Cuộc Sống Điền Văn Của Tình Nhi

Chương 11

Mùa đông phương Nam khi có mặt trời vẫn tương đối ấm áp, nhưng vừa đến ngày mưa dầm, khắp nơi đều lạnh lẽo, Tử Tình có nhiều chuyện phải làm, nhờ Thẩm thị chuẩn bị giỏ lửa (là giỏ trúc, trong có một lọ sành, bên trong để chút than củi, mặt trên có lưới sắt, mỗi người già ở phía nam đều có một cái để sưởi ấm), còn giúp hong khô quần áo mà Thẩm thị đã giặt, mà việc giặt quần áo cực kì khổ, rất lạnh, ra ngoài phải mang đôi giày thật dày, đây là đôi giày Tử Phúc mang chật, đi không vừa chân, lạch bà lạch bạch như chim cánh cụt, không ít lần suýt té ngã, trong lòng Tử Tình oán hận vô cùng, bởi vì mùa đông phía nam hay mưa, mà Tử Tình cũng không ít được mình té bao nhiêu lần rồi.

Nghe nói Tử Phúc có một đôi giày da con hoẵng, ngày mưa mang vào rất nhẹ nhàng, Tử Lộc nói là lão gia tử cho Tử Phúc, thấy Tử Phúc đến trường vào ngày mưa bất tiện, mà Tử Phúc từ nhỏ đã biểu hiện thông minh hiếu học, lấy được niềm vui của lão nhân gia, nên tặng hắn một đôi giày, mùa đông mặc vào cũng ấm áp. Chờ mình làm ra bạc, chuyện thứ nhất làm là mua một đôi giày gọn nhẹ, cho nên, liền sự nghiệp đi không bị ngã, Tử Tình muốn nhanh chóng tìm được biện pháp kiếm tiền.

Tử Tình đang phát sầu việc tìm biện pháp thì Tử Lộc đến, nói muốn đi chợ phiên, hai người lôi kéo Tử Phúc, ba huynh muội cùng đi, Tử Tình phát hiện có nhiều người bán hàng tết, các loại quả vỏ cứng ít nước, hoa, hạt dưa, táo, nhãn, đào, còn có thịt khô, vịt muối, gà muối, cùng với các loại món ăn thôn quê, nhưng không có lạp xưởng, chắc người nơi này còn chưa biết phương pháp xử lý ruột. Còn có người bán hoa vải, lụa màu, pháo, Tử Tình vẫn cảm thấy thiếu cái gì, dạo qua một vòng, thì ra không thấy bán câu đối, đèn lồng màu đỏ.

"Đại ca, sao không thấy bán câu đối?" Tử Tình hỏi.

"Nha đầu ngốc, người đọc sách đều thanh cao, các hiệu sách bỏ tiền mời người viết xong, sau đó mới bán, chúng ta ở trấn nhỏ, không có hiệu sách, muốn mua thì đến An Châu mua. Nếu không thì mời người đọc sách trong thôn viết, ngươi quên à, hàng năm cha đều giúp người khác viết không ít mà!" Tử Phúc nói.

Trong lòng Tử Tình bỗng có ý định: "Đại ca, ca có muốn giúp nhà mình kiếm chút tiền không." Anh mắt Tử Phúc sáng lên, tất nhiên là muốn.

Về nhà, Tử Tình chạy đến phòng Thẩm thị: "Nương có Tình nhi mượn một trăm văn tiền được không? Con cam đoan sẽ trả cho nương."

"Một trăm văn? Nhiều vậy, con muốn làm gì?"

"Nương cứ cho con mượn đi, ca ca nói muốn bán câu đối, nhưng không có tiền mua giấy đỏ, hắn không dám tới mượn nương."

"Khẳng định là con khuyến khích đại ca chứ gì, đại ca con viết câu đối được không đã?"

"Có phụ thân ở đây nữa mà, nương yên tâm, con bảo đảm sẽ trả lại cho nương."

"Nói không lại con mà, gọi đại ca con tới đây." Thẩm thị lấy một chuỗi tiền trong rương ra. Tử Tình nói nhỏ vài câu với Tử Phúc, rồi kéo hắn vào, Thẩm thị dặn dò, sau đó giao tiền cho Tử Phúc, Tử Tình kéo Tử Phúc đi thẳng đến tiểu tạp hoá gần đó.

"Tình Tình, sao muội lại lấy ca ca làm bia đỡ tên hả. Nhưng muội lại mượn được 100 văn tiền của nương, làm ta phải nhìn muội với cặp mắt khác xưa đấy." Tử Phúc nói

"Nương nể mặt huynh mới cho mượn đấy, với lại ta đã hứa với nương là sẽ trả tiền lại mà. Ca, ca nghĩ đi, ca nhanh viết câu đối đi, sắp đến tết rồi."

