Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 216

Trương sư phụ quả nhiên là người quen trong mười dặm tám làng, vừa bước xuống xe, đến cả ông chú Bảy cũng cười ha hả:

“Anh thợ thiến lợn, tay nghề của anh vẫn chưa mai một nhỉ!”

“Ôi chao!” Trương sư phụ cũng rất bất ngờ: “Chú Tống, sao chú lại ở đây?”

Ông chú Bảy làm bộ làm tịch: “Ây da, già rồi bị chê phiền, về đây nấu cơm cho con cái, mong có người dưỡng già thôi.”

Cách nói ra vẻ đắc ý lại càng giống thật.

Trương sư phụ liền quay sang Tống Đàm nói: “Cô gái, chuyến này tôi không lấy tiền của cô đâu, cô chỉ cần giữ tôi lại một bữa cơm, để tôi được thưởng thức tay nghề của chú Tống, đã bao nhiêu năm rồi chưa được ăn.”

Ông chú Bảy vừa nghe, hớn hở đến mức muốn rung cả tóc. Nhưng ngoài miệng vẫn giữ vẻ điềm đạm: “Không đến mức ấy, không đến mức ấy, tiền công vẫn phải lấy, cơm thì chắc chắn là có.”

Ở làng quê, mời cơm là chuyện hiển nhiên.

Tống Đàm cũng cười đáp: “Vốn dĩ tôi cũng định giữ chú lại dùng bữa mà.”

Nhưng giờ đã gần trưa, cô hỏi: “Trương sư phụ, chúng ta làm luôn bây giờ, hay ăn xong cơm trưa rồi mới làm?”

Chưa đợi Trương sư phụ trả lời, ông chú Bảy đã lên tiếng trước: “Làm ngay bây giờ! Thiến con lợn thôi mà, tốn bao nhiêu thời gian? Trưa ta còn định uống vài chén với ông ấy nữa.”

Tống Đàm: …

Chú lợn rừng nhỏ gặp phải Đại Vương, đúng là xui xẻo hết mức. Cuối năm đã phải hiến dâng thân xác, giờ còn phải chịu làm phẫu thuật triệt sản mà không có thuốc tê. Hơn nữa, người ta còn chẳng xem nó ra gì!

Cô nhớ lại hồi trước đi làm, mèo của Hách Tuyết Doanh triệt sản, phải nhịn ăn nhịn uống tám tiếng, gây mê bằng thuốc hô hấp, xong còn tiêm kháng viêm, rồi bôi thuốc mỡ.

Vì là mèo đực, chi phí rẻ hơn, thế mà cũng tốn đến 400 đồng!

Còn lợn rừng nhỏ thì…

Thôi, không nói nữa.

Trương sư phụ gật đầu: “Được, chuồng lợn ở đâu? Gọi hai người khỏe mạnh giúp bắt con lợn nhỏ.”

Vừa nói, ông liếc nhìn Trương Yến Bình trắng trẻo, mũm mĩm.

Trương Yến Bình tinh thần phấn chấn: Bắt lợn, kích thích quá!

Anh ta nhanh chóng chạy theo, Tống Tam Thành vừa pha trà còn chưa kịp mang ra, cũng vội vàng đuổi theo.



Ra khỏi cửa, vòng lên sau núi, Trương sư phụ vừa đi vừa khen: “Xây chuồng lợn ở đây đúng là khéo, không ảnh hưởng đến hình ảnh trong làng, cũng chẳng có mùi gì.”

Làm sao mà có mùi được? Nhà Trương Vượng trên núi siêng năng đến mức mỗi ngày đều xuống kéo một xe phân lợn. Cái xe ba bánh điện mới mua bị anh ta dùng đến mức điêu luyện, trơn tru. Phía sau núi, khu vực râm mát, không biết đã chất đống bao nhiêu phân làm phân bón rồi.

Hơn nữa, nhà Trương Vượng làm việc rất kỹ lưỡng. Trên núi trồng nào là cây đào, nào là dưa hấu. Dù đất không lớn, nhưng anh ta vẫn chuyển hết đống phân sang phần đất của mình, nơi đang nuôi dưỡng sắn dây dại. Vì thế mà vô tình chôn cả vài dây sắn non.

Tóm lại, vừa nghe thấy tiếng người, mấy chú lợn con trong chuồng đã ầm ĩ kêu eng éc, làm Trương sư phụ nhìn mà trầm trồ: “Lợn này khỏe mạnh thật đấy!”

Ông không nhịn được hỏi Tống Đàm: “Bao giờ mổ lợn vậy? Có bán không? Đến lúc đó tôi sẽ mua nhiều một chút.”

Hàng xóm láng giềng, Tống Đàm không phải không muốn bán, nhưng giá cả thì, người bình thường khó mà chịu nổi.

Cô chỉ biết thở dài: “Không biết sẽ còn lại được bao nhiêu. Lợn này đã được đặt trước hết rồi. Giá cao, đến ăn gì mỗi ngày cũng phải theo quy định, nhà tôi chỉ để lại chút ít để ăn thôi.”

Cái gì?

Trương sư phụ ngạc nhiên: “Lợn còn bé thế mà đã bị đặt trước hết t.hịt rồi à?”

“Ai da, chẳng trách người ta nói, người học nhiều sách thì làm gì cũng giỏi hơn, ngay cả chuyện bán hàng cũng hơn chúng ta một bậc.”

Đúng là vậy thật.

