Đàm Lâm ngồi thiền định trong điện Quy Vô Thường, lặng lẽ suy tính xem kế sách đã chuẩn bị có thể thuận lợi tiến hành hay không.
Hắn vừa thêm một nhúm an tức hương vào lò, thứ hương liệu khiến người buông lỏng và dễ dàng chìm vào mộng tưởng. Ngày thường, hắn dùng nó để bản thân dễ nhập định, chứ ít khi để người khác ngửi qua. Một khi đã hít phải, người ta thường mất đi cảnh giác, dễ rơi vào trạng thái mê muội như trong mây mù. Khi ấy, chỉ cần giảng một hai câu chuyện, ý niệm đã dễ dàng thấm vào đầu óc người nghe.
Hắn kể cho Vi Huấn nghe chuyện Trần Sư Cổ, một phần vì muốn khơi gợi hiếu kỳ để giữ chân y lại trong điện, một phần vì tuổi già ngày một rõ rệt, hắn thật lòng muốn truyền lại bí mật năm xưa cho người kế thừa. Nhưng điều quan trọng hơn cả, là hắn hy vọng có thể khuyên Vi Huấn quy y, thực hiện chí nguyện cao tăng họ Diệp năm nào chưa thể làm trọn.
Ngày đó, bóng dáng Tu La ấy đã in sâu trong cơn ác mộng máu tanh không dứt của Đàm Lâm. Dẫu bốn mươi năm trôi qua, hắn đã vượt xa người binh thường, nhưng nỗi khiếp sợ xưa kia vẫn nhiều lần trở lại mỗi đêm. Nếu có thể thu đồ đệ của Trần Sư Cổ vào môn hạ, có lẽ ông ta sẽ hóa giải được tâm ma đã ăn sâu vào cốt tủy.
Thiếu niên áo xanh kia… liệu có thể hiểu được lòng hắn không?
Đàm Lâm còn đang trầm ngâm thì đột nhiên, một trận địa chấn vang dội nổi lên. Cả tòa điện Quy Vô Thường rung chuyển, tro bụi rào rạt rơi từ xà nhà xuống.
Chuyện gì vậy? Động đất sao? Đàm Lâm lập tức mở to mắt, nhưng rồi ngay sau đó nhận ra đó là tiếng gầm giận dữ của Quan Xuyên. Tiếng gầm ấy vốn mang tên “Lôi Âm Rống”, Về sau được hắn đổi thành “Vô Úy thanh”, một môn công phu sâu xa.
Trong Phật pháp, “vô úy” (không sợ hãi) là tâm thế khi thuyết pháp có thể trấn áp mọi tà thuyết, hàng phục ngoại đạo.
Kinh Phật thường ví Phật như sư tử giữa đại ngàn, lời Phật thốt ra như tiếng rống của sư tử, nên được gọi là “vô úy thanh” (không sợ ). Năm xưa, chính là nhờ điểm ấy mà Đàm Lâm từng thuyết phục Thù Kiên Thành bỏ tà theo chính, quy y cửa Phật, trở thành đệ tử của mình. Dù là con cháu danh gia thế tộc, hay là hiệp khách chốn giang hồ. Thì trong đáy lòng mỗi người, vẫn luôn có một khoảng trống. Và họ đều cần một tín ngưỡng nào đó để tựa vào, để giữ vững mình giữa cõi hư vô.
Còn bản thân hắn Đàm Lâm lại buộc phải dựa vào một cao thủ võ lâm trung thành để bảo hộ, để ngăn cản tâm ma từng bị Trần Sư Cổ tạo ra năm xưa trỗi dậy.
Bỗng nhiên, lại một tiếng gầm vang dội như sấm nổ giữa trời quang, tiếng gào cuồn cuộn như lôi đình muôn quân, đến mức mặt đất cũng rung chuyển, nền điện lớn cũng bắt đầu lay động.
Đàm Lâm chấn động trong lòng, nghi hoặc thầm nghĩ:
“Chