thể mang ở cổ chân.
Mặc dù dây rẻ, nhưng cô chưa từng tháo ra, nhưng thình lình một ngày lại phát hiện ra cổ chân trống không, nghĩ mãi vẫn không nhớ ra làm rớt ở chỗ nào.
Hứa Tuế nắm cánh tay Trần Chuẩn, giơ ra trước mặt nhìn cho kỹ, sợi dây nhận đó cô quen lắm, vì cô từng buộc lại chỗ mắc của sợi dây, còn có dấu bị đốt nữa.
Mà sợi dây trên tay Trần Chuẩn, gần như giống hoàn toàn trong trí nhớ cô.
Cô mím môi: “Sợi dây này…”
“Sao nào?”
“Trước đây em cũng có một sợi, sau em làm mất rồi.”
Trần Chuẩn chỉ nhẹ nhàng nói: “Ồ.”
Hứa Tuế ngẩng đầu nhìn cậu, ai mà ngờ được một sợi dây bình thường như vậy mà cậu lại quý trọng cất giữ suốt bao nhiêu năm.
Từng chút từng chút một, khiến trái tim cô nhũn thành bùn.
Mãi một lúc sau, cô mới nhẹ nhàng nói: “Bà cụ bán dây đỏ nói với em, sợi dây đỏ này sẽ mang đến may mắn cho em đó.” Cô vòng tay ôm cánh tay cậu, hai tay thả xuôi, tìm được bàn tay cậu rồi lại nắm thật chặt, nói với cậu: “Hóa ra người cụ không có lừa em.”