Công Chúa Không Dễ Dàng: Trần Tố Ngọc

Chương 6

HAI MƯƠI MỐT: Nhà Trần suy tàn

Ta không muốn tỉnh lại nhưng vẫn phải tỉnh lại.

Khi tỉnh lại ta đang ở Nghiêm gia, ở trong tiểu viện nơi Thiệu Đường từng ở trước khi thành thân.

Trong gương, ta như một con ma, thật kinh ngạc là ta vẫn còn sống.

Ta bắt đầu dần ăn uống trở lại, chậm rãi trông có sức sống hơn. Ta phải sống cho thật tốt, bởi vì Thiệu Đường không muốn ta ch.

Nghe nói Hoàng thượng bị bệnh, hắn đã bị kinh hãi quá lớn.

Ban đầu còn chưa sao, sau đó hắn được an ủi từ mấy cung nữ xinh đẹp rồi đắm chìm trong đó, kết quả là cơ thể bị kiệt quệ.

Ta nghe xong vừa cười vừa khóc.

Không chịu nổi khuê tú danh môn, luôn phải tìm kiếm an ủi từ nơi các cung nữ xinh đẹp.

Phụ hoàng cũng thế, phế Thái tử cũng thế, bây giờ Hoàng thượng cũng vậy.

Sinh mẫu của Hoàng thượng chính là một cung nữ quét dọn có dung mạo xuất chúng, sở thích của nam nhân Trần gia đúng là một vòng tuần hoàn.

Nhưng họ lại rất phụ thuộc vào khuê tú danh môn.

Phụ hoàng phụ thuộc vào Tiết Hoàng hậu, phế Thái tử phụ thuộc vào Thái tử phi, Hoàng thượng cũng phụ thuộc vào Nghiêm Uyển Xu, đung là ham mê sắc dục nhưng hèn nhát đến tận xương tủy.

Hoàng thượng bị bệnh, một khi băng hà thì nhi tử của Nghiêm Uyển Xu sẽ kế thừa ngôi vị. Vị tiểu hoàng đế non nớt này chỉ có thể càng dựa dẫm vào Nghiêm gia.

Đứa trẻ đó, nó đã từng hỏi ta rằng ch có đau không. Cả đời của đứa trẻ đó, có lẽ nó chỉ hy vọng mẫu hậu của nó yêu thương mình.

Trong khoảng thời gian này, Vô Ưu và Cảnh Minh luôn được Nghiêm gia chăm sóc.

Nghiêm gia quả là tận tình chu đáo đối với ta và các con, không một ai đến oán trách rằng ta liên lụy đến Thiệu Đường.

Ta không nên oán hận nữa, nếu đã sống thì hãy nhìn về phía trước.

Trong kinh thành chắc sẽ không có biến cố lớn nữa, có lẽ sau này cuộc sống của ta sẽ là trông nom hai đứa con rồi sống đến cuối đời.

Ta sẽ nhìn chúng lớn lên, thành gia lập nghiệp, con cháu đầy đàn, rồi đến lúc tuổi già sức yếu, ta sẽ đi theo Thiệu Đường.

Không biết Thiệu Đường có đợi ta ở cầu Nại Hà không, đến lúc đó chắc chàng sẽ không nhận ra ta nữa.

Hoàng thượng muốn gặp ta một lần, nhưng Nghiêm Thiệu Ngọc lấy cớ thân thể ta yếu không thích hợp để vào cung diện kiến mà ngăn cản.

Ta vẫn rất tò mò, không biết rốt cuộc tam ca nhu nhược của ta muốn nói gì nhưng Nghiêm gia không muốn để ta đi, ta cũng không muốn gây rắc rối.

Hoàng thượng nhiều lần yêu cầu ta vào cung, Nghiêm Thiệu Ngọc cũng nhiều lần ngăn cản.

Ta thấy khá lạ. Rốt cuộc tam ca gần đất xa trời của ta muốn nói gì với ta, có phải là người sắp ch thì muốn nói câu nào đó tốt đẹp không?

Ta cứ cảm thấy những gì hắn muốn nói sẽ không phải là những lời hay ho gì, có lẽ những điều hắn nói sẽ lại kéo ta xuống địa ngục.

