Đại Đường Du Hiệp Ký

Chương 29

Thiết Ma Lặc bất giác nảy ý nghi ngờ, nghĩ thầm "Hạ Côn chẳng qua chỉ là một viên Hiệu úy nhỏ, tại sao lại vào thẳng cửa cung, gặp gỡ Vũ Văn Thông? Mà nói lại dưới trướng Quách lệnh công có rất nhiều người tài năng có thể tin cậy gởi gắm, mà lệnh công cũng đã biết nguồn gốc của Hạ Côn, sao vẫn còn sai y đưa tin báo tiệp? Chà, xem ra trong này có chuyện giả trá, phải nghĩ cách báo cho lệnh công mới được!".

Lúc ấy, trong cung đã kinh động, người trong cung túa ra, phi tần nháo nhác, tiếng kêu khóc vang lên ầm ĩ. Thiết Ma Lặc đã không còn rảnh rỗi mà tìm nơi ở của Hạ Côn, chỉ đành theo với dòng người, đổ ra cửa Diên Thu.

Chỉ thấy vô số cung tần mỹ nữ kêu khóc vang trời, bám vào càng xe, muốn lên xe đi theo. Nhưng trên mỗi xe đều có thị vệ bảo vệ, vào lúc nguy cấp này, đã không thể nghĩ tới chuyện thtrơng hương tiếc ngọc, lúc đầu bọn thị vệ chỉ đẩy họ ra, ve sau cao Lực Sĩ quát "Ai dám tự tiện lên xe, thì cứ chặt tay". Quả nhiên chém rụng mấy bàn tay trắng nõn máu chảy ròng ròng, mới xua tan được đám cung tần, thái giám ấy.

Thiết Ma Lặc trước tình hình thê thảm ấy không nỡ nhìn, chợt nghe Vũ Văn Thông cười nói "Ngươi đứng ngẩn ra ở đây làm gì? Còn không mau đi tháp tùng công chúa sao?".

Lúc ấy cửa cung đã mở toang, mấy mươi chiếc xa giá ùn ùn kéo ra, Thiết Ma Lặc nhận ra xa giá của hoàng đế có mui màu vàng, nhưng chiếc xe mà công chúa cưỡi thì không biết được.

Y phóng ngựa qua khỏi mấy chiếc cung xa, đang định tìm thái giám hỏi, chợt nghe trong chiếc xe bên cạnh có một giọng kiều mỹ cười nói "Thư thư, tỉ nhìn kìa, chàng trai kia cũng đẹp trai đấy chứ, trước đây chưa từng gặp y, y là vệ sĩ mới tới à?".

Thiết Ma Lặc quay đầu nhìn, chỉ thấy hai nữ nhân xinh đẹp trong lòng đang nghĩ thầm "Hai nữ nhân này sao lại buông thả không

sợ sệt gì như thế? Thật không biết xấu hổ". Vũ Văn Thông đã phóng ngựa tới, trên lưng ngựa khom lưng vái một vái, cười nói "Đây là Hổ nha đô úy Thiết Tranh hoàng thượng vừa bổ nhiệm, vừa mới thượng nhiệm, chưa biết lễ số cung đình, hai vị phu nhân thứ lỗi, Thiết Tranh, ngươi còn không mau hành lễ đi, vị này là Hàn Quốc phu nhân, vị này là Quắc Quốc phu nhân".

Thiết Ma Lặc lúc ấy mới biết là hai chị em của Dương Quý phi, vừa bức xúc, vừa chán ghét, nghĩ thầm "Bao nhiêu đại thần đều không được đi cùng mà anh chị em nhà họ Dương cậy vào công lao gì cũng được theo thánh giá, lại còn bắt bọn ta phải hầu hạ nữa". Nghĩ tới chỗ ấy, bất giác hừ một tiếng, nói "Xin lỗi hai vị phu nhân, ta vâng mệnh hộ giá công chúa, xin thứ lỗi không thể hầu hạ các ngươi". Vung roi một cái, thúc ngựa phóng về phía trước không hề ngoảnh đầu, khiến hai vị Hàn Quốc phu nhân, Quắc Quốc phu nhân giận xanh cả mặt.

Vũ Văn Thông đuổi theo, cười nói "Quyền lực của hai vị í phu nhân còn lớn hơn công chúa rất nhiều, ngươi khôngbiết sao?". Thiết Ma Lặc lạnh lùng nói "Ta không biết, ngươi biết thì cứ đi mà lấy lòng họ!".

Vũ Văn Thông sửng sốt, lại cười nói "Chàng trai, tính tình kiêu ngạo quá! Có điều ngươi cũng có đạo lý của ngươi, công chúa quý mến ngươi, ngươi cứ chuyên tâm lấy lòng công chúa là được chứ gì?".

Thiết Ma Lặc cả giận nói "Thiết mỗ ta trước nay không biết a dua siểm nịnh, Vũ Văn tướng quân, ngươi đừng nói bậy". Vũ Văn Thông mặt thoắt xanh thoắt đỏ, vô cùng khó coi cười gượng nói "Thiết Đô úy, ta là vì muốn tốt cho ngươi thôi! Ngươi không nhận tình, đó là tùy ý ngươi, ta không quản được?". Rồi ngượng ngùng bỏ đi, nghe văng vẳng có tiếng cười nhạt.

Thiết Ma Lặc tìm được một viên thái giám chấp sự, viên thái giám ấy nói cho y biết chiếc cung xa mang lọng tròn phía trước chính là xa giá của Trường Lạc công chúa, Thiết Ma Lặc phóng ngựa lên phía trước, trong bụng đầy sự bực dọc bẩm "Thiết Tranh ở đây đợi công chúa sai bảo?".

Trường Lạc công chúa mở rèm xe, lộ nửa khuôn mặt ra mỉm cười nói "Thiết Tranh, ngươi cãi nhau với Vũ Văn Đô úy về chuyện gì vậy?". Thiết Ma Lặc đỏ mặt, nói "Không có gì chỉ vì tiếng người ồn ào, nên trò chuyện có hơi lớn tiếng một chút thôi".