Trương Yến Bình ở phía sau lẩm bẩm:

“Không chỉ bán giỏi mà còn bán được giá cao nữa. Chỗ t.hịt lợn này, cuối năm không được 50 tệ một cân thì tôi không tin.”

Tất nhiên, nếu giá t.hịt lợn bên ngoài tăng thì giá này chắc chắn cũng sẽ tăng theo.

Mấy người đứng đây bàn luận sôi nổi. Đại Bạch từ trong bụi rậm ló đầu ra, chiếc mũ nhỏ màu vàng trên đầu nổi bật hẳn lên. Đôi mắt hạt đậu cẩn thận quan sát mọi người, không những chẳng có vẻ oai phong mà còn mang chút gì đó lấm lét.

Con Đại Vương dường như lúc trước được nuôi dưỡng ở nhà chủ cũ quá cẩn thận, nên bây giờ khi thấy đám đông, nó không dễ dàng xuất hiện, sợ làm người khác hoảng sợ.

Nhưng chẳng bao lâu, bụi cỏ lay động vài cái, nó đã lặng lẽ chạy xa.

Tống Đàm nhìn thoáng qua, thấy nó đi về phía sau núi, đoán là đang đi tuần tra, nên cũng chẳng để ý thêm.

Còn bên này, sau khi mọi người nhận xét xong về hai con lợn đen ba con lợn trắng trong chuồng, ánh mắt cuối cùng dừng lại trên con lợn rừng con.

Con lợn rừng con đang bực tức húc đầu loạn xạ trong chiếc máng ăn trống không. Lúc thấy có người đến gần, chẳng cần ai thúc giục, nó ra sức bám lấy rào chắn mà quờ quạng về phía mọi người.

Trương sư phụ ban đầu định gọi Tống Tam Thành và Trương Yến Bình vào bắt lợn, nhưng chưa kịp lên tiếng thì đã thấy Tống Đàm nhảy một cái vào chuồng, tay ôm lấy con lợn con rồi lập tức nhảy ra ngoài.



Động tác trôi chảy, thuần thục như đã làm quen nhiều lần...

Khụ.

Tóm lại, con lợn rừng con đã được đem ra ngoài. Tống Đàm hỏi: “Làm sao bây giờ ạ?”

Tống Tam Thành và Trương Yến Bình vội vàng bước tới, một người giữ chân trước, một người giữ chân sau: “Yến Bình, phải giữ c.h.ặ.t vào! Không thì lợn chạy mất, chẳng làm gì được đâu!”

Thường thì việc này người ta đều làm ngay trong chuồng lợn, để tránh lợn chạy. Nhưng vì trong chuồng còn những con lợn khác, sợ ảnh hưởng đến chúng nên quyết định làm bên ngoài.

Trương Yến Bình nghiêm túc gật đầu, sau đó lật ngửa con lợn con trên mặt đất.

Con lợn rừng con như cảm nhận được điềm chẳng lành, ra sức vùng vẫy và rống lên thảm thiết, âm thanh thật sự nghe rất đau lòng.

Tống Đàm đứng bên cạnh, mắt nhìn chằm chằm Trương sư phụ lấy từ trong túi ra một lưỡi dao.

Đúng là d.a.o cạo râu kiểu cũ, giống loại mà ngày xưa cha hoặc ông nội Tống Đàm từng dùng. Cô nhớ mang máng rằng hồi trước chỉ cần hai đồng là mua được cả một hộp.

Sau đó, Trương sư phụ lại lấy ra một chai cồn, rót một ít ra miếng bông, cẩn thận lau sạch tinh hoàn của con lợn.

Cảm giác lạnh của cồn khiến con lợn con kêu thảm thiết hơn nữa. Nhưng nó còn quá nhỏ, dù có sức vùng vẫy thế nào thì cũng bị hai người đàn ông trưởng thành đè chặt, không thoát nổi!

Tống Tam Thành bật cười: “Anh bây giờ cũng cẩn thận quá nhỉ. Tôi nhớ mấy năm trước mời anh đến nhà, chỉ cần đè lợn xuống là làm ngay.”

Trương sư phụ cười: “Ngày xưa điều kiện thiếu thốn. Giờ mấy thứ này cũng không đắt, sáng nay tôi mới ra hiệu thuốc mua, có hai đồng một chai, còn mua cả chai cồn iodine nữa.”

“Dùng xong còn đem về nhà tận dụng được.”

Ông cầm lấy lưỡi dao, cúi xuống chuẩn bị ra tay. Tống Đàm nhíu mày, vội đưa tay chạm lên đầu con lợn con.

Từng luồng linh khí nhẹ nhàng thẩm thấu vào. Chỉ thấy con lợn đang sợ hãi vùng vẫy bỗng trở nên mơ màng, mắt híp lại, trên gương mặt heo bất ngờ hiện lên vẻ an tường, thậm chí còn có chút mãn nguyện.

Đúng lúc này, Trương sư phụ đã ra tay nhanh như chớp! Hai đường d.a.o sắc lẹm cắt gọn trên tinh hoàn của nó.

Kỹ thuật nhiều năm chưa hề mai một, ông ném d.a.o qua một bên, dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp c.h.ặ.t tinh hoàn, rồi mạnh tay nặn một cái.

“Biu.”

Hai khối tròn tròn bên trong liền bị ép bật ra ngoài.

(Edit đến đoạn này, nói thiệt, mình không khỏi nhíu mày ngỡ ngàng, sau đó là một cảm giác vừa buồn cười, vừa thốn thốn, mặc dù mình là nữ ^^! – lời Editor)
Bình Luận (0)
Comment