Sức khỏe của ta đã khá hơn nhiều, bèn dẫn Vô Ưu và Cảnh Minh quay về Nam Ẩn Viên.

Ta lại để Tô lão phu tử tái xuất giang hồ, làm thầy cho Vô Ưu và Cảnh Minh.

Tô lão phu tử cũng già rồi nhưng vẫn thích ăn thịt kho đậu que.

Luống đậu que trong vườn vẫn tươi tốt như xưa, lão Trình chăm sóc chúng rất tốt.

Lão Trình nên an hưởng tuổi già rồi. Ta để lão ở lại Nam Ẩn Viên hưởng phúc, bầu bạn với Vô Ưu và Cảnh Minh.

Cái ch của Thiệu Đường khiến ông lão này tan nát cõi lòng, lão vẫn gắng gượng muốn tiếp tục hầu hạ ta.

Hoa cỏ trong Nam Ẩn Viên vẫn như xưa, tươi tốt um tùm, không cần người chăm sóc nhiều, tự sinh tự diệt vẫn sống rất tốt.

Ta tiếp tục làm người nhàn rỗi của ta, phong vân biến ảo ngoài kia không liên quan đến ta, ta vẫn vô dụng như xưa.

Hoàng thượng băng hà, tiểu Hoàng thượng đăng cơ.

Năm người nhi tử của phụ hoàng đều đã ch hết, ước chừng nếu người ở dưới suối vàng biết được cũng sẽ không đau lòng lắm, chỉ cảm thán vận mệnh mà thôi.

Nghiêm đại học sĩ trở thành Nhiếp chính vương, Nghiêm Thiệu Ngọc trở thành Trấn Quốc công.

Không lâu sau, hẳn là tiểu hoàng đế sẽ học cách nhường ngôi thoái vị.

Điều chờ đợi đứa trẻ này là gì đây, một chén thuốc độc, hay là cạo đầu đi tu?

Cũng khó trách Nghiêm Uyển Xu chọn không yêu thương nó. Ai có thể trơ mắt nhìn con mình đi đến kết cục bi thảm được chứ.

Tiểu Hoàng thượng bị bệnh, hy vọng ta vào cung thăm nó.

Ta thật sự không hiểu, người này tiếp nối người kia, tại sao họ cứ nhất định phải ép ta vào cung làm gì.

Tiểu Hoàng thượng bị bệnh khá nặng, nếu nó ch trước khi thoái vị thì có lẽ Nghiêm gia sẽ gặp chút phiền toái.

Để an ủi nó, ta có thể vào cung nhưng cần có Trấn Quốc công phu nhân đi cùng.

Trấn Quốc công phu nhân, thê tử của Nghiêm Thiệu Ngọc là Tiết Nguyệt Hoa, xuất thân từ nhị phòng Tiết gia.

Nhị phòng Tiết gia luôn không có thành tựu gì trên đường làm quan, nên người tài giỏi như Tiết Nguyệt Hoa phải gả cho gia tộc đối địch là Nghiêm gia.

Không ngờ từ đó trong họa có phúc, nhờ thế mà họ mới như được mở ra đường sống.

Những người khác trong Tiết gia đã vì tham gia phản loạn mà đầu rơi máu chảy trên pháp trường từ lâu.

Tiết Nguyệt Hoa như một pho tượng Phật, ta không thể nhìn rõ biểu cảm của nàng.

Ta lại một lần nữa cảm thán, nàng rất xứng đôi với Nghiêm Thiệu Ngọc.

HAI MƯƠI HAI: Giang sơn đổi chủ

Tiểu Hoàng thượng trông không được tốt lắm, nó gầy yếu và không có tinh thần.

Đây là một đứa trẻ sinh ra đã là quân cờ, phụ mẫu chưa từng thực sự che chở cho nó.

Nó yếu ớt gọi ta là cô cô. Ta sờ trán nó, hỏi nó có muốn ăn gì không.

