Cuộc Sống Tuổi Học Trò

Chương 59



Tác giả: Minh Dạ
Hai hôm trước, một chú chó nhỏ tên là Nguyên đến tìm tôi.

Tôi quen biết nó lâu rồi, bởi vì con chó này do bà ngoại tôi nuôi.

Con chó này cũng bình thường, riêng chỉ có cái tên là bất thường.

Từ bé đến giờ, cứ mỗi lần đến nhà bà ngoại, đám anh chị họ hàng rất hay gọi tên tôi, không phải vì thương nhớ, mà là do...!Thôi, càng nghĩ càng thấy đau lòng.

Vì cái tên này mà tôi không được yên ổn.

Không trả lời thì bảo khinh người, chảnh, các thứ; mà trả lời rồi lại nói là gọi con chó sao mày lại thưa?!
Đã rất nhiều lần tôi nói ngược nói xuôi, muốn bà tôi đổi tên con chó, không phải, bé cún, nhưng bà tôi vẫn kiên quyết không đổi.

Bà còn nói cái tên này do chủ trước của nó đặt, chủ trước lại là bạn thân của bà, nên bà không muốn đổi.


...
Đám bạn đang quây quần bên nhau, nghe hết câu chuyện tôi kể.

Sau khi nghe xong, cả lũ há hốc mồm nhìn tôi.

Thằng A hít thở sâu, không thể tin được hỏi lại: "Thật á?"
"Tao đã lừa mày bao giờ chưa?" Tôi liếc xéo lại, khinh bỉ nói.
Cái thằng này chẳng uy tín tí nào! Anh em tốt chơi với nhau lâu thế rồi mà nó vẫn nghi ngờ tôi được! Đây chắc chắn là anh em cây khế!
Đáng lẽ tôi định cho nó xem hơn mười cái giấy chứng nhận cháu ngoan bác Hồ, để cho nó biết thế nào là đẳng cấp.

Nhưng thôi, tôi sợ nó nhục quá, lại đi úp mặt vào con sông quê thì chết dở! Hình như nó vẫn chưa biết bơi đâu!
Haiz, tôi thật đúng là một chàng trai tinh tế và thấu hiểu lòng người! Nghe bảo con trai như tôi bây giờ hiếm lắm! Thì đương nhiên rồi, phải hiếm chứ! Tôi đặc biệt thế này cơ mà!
Rồi, thằng Nam cũng tò mò hỏi: "Sao bé chó Nguyên lại đến nhà mày?" Dường như nó rất hứng thú với bé cún nhỏ này.
Hứng thú cái mịa gì! Nó đang nhân cơ hội này để gọi tôi là chó thì có! Tụi này rủ nhau làm anh em cây khế hết rồi à?
Tôi lườm nó một cái, từ tốn kể lại câu chuyện gây sóng gió một thời, à, một tuần trước: "Ngày hôm đó, tao cầm bài kiểm tra tiếng Anh, tự tin đến khoe với mẹ 5 điểm."
Kể đến đây, tôi dừng lại.

Theo kinh nghiệm từ các bà hàng xóm hay đi buôn chuyện, việc làm này sẽ hấp dẫn mọi người hơn.

Quả nhiên, ánh mắt của chúng nó dồn hết về phía tôi.

Vì không để anh em chờ lâu, tôi tiếp tục kể nốt phần còn lại: "Mẹ cười nhẹ xuống bếp lấy chổi tặng tao."
Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, còn tiếp diễn như thế nào thì chúng nó tự đoán.

Tôi chắc chắn não chúng nó vẫn dùng được.
Cả lũ mím môi, vai run lên, dường như đang cố nhịn cười, song ánh mắt đầy chính nghĩa nhìn tôi, an ủi: "Bọn tao hiểu rồi.

Chắc hẳn khoảng thời gian này mày rất khổ sở đúng không?"
Dưới cái nhìn chăm chú của đám anh em, tôi căng thẳng đến nỗi cứng cả người lại, dường như có một mối nguy hiểm nào đó sắp ập đến.


Như để chứng minh suy nghĩ của tôi, chiếc đèn LED giật giật, nhấp nháy một lúc, rồi lại chiếu sáng bình thường.
"Đấy, mày thấy chưa, đến cả cái đèn cũng phải thương cảm cho số phận khổ đau của mày đấy!" Lũ bạn nhân cơ hội nói.
Thương cảm cái gì, nguy cơ lớn thì có! Nhưng mà, các bạn có gì thì nói luôn đi, cứ phải để mình hoang mang thế nhỉ? Mình có thu phí nói chuyện của các bạn đâu!
Tôi lặng yên nhìn chúng nó biểu diễn, trong đầu thì suy nghĩ đủ bảy bảy bốn chín cái kịch bản kinh dị khác nhau.
Cả lũ ngồi im một lúc, sau đó, thằng B nắm tay tôi, nhìn tôi một cách "trìu mến".

