Cuộc Săn Cừu Hoang

Chương 22

Tôi tỉnh dậy lúc chín giờ trên chiếc giường trống trải. Không giấy nhắn. Chỉ có khăn mùi xoa và chiếc quần lót của cô đang phơi khô trên chậu rửa. Có lẽ là đi ra ngoài ăn, tôi đoán vậy, sau đó là về nhà cô. Tôi lấy nước cam ép từ trong tủ lạnh ra và bỏ bánh mì đã để ba ngày vào lò nướng. Bánh mì có vị như vữa tường.

Qua cửa sổ nhà bếp tôi có thể trông thấy cây trúc quỳ của người hàng xóm. Xa xa, ai đó đang tập đàn. Âm thanh nghe cứ như đi ngược chiều thang cuốn. Trên cột điện thoại, ba con bồ câu béo quay gù gù một cách đầy lơ đễnh. Nhất định trong đầu chúng phải đang diễn ra một điều gì đó khiến chúng cứ kêu liên tục như vậy, có thể bị đau vì chai ở chân, ai mà biết được? Theo quan điểm của bồ câu, có lẽ chính tôi mới là kẻ trông lơ đễnh. Trong lúc tôi tọng miếng bánh mì nướng thứ hai xuống thực quản, mấy con bồ câu biến mất, chỉ để lại cột điện thoại và cây trúc quỳ. Đó là vào sáng Chủ Nhật. Mục cuối tuần của báo gồm có một bức ảnh màu hình con ngựa nhảy qua hàng rào. Ngồi dạng chân trên lưng ngựa là một người có nước da ốm yếu, đội mũ đen, đang ném một cái nhìn đe dọa vào trang báo kế bên, nơi đăng tải một bản miêu tả dài dòng về những thứ nên làm và không nên làm khi trồng hoa lan. Có hàng trăm loài lan, mỗi loài có cả lịch sử riêng. Có người trong hoàng tộc đã chết vì lan. Ở lan toát ra một vẻ chết chóc không thể miêu tả bằng lời. Và bài báo cứ tiếp tục như thế. Về đủ thứ, triết học và số phận.

Giờ khi tôi đã quyết định lên đường đi tìm con cừu, tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng và háo hức lên đường. Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy như vậy từ khi tôi bước qua ranh giới rộng lớn ngăn cách với tuổi hai mươi. Tôi xếp bát đĩa vào chậu rửa, èo ăn bữa sáng, rồi quay số của người đàn ông mặc lê đen. Sau sáu hồi chuông, ông ta nhấc máy.

"Tôi hy vọng là tôi không đành thức ông," tôi nói.

"Không vấn đề gì. Tôi dậy khá sớm," ông ta nói. "Chuyện gì vậy?"

"Ông đọc tờ báo nào?"

"Tám tờ báo, toàn quốc lẫn địa phương. Nhưng mà báo địa phương phải đến tối mới có."

"Và ông đọc hết các bào a?"

"Đó là một phần công việc của tôi," người đàn ông nói một cách kiên nhẫn. "Tờ nào kia?"

"Ông có đọc bào Chủ nhật không?"

"Nếu cần thiết, có," ông ta nói.

"Ông có thấy bức ảnh con ngựa trong mục cuối tuần không?"

"Có, tôi thấy bức ảnh ngựa," người đàn ông nói.

"Có vẻ như con ngựa và người cưỡi ngựa đang suy nghĩ về hai điều hoàn toàn khác nhau thì phải?"

Qua ống nghe, một sự yên lặng len lỏi vào trong căn phòng. Không nghe thấy cả đến một hơi thở. Đó là thứ yên lặng đến mức làm đau tai người ta.

"Cậu gọi cho tôi về chuyện này phải không?" người đàn ông hỏi.

"Không, chỉ là chuyện phiếm thôi. Một chủ đề trao đổi nho nhỏ thì không sao cả, phải không?"

"Chúng ta có những vấn đề trao đổi khác. Chẳng hạn như, cừu." Ông ta hắng giọng. "Xin lỗi cậu, nhưng tôi không có thời gian rảnh rỗi như cậu. Cậu có thể tiến hành nhiệm vụ của cậu càng nhanh càng tốt được chứ?"