Nó lắc đầu, sai người lấy ra một cái hộp trang sức, cái hộp được niêm phong kín. Tiểu Hoàng thượng nói:

"Cô cô, phụ hoàng nói đây là đồ trang sức mà mẫu hậu yêu thích nhất, trẫm biết mẫu hậu vẫn còn sống, có thể đưa cái hộp này cho mẫu hậu được không. Phụ hoàng không còn nữa, nếu trẫm cũng không còn nữa, hãy để nó ở bên cạnh mẫu hậu."

Ta thở dài rồi nói với nó, ta không làm được.

Ta không muốn nói dối trẻ con, ta biết Nghiêm gia sẽ không để ta đi gặp Nghiêm Uyển Xu.

Tiểu Hoàng thượng bắt đầu khóc, nó khóc đến mức thở nghẹt thở. Ta thấy có chút sợ hãi, ta sợ đứa trẻ này không thở được.

Vào lúc quan trọng nhất vẫn phải nhờ Trấn Quốc công phu nhân ra mặt, nàng bước tới nhận lấy cái hộp, nói:

"Thánh thượng đừng gấp, thần phụ sẽ nghĩ cách giải mối lo vì thánh thượng."

Tiểu Hoàng thượng nghe xong lập tức ngừng khóc, nó hỏi: "Phu nhân thật sự có thể giúp trẫm sao?"

Tiết Nguyệt Hoa nghiêm túc nói nàng có thể cố gắng thử.

Sau khi ra khỏi cung, ta nhìn Tiết Nguyệt Hoa rồi không nhịn được nói:

"Phu nhân sẽ trực tiếp đưa cái hộp này cho Quốc công phải không."

Tiết Nguyệt Hoa khen ta là người thông minh.

Ta chỉ thấy thương tâm, cái hộp này để bên cạnh tiểu Hoàng thượng có lẽ còn là một niềm an ủi, giờ ai biết nó sẽ ra sao.

Đáng tiếc, ta không thể bao đồng nhiều chuyện như thế, ta không có năng lực đó.

Dù Nghiêm Uyển Xu có nhận được cái hộp này cũng sẽ không để tâm tới, trong lòng nàng ta ngoài hận thù thì còn có thể có gì nữa chứ.

Tóm lại, ta cảm thấy cái hộp này là vật vô nghĩa.

Có thể nó sẽ bị đốt đi, có thể sẽ bị chôn đi, không ai quan tâm nó đi đâu nữa.

Lúc này, ta vẫn chưa biết những thứ trong cái hộp này sẽ mang đến cho ta bao nhiêu đau khổ.

Không ai biết rõ cái hộp có được giao đến tay Nghiêm Uyển Xu hay không, nhưng sau đó Trấn Quốc công phu nhân mang từ thiên lao ra một bức thư, là do Nghiêm Uyển Xu viết.

Tiểu Hoàng thượng xem xong, bệnh tình có đỡ hơn một chút.

…..

Ta thường ngây người nghĩ về Thiệu Đường, thời gian ở Nam Ẩn Viên trôi qua rất chậm.

Thị nữ hầu cận bên người ta là Tiểu Lê nói ta vẫn đẹp như xưa, ta cười nói không thể nào.

Ta là góa phụ giàu có xinh đẹp nổi danh kinh thành, trong tay có một đống sản nghiệp, vả lại ta vẫn còn trẻ.

Ta không ra ngoài, không giao tiếp xã hội, phải dịp bất đắc dĩ lắm mới phải ra ngoài một chuyến, khi ấy ta sẽ đón nhận những ánh nhìn kỳ lạ.

Sức khỏe của tiểu Hoàng thượng khi tốt khi xấu, người ta đã bắt đầu lén lút bàn tán chuyện thay đổi triều đại.

Một khi giang sơn đổi chủ, thân phận tiền triều của ta, tài sản tiền triều của ta, không biết Nghiêm gia sẽ sắp xếp tất cả của ta như thế nào.

Thậm chí có người nói Nghiêm gia sẽ gả ta đi lần nữa, còn đến lúc đó tài sản của ta nên thu về triều đình thì thu về triều đình.

Dù vậy, hẳn Nghiêm gia sẽ để lại cho ta những của cải riêng, đó cũng là một số tiền lớn.

