Cực Võ

Chương 548

Long thân là đế vị cao thủ hắn đương nhiên có tự tin có cao ngạo của chính mình, Tam Đại Thiên của Thiên Trúc chưa bao giờ là thiếu tự tin cả, cũng chưa bao giờ là kẻ yếu.

Long đứng đó một mặt nhìn Đông Phương cô nương đồng thời thể nội của hắn xuất hiện một loại tường khí mơ hồ, hư ảnh thanh long bị đánh nát đầu cũng đã hoàn toàn hồi phục lại.

Long đương nhiên cũng không quá am hiểu cầm kỹ nhưng hắn rõ ràng cao thủ cầm kỹ khó chơi đến mức nào, không phải ngẫu nhiên tại Bà La Môn vẫn luôn tồn tại hai chức vị nhạc sư, hai người Kiền Thác Bà cùng Khẩn Na La.

Bao đời này trong Bà La Môn đều có một loại quy luật, Tam Đại Thiên của Bà La Môn thì một người xuất thân là Long, một người xuất thân là Thiên còn một người xuất thân là Phượng.

Cái xuất thân ‘Phượng’ này để dành đặc tả nữ tử, bao đời này Bà La Môn đều có một vị nữ tử đột phá đế vị hơn nữa nữ tử này đều dùng cầm đạo đột phá đế vị, nàng hoặc là từ Khẩn Na La đời trước hoặc Kiền Thác Bà đời trước mà đăng lâm thần vị trở thành một trong Tam Đại Thiên.

Trước phải nói một chút về quy chế Bà La Môn.

Tại Bà La Môn phân chia bát đại hộ pháp tuy nhiên bát đại hộ pháp lại chia làm tam bộ.

Đầu tiên là Long bộ, Long bộ bên dưới là Ca Lâu La cùng Ma Hầu La Gia cũng là nói Ca Lâu La cùng Ma Hầu La Gia trực tiếp chịu sự điều hành của Long bộ.

Ca Lâu La cùng Ma Hầu La Gia nhất định phải có một trận chiến, người thắng cuối cùng trong cả hai sẽ được tiến vào Long bộ, từ bỏ mọi loại chức quyền chuyên tâm tu luyện, khi đó bọn họ đổi xưng hiệu làm Long Vương, Long Vương có thể coi là một trong Tam Đại Thiên tương lai, dĩ nhiên nếu Long Vương không thể đột phá đế vị liền sẽ chết già tại ngôi vị này thậm chí bị Long Vương tương lai giết chết cũng không phải vấn đề gì không thể xảy ra.

Hai vị hộ pháp người thắng trở thành Long Vương người thua liền ở nguyên vị trí của mình đồng thời sẽ khuyết ra một vị trí hộ pháp, khi đó lại là một loạt trận chiến tranh đoạt ngôi vị hộ pháp của các trưởng lão bên trong Bà La Môn.

Bộ thứ hai là Thiên bộ, Thiên bộ bên dưới là Dạ Xoa cùng Atula, đương nhiên cũng giống Long bộ thì Dạ Xoa cùng Atula nhất định phải có một trận chiến chọn ra Thiên Vương thế hệ này.

Bộ thứ ba gọi là Phượng bộ tuy nhiên Phượng bộ cũng không có Phượng Vương gì gì đó, tại Thiên Trúc vẫn mang theo ánh mắt trọng nam khinh nữ rất nặng, nặng gấp vài lần so với trung nguyên, nữ nhân vĩnh viễn không được phong vương.

Phượng bộ chung quy nắm trong tay nữ nhân duy nhất trực thuộc Tam Đại Thiên, về phần phía dưới Phượng bộ đương nhiên là Khẩn Na La cùng Kiền Thác Bà bất quá hai người ai có thể trở thành Tam Đại Thiên đời sau liền có chút đặc biệt.

Khẩn Na La cùng Kiền Thác Bà muốn trở thành Tam Đại Thiên đời tiếp theo, trở thành nữ đế đời tiếp theo độ khó cực kỳ dọa người, yêu cầu duy nhất là có thể giết chết nữ đế đời này.