Trường Lạc công chúa cười cười, cũng không hỏi gì nữa, chỉ sai Thiết Ma Lặc phải cưỡi ngựa đi liền bên cung xa, không được cách ra quá xa. Qua một lúc, Trường Lạc công chúa chợt thò đầu ra hỏi Thiết Ma Lặc "Ngươi có quen Vương Bá Thông không?". Thiết Ma Lặc biến sắc, ngần ngừ chưa dám trả lời, Trường Lạc công chúa cười nói "Y là phản tặc, ngươi là công thần hộ giá, cho dù có quen nhau cũng không có chuyện gì, ngươi cứ nói thật thôi". Thiết Ma Lặc chỉ đành nói "Không dám giấu công chúa, Vương Bá Thông chính là kẻ thù của ta".

Trường Lạc công chúa kinh ngạc nói "Chuyện này lạ thật, ngươi với con gái Vương Bá Thông há không phải rất thân thiết sao? Cô ta là con gái của kẻ thù ngươi à?".

Thiết Ma Lặc nói "Vương Bá Thông là đại đạo cướp của giết người, người nhà ta là bị y giết chết. Còn như con gái của y, thì ta quen biết lúc đi lại giang hồ, lúc ấy ta còn chưa biết cô ta là con gái của kẻ thù, về sau biết được, nhưng thấy cô ta hành sự khác hẳn với cha anh, nên không muốn tìm cô ta trả thù, nhưng cũng không thể nói là có giao tình gì".

Trường Lạc công chúa nói "Ồ, té ra là thế, rốt lại ngươi nhìn việc cũng rất rõ ràng, ân oán phân minh. Một người gây chuyện, một người chịu, Vương Bá Thông gây thù chuốc oán với ngươi, vốn không nên để con gái của y gánh vác".

Hai người lại nói chuyện phiếm một lúc, Trường Lạc công chúa bàn vế kiếm pháp với y, nàng đem kiếm quyết mà Công Tôn Đại nương truyền thụ đọc lại cho Thiết Ma Lặc nghe, xin Thiết Ma Lặc chỉ giáo. Công Tôn Đại nương là đại sư kiếm thuật đứng nhất nhì trên đời lúc bấy giờ, kiếm thuật tinh thâm còn hơn cả Đoàn Khuê Chương, chẳng qua vì Trường Lạc công chúa chưa đủ trình độ, chưa thể vận dụng như ý, nên mới không địch nổi Tinh Tinh Nhi. Thiết Ma Lặc đam mê võ thuật, lúc đầu y còn bình tĩnh nói chuyện với Trường Lạc công chúa, cũng chỉ là qua loa mà thôi. Nhưng một khi nói tới kiếm pháp thì bất giác tinh thần phấn chấn, say sưa nói chuyện với Trường Lạc công chúa thao thao bất tuyệt.

Trường Lạc công chúa ném tới một quả lê, nói "Thiết Đô úy, ngươi ăn lê cho đỡ khát". Thiết Ma Lặc nói "Tạ ơn công chúa ban thưởng". Trường Lạc công chúa thở dài nói "Một quả lê có đáng cái gì, nhưng chỉ e rời khỏi Trường An, qua một thời gian, muốn ăn cũng không phải dễ". Thiết Ma Lặc cũng không kìm được buồn bã, gượng gạo an ủi công chúa "Công chúa yên tâm, chúng ta chẳng qua chỉ tạm thời lánh nạn, rồi cũng sẽ có ngày quay về". Y nhất thời thay đổi lời lẽ quên mất lời Tần Tương dặn dò, lại nói "vào Thục" là "lánh nạn", may mà công chúa dường như không để ý.

Trong lúc trò chuyện, chợt nghe quân sĩ huyên náo, Thiết Ma Lặc quay đầu nhìn, thấy phía sau có một cột lửa bốc lên, nguyên là quân sĩ đang phóng hỏa đốt một chiếc cầu.

Ánh lửa rực trời, kinh động Huyền tông, hoàng đế bèn dừng xe hỏi han. Dương Quốc Trung tâu "Đây là chủ ý của hạ thần, muốn đốt phá cầu để đề phòng quân giặc đuổi theo". Huyền tông thở dài nói "Bách tính ai cũng muốn tránh giặc cầu sống, tại sao lại cắt đứt đường sống của họ!", bèn sai Cao Lực Sĩ đốc suất quân sĩ mau mau dập lửa, Dương Quốc Trung lỡ làm sai, không biết nói gì. Đi được một lúc, xa giá qua ngang Tả tàng, đó là một kho tàng của hoàng gia, Huyền tông lại thấy rất nhiều quân sĩ cầm củi cỏ đứng chờ ở đó, vì thế lại truyền dừng xe hỏi duyên cớ, Dương Quốc Trung tâu "Tả tàng chứa cất rất nhiều lương thực hàng hóa, nhất thời không thể chở đi, tương lai sợ quân giặc lấy được, ý thần là muốn đốt đi, không để cho quân giặc chiếm". Huyền tông buồn bã nói "Quân giặc kéo tới nếu không lấy được gì, ắt lại đòi bách tính giao nộp, chẳng bằng để lại cho họ, đừng làm khổ dân ta thêm". Rồi sai Cao Lực Sĩ quát đuổi bọn quan quân đi, ruổi ngựa đi tiếp.

Thiết Ma Lặc thấy hai chuyện ấy, nghĩ thầm "Như thế xem ra vị hoàng đế này vẫn còn thương xót nhân dân, Dương Quốc Trung thì hoàn toàn không nghĩ gì tới trăm họ, giang sơn nhà Đại Đường hư nát, là hư nát trong tay của loại người này", nhưng không biết đó chính là mưu kế quyền biến của Huyền tông, trong lúc chạy nạn, tôn miếu khó giữ được nên không thể không lung lạc lòng người. Có điếu nói lại, tuy là mưu kế quyến biến, nhưng rốt lại y vẫn còn khoan hậu, thông minh hơn Dương Quốc Trung.