Có lẽ có người nào đó xuất thân khốn khó mà đi theo Nghiêm gia, đang chờ đợi nhặt được ta - món bánh béo bở này.

Không bao lâu sau những lời đồn đó không còn nữa. Có lẽ là do người Nghiêm gia làm, những lời đồn quá ly kỳ ấy làm tổn hại thể diện Nghiêm gia.

Tiền tài là vật ngoài thân, ta và Thiệu Đường từng được gọi là phu thê tỳ hưu. Chúng ta sinh ra trong nhung lụa, nhưng không thể tìm được niềm vui từ chốn phù hoa.

Nếu Nghiêm gia muốn tài sản của ta thì cứ việc lấy đi, phủ Công chúa cũng có thể cho họ, chỉ cần họ để lại Nam Ẩn Viên cho ta là được.

Người ta muốn quan tâm đều không còn nữa, thế thì ta còn để ý đến tiền bạc làm gì chứ.

Cuối cùng chiếu thư nhường ngôi của tiểu Hoàng thượng cũng được viết ra, rốt cuộc Nghiêm gia cũng bước lên đỉnh cao quyền lực trong vô vàn tiếng ca tụng.

Ta giống như không bị ảnh hưởng gì, sản nghiệp của ta vẫn như cũ, cuộc sống của ta vẫn như cũ.

Nhiếp chính vương trở thành Hoàng thượng, Nghiêm Thiệu Ngọc thuận lý thành chương trở thành Thái tử.

Thiệu Đường được truy phong là Hộ quốc công, còn ta là quả phụ của Thiệu Đường thì được ban chỉ phong làm Vệ quốc phu nhân.

Dưới ánh mắt ghen tị của người khác, ta tiếp tục sống những ngày tháng thoải mái. Ai ai cũng đều khen ngợi rằng Nghiêm gia quả thật biết cách đối nhân xử thế.

HAI MƯƠI BA: Triều đại mới, vận may mới

Triều Đại Khánh đã sụp đổ, là một Công chúa của triều Đại Khánh nhưng ta không hề thấy đau buồn, có lẽ ta là kẻ bất trung bất hiếu.

Triều đại mới mang đến vận may mới, kinh thành chìm trong bầu không khí hân hoan. Việc xây dựng kinh đô ở Lạc Châu lại được khởi công, triều mới sẽ đóng đô ở Lạc Châu, còn kinh thành hiện tại sẽ được gọi là Thắng Đô.

Những tài liệu khảo sát mà Thiệu Đường để lại trước đây giờ đã phát huy tác dụng lớn. Thực ra việc đóng đô ở Lạc Châu là một ý tưởng hay, giao thông ở đó phát triển hơn.

Quốc hiệu của triều đại mới là Trang, bắt nguồn từ Nghiêm gia. Theo truyền thuyết, Nghiêm gia xuất phát từ Sở Trang Vương - một trong Xuân Thu Ngũ Bá.

Mọi thứ đều rất tốt đẹp, vạn vật đều tràn đầy sinh khí. Chỉ có điều ta hơi phân vân. Sau khi tân kinh được xây dựng xong, không biết ta có nên đến đó định cư hay tiếp tục ở lại Nam Ẩn Viên.

Các quan lại quyền quý đều sẽ chuyển đến tân kinh sinh sống. Dù cố đô vẫn giữ được phần nào sự phồn hoa nhưng chắc chắn không thể sánh bằng tân kinh được.

Ta quyết định sắp xếp cơ nghiệp ở tân kinh cho Vô Ưu và Cảnh Minh, khi chúng lớn hơn một chút sẽ đến đó sinh sống. Còn ta sẽ ở lại Nam Ẩn Viên đến cuối đời, không đi đâu cả.

Trước khi tân kinh được xây dựng xong, triều đại mới tạm thời sử dụng cung điện cũ của triều Đại Khánh. Các quan lại quyền quý đều bận rộn lo việc an cư lập nghiệp ở tân kinh.

Ta giao phó những việc vụn vặt này cho Thiệu Phong và Thiệu Tuyên. Hiện giờ họ đều được phong vương, có rất nhiều thuộc hạ giúp việc.