Bọn họ sẽ cùng với nữ đế đời này tham dự một trò chơi tử vong, ai có thể đi ra khỏi cái trò chơi này liền trở thành nữ đế của Bà La Môn thế hệ tiếp theo.

Long thân là một trong Tam Đại Thiên hắn biết rất rõ cái trò chơi kia ra sao, hơn nữa bao nhiêu năm làm bạn cùng vị nữ đế kia, Long quá hiểu tất cả những biến hóa của cầm đạo, quá hiểu thủ đoạn công kích của thứ này.

Một ngũ tuyệt đỉnh phong bình thường thậm chí chỉ là ngũ tuyệt hậu kỳ cao thủ bất quá nếu cầm đạo có thể thông thần vậy liền đủ sức cùng đế vị chiến đấu.

Cầm đạo là một cái thủ đoạn cực kỳ bá đạo tại thế giới này, nó bá đạo đến mức trên lý thuyết chỉ cần cầm đạo thông thần thì phàm nhân cũng có thể chiến với đế vị, là loại chức nghiệp duy nhất trên thế gian có thể dùng ‘trình độ’ đến so với võ công.

Long quá hiểu rõ cầm đạo vì hiểu rõ nên hắn căn bản không sợ âm ba công kích của nữ nhân trước mặt, chỉ cần cầm đạo của nàng chưa thông thần, Long có thể bỏ qua toàn bộ công kích của nàng.

Về phần cầm đạo thông thần?, nói không phải khinh người nhưng Long cảm thấy toàn bộ trung nguyên căn bản không có ai đạt đến trình độ này, đến cả vị nữ đế trong Tam Đại Thiên cũng phải sử dụng bí pháp bản giáo mới đủ sức thông thần, dạng người như nữ tử trước mặt sao có thể?.

_ _ _ _ __ _ _ _

Đông Phương cô nương cũng không biết Long đang nghĩ gì, nàng im lặng làm việc của mình.

Tiếng đàn của nàng vang lên đồng thời một loại khí tức thanh xuân lại bắt đầu bao phủ toàn bộ mảnh không gian này.

Một khúc nhạc này nàng không sử dụng nội lực của Quỳ Hoa Bảo Điển, nàng sử dụng Trường Sinh Quyết.

Khúc nhạc này vừa vang lên, ở bên cạnh Ngô Ứng Hùng, Gia Minh vốn chưa xen vào một câu ánh mắt không khỏi từ từ co lại, sau đó thấp giọng nói.

“Hồ Gia Thập Bát Phách? “.

Gia Minh đương nhiên là Mộ Dung Phục, Mộ Dung Phục tài học tại thế giới này không cần phải nói, hắn càng sẽ không nhận nhầm.

Long ở một bên cũng nghe thấy Mộ Dung Phục nói gì, trong mắt không khỏi lộ ra vẻ hiếu kỳ.

Hồ Gia Thập Bát Phách được gọi là thiên hạ thập đại danh khúc.

Thập đại danh khúc cực kỳ cường đại nhưng mà cũng cực kỳ quý hiếm, đối với cầm đạo thì không khác gì tuyệt thế võ công của võ học giới cả bất quá thập đại danh khúc chung quy là của người xưa, đã là vật của người xưa liền không thể sinh ra ‘thần’ thuộc về mình, căn bản không thể một khúc thông thần.

Đã không thể thông thần, Long càng thêm yên tâm không sợ nhưng vào lúc này cả hắn cùng Mộ Dung Phục dần dần cảm thấy mơ hồ không đúng.

Nói thật thập đại danh khúc trong thiên hạ cực kỳ hiếm có nhưng không phải không ai nghe được, ít nhất Mộ Dung Phục vừa nghe cũng nhận ra tuy nhiên thập đại khúc phổ thần kỳ ở chỗ ngoại trừ cẩm phổ ở bên ngoài nó còn có một âm phổ.

Âm phổ tồn tại mới khiến thập đại danh khúc trở thành tuyệt thế võ học trong cầm sư giới, nếu chỉ có cầm phổ thì đây sẽ là một khúc nhạc hay nhưng nếu nắm giữ âm phổ thì đây sẽ là một khúc nhạc đáng sợ.