"Đó chính là vấn đề," tôi nói. "Nói một cách đơn giản, kể từ ngày mai tôi sẽ nghĩ đến chuyện lên đường đi tìm con cừu ấy. Tôi đã suy nghĩ nhiều về chuyện này, nhưng cuối cùng thì tôi đã quyết định như thế. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể làm việc đó theo tiến độ của chính mình. Khi tôi nói, tôi sẽ nói theo cách tôi muốn. Ý tôi là tôi có quyền nói chuyện phiếm nếu tôi muốn. Tôi không muốn nhất cử nhất động của tôi đều bị theo dõi và tôi không muốn bị những người không danh tính điều khiển. Thế đấy, tôi đã nói xong phần của mình."

"Cậu rõ ràng là không biết vị trí của mình."

"Ông cũng không biết vị trí của mình. Giờ thì ông nghe đây, đêm qua tôi đã suy nghĩ kỹ. Và tôi chợt nhận ra. Tôi có thứ gì đâu mà cảm thấy bị đe dọa? Gần như là không có thứ gì cả. Tôi chia tay với vợ, tôi định bỏ việc vào ngày hôm nay, căn hộ của tôi là đi thuê, và tôi không có đồ đạc gì đáng giá để mà phải lo lắng. Còn về mặt tài sản, tôi có lẽ có hai triệu yên tiền tiết kiệm, một cái ô tô cũ và một con mèo già. Quần áo của tôi tất cả đều lỗi mốt, còn đĩa nhạc của tôi đều tự xửa xưa. Tôi chẳng tạo dựng tên tuổi gì ình, không được xã hội tín nhiệm, không hấp dẫn, không tài năng. Tôi cũng không còn trẻ nữa, và tôi luôn nói ra những điều ngốc nghếch mà sau đó tôi thường lấy làm hối hận. Tóm lại, mượn lời của ông, tôi là một kế toán hoàn toàn tầm thường. Tôi có gì để mất đâu? Nếu ông có thể nghĩ ra tôi có gì thì nhớ cho tôi hay nhé?"

Một sự yên lặng ngắn ngủi đến ngay sau đó. Trong lúc ngắt quãng ấy, tôi nhặt mấy sợi xơ vải từ một chiếc cúc áo sơ mi và dùng bút bi vẽ mười ba ngôi sao trên một cuốn sổ ghi nhớ.

"Ai cũng có một điều gì đó mà họ không muốn mất," người đàn ông bắt đầu. "Kể cả chính cậu. Và chúng tôi là những người chuyện nghiệp trong việc tìm ra thứ đó. Con người chắc chắn phải có một trung điểm giữa khát vọng và lòng tự hào. Giống như tất cả sự vật đều phải có trung tâm của trọng lực. Đây là điểm mà chúng tôi có thể chỉ ra. Chỉ khi điều đó mất đi người ta mới nhận ra nó tồn tại." Ngừng lại. "Nhưng tôi lại cầm đèn chạy trước ô tô mất rồi. Tất cả điều này sẽ tới sau. Hiện tại, hãy cho phép tôi nói rằng tôi không phải không hiểu những gì cậu nói. Tôi sẽ xem xét đòi hỏi của cậu. Cậu có thể làm những gì cậu muốn. Trong vòng một tháng, đã rõ chưa?"

"Rõ," tôi nói.

"Vậy thì, tạm biệt," người đàn ông nói.

Nói đoạn, điện thoại dập xuống đánh cách một tiếng. Nó để lại một dư vị đắng ngắt, cái tiếng cách nơi ống nghe ấy. Để loại bỏ dư vị đắng ấy, tôi chống đẩy ba mươi lần và tập bụng hai mươi lần, rửa bát đĩa đã dồn lại ba ngày. Mấy việc đó hầu như đem cho tôi cảm giác vui vẻ trở lại. Xét cho cùng thì hôm nay là một ngày Chủ nhật tháng Chín dễ chịu. Mùa hè đã nhạt dần thành một ký ức xa xôi hầu như không thể gợi lại được nữa.

Tôi mặc một chiếc áo sơ mi sạch. Một chiếc quần Levi"s không có vết nước sốt cà chua, đi một đôi tất tương xứng. Tôi chải đầu. Mặc dù vậy, tôi không thể nào có lại cái cảm giác tôi từng có vào mỗi sáng Chủ nhật khi tôi mười bảy tuổi. Vậy thì điều gì là mới đây? Có lẽ tôi mang dấu ấn của năm tháng mất rồi.