Người trong phủ Công chúa, ai muốn ở lại Nam Ẩn Viên với ta thì ở, ai không muốn thì có thể đến phủ đệ mới. Họ cũng có thể được tự do ra đi để bắt đầu cuộc sống mới.

Do có nhiều khoản chi tiêu, ta đã bán đi một số đồ vật trong phủ Công chúa và một phần điền sản để chuẩn bị tái lập cơ nghiệp ở kinh đô mới.

Toàn là những việc tục lụy, khiến ta bận rộn đến nỗi không có nhiều thời gian để suy nghĩ vẩn vơ. Ta nghĩ từ nay cuộc đời của mình chắc sẽ không còn biến cố gì nữa.

Ta vẫn khá để tâm đến vị tiểu hoàng đế cuối cùng của triều Đại Khánh. Nó được phong tước An Thuận hầu, được giao cho Thiệu Phong trông nom.

Trông nom cũng chính là giám sát. Thiệu Phong nắm giữ binh quyền trong tay, có đệ ấy ở đó, dù có ai muốn lợi dụng tiểu hoàng đế để gây rối cũng rất khó khăn.

Cuối cùng, ta là cô cô của nó nhưng lại chẳng hề quan tâm gì đến nó. Hai người của tiền triều không nên gần gũi nhau, có lẽ tách ra thì mỗi người còn được bình an.

Ta là người tuổi rùa, rúc người vào vỏ là tài năng duy nhất của ta, không ngờ lại được hưởng phúc chung. Những ngày còn lại của ta, nói nghe cho hay là tuế nguyệt yên bình, nói không hay thì chính là nằm yên chờ ch.

Sau này Cảnh Minh sẽ kế thừa tước vị Quốc công, còn Vô Ưu được đặc cách phong làm Quận chúa.

Người Nghiêm gia sẽ chăm sóc chúng, ta cũng chỉ cần sắp xếp cho chúng vài cơ nghiệp, sau đó chắc ta sẽ rảnh rỗi không có việc gì để làm.

Ta chưa đến ba mươi tuổi đã chuẩn bị về hưu sớm rồi.

Không biết Nghiêm Uyển Xu giờ ra sao, nghe nói An Thuận hầu từng xin cho nàng ta được thả ra.

Có vẻ như không được chấp thuận.

Mọi thứ náo nhiệt của Nghiêm gia đều không liên quan gì đến nàng ta, dường như nàng ta là người khổ sở nhất.

Ta rất muốn hỏi nàng ta, khi xưa nàng ta gây ra những chuyện đó là vì điều gì.

Ngoài việc hại ch Thiệu Đường thì chẳng có gì cả.

Ta hy vọng họ thả nàng ta ra, hy vọng nàng ta được tận mắt nhìn thấy kinh đô mới xây dựng xong, cung điện cũ dần dần bị bỏ hoang, Nghiêm gia ngồi vững trên ngai vàng và người đời quên đi nàng ta là ai.

Có lẽ nàng ta sẽ chỉ thẳng vào mặt ta mà hỏi, một kẻ cựu thần Trần gia như ta, rốt cuộc ta đắc ý vì điều gì.

Ta chỉ muốn nhìn thấy nàng ta - một người xuất thân Nghiêm gia - đối diện với giang sơn của Nghiêm gia mà trong lòng chỉ toàn là bất mãn.

Không ngờ tin tức truyền đến, nói rằng Nghiêm Uyển Xu đã ch trong thiên lao.

HAI MƯƠI TƯ: Chiếc hộp?

Nghiêm Uyển Xu ch vào thời điểm này quả thật rất kỳ lạ, như thể là để tuẫn táng cho triều Đại Khánh vậy.

Cuối cùng, người đầu tiên ch sau khi Nghiêm gia có được giang sơn lại là người Nghiêm gia.

Cái ch đối với nàng ta mà nói có lẽ là một sự giải thoát, dù sao nàng ta cũng đã chẳng còn gì để luyến tiếc.

Khi nghe tin nàng ta ch, ta cũng không còn căm hận nàng ta nữa.

Đáng lẽ ta và nàng ta phải có cùng số phận như nhau, chỉ là ta tình cờ may mắn hơn nên mới không trở thành oan hồn tiền triều.