Những chuyện lặt vặt trên đường lánh nạn không cần nói rõ. Chỉ nói từ khi thánh giá hớt hải tránh nạn, số lương thực mang đi hoàn toàn không đủ, lúc đầu còn có thể lấy ở các địa phương để bổ sung, nào ngờ thánh giá vừa chạy, tin tức truyền ra, quan viên bách tính các nơi cũng biết quan gia đã bỏ kinh thành, quân giặc sẽ tới nay mai, đều bỏ chạy trước. Những nơi xa giá Huyền tông đi qua, mười nhà thì có tới chín nhà bỏ trống! Sau đó vài hôm, tới hành cung ở Hàm Dương, cung Vọng Hiền, quan quân lưu giữ hành cung cũng đã chạy sạch, lúc ấy đã đến giờ Ngọ, mà quân sĩ tùy tùng vẫn chưa được ăn. May mà khu phụ cận Hàm Dương còn có một số thôn dân, Hộ giá đại tướng quân Trần Nguyên Lễ sai quân sĩ vào thôn tìm cái ăn, có người dâng cơm gạo xấu, cơm độn ngô, không những quân sĩ ăn rất ngon lành, mà bọn vương tôn cũng tranh nhau bốc lấy, trong khoảnh khắc đã ăn hết sạch, Huyền tông sai lấy tiền vàng tạ ơn, nhiều người dân bật tiếng khóc thất thanh, Huyền tông cũng sa nước mắt.

Trong đám dân thường có một ông già đầu bạc, mang một giỏ thức ăn, quân sĩ nhao nhao xúm lại giật, y lại đẩy hết quân sĩ ra, nói "Cái này ta muốn dâng cho hoàng thượng".

Trong giỏ tre chẳng qua chi là một ít cơm thô, quân sĩ nói "Hoàng thượng đời nào lại ăn những thứ này của ngươi, thôi cho bọn ta đi". Ông già kia cao giọng nói "Ta chỉ muốn hoàng thượng biết dược mùi cay đắng, ta còn có câu muốn tâu với hoàng lương". Nói ra cũng kỳ quái, ông già kia tóc bạc da mồi, nhưng khí lực quả thật kinh người, y ngang nhiên bước tới, bọn quân sĩ xúm lại đều bị y xô ngã dúi dụi.

Tần Tương nghe tiếng ầm ĩ, bước qua nhìn, giật nảy mình nói "Quách lão tiền bối, té ra là ngươi". Nguyên ông già ấy tên Quách Tùng Cẩn lúc tuổi trẻ cũng là một vị hiệp khách danh chấn giang hồ, từ tuổi tnmg niên trở đi đóng cửa ẩn cư, dạy được một người đồ đệ, đồ đệ của y còn nổi tiếng hơn cả y, đó chính là Kim kiếm thanh nang Đỗ Bá Anh, danh tiếng, suýt soát với Đoàn Khuê Chương Nam Tễ Vân. Tần Tương nhận ra y, hỏi ý tới đây rồi nói "Xin lão trượng chờ một lúc, để ta vào tâu bẩm".

Huyền tông nghe nói có phụ lão ở thôn quê tới dâng thức ăn, lại xin cầu kiến, vô cùng cảm động, nói "Quả nhân vô đạo phụ lòng bách tính, trong lúc lưu ly, lại có phụ lão Trong tuyết đưa than, há không xấu hổ sao?". Tần Tương tâu nói "Được dân thì thịnh, chưa mất lòng dân, đó là cái phúc của nhà Đại Đường". Huyền tông bên sai Tần Tương dẫn Quách Tùng Cẩn vào yết kiến.

Quách Tùng Cẩn nói "Đây là cơm lúa mạch ngày thường bách tính vẫn ăn, xin bệ hạ nếm thử, chỉ mong ngày sau thanh bình, đừng quên nỗi khổ bây giờ?". Huyền tông đời nào nuốt được, nhưng để lung lạc lòng dân, cũng đành giả ăn một miếng, rồi khen "Có tình nước lã nồng hơn rượu, loại cơm lúa mạch này là lòng thương yêu của phụ lão dành cho trẫm, quả thật ngon hơn hải vị sơn hào".

Quách Tùng Cẩn rơi nước mắt nói "An Lộc Sơn mang ý làm phán đã không phải một ngày, nhưng đương thời nếu ai tới cung điện nói y làm phản bệ hạ đều giết chết, khiến những kẻ gian thần nghịch tặc có thể gây loạn làm phản, nên các bậc thánh vương thời cổ cốt phải tìm hỏi kẻ trung lương, để mở rộng trí óc của mình. Cẩn nhớ lúc Tống Cảnh làm Tướng quốc, nhiều lần dâng lời nói thẳng, thiên hạ nhờ đó mà được yên ổn, nhưng năm tháng lâu xa, các đại thần đều tránh né chuyện nói thẳng, chỉ a dua lấy lòng, nên bệ hạ không biết gì tới chuyện ngoài cung. Người nơi thảo dã đã sớm biết có ngày hôm nay, nhưng cửu trùng cách trở, tấm lòng nhỏ nhoi không có đường nào tỏ bày, việc không đến thế này, cũng không biết làm sao được nhìn thấy thiên nhan".

Mấy câu ấy khiến bọn Dương Quốc Trung và Cao Lực Sĩ đứng hầu bên cạnh vua đều biến sắc. Huyền tông giẫm chân thở dài nói "Đó đều là trẫm bất minh, hối hận đã không kịp. Đa tạ lão trượng đã nói thẳng", rồi cởi chiếc đai ngọc ra, ôn tồn cảm tạ ban tặng.

Thiết Ma Lặc đã hỏi Tần Tương về lai lịch của y, đến khi Quách Tùng Cẩn cáo từ lui ra, bèn nói "Quách lão tiền bối, ta đưa ngươi một đoạn". Quách Tùng Cẩn không biết y cũng hơi ngạc nhiên, Tần Tương nói "Vị Thiết Đô úy này là từ Cứu Nguyên tới, tháng trước còn ở một chỗ với lệnh đồ Bá Anh". Quách Tùng Cẩn nói "Té ra là thế", lão hủ cũng đang muốn tới chỗ Quách lệnh công".