Sau đó tôi lái chiếc xe hiệu Volkswagen gần như một đống phế liệu ra khỏi bãi đậu xe của khu chung cư, đi tới siêu thị mua một tá thức ăn đóng hộp èo, một gói cát để mèo đi vệ sinh, một bộ dao cạo râu du lịch và quần lót. Tại hiệu bánh, tôi ngồi bên quầy vừa ăn một chiếc bánh vòng vị quế vừa uống thứ cà phê vô vị. Bức tường ngay trước quầy bánh là một tấm gương, cho phép tôi diện kiến toàn bộ dung nhan của chính mình. Tôi ngồi đó ngắm nhìn khuôn mặt mình, nửa chiếc bánh ăn dở vẫn còn trên tay. Điều đó làm tôi tự hỏi không biết người khác nhìn tôi như thế nào. Tất nhiên, tôi không có cách nào biết được. Tôi ăn hết chiếc bánh rồi đi.

Có một đại lý du lịch gần nhà ga, tôi đặt hai vé máy bay tới Sapporo ngày hôm sau ở đó. Rồi tôi đi đến dãy cửa hàng trong sân ga để mua một chiếc túi đeo vai bằng vải bạt và một chiếc mũ đi mưa. Cứ mỗi lần như thế tôi lại móc ra một tờ mười ngàn yên từ cuộn tiền trong túi. Cuộn tiền không cho thấy có dấu hiệu vơi đi cho dù tôi có tiêu bao nhiêu tờ. Chỉ có tôi là có biểu hiện mệt mỏi. Có loại tiền như thế trên thế gian này. Nó trêu người khiến người ta phải có nó, nó khiến người ta khổ sở khi tiêu nó, và người ta căm ghét chính mình, người ta cảm thấy muốn tiêu tiền. Trừ phi không còn tiền để mà tiêu. Và không hy vọng.

Tôi nghồi xuống một chiếc ghế băng trước sân ga và hút hai điếu thuốc, quyết định không nghĩ tới tiền nữa. Khu buôn bán nơi sân ga đầy các gia đình và các cặp nam thanh nữ tú đi chơi sáng Chủ nhật. Hững hờ quan sát tất cả, tôi nghĩ về lời nhận xét của vợ cũ lúc chia tay, rằng lẽ ra chúng tôi nên có con. Chắc chắn ở tuổi tôi có con không phải là điều phi lý, nhưng cái thằng tôi làm bố ư? Trời ạ. Có đứa nhóc nào lại muốn một người bố như tôi?

Tôi hút thêm một điếu thuốc nữa trước khi len lỏi qua đám đông, mỗi tay quàng một túi xách, tới bãi đậu xe của siêu thị. Trong khi cho xe đi sửa, tôi nhảy vào hiệu sách mua ba cuốn sách bìa mềm. Thế là lại đi tong hai tờ mười ngàn yên nữa. Túi tôi đầy ắp tiền lẻ.

Khi về nhà, tôi đổ tất cả đám tiền lẻ vào một cái bát thủy tinh và vã nước lã lên mặt. Từ lúc tôi thức dậy đến giờ đã lâu lắm rồi, vậy mà khi tôi nhìn đồng hồ, vẫn chưa đến trưa.

Lúc ba giờ chiều, bạn gái tôi về. Cô mặc sơ mi kẻ ca rô, quần màu vàng mù tạt và đeo cặp kính râm đen kịt. Cô đeo trên vai một cái túi to bằng vải bạt giống như chiếc túi của tôi.

"Em đã chuẩn bị đồ đạc và sẵn sàng lên đường," cô nói, vỗ vỗ chiếc túi căng phồng. "Chuyến đi có lâu không anh?"

"Chắc sẽ lâu đấy."

Cô nằm dài trên cái sô pha cạnh cửa sổ, nhìn chăm chăm lên trần nhà trong khi vẫn đeo kính râm, hút một điếu thuốc lá đinh hương. Tôi lấy chiếc gạt tàn và đến ngồi bên cạnh cô. Tôi vuốt tóc cô. Con mèo xuất hiện và nhảy lên sô pha, đặt cằm và chân trước lên mắt cá chân của cô. Khi đã hút đủ, cô đặt phần còn lại của điếu thuốc lên môi tôi.

"Em có thích chuyến đi này không?" tôi hỏi.

"À há, rất thích. Đặc biệt vì em được đi cùng anh."

"Em biết không, nếu không thấy con cừu đó, chúng ta sẽ không còn chỗ nào để mà trở về đâu. Rốt cuộc chúng ta có thể sẽ đi lang thang suốt quãng đời còn lại đấy."

"Giống như bạn của anh ư?"

"Chắc vậy. Một mặt nào đó, tất cả chúng ta là những người cùng cảnh ngộ. Điều khác biệt duy nhất là anh ấy trốn thoát theo ý của mình còn anh thì bị đập qua đập lại."