Ta như một người già thích hồi tưởng về chuyện xưa vậy.

Khi ấy Thái tử bị phế truất thành thường dân và bị đuổi ra khỏi kinh thành, không biết Thái tử phi có đi theo hắn không, nữ nhân đó giờ ra sao rồi.

Hiện giờ Tào gia đã được trọng dụng, còn người thê tử nửa điên nửa dại của Nhị Hoàng tử bây giờ thế nào.

Ta đã từng dò hỏi về chuyện của nàng, lúc đó nàng bị giam cầm trong phủ của Nhị Hoàng tử, không ai được phép đến gần.

Ta không nhịn được lén hỏi Thiệu Phong.

Tào Tuyết Lan - phu nhân của Thiệu Phong trả lời ta rằng vị phu nhân Tào gia này hiện đang tu hành ở Tĩnh Từ Am ngoại thành.

Sau khi biết được, ta đã gửi cho nàng những đồ vật mà mẫu phi của ta đã từng dùng ở Báo Quốc Tự.

Ta không phải là thánh mẫu phát thiện tâm, mà là vật thương kẻ đồng loại, thỏ ch cáo sầu.

Triều đại mới đã bắt đầu, thế sự dần dần ổn định, hy vọng hậu cung của triều đại mới cũng sẽ bình yên thuận lợi.

Các quan lại quyền quý vẫn sẽ phải cho con cái thành hôn với nhau, nhưng mong rằng sẽ không còn nhiều nỗi buồn vui ly hợp như thế nữa.

Hy vọng sẽ có ít nữ nhân bất hạnh hơn.

Nghe nói kinh đô mới xây dựng rất nhanh, rất khí phái.

Tân hoàng rất hiền minh, Thái tử rất có năng lực, mọi người đều nóng lòng muốn hướng đến cuộc sống mới.

Ta cứ ăn rồi ngủ ngủ rồi ăn, thậm chí còn mập ra một chút, dáng vẻ phát tướng ở tuổi trung niên đã bắt đầu xuất hiện.

Đợi khi kinh đô mới hoàn toàn xây dựng xong, ta cũng phải theo đại chúng đến kinh đô mới mở rộng tầm mắt, xem thử cơ nghiệp mà Thiệu Phong và Thiệu Tuyên giúp bọn nhỏ Vô Ưu sắp xếp như thế nào.

Ta đã xem qua bản vẽ và danh sách, cảm thấy hơi quá, nếu Thiệu Đường còn sống chắc chắn chàng cũng sẽ thấy quá xa xỉ, nhưng hai vị thúc thúc lại thấy bấy nhiêu đó chẳng là gì cả.

Thôi vậy, bán nốt tài sản và đồ đạc của phủ Công chúa cũ đi, xử lý xong thì bù cho Thiệu Phong họ.

Sau này Vô Ưu và Cảnh Minh một đứa lấy phu quân một đứa cưới thê tử không thể không làm phiền các thúc thúc, không thể để họ tốn kém quá nhiều.

Khi Thiệu Đường còn sống, ta chưa từng quản lý cơ nghiệp, giờ đây ta cảm thấy những việc này cũng rất thú vị.

Vô Ưu đã lớn khôn, tiện thể dạy con bé một chút, qua vài năm nữa sẽ phải gả đi rồi.

Ta lén lút nhờ Hoắc Tu Nghi và Tào Tuyết Lan giúp ta nhìn ngó xung quanh. Hai người họ là Vương phi, ai mà chẳng nể mặt ba phần.

Kết quả hai người họ cười nhạo ta quá gấp gáp, ta nói với họ, rể tốt không dễ tìm, đâu phải ai cũng may mắn như hai người.

Kết quả họ nói đều là hôn nhân mù, mèo mù vớ cá rán. Nói xong chúng ta cười rộ lên.

Cuộc sống vốn rất tốt đẹp, đáng tiếc biến cố đến quá nhanh.

Chiều hôm đó, ta uể oải nửa mê nửa tỉnh. Ta không biết rằng lúc này đang có một cỗ xe ngựa đang điên cuồng chạy về phía Nam Ẩn Viên.

