Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 214

Triệu Phương Viên đã lang thang trên núi cả nửa ngày, thỏa mãn nhưng vẫn chưa muốn rời, tâm trí cứ mãi lưu luyến.

Xuống núi rồi, thấy ngại ngùng, cô đành rúc vào phòng mình mà đóng cửa kín mít.

Nói thêm một chút, vì nhà thật sự không còn chỗ ở, Kiều Kiều phải sang ngủ với ông bà, còn Triệu Phương Viên chiếm lấy phòng của cậu ấy.

Lúc này, cô đang cắm đầu hoàn thành bản thiết kế, vài ngày nữa phải gấp rút đo đạc dữ liệu. Nếu tiếp tục kéo dài, thật sự không còn đủ không gian để ở!

Nhưng chuyến dạo núi cũng khiến Tống Đàm bừng tỉnh: Cả hai bên hàng rào bảo vệ đều nên trồng gì đó mới phải.

Kim anh tử thì không kịp mùa rồi, để sang năm cũng được. Năm nay có thể trồng vài loại rau quả khác, chăm sóc một chút là ổn.

Dù sao trong nhà cũng có vài “kho báu nhỏ” cứ chạy nhảy khắp núi đồi mỗi ngày, chẳng lo gì. (“kho báu nhỏ” ở đây là mấy chú c.h.ó Bảo Bảo đó mọi người ^^ - Lời Editor)

Nghĩ vậy, sau khi xuống núi, cô tìm Trương Yến Bình:

“Anh Yến Bình, nếu thật sự không tìm được giống kim anh tử, thì thôi vậy. Em đang tính trồng vài thứ khác.”

“Vậy em định trồng gì?”

Tống Đàm ngập ngừng: “Còn chưa nghĩ ra…”

Vì bên trong đã bị dây dưa hấu và cây đào chiếm hết chỗ, nên loại cần trồng tốt nhất là giống dây leo, tận dụng hàng rào mà phát triển.

Đúng lúc ông chú Bảy đi ngang, nghe vậy liền trầm ngâm một chút: “Đậu đũa, bí đỏ, trồng thứ nào cũng tốt cả.”

Trùng hợp thay, cả hai thứ đó Tống Đàm đều không thích ăn.

Huống chi, trước cửa nhà đã trồng mấy gốc bí đỏ, dưới ruộng cũng có khoảng hai phần đất đang gieo đậu đũa.

Ông chú Bảy cười: “Đừng nói con không thích ăn, trước kia ta cũng chẳng ưa gì.”

Không phải họ kén ăn, mà là do ký ức cũ quá khó chịu.

Đậu đũa chín đúng vào mùa hè nóng nực, làm một món thôi cũng mồ hôi nhễ nhại, nói gì đến việc chế biến thêm món mới.

Mà đúng lúc đó, trong vườn rau chỉ có đậu đũa chín rộ, như thể chẳng bao giờ ăn hết được.

Thế là sáng đậu đũa, trưa đậu đũa, tối cũng vẫn đậu đũa. Ngày nào cũng ăn như thế, ai mà chịu nổi?

Còn bí đỏ, lại càng không thích.

Hồi đó nhà nào cũng nghèo, đồ ăn chẳng có mà chọn lựa, bí đỏ càng không phải là loại hái non để xào. Họ chẳng nỡ dùng!

Vì sao? Bí đỏ già để lâu, to dài một đoạn, đem cho lợn ăn đỡ tốn bột cám và cám gạo.

Nếu để người ăn…

Vương Lệ Phân trước kia đặc biệt giỏi nấu cơm bí đỏ, nghe đâu là mẹo nhỏ tập được từ thời đói kém.



Một quả bí đỏ to, nấu ra một nồi cơm lớn, ăn không hết phải kéo dài thêm hai ngày.

Như thế thì ai chịu nổi chứ?

Vậy nên, khi nghe ông chú Bảy gợi ý, Tống Đàm trong lòng liền cảm thấy phản đối:

“Ông chú Bảy, đậu đũa nhà cháu đã trồng nửa thửa ruộng rồi, không cần trồng thêm nữa đâu. Còn bí đỏ… hay mình đổi sang trồng bí đao đi ạ?”

“Cũng được.”

Ông chú Bảy chẳng chấp nhất, gợi ý xong lại trở nên thoải mái: “Hoa bí đỏ, ngọn bí đỏ, bí non xào lên đều ngon! Đậu đũa thì làm dưa đậu chua, đậu khô, xào dưa chua với t.hịt băm, xào cơm, còn đậu khô đem hầm sườn hay t.hịt bò vào mùa đông… Cứ với chất lượng rau quả nhà cháu, đảm bảo không đủ hàng để bán đâu.”

“Bí đao (*) cũng tốt, quả to, xào thì ngon. Mà thái lát phơi khô để dành mùa đông nấu canh cũng ăn được lâu lắm. Nhưng một quả nặng mấy chục cân, muốn cho leo lên hàng rào thì sợ dây leo không chịu nổi sức nặng đâu…”

(*) Đay là loại bí đao khổng lồ của Trung Quốc nhé, không phải loại bí đao trái nhỏ như Việt Nam mình đâu – lời Ediotr.