Âm phổ là thứ quý giá nhất bên trong thập đại danh khúc, Mộ Dung Phục cũng không ngờ Đông Phương cô nương lại nắm giữ âm phổ của Hồ Gia Thập Bát Phách.

Hắn có thể nhận ra Hồ Gia Thập Bát Phách nhưng nào biết loại khúc phổ này khi kết hợp với âm phổ thì mạnh mẽ ra sao?, đương nhiên hắn rất nhanh sẽ được biết.

_ _ _ __ _ _ _

Tiếng đàn deo dắt, tiếng đàn buồn vô cùng, tiếng đàn cho người ta một loại cảm giác của hồi ức, của ly biệt, của nỗi nhớ thương da diết.

Một bên là trời một bên là đất, chỉ có thể hướng về nhau mãi mãi không có ngày gặp mặt, thiên nam địa bắc xa xôi khôn cùng, cách tựa ngàn thu.

Tiếng đàn này không phải là ly biệt, tiếng đàn này là nhung nhớ, là nuối tiếc, là một loại hồi ức.

Mộ Dung Phục càng nghe càng kinh dị, hắn gần như không thể tự khống chế bản thân, thân hình cứ đứng như bị định thân, ánh mắt như dại ra.

Trong khoảnh khắc Mộ Dung Phục nhớ rất nhiều thứ, những hồi ức từ thuở bé thơ, những hồi ức khi còn ở bên phụ thân.

Hồi ức có thể vui có thể buồn, có thể đắng cay ngọt bùi nhưng hồi ức mang theo một loại lực lượng, một loại lực lượng không thể xóa nhòa trong tâm mỗi người.

Thả hồn theo gió, mang bản thân về lại những năm tháng xa xưa, nhìn lại những tiếc nuối một đời, nhìn lại những ký ức không thể chạm tới, về một miền đất đã lìa xa.

Đây là khúc thứ năm trong Hồ Gia Thập Bát Phách là khúc nhạc của hồi ức, của ly biệt, của nhung nhớ.

Tiếp theo mười ngón tay Đông Phương cô nương đè dây đàn xuống, tiếng đàn lập tức biến tấu.

Tiếng đàn như cao hơn, như xa hơn, tiếng đàn như hướng tới tận trời, hướng tới tận thiên không.

Tiếng đàn ai oán mà bất lực, tiếng đàn thậm chí tuyệt vọng, yếu đuối vô cùng.

Âm thanh như được mài dũa đến tận cùng chỉ còn lại rung động, âm thanh như muốn hỏi trời cao, âm thanh như muốn xuyên qua chín tầng trời, muốn đưa nỗi ai oán của chính mình đến ông trời cao cao tại thượng kia.

Khúc thứ chín trong Hồ Gia Thập Bát Phách, tiếng đàn ai oán mà bất lực, hoài niệm, tiếc thương mà cam chịu.

Mộ Dung Phục lúc này cả người run lên, từng hình ảnh trong đầu lại biến tấu, gia tộc không còn ai cả, phụ thân cũng chẳng còn, phụ thân rời đi để lại một đám hổ đốn, để lại một gia tộc nội chiến tranh quyền đoạt vị, để lại một thiếu niên mới 12 tuổi, để lại một thân ảnh gầy gò như muốn gánh lấy cả Mộ Dung Gia.

Mộ Dung Phục đã tuyệt không thể thoát ra, hắn như bước vào mê cung của chính mình.

Ngay lúc này một tiếng long ngâm kinh khủng vang lên, Long lúc này thậm chí hai mắt huyết hồng, hắn căn bản không thể để cho nữ nhân trước mặt tiếp tục đánh đàn, hắn nghe không nổi một bản nhạc này.

Hồ Gia Thập Bát Phách có tổng cộng 18 phách, Long lần đầu tiên cảm thấy nếu hắn nghe đủ hết 18 phách thậm chí bị nữ nhân kia dẫn xuống hoàng tuyền cũng không biết chừng.

Trên đời này người có thể nghe đủ 18 phách đúng là cũng không nhiều.