Tôi đặt điếu thuốc lên gạt tàn. Con mèo nghển cổ ngáp dài, tồi lại trở về tư thế cũ.

"Anh đã xếp đồ xong chưa?" cô hỏi.

"Chưa, đã bắt đầu xếp đâu. Nhưng anh không có nhiều đồ để mà xếp. Vài bộ quần áo, xà phòng, khăn tắm. Em thật ra không cần đến cả cái túi đó đâu. Nếu cần thứ gì, đến đó em có thể mua. Mình có sẵn tiền mà."

"Em thích như vậy cơ," cô nói, lại nụ cười nhỏ nhẹ dễ thương. "Em không có cảm giác mình đang đi du lịch trừ phi kéo lê một cái túi to đùng."

"Em đang đùa đấy hả..."

Một tiếng chim kêu lanh lảnh lọt qua ô cửa sổ để mở, âm thanh mà tôi chưa bao giờ nghe trước đó. Một con chim mới của một mùa mới.

Một tia nắng chiều đậu lại trên má cô. Tôi uể oải ngắm một đám mây trắng di chuyển từ bên này thành cửa sổ sang bên kia. Chúng tôi cứ như vậy trong một lúc rất lâu.

"Có chuyện gì không anh?" cô hỏi.

"Anh không biết phải diễn đạt như thế nào, nhưng anh không thể nào nhận thức được rằng hiện tại này thật sự là hiện tại. Hoặc rằng anh chính là anh. Anh vẫn chưa hoàn toàn quen điều đó. Mà lúc nào cũng như thế. Phải rất lâu nữa anh mới quen được. Mười năm qua, cứ như thế suốt."

"Mười năm ư?"

"Chuyện chưa có hồi kết. Vậy đấy."

Cô cười rồi bế con mèo lên đặt xuống nền nhà. "Nào anh?"

Chúng tôi làm tình trên sô pha. Một chiếc sô pha cổ lỗ tôi mua tại cửa hiệu bán đồ cũ. Úp mặt lên đó là người ta có thể cảm nhận được mùi của lịch sử. Thân hình mềm mại của cô hòa quyện với cái mùi đó. Nhẹ nhàng và ấm áp như một kỷ niệm mơ hồ. Tôi đưa tay vuốt tóc cô qua một bên và hôn lên tai cô. Mặt đất rung chuyển. Kể từ lúc đó, thời gian bắt đầu chảy như một làn gió nhẹ bình yên.

Tôi cởi hết cúc áo cô và khum khum bàn tay che ngực cô trong khi thưởng ngoạn thân hình ấy.

"Giờ mới cảm thấy thật sự là mình đang sống," cô nói.

"Em ư?"

"Ừmm, thân thể em, toàn bộ bản thân em."

"Anh cũng thế," tôi nói. "Thật sự đang sống."

Yên tĩnh làm sao, tôi nghĩ. Không một tiếng động xung quanh. Trừ hai đứa tôi, mọi người có lẽ đã đi đâu đó ăn mừng ngày Chủ nhật đầu tiên của mùa thu.

"Anh biết không, em thích thế này lắm," cô thì thầm.

"Ừmm."

"Giống như mình đang đi picnic vậy, dễ chịu lắm."

"Picnic ư?"

"Vâng."

Tôi vòng tay quanh lưng cô và ôm chặt lấy cô. Rồi tôi lách qua đám tóc ngang mái của cô để hôn tai cô lần nữa.

"Mười năm ấy với anh dài lắm nhỉ?" cô hỏi, cúi xuống bên tai tôi.

"Khá dài," tôi nói. "Một quãng thời gian dài, thật dài. Dường như bất tận, anh chẳng hoàn tất được một cái gì."

Cô hơi nghển đầu khỏi tay dựa sô pha và mỉm cười. Một nụ cười tôi đã từng nhìn thấy ở đâu đó, nhưng dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể nào nhớ được ở đâu hoặc của ai. Đàn bà khi lõa thể giống nhau đến đáng sợ. Lúc nào cũng làm tôi phát hoảng.

"Mình đi tìm con cừu thôi," cô nói, mắt nhắm nghiền. "Một khi chúng mình đi tìm con cừu đó, mọi việc sẽ ổn thỏa thôi."

Tôi nhìn vào khuôn mặt cô một lúc, rồi nhìn trân trân vào đôi tai cô. Ánh chiều nhẹ nhàng bao bọc thân thể cô như thể trong một bức tranh tĩnh vật cũ.
Bình Luận (0)
Comment