Thiết Tần hai người đưa Quách Tùng Cẩn ra ngoài năm dặm, Thiết Ma Lặc kể chuyện y và Đỗ Bá Anh ở chỗ Tân Thiên Hùng trên núi Kim Hạc, lúc chia tay lại nhớ ra một chuyện, gởi gấm Quách Tùng Cẩn "Nếu Quách lão tiền bối gặp được lệnh công, xin chuyển lời với y là lúc ta ở Trường An đã gặp Hạ Côn, Hạ trong chữ "cung hạ", Côn trong chữ"côn luân", người ấy đi lại với Vũ Văn Thông rất mật thiết, xin lệnh công cẩn thận".

Trên đường trở về, Tần Tương nghe Thiết Ma Lặc kể rõ lại chuyện Hạ Côn, cũng bắt đầu nghi ngờ Vũ Văn Thông, nhưng dặn dò Thiết Ma Lặc không nên nhiều lời, chỉ nên ngấm ngầm theo dõi.

Qua khỏi Hàm Dương, cuộc sống tránh nạn lại càng lúc càng khổ,

quân sĩ bỏ trốn càng ngày càng nhiều, không được mấy ngày, trong mười doanh đã trốn mất ba doanh. Hôm ấy tới một nơi gọi là trạm Mã Ngôi, đột nhiên gặp phải một trận mưa to gió lớn, thổi tới mức cờ xí gãy đổ, người nghiêng ngựa ngã, lều trại bị dột, không sao đi được, chỉ đành vào rừng cây tránh mưa, tìm một ngôi miếu hoang cho hoàng đế, quý phi, vương tử vào trú, quân sĩ thì chỉ đành núp dưới cây lớn để mưa gió mặc tình dội xuống.

Trận mưa ấy kéo dài liên tiếp mấy hôm, nước ngập khắp nơi, cầu đường hư hại, tiến tới không được, lui lại không xong, đại đội người ngựa bị khốn ở trạm Mã Ngôi, lúc ấy đã bắt đầu vào thu, khí hậu lạnh dần, quân sĩ mặc áo đơn, quả thật đói rét, khổ cực không sao nói xiết!

Quân lương từ Trường An mang theo đã sớm ăn hết, số lương thực tìm dược trong dân gian trên đường đi cũng chỉ có hạn, phải giữ lại cho ngự trù và bọn hoàng thân quốc thích Dương Quốc Trung hưởng dụng, quân sĩ chỉ còn cách giết ngựa mà ăn, hái rau dại đỡ lòng, qua không bao nhiêu ngày, ngựa chiến trong quân đã bị giết gần hết, rau dại cũng khó tìm được. Tướng sĩ đói khát, đều ôm lòng tức giận, tiếng oán vọng vang lên bốn phía.

Thiết Ma Lặc đồng cam cộng khổ với quân sĩ, biết nỗi oán phẫn của họ, trong lòng lo lắng nhưng khó nói ra. Hôm ấy may vừa ngớt mưa nhưng chưa tạnh hẳn, Thiết Ma Lặc lên núi săn được hai con hoẵng mang về, buổi tối hôm ấy nấu một nồi canh lớn, cùng quân sĩ ăn uống.

Họ đốt một đống lửa trong rừng, nồi canh thịt mỗi người được chia một gáo nhỏ, quân sĩ tụ họp một chỗ, lên cơn ngứa ngáy, trong mười người có chín người căm hận Dương Quốc Trung, có người còn chửi cả Dương Quý phi. Vệ sĩ của Dương Quốc Trung cũng nghe thấy, nhưng giữa lúc mọi người ầm ầm phẫn nộ, họ làm sao dám bước lên can thiệp, đành tránh ra xa xa, làm như không nghe.

Trong quân sĩ có người thở dài, nói "Xem ra chúng ta đã mang số phận phải gởi xác quê người rồi. Bộ xương này thật không biết sẽ chôn vùi chỗ núi hoang đồng vắng nào", khí giận chưa thôi, lòng quê lại nổi, cũng không biết người nào bật tiếng khóc trước, lập tức tiếng nức nở nghẹn ngào vang lên bốn phía, cho dù Thiết Ma Lặc là một hán tử cứng cỏi cũng không kìm được trong lòng chua xót, y vừa thương tâm, vừa lo lắng, nghĩ thầm "Lòng quân tan rã đến mức thế này, nếu gặp phải địch nhân, nhất định một trận toàn quân tan nát!".

Có một quân sĩ giỏi thổi sáo, thổi điệu Tư hương, lại có một viên Chủ bạ nhỏ nghẹn ngào hát một bài thơ của Đỗ Phủ "Lang thang tây bắc quê người đó, Trôi nổi đông nam đất khách này. Tam Giáp lâu đài che nhật nguyệt, Ngũ khệ y phục nhuốm trời mây. Yết Hồ thờ chúa lòng khôn cậy. Từ khách đau đời ý khó khuây. Dữu Tín bình sinh lòng thổn thức, Tuổi già thơ phú động lòng quê".

Bài thơ ấy là một trong năm bài hoài cổ của Đỗ Phủ, nói chuyện văn nhân Dữu Tín thời Nam Bắc triều, sau khi nhà Lương Nam triều bị mất, y lưu lạc tới Tây Ngụy Bắc Chu, cuối cùng chết nơi đất khách. Từng làm bài Ai Giang Nam phú để tỏ ý nhớ quê, đầy nỗi cảm kích về nước cũ hưng vong. Bài vịnh hoài tích xưa ấy của Đỗ phủ là lấy cảnh ngộ của Dữu Tín để nói về mình, cũng là tự xót thương cho mình lưu lạc.

Thời Đường thi phong rất thịnh, nhất là thơ của hai người Lý Đỗ, đương thời rất nhiều người đều có thể ngâm vịnh, quân sĩ cho dù không biết chuyện Dữu Tín nhưng cũng hơi hiểu ý trong bài thơ. Cho dù không hiểu được ý cũng thấy được ý sầu trong bài thơ. Hai câu "Lang thang tây bắc quê người đó, Trôi nổi đông nam đất khách này" vừa xướng lên, tiếng thở dài lập tức chỗ này tắt đi chỗ kia nổi lên.