Ánh mắt ấy khiến tôi nổi hết cả da gà, nhìn sợ vãi! Thế rồi, câu tiếp theo của nó khiến tôi cảm lạnh:
"Nguyên à, tao biết mày gặp khó khăn, nên anh em bọn tao sẽ đến nhà mày thường xuyên, để chăm sóc em cún Nguyên, giảm bớt gánh nặng cho mày." Thằng B bình tĩnh giảng giải.

Khuôn mặt nó nghiêm túc, giọng điệu ân cần.

Nếu bỏ qua ba chữ "em cún Nguyên" kèm theo ý đồ đến nhà tôi thường xuyên thì chắc tôi cũng tin nó quan tâm đến tôi thật.
Mịa nó! Kiềm chế lại chút đi bạn ơi! Nghiệp đã nhiều rồi mà còn muốn tạo thêm nữa à?
Thế rồi cả đám mong chờ nhìn về phía tôi, như muốn nhìn thấy tôi cảm động trước lời nói và hành động ý nghĩa của chúng nó.
Vâng, chúng mày ạ! Tao cảm động rơi nước mắt, sắp thành cảm cúm rồi! Đang ngẫm xem chửi câu gì cho ngầu thì tôi chợt nhớ ra một điều: Hình như bọn này quên mục đích của ngày hôm nay rồi à?
"Bọn mày, hình như tao gọi chúng mày đến đây để bàn chuyện trọng đại." Tôi tốt bụng nhắc nhở chúng nó.
Thế nhưng cả đám mặt ngơ ngơ ngác ngác, đầu óc như bay đi đâu.
Ồ, phê cần.
"Giải cứu." Tôi tiếp tục cho chúng nó thêm manh mối.

Chúng nó mà không biết nữa thì đúng là sỉ nhục vào lòng tốt của tôi.
Vừa nghe xong hai chữ này, cả lũ ngơ ngẩn một hồi, sau đó chợt bừng tỉnh.
Ồ, tỉnh cần.
Chuyện này cũng chẳng có gì to tát với tôi, nhưng nó chính là thảm họa lớn với thằng D.

Mấy hôm trước, thằng này nghỉ học, mà hôm đấy lại đúng vào cái hôm cô Công Nghệ cho kiểm tra.

Khổ thân thằng bé, lúc nó nghỉ thì anh em chúng tôi cùng nhau đoàn kết làm bài kiểm tra, bây giờ nó phải bơ vơ một mình.

Tuy nhiên điều này cũng góp phần khiến nó trưởng thành hơn, vì tự lực cánh sinh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong con đường đời.


Nhưng thằng này nó mắc chứng trầm cảm trước kì thi, bây giờ không có ai đồng hành cùng, tôi sợ nó nghĩ quẩn, lại tìm đường về với các cụ thì toang.

Vậy nên, anh em chúng tôi mới có mặt ở đây, để giải cứu đồng đội số khổ này.

Nhưng mà từ nãy đến giờ chẳng nghĩ ra được cái gì.
Cả đám thở dài thườn thượt.

Thằng D nhíu mày, nghi ngờ nhìn chúng tôi.

Có vẻ như nó không hề biết sự khổ tâm của người anh em này rồi.
"Haiz, nản quá..." Tôi lại thở dài một hơi nữa.
Thằng Nam đồng tình: "Thật, giờ làm gì đi, chứ sầu vãi!" Nói rồi nó tiện tay lấy quả mận trên bàn, nhét vào miệng.
"Đi ra đầu cầu." Thằng A giơ tay phát biểu.

Ý kiến này nghe có vẻ hay đấy, rất đáng để suy ngẫm.
Thằng B liền tiếp lời: "Chúng mày lên kế hoạch làm lại cuộc đời rồi à? Còn vị trí nào không, cho tao đi ké với!" Nó sợ bản thân bị thiếu phần hay sao mà nói nhanh như ma đuổi.
Không để nó thất vọng, thằng Nam lập tức đáp: "Còn.

Nhà tao bán dây thừng, rất chắc, bền, đảm bảo uy tín." Nói xong, thằng Nam còn đưa tay lên vỗ ngực: "Rẻ lắm, chỉ năm trăm nghìn một mét dây thừng thôi!"
Cả đám: "..." Thôi, mày cất mịa nó đi! Tưởng mình nhà mày có dây thừng à?
_____________________________
Hoàn chương 59
12/08/2022.


Bình Luận (0)
Comment