Nam Ẩn Viên vốn ở ngoại thành, hiện giờ người ở cố đô đều đang bận rộn ở tân kinh, nơi này của ta vắng tanh vắng ngắt, xung quanh không một bóng người.

Nữ nhân trên xe là Tiết Nguyệt Hoa, nàng tóc tai rối bù, trong lòng còn ôm một chiếc hộp.

Nàng đã là Thái tử phi rồi vậy mà lại để bản thân chật vật như thế.

Phía sau xe ngựa có quân đuổi theo, truy đuổi rất gấp, càng lúc càng gần nhưng xe ngựa cũng càng lúc càng gần Nam Ẩn Viên.

Thị vệ ở cổng nghe thấy tiếng ồn ào kỳ lạ từ xa, phát hiện có điều bất thường nên vội vàng sai người thông báo cho ta.

Lúc này, xe ngựa dừng lại trước cổng Nam Ẩn Viên, Tiết Nguyệt Hoa nhảy xuống xe điên cuồng hét lớn đòi gặp ta.

Quân lính đuổi theo đã đến gần, trong khi các thị vệ thấy dáng vẻ điên loạn của nàng nên không dám tự ý mở cổng.

Lúc này ta đang chạy hết tốc lực ra cổng lớn, vừa chạy vừa ra lệnh mở cổng ngay.

Cổng mở ra, ta nhìn thấy Tiết Nguyệt Hoa đang đứng ở cổng, nàng giơ cao một chiếc hộp, trông rất quen mắt.

Quân lính đuổi theo phía sau bắn tên về phía nàng, tuy không bắn trúng nhưng có vẻ như bọn chúng đang cảnh cáo.

Tiết Nguyệt Hoa hoàn toàn không để ý. Nàng ném chiếc hộp về phía ta, bởi vì cách quá xa nên ta không đón được, chiếc hộp rơi xuống đất, vật bên trong rơi ra ngoài.

Thật không ngờ đó lại là một miếng ngọc song ngư bỉ mục.

Ta chợt nhớ ra, đây không phải là chiếc hộp mà tiểu hoàng đế nhờ ta giao cho Nghiêm Uyển Xu sao?

Tiết Nguyệt Hoa thấy ta nhìn thấy miếng ngọc bội thì ngồi phịch xuống đất rồi cười to lên, tiếng cười đến mức đáng sợ.

Quân lính đuổi theo phía sau bắt giữ Tiết Nguyệt Hoa, bọn họ định nhanh chóng rút lui.

Ta vội vàng ngăn họ lại.

Một người dẫn đầu trong đám quân đuổi theo bước ra nói: "Vệ Quốc phu nhân xin hãy quay về, đừng cản trở chúng thần thi hành công vụ."

Tiết Nguyệt Hoa hét lớn: "Bắt ta về đi, dù sao ta cũng đã giao được món đồ đó rồi."

Người dẫn đầu thay đổi sắc mặt, hắn ta nói với ta: "Mong phu nhân cũng giao vật phẩm cho thần."

Tuy không hiểu chuyện gì nhưng ta vẫn ra lệnh cho người thu dọn chiếc hộp mang lại.

Nhưng khi sắp giao cho đối phương, ta chợt nhớ ra.

Miếng ngọc này, chẳng phải là miếng ngọc bội ta đeo trên người trước khi rơi xuống cầu tre ở hồ Bích Ba sao?

Ta ôm chặt chiếc hộp vào lòng, vị thủ lĩnh kia rất sốt ruột nhưng không dám xúc phạm ta.

Ta nói với hắn ta: "Ta sẽ tạm giữ đồ vật này, ngươi về báo cáo đi. Cứ báo lại Vệ Quốc phu nhân nói rằng đây là một món đồ cũ không đáng giá, cần gì phải huy động nhiều người như vậy."

Hắn ta im lặng một lúc, đành phải dẫn Tiết Nguyệt Hoa rời đi.

Tiết Nguyệt Hoa quay đầu nhìn ta một cái, trên mặt nàng nở nụ cười quái dị. 

Bình Luận (0)
Comment