Tống Đàm: …

Loại leo giàn năng suất cao, không lo gì cả…

“Trồng cà chua bi chẳng phải cũng rất ổn sao? Có thể ăn như trái cây nữa.”

Đất của cô, trồng gì cũng ngon, ông chú Bảy tất nhiên chẳng câu nệ, biểu cảm như thể: Cháu muốn trồng gì cũng được.

Nhưng chính thái độ dễ tính này của ông, lại khiến cô không thể ngăn mình nghĩ đến những món ngon mà ông vừa kể.

Cuối cùng, Tống Đàm quyết định, sắp xếp lại toàn bộ ranh giới vườn, sau đó thì cùng Trương Yến Bình thảo luận cẩn thận, lên kế hoạch trồng một loạt nông sản.

Người trưởng thành ai lại chỉ chọn một?

Tất nhiên là muốn hết!

Dù gì đất rộng, mương máng đã đào xong, chia một phần để trồng vài loại rau nhà chưa có, phần còn lại thì trồng mấy loại cho năng suất cao, năm nay trước tiên phải kiếm tiền cái đã.

Bởi vì, xây nhà còn phải gom thêm mấy chục vạn nữa cơ!

Nhưng thời điểm này mà gieo hạt thì hơi muộn rồi, vì vậy cô không chần chừ, lập tức gọi cho nhà bán giống dưa hấu trước đó:

“Chú, chú biết nhà nào bán cây giống nhiều loại, chất lượng tốt không?”

Cô cần một số lượng không nhỏ, mấy nhà khác trong làng không gom nổi đâu.

Qua điện thoại, giọng chú kia vang lên hớn hở: “Cây giống? Nhà chú có đấy! Muốn gì cứ đến mà chọn!”

Dưa hấu đâu phải bán từ đầu năm đến cuối năm được.

Chú kia nhiệt tình vô cùng: “Nhà chú còn hai nhà lưới trồng đầy sen đá nữa, mấy cô gái trẻ thích lắm! Có muốn đến chọn vài chậu không?”

Tống Đàm: …



“Sen đá thì thôi ạ.” Cô từ chối khéo: “Giờ cháu chỉ muốn thứ gì vừa ăn được vừa bán được thôi.”

“Ấy,” chú kia không vui: “Sen đá tuy không ăn được, nhưng trồng đẹp, một chậu to cũng đắt lắm đấy! Như chú này, có một chậu to tướng, cuối năm bán được năm trăm tệ, không tệ đâu!”

Chú cố gắng chào hàng, vì sen đá giá cao hơn cây giống rau nhiều.

Tống Đàm bật cười, tung đòn chí mạng: “Cháu không có tiền, chú ạ.”

Đầu dây bên kia lập tức im bặt.

Một lát sau, lại vang lên tiếng cười ha hả:

“Cháu làm chủ mà bảo không có tiền à, khéo quá!”

Chú làm ra vẻ nhìn thấu tất cả, nhưng không nhắc đến sen đá nữa, sợ ngay cả cây giống rau cũng mất khách.

Chú vội thúc giục: “Chú thấy mai mốt trời âm u, chắc mưa, là lúc tốt nhất để trồng rau đấy. Hay giờ cháu đến chọn, sáng mai chú chở qua cho luôn?”

Tống Đàm: …

Còn chờ gì nữa?

Thời tiết không đợi người!

Cô lập tức cầm chìa khóa xe:

“Bố, con đi xem cây giống đây.”

Chỉ có ông chú Bảy là tinh thần phấn chấn: “Ngày mai lại phải làm thêm cho mấy chục người ăn nữa chứ gì? Tôi đã bảo rồi, cái việc này đâu có nhẹ nhàng...”

Bà thím Bảy nhìn ông cứ đi đi lại lại trong sân mà nghĩ bụng: Cái ông già này, tôi còn lạ gì ông? Chỉ thích đông người đến để khen ông thôi.

Lúc đó, Tống Tam Thành từ trong nhà chạy vội ra:

“Đàm Đàm! Đừng vội đi, để bố gọi cho ông Trương thợ thiến lợn, tiện đường đón ông ấy về đây luôn.”

Tống Đàm tò mò: “Ông Trương? Là thú y à? Tốn bao nhiêu tiền vậy?”

Tống Tam Thành nghĩ ngợi: “Thú y gì mà thú y! Là thợ thiến lợn ấy! Con quên rồi à? Trước kia lợn nhà mình đều nhờ ông ấy thiến cả.”

Chỉ là sau này lợn được thiến từ lúc còn nhỏ nên ở nhà không thấy nữa.

“Còn tiền công… bố không hỏi, lâu rồi không thuê ông ấy. Con mà đưa đón thì chắc mười hai mươi nghìn thôi.”

Tống Đàm: …!

“Chắc chỉ mười hai mươi tệ? Cũng không biết có tính tiền thuốc tê chưa?”

“Thuốc tê gì?” Tống Tam Thành cười phá lên: “Dùng mấy thứ quý giá đó làm gì? Bốn chân túm lại, d.a.o rạch một cái là xong!”
Bình Luận (0)
Comment