Cửu Long Kéo Quan ( Dịch )

Chương 103 - Chương 103: Vượt Cảnh Hợp Đạo (1).

Chương 103: Vượt Cảnh Hợp Đạo (1).

Thời đại Mạt pháp, chư thần thoái vị đa số đều thoái ẩn, nguyên thần khó mà kết tụ.

Có vẻ ba nghìn đạo binh của phủ Thiên Sư cảnh giới không cao, nhưng thông qua sự phối hợp của Thất Tinh Bắc Đẩu trận từ phủ Thiên Sư, tất cả chiến lực được phát huy sẽ khủng khiếp vô cùng.

Hôm đó Thùy Họa từng nói người quyết định thắng thua trong trận chiến đàm Cửu Long không phải Lữ Thuần, tôi đã xem nhẹ cô ấy cũng như xem nhẹ phủ Thiên Sư.

Những con át chủ bài khác thì tôi không biết, chỉ cần nhìn ba nghìn đạo binh trước mặt tuyệt đối không phải dạng chiến lực đơn giản như Lữ Thuần có thể sánh bằng đâu.

Tu vi của đạo binh chẳng qua chỉ là cảnh giới thông linh, dùng võ nghệ làm thủ đoạn công kích.

Nhưng có thể sử dụng bùa chú, để thao túng bùa văn kiếm.

Kiếm pháp sư Trai Trám cần có chân khí mới ngự sử được, mà bùa văn kiếm này là đạo môn chuyên dụng chế tạo cho đạo binh, trên thân kiếm có phong ấn pháp trận của phù văn, đạo binh chỉ cần dùng tinh huyết là có thể kích phát được nó.

Thuật pháp đạo môn thường sử dụng đa phần đều có liên quan đến Ngũ Hành tinh khí giữa đất trời, trong pháp trận của phù văn chính là Ngũ Hành tinh khí, không cần niệm chú triệu hồi, chỉ cần dùng trận pháp kích hoạt để phóng thích nó là được.

Ba nghìn đạo binh này của phủ Thiên Sư vận dụng cũng rất thỏa đáng, có thể dựa vào bùa văn kiếm trong tay để tấn công vô số trận pháp của đạo môn, ví dụ như Thất Tinh Bắc Đẩu trận, âm dương Ngũ Hành trận, thậm chí còn có thể tác chiến hai mươi tám trận Tinh Túc đại trận với quy mô lớn.

Tác chiến trong quy mô lớn, quyết định thắng thua không phải là nhân vật có thủ đoạn thông thiên, mà chính là biểu hiện vận dụng trong trận pháp.

Trong thời đại phong thần, Ma đạo hộ pháp Thiên Tôn - Tham Lang đã bố trận Vạn Tiên tại cung điện Vô danh, không biết đã giết chết bao nhiêu là cao nhân thuộc cảnh giới nguyên thần hợp đạo của hai nhà Tiên đạo và Nhân đạo, đến cả Thiên Tôn bước vào cũng khó mà thoát thân.

Cuối cùng vẫn là hai vị Thiên Tôn của Nhân đạo cùng Tiên đạo hợp sức phong ấn lưới trời, chôn vùi xuống lòng đất, mới có thể làm đứt nguồn năng lượng của trận Vạn Tiên, sau đó giết chết Tham Lang tại chánh môn cung Vô Danh.

Trải qua trận chiến khốc liệt, cung điện Vô Danh bị hủy, đệ tử Ma đạo trong nhân gian dường như đều biến mất trong một đêm.

Đạo môn hiện giờ thờ phụng phủ Thiên Sư vi tôn không phải là không có lý do đâu, chỉ nói đến ba nghìn đạo binh này thôi, có đạo thống nhà nào chịu chi một vố lớn như thế chứ?Bùa văn kiếm trong tay họ mỗi lá đều đáng giá ngàn vàng, đạo thống nhà nào có của cải thâm hậu đến thế?Tuy nhìn có vẻ không nhiều người, so với hàng ngàn hàng vạn âm binh thì thấy thật mong manh, nhưng nếu thật sự phải đánh thì âm binh tuyệt đối không phải là đối thủ của đạo môn.

Ba nghìn đạo binh khiến trong lòng tôi rối rắm vô cùng, lại còn là đạo binh cảnh giới thông linh nữa chứ, phủ Thiên Sư còn có vô số cảnh giới chân khí cùng mười mấy cao thủ cảnh giới huyền quan, còn có một vị cảnh giới nguyên thần - chính là tên Lữ Thuần đây.

Mà đây chỉ là chiến lực được phô ra trước mặt thôi, sau lưng họ chắc chắn vẫn còn nhiều con bài chưa lật.

Xung quanh đàm Cửu Long, chỉ cần nhìn vô cũng thấy rõ các đạo thống khác giống như đang làm nền cho phủ Thiên Sư vậy.

Tuy mỗi giáo phái đều cử các cao thủ tinh anh đến, nhưng cho dù có là lý do gì đi chăng nữa cũng không thể sánh bằng được.

Người duy nhất có lợi thế về số lượng chính là thiên hạ âm nhân từ khắp nơi tụ họp về đây.

Cái gọi là âm nhân, nó được bao hàm ở một phạm vi rộng lớn, bàng môn tả đạo, tam giáo cửu lưu, những người tu hành nào không được đạo môn công nhận đều xưng là âm nhân hết.

Ví dụ như, thợ cản thi ở Tương Tây, vu cổ giáo Miêu Cương, Shaman tại Đông Bắc, tiên sinh hai ngón, xa đao nhân, vu bốc, đại thần vân vân…- Giải thích "Thợ cản thi Tương Tây", cản thi là một loại cổ thuật của Miêu tộc, thuộc vào văn hóa thầy mo, cũng có chút liên quan đến Mao Sơn thuật, từ thời nhà Thanh đã lưu truyền rộng rãi về lời đồn “người cản thi” ở Tương Tây, nghĩa là họ sẽ sử dụng “bí thuật” để mang thi thể người tha hương trở về quê cũ, để người đã khuất được yên nghỉ tại quê nhà.

Hết giải thích.

Năm xưa khi đệ tử Ma đạo biến mất trong một đêm, nhưng giáo nghĩa của Ma đạo chưa bao giờ thất truyền, hiện nay đệ tử Ma đạo chính là đang ẩn náu trong đám âm nhân dưới thiên hạ.

Chỉ là trước đây tôi từng nói qua, đạo hành của âm nhân không thể nào so sánh với các đạo sĩ xuất thân từ đạo giáo chính thống được.

Thiên hạ âm nhân nhìn thì rất nhiều đấy, nhưng nếu so với phủ Thiên Sư thì hoàn toàn chỉ là một đám người ô hợp mà thôi.

Bình Luận (0)
Comment