Đông Phương cô nương ánh mắt nhíu thật chặt, hai hàng lông mày cong lại, nàng vẫn tiếp tục dùng mười đầu ngón tay đè xuống dây đàn, tiếng đàn càng ngày càng nhanh.

Hồ Gia Thập Bát Phách, phách thứ 17.

Tiếng đàn như bi như hoan, nửa buồn nửa vui.

Tiếng đàn như nhanh như chậm, chợt xa chợt gần, tưởng như vang lên bên tai lúc lại xa tới tận cửu thiên thập địa.

Tiếng đàn cực kỳ mâu thuẫn, tiếng đàn mang theo sự do dự, là một loại ức chế nội tâm.

Là vui hay là buồn?, là tiến lên hay lùi lại?, tiếp tục hướng về hay từ bỏ?.

Âm thanh dây đàn càng ngày càng nhanh, thậm chí trên đầu ngón tay của Đông Phương cô nương chẳng biết từ bao giờ đã chảy xuống từng tia máu đào.

Tiếng đàn này cho người ta một loại cảm giác không thể diễn tả bằng lời, như một loại đánh đổi, một loại mất mát, một loại không toàn vẹn thậm chí là một loại hy sinh.

Dưới tiếng đàn này Mộ Dung Phục triệt để gục cả người xuống, hai chân như nhũn ra thậm chí từ hai mắt hắn đổ lệ.

Vì sao hắn khóc?, không ai biết.

Không chỉ Mộ Dung Phục khóc, Ngô Ứng Hùng cũng khóc, Mạc Ly cùng Thanh Thanh hai mắt đều đẫm lệ, ánh mắt của cả hai như mất đi tiêu cự, như trở về thời gian xa xôi vô bì, như nhìn thấy cảnh tượng cả hai đều không bao giờ muốn nhớ lại.

Ở đây chỉ có Long, hắn cắn nát đầu lưỡi phun ra một ngụm tiên huyết, bàn tay đưa ra như muốn nắm lấy cả hư không, hét lên một tiếng.

“Yêu nữ, chết”.

Hắn gầm lên, long thủ mở ra cũng là lúc Đông Phương cô nương hai tay đẩy cây huyền cầm của mình ra, cây đàn báu cứ như vậy bị Long đánh nổ.

Kẻ này là đế vị, hắn gọi mình là Long tức Long Đế.

Nàng chưa bao giờ tin tưởng Long Đế sẽ để cho mình đàn đủ 18 phách trừ khi chính Long Đế muốn thử cảm giác dạo bước sinh tử huyền môn.

Nàng cũng chưa bao giờ muốn đánh đủ 18 phách, đừng nói là người nghe cho dù người tấu cũng chịu không nổi.

Nàng là đợi, đợi Long Đế phun ra một ngụm tiên huyết này, khí huyết có tổn thương vậy liền có thể đánh.

Đảy ra cây huyền cầm, tóc đen tung bay thân thể xoay tròn, chân đẹp đạp vào hư không, làn váy màu đỏ nhẹ rung động, từ trên người nàng vô số sợi tơ đỏ phóng ra, ánh mắt nàng rốt cuộc hoàn toàn bị thay bằng sát khí.

Sau lưng nàng một đôi thân ảnh hư ảo như quỷ mị hiện lên, nàng vận lên Mị Ảnh Thân Pháp.

Tiên Thiên Quỳ Hoa Bảo Điển toàn bộ triển khai... bất quá gọi như vậy cũng không hẳn là đúng, Quỳ Hoa Bảo Điển của nàng là Quỳ Hoa Bảo Điển đặc dị nhất thiên hạ này, nó có tên riêng.

Nó gọi là Luân Hồi Bảo Điển, là khúc Bỉ Ngạn Bi Ca thuộc về chính nàng.

...........

Ai có lòng tốt đi qua để lại vài viên châu ạ (づ ̄ ³ ̄)づ(づ ̄ ³ ̄)づ

Commend càng nhiều, tác giả càng có hứng viết truyện.

Cầu đại gia tặng kim nguyên đậu cùng nguyệt phiếu, hứa sẽ ngoan.
Bình Luận (0)
Comment