Hai người tới tạp hoá, Tử Tình mới biết được giá giấy ở cổ đại trang không rẻ chút nào, một tờ giấy đỏ lại mất hẳn mười văn tiền, tương đương với hai cân lúa, mà một tờ giấy chỉ viết được 2 câu đối mà thôi.

"Lão bản (ông chủ), có thể giảm chút không, ta mua nhiều lắm đấy." Tử Tình hỏi.

"Thật sự không thể giảm được, nhưng bên này có loại chỉ 5 văn 1 tờ, chỉ là có vài chỗ hơi rách, nhưng một tờ viết 2 câu đối vẫn được. Các ngươi nhìn xem rồi thương lượng."

Tử Tình cùng Tử Phúc mở tập giấy đỏ bị hỏng ra nhìn, vẫn viết được hai câu đối, còn không thì viết ra được vài chữ ‘phúc’, hai huynh muội chọn hai mươi tờ, Tử Tình lại kì kèo lão bản tặng hai bút lông hơi bị hỏng và một tờ giấy thường, rồi về nhà, đem mọi thứ bỏ vào phòng Tử Phúc, Tử Tình muốn lấy giấy, Tử Phúc lại không dám để nàng viết thử, sợ làm hỏng.

"Đại ca, ca đừng keo kiệt thế, lấy một tờ ra viết thử, nếu được thì ca viết luôn, tiết kiệm được mớ thời gian đó."

"Tiểu nha đầu, muội thông minh đó, ca ca nghe ngươi. Nhưng mà chúng ta viết cái gì đây?"

"Viết cái gì vui vẻ chút, nếu không biết thì ca đi hỏi cha, hoặc tìm trong sách có không?"

Tử Tình bắt đầu xem sách trên giá, lúc này có thể thoải mái đọc sách, dù sao mấy ngày nay Tử Phúc cũng dạy nàng hơn một trăm chữ, tuy rằng viết không được đẹp, cũng may Tử Tình không yêu cầu quá cao, một nha đầu ở nông thôn thì đừng làm tài nữ. Tử Tình tìm được một quyển 《Phong tục Đại Hạ》, Tử Tình mở ra, bên trong có câu đối, đố đèn, các tên núi lớn, thắng địa Phật giáo đạo giáo, thậm chí còn có đồ ăn các nơi, gieo trồng cây nông nghiệp. Tử Tình cảm thấy đây là một quyển sách rất hữu dụng.

Đang định viết thì Tăng Thụy Tường vào: "Nghe nương các con bảo hai đứa định bán câu đối, Phúc nhi, con cảm thấy chữ mình có thể viết câu đối không?"

Tử Phúc vừa nghe, vẻ mặt xấu hổ, Tử Tình vội vàng cướp lời: "Phụ thân, đại ca cũng không tính toán tự mình viết, đại ca đang bày giấy bút thôi ạ, chúng con chuẩn bị tốt rồi nhờ phụ thân viết. Con và đại ca, nhị ca phụ trách bán."

Có lẽ Tăng Thụy Tường cảm thấy trong nhà có nhiều nơi cần dùng tiền, nên rất vui khi các con biết chuyện, cho nên thống khoái, cầm lấy bút, Tử Tình thật may mắn khi phụ thân không phải là một người quá cổ hủ. Dưới sự trợ giúp của phụ thân, trước trời tối liền viết xong 28 câu đối, Tử Phúc đem chỗ giấy còn lại cắt thành hình thoi, viết chữ "Phúc" lên, số giấy hơi dài thì viết "Mở cửa đại cát ", "Lục súc thịnh vượng" (tức 6 con vật nuôi thân thiết ở nhà là ngựa, bò, dê, gà, chó, lợn )

.

Sau khi ăn xong điểm tâm, Tử Tình vội vàng lấy cái rổ bỏ câu đối vào, Tử Phúc cầm một bó rơm nhỏ, gọi Tử Lộc ra ngoài, đến chơ phiên tìm chỗ náo nhiệt nhất, Tử Phúc rải rơm, đắt câu đối lên, rất nhanh đã có người đến hỏi. Lúc trước Tăng Thụy Tường đã hỏi qua hiệu sách, câu đối đều bán mười văn tiền một bộ, bọn họ chỉ cần bán 8 văn hoặc 9 văn là được. Mọi người thấy ba tiểu hài tử bán câu đối, thấy mới mẻ nên bảy miệng tám lời nghị luận.
Bình Luận (0)
Comment