Thiết Ma Lặc không nỡ nghe nữa, rón rén bỏ đi, chợt có một cung nữ trong rừng lách ra, nói "Thiết Đô úy, ta đang chờ ngươi, công chúa có lời mời".

Thiết Ma Lặc sửng sốt, nói "Đêm đã khuya rồi, lúc này tới yết kiến công chúa e là không tiện". Cung nữ kia nói "Công chúa không ở trong hành cung mà đang chờ ngươi trong khu rừng phía sau, có chuyện gấp muốn thương lượng với ngươi, ngươi đi mau lên".

Hoàng gia có quy củ của hoàng gia, bây giờ tuy đang giữa lúc lánh nạn, hoàng đế chỉ trú trong một ngôi miếu hoang, nhưng vẫn phải tôn xưng là hành cung. Chung quanh "hành cung" mấy mươi trượng, ngoài bọn Long kỵ thị vệ, các tướng sĩ tùy tùng khác đều không được tới gần, phía sau ngôi miếu có một khoảnh rừng, cũng kể như cấm địa, Thiết Ma Lặc không phải là Long kỵ thị vệ, nhưng y là Hổ nha đô úy, là Phó Thống lĩnh Tán kỵ thị vệ, lại là người được hoàng đế đặc biệt chỉ định bảo vệ công chúa, nên có thể theo thị nữ của công chúa đi vào rừng.

Thiết Ma Lặc nghe công chúa có chuyện khẩn cấp, trong lòng rúng động, y phụng mệnh phải nghe công chúa điều động, chỉ đành không thể tránh đi, theo cung nữ kia tới gặp công chúa.

Ban ngày mưa đã ngớt, lúc ấy mây tan trăng sáng, sau gần mười ngày mưa dầm dề, đêm nay mới lại thấy ánh trăng. Thiết Ma Lặc bước vào rừng, dưới ánh trăng chỉ thấy công chúa quần áo đạm nhã, lẻ loi một mình, đứng dưới góc một cây tùng đưa tay vẫy y. Cung nữ kia đã lặng lắng lẽ bỏ đi.

Thiết Ma Lặc quỳ một chân thi lễ bẩm "Thiết Tranh tham kiến công chúa, không biết công chúa có gì sai bảo?". Trường Lạc công chúa đưa bàn tay búp măng ra, nói "Ngươi là ân nhân cứu mạng của ta, không cần đa lễ", định đỡ y dậy. Thiết Ma Lặc hốt hoảng đứng lên, tránh qua một bên, nói "Đa tạ công chúa hậu đãi, nhưng lễ nghi quân thần không thể phế bỏ".

Trường Lạc công chúa cau mày, buồn bã nói "Bây giờ mà còn nói tới lễ nghi quân thần làm gì, chẳng lẽ ngươi không thể coi ta là bạn bè sao? Ta rất không thích ngươi trước mặt ta cứ câu nệ lễ phép".

Thiết Ma Lặc chỉ đành sóng vai với nàng ngồi xuống, Trường Lạc công chúa nói "Trong mấy hôm nay các ngươi đã chịu đủ nỗi khổ sở rồi". Thiết Ma Lặc nói "Chỉ mong hoàng thượng và công chúa được bình an, thì bọn ta chịu khổ một chút có đáng gì". Trường Lạc công chúa thở dài một tiếng, nói "Đều là cha ta làm hại mọi người, ờ, giữa lúc loạn lạc này, sinh ra trong nhà đế vương, cũng thật là bất hạnh. Thiết Tranh, ta rất hâm mộ cuộc sống giang hồ như các ngươi! Nếu ta không phải là công chúa, ta cũng muốn đi khắp bốn phương, theo ngươi đi lại trên giang hồ, như thế mới được tự do tự tại. Nhưng không biết bản lĩnh của ta có đủ dể xông pha giang hồ không?".

Thiết Ma Lặc tim đập thình thịch, cúi đầu nói "Công chúa nói đùa rồi". Trường Lạc công chúa nghiêm trang nói "Mới rồi không phải ta nói đùa đâu, Thiết Tranh, ngươi không hiểu tâm sự của ta đấy".

Thiết Ma Lặc định thần, hỏi "Nghe nói công chúa có chuyện gì khẩn cấp...". Trường Lạc công chúa ngắt lời y, nói "Các ngươi chịu đủ khổ sở, đó không phải là chuyện khẩn cấp sao?". Thiết Ma Lặc bất giác lại sửng sốt, nhất thời không hiểu rõ ý nàng. Trường Lạc công chúa thở dài nói "Ngươi lòng trung rờ rỡ, chịu đói chịu rét, không hề oán hờn, nhưng quân sĩ thì không chắc đã tìm được loại người nhịn được như ngươi đâu. Thiết Tranh, ta coi ngươi là người tâm phúc, ngươi cũng có thể nói thật mọi chuyện với ta".

Thiết Ma Lặc nói "Quân sĩ bị mưa gió, lại thêm quần áo lương thực không đủ, cũng oán hờn chút ít, chuyện đó cũng khó mà tránh được. Nhưng họ cũng hiểu rõ, đây đều do bọn gian thần trong triều gây ra". Thiết Ma Lặc nói rất cẩn thận, cũng không dám nêu thẳng tên Dương Quốc Trung.

Trường Lạc công chúa thở dài nói "Ngươi không cần giấu ta, đâu chỉ oán hờn chút ít, mà nói thẳng ra là oán khí xông mây, họ chỉ hận không được ăn thịt lột da Dương Quốc Trung mà thôi".

Thiết Ma Lặc vô cùng kinh ngạc, nói "Công chúa, người đã biết rồi à?"

Trường Lạc công chúa nói "Hôm nay Quân sứ Hà Nguyên Vương Tư Lễ từ chiến trường tới yết kiến phụ hoàng, phụ hoàng hỏi quân tình, y lại bật tiếng khóc. Y nói sau khi thánh giá rời kinh, sĩ khí lại càng suy sụp. Phụ hoàng hỏi: Là oán hờn trẫm bỏ họ phải không? Vương Tư Lễ nói: Chuyện đó thì không phải. Họ nói hoàng thượng là bất đắc dĩ phải rời khỏi thành, tránh vào Tây Thục, giữ gìn quốc mạch để lo chuyện về sau, đều là rất nên. Chỉ là có một số đại thần chịu ơn sâu của hoàng đế, nhưng giữa lúc nguy nan này lại không dám bước ra chống giặc, chỉ lo bảo toàn phú quý của gia đình mình, thậm chí cậy được hoàng thượng sủng ái, còn tác oai tác phúc, quân sĩ qủa thật không cam lòng. Chỉ cần hoàng thượng thưởng phạt công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, sĩ khí tự nhiên có thể mạnh lên. Phụ hoàng ta nghe xong, đương nhiên biết y muốn nói tới ai, buồn bã im lặng, qua một hồi lâu mới nói: Ta biết rồi, khanh là người ngay thẳng, có thể làm rường cột nước nhà. Lập tức phong Vương Tư Lễ làm Tiết độ sứ Hà Tây Lũng Hữu, nhưng đối với lời tâu xin thưởng phạt công bằng của y, thì không nhắc tới một tiếng".

Thiết Ma Lặc nói "Chuyện thưởng phạt của triều đình ta không dám nghị luận bừa bãi, nhưng theo chỗ ta biết, quân Vũ lâm cũng có ý ấy, ý cũng theo lý ấy, đều muốn hoàng thượng chấn hưng kỷ cương, bỏ gian nịnh mà dùng hiền thần".

Trường Lạc công chúa nói Vương Tử Lễ trước mặt phụ hoàng ta vẫn không dám nói rõ ra, về sau lúc y lên đường, mật bàn với Hộ giá đại tướng quân Trần Nguyên Lễ rằng: Dương Quốc Trung là kẻ gây

loạn, tội lớn ác cực, ai cũng căm hận, trừ phi giết thằng giặc này, nếu không lòng dân sẽ ly tán hết! Trần Nguyên Lễ nói: Việc ấy rất hệ trọng, để ta thong thả tính toán. Trần Nguyên Lễ ngại Dương Quý phi, ném chuột sợ vỡ đồ quý nên không dám hạ thủ. Y biết phụ hoàng ta sủng ái, đại khái cũng thấp thoáng biết ta có chỗ bất mãn với nhà họ Dương, nên ngầm cầu cứu ta, nói lại lời Vương Tư Lễ cho ta nghe, bảo ta tìm cách vì nước trừ gian. Nhưng ta làm sao có cách gì được? Phụ hoàng thương yêu ta, nhưng còn yêu thương Dương Quý phi hơn, ta vừa nói tới Dương Quốc Trung trước mặt người, người đã lắc đầu thở dài, không cho ta nói tới nữa. Do dự không quyết như thế, chỉ e giang sơn nhà Đại Đường sẽ bị mất trong tay Dương Quốc Trung".

Thiết Ma Lặc nghe thấy máu nóng sôi lên, buột miệng nói "Nếu công chúa có chỗ nào dùng tới tiểu nhân, thì tiểu nhân muôn chết cũng không từ". Vừa nói tới đó, chợt nghe thị nữ ở ven rừng ho một tiếng, công chúa giật mình, hạ giọng nói "Có người tới. Ngươi, ngươi nghĩ cách gì đi, nhưng nhất thiết không được khinh cử vọng động". Công chúa được thị nữ dìu, né vào trong rừng, đúng lúc ấy chợt nghe có người hô hô cười rộ.

Thiết Ma Lặc đưa mắt nhìn, thì người tới không phải ai khác chính là Vũ Văn Thông. Vũ Văn Thông cười nói "Thiết Đô úy nhàn nhã vô sự quá, một mình ở đây thưởng trăng à?". Thiết Ma Lặc nói "Ta là đi tuần tra". Vũ Văn Thông nói "Ủa, ngươi tới đây tuần tra à? Có phát hiện được người nào khả nghi núp trong rừng không? Ta cũng nghe thấy dường như có tiếng người, chúng ta cùng đi tra xét kỹ một lượt xem". Thiết Ma Lặc hồi hộp không yên, y hỏi lòng không thẹn, nhưng sợ công chúa bị người ta đơm đặt, vội vàng nói "Không dám làm phiền Vũ Văn tướng quân lo lắng, ta đã tra xét qua một lượt rồi, hoàn toàn không có chuyện gì khả nghi". Vũ Văn Thông hô hô cười rộ, đột nhiên hạ giọng nói "Thiết Đô úy, ngươi chờ ai phải không? Quả thật ngươi không phát hiện ra gì à, ta lại thấy có một cái bóng, giống như thị nữ của Trường Lạc công chúa". Thiết Ma Lặc biết y đã phát hiện ra Trường Lạc công chúa bèn lớn mật nói "Vũ Văn tướng quân đừng nói đùa, chỉ e ngươi hoa mắt đấy, ta thì chẳng thấy gì cả".

Thiết Ma Lặc sợ Vũ Văn Thông nhất định đi tra xét, nào ngờ Vũ Văn Thông đột nhiên hô hô cười rộ một tràng, nói "Thiết Đô úy, nếu không phải là ngươi đợi ai, vậy thì đi với ta thôi, có người đang chờ gặp ngươi!". Thiết Ma Lặc còn cho rằng y là nói tới công chúa, liền

trách "Vũ Văn tướng quân, đừng nói đùa nữa, ta...". Y định nói "Ta phục mệnh bảo vệ công chúa, nếu công chúa triệu kiến ta, thì tự nhiên ta phải tới". Nhưng y vừa nói tới đó, Vũ Văn Thông đã ngắt lời y, nghiêm trang nói "Ai nói đùa với ngươi, tướng quốc sai ta mời ngươi".

Thiết Ma Lặc giật nảy mình, lắp bắp nói "Cái gì, Dương, Dương tướng gia muốn gặp ta à?". Vũ Văn Thông cười lớn nói "Ngươi vừa mừng vừa lo sợ phải không? Hô hô, thằng tiểu tử ngươi thật ngây thơ quá, mau đi theo ta!", dáng vẻ rất thân thiết, kéo Thiết Ma Lặc đi.

Thiết Ma Lặc kinh nghi bất định, đột nhiên nảy ý ương ngạnh, nghĩ "Nhiều lắm thì chẳng qua chỉ là một chết, mình sợ gì Dương Quốc Trung? Y muốn gặp mình, thì mình lại càng có cơ hội giết y!". Dương Quốc Trung trú ở phía sau ngôi miếu, có một cổng vào riêng, Thiết Ma Lặc theo Vũ Văn Thông từ cửa ngách bước vào, chỉ thấy dưới hành lang hai bên bố trí đầy thân binh của Dương Quốc Trung, Dương Quốc Trung ngồi ở trên, Vũ Văn Thông bước lên nói "Thiết Đô úy tới rồi".

Dương Quốc Trung khuôn mặt nở nụ cười xảo quyệt, nói "Tốt tốt! Thiết Đô úy, ngươi là bề tôi hộ giá có công, ta chỉ vì nhiều việc bận rộn, nếu không đã sớm muốn gặp ngươi rồi. Miễn lễ, miễn lễ, nào nào, mời ngồi xuống đây".

Thiết Ma Lặc đối diện với gian thần, bất giác lửa giận đầy lòng, đang định hạ thủ trừ gian, chợt nhớ tới lời dặn "Không nên khinh cử vọng động" của công chúa, nghĩ thầm "Không sai, người trong thiên hạ đều căm hận Dương Quốc Trung, nhưng là thường dân căm phẫn, tốt nhất là do hoàng thượng ban lệnh, nếu không cũng phải do các tướng sĩ quang minh chính đại lên tiếng hỏi tội y, mang y ra xử tử, như thế mới có thể hả dược lòng căm giận của mọi người. Có Vũ Văn Thông ở đây, mình chưa chức đã giết được y, mà cho dù giết được y, ý dân cũng không thể đưa lên tới người trên, cũng còn ưu đãi cho y nhiều quá?".

Nên biết Thiết Ma Lặc tuy là hán tử nhiệt huyết, nhưng hoàn toàn không phải là kẻ thô mãng, y suy nghĩ chín chắn xong, lại bình tĩnh trở lại, theo quân lễ làm lễ với Dương Quốc Trung xong, hỏi "Không biết tướng gia triệu kiến là có điều gì sai bảo?".

Dương Quốc Trung nói "Ta rất thích những người trẻ tuổi, Thiết

Đô úy, ngươi võ nghệ siêu quần, lại có công lớn bảo giá, chỉ cần làm cho thật tốt, nhất định tiền đồ xán lạn, chức vị hiện tại cũng là thiệt thòi cho ngươi quá".

Dương Quốc Trung da cười thịt không cười đưa mắt liếc nhìn, thấy Thiết Ma Lặc không hề động đậy, không lộ vẻ gì, bất giác hơi khó chịu, Vũ Văn Thông ngồi cạnh Thiết Ma Lặc, vội vàng dùng khuỷu tay huých huých Thiết Ma Lặc, nói "Thiết Đô úy, tướng gia có ý đề bạt ngươi, sao ngươi còn chưa cảm tạ?".

Thiết Ma Lặc lạnh nhạt nói "Đa tạ mỹ ý của tướng gia, Thiết Tranh làm tôi tớ cho hoàng thượng, bảo hộ thánh giá đó là phận sự phải làm. Đội ơn hoàng thượng phá lệ ban ơn, phong quan ban tước, đã là quá nhiều rồi, lẽ nào còn được nói tới hai chữ thiệt thòi?".

Dương Quốc Trung sửng sốt, kế lập tức hô hô cười rộ nói "Thiết Đô úy, ngươi không cậy công, không khoe vất vả, quả thật có phong độ đại tướng thời cổ, lão phu càng kính trọng ngươi thêm. Nhưng tục ngữ nói rất hay, người mong lên chỗ cao, nước chảy xuống chỗ thấp. Chẳng lẽ ngươi quả thật không nghĩ tới việc tiến lên sao?".

Thiết Ma Lặc nói "Không có công không nhận lộc, tuy tướng gia muốn cất nhắc Thiết mỗ, nhưng Thiết mỗ cũng thẹn không dám nhận".

Dương Quốc Trung hiểu lầm ý Thiết Ma Lặc, bên nhe răng ra cười nói "Thiết Đô úy, chỉ cần ngươi nhận một phen ý tốt của lão phu, thì chúng ta là người một nhà rồi, ngày tháng còn dài mà, ngươi sợ gì không có lúc báo đáp được lão phu?".

Nói tới đó, Dương Quốc Trung chợt im bặt, hỏi Thiết Ma Lặc "Nghe nói trong quân có lời oán vọng với lão phu, ngươi có biết không?".

Thiết Ma Lặc lúc ấy mới sực hiểu ra, nguyên là Dương Quốc Trung gọi y tới đây là muốn lung lạc y. Về việc Thiết Ma Lặc ngồi chung với đám quân sĩ chửi mắng Dương Quốc Trung, chắc đám vệ sĩ của Dương Quốc Trung đã bẩm báo với y rồi.

Thiết Ma Lặc làm ra vẻ không biết gì, hỏi lại "Có chuyện như thế à? Ty chức tới bầy giờ cũng không biết, không biết họ oán hận chuyện gì?".

Dương Quốc Trung lặt đỏ bầm, Thiết Ma Lặc đùn đẩy là không biết, y làm sao tiện nói lại những câu quân sĩ chửi mắng y? Nhưng Dương Quốc Trung rốt lại là một kẻ vô cùng gian giảo ngẫm nghĩ một lúc rối nói "Trước mắt tạm thời chịu vất vả quân sĩ có hơi xôn xao, đó cũng là chuyện khó tránh khỏi, lão phu đội ơn vua, cũng khó tránh khỏi có người ghen ghét. Điều đáng lo là có kẻ gian khiêu khích bên trong, kích động quân tâm, đối đầu với lão phu. Thiết Đô úy, ngươi là người thông minh, nếu có chỗ nào có thể hết sức cho lão phu, lão phu quyết không quên chỗ tốt của ngươi đâu.

Thiết Ma Lặc nói "Thiết Tranh tính tình ngu độn, vẫn không hiểu rõ ý của tướng gia". Dương Quốc Trung liếc mắt nhìn y, ánh mắt từ Thiết Ma Lặc chuyển qua liếc Vũ Văn Thông một cái, Vũ Văn Thông vội cười nói "Thiết Đô úy, ngươi quả thật không hiểu rõ sao? Tướng gia là muốn ngươi làm tai mắt cho người, có ai đối đấu với tướng gia, ngươi biết được thì lập tức bẩm báo lại cho tướng gia".

Thiết Ma Lặc lửa giận trong lòng dấy lên, nghĩ thầm "Té ra Dương Quốc Trung rốt lại muốn mình làm chó săn cho y, hừ, y còn chưa biết mình là loại người nào". Đang định phát tác chợt thấy một viên Hiệu úy chạy vào. Dương Quốc Trung quát "Ta và Thiết Đô úy đang có chuyện quan trọng cần bàn, không gặp khách khác, không phải đã dặn các ngươi rồi sao?". Viên Hiệu úy kia quỳ một chân xuống bẩm "Là Lý công công và sứ giả Hồi Hột cầu kiến".

Nguyên Lý công công mà viên Hiệu úy kìa nói tới là Đông cung nội thị Lý Phụ Quốc, trong số thái giám quyền lực của y chỉ sau có Cao Lực Sĩ, rất được Huyền tông tin dùng, nên gia phong y làm Đông cung nội thị.

Dương Quốc Trung nghe nói Lý Phụ Quốc đích thân tìm tới vả lại còn có sứ giả Hồi Hột, bất giác sửng sốt, khí giận lập tức tan biến, nhưng vẫn xưa tay nói "Ngươi mời Lý công công và hai vị sứ giả vào thư phòng chờ ta một lúc, nói ta sẽ tới ngay".

Thiết Ma Lặc nảy ý nghi ngờ "Ở đầu lại nảy ra sứ giả Hồi Hột? Tại sao lại nửa đêm cầu kiến Dương Quốc Trung?". Lại nghĩ "Đây là một ngôi miếu hoang, họ Dương các ngươi chiếm một nửa, ở không đủ lại còn đặt ra thư phòng gì gì, đáng thương cho bao nhiêu tướng sĩ đang ở trong lều trại, quân sĩ càng thê thảm, phơi sương trong rừng, còn phải chịu cái khổ mưa gió!".

Dương Quốc Trung hắng giọng một tiếng, kêu lên "Thiết Đô úy". Thiết Ma Lặc nén cơn giận, ứng thanh dạ một tiếng "Có!". Dương Quốc Trung bật tiếng cười hô hô, lúc ấy mới nói tiếp "Mới rồi chúng ta nói tới đâu rồi? phải rồi, ngươi nói là không có công không nhận lộc, chỉ cần ngươi ra sức cho ta, thế là có công với ta rồi, ta đương nhiên cũng sẽ đưa lộc vị tới cho ngươi. Được, trước mắt ta còn đưa tới cho ngươi một trường đại phú quý to bằng trời, đảm bảo ngươi không ngờ tới đâu?".

Thiết Ma Lặc nửa tức giận nửa hiếu kỳ, cũng định đùa giỡn với Dương Quốc Trung một phen, nói "Trước hết xin tạ ơn tướng gia tài bồi, nhưng không biết đó là phú quý gì vậy?".

Dương Quốc Trung liếc y một cái, cười nói "Trường Lạc công chúa thích ngươi, ngươi có biết không? Hô, lão phu đã biết rồi, chỉ là với thân phận của ngươi, quyết không thể làm phò mã được. Có điều nếu lão phu làm chủ giúp ngươi, nhờ Quý phi nhà ta nói với hoàng thượng một câu, nhất định hoàng thượng phá lệ tác thành cho các ngươi, không hỏi tới gia thế của ngươi, gả công chúa cho ngươi! Hô hô, chuyện đó thì ngươi không ngờ được, là chuyện phú quý to bằng trời đấy".

Đó là mưu kế một mũi tên bắn rơi hai con nhạn của Dương Quốc Trung, một là nhằm thu phục Thiết Ma Lặc để sử dụng, hai là nhằm lôi kéo Trường Lạc công chúa để nàng không phản đối Dương gia. Dương Quốc Trung cho rằng Thiết Ma Lặc nghe xong sẽ mừng rỡ vì được quá lòng mong mỏi, dập đầu lạy tạ, nào ngờ Thiết Ma Lặc sắc mặt đỏ bừng, khí giận bốc lên, lập tức cao giọng nói "Tướng gia, người nhìn lầm người rỗi, cho dù Thiết Tranh muốn cầu phú quý cũng chưa phải là loại tiểu nhân vô sỉ dựa vào gấu quần đàn bà mà kiếm công danh lợi lộc như thế đâu".

Câu ấy rõ ràng là chửi Dương Quốc Trung nhờ Dương Quý phi mà được làm Tể tướng, Dương Quốc Trung vô cùng tức giận, run giọng chửi "Thiết Tranh, ngươi, ngươi không biết hay dở như thế à!". Nhìn thấy đôi bên đã như tên trên dây cung, chạm vào là phát, cũng đúng lúc ấy chợt nghe thân binh hai bên hành lang "Ái chà, ối chao" kêu la ngã xuống, có người cao giọng quát "Tránh ra, Lão Hắc ta tới đây, không cần các ngươi bẩm báo". Chỉ thấy Uất Trì Bắc cầm roi vàng sải chân bước vào, phía sau còn có Tần Tương.

Đúng là:

Giàu sang khó đổi lòng hào kiệt,

Góp rủi thành may có cứu binh.

Muốn biết chuyện sau thế nào, xin nghe hạ hồi phân giải.
Bình Luận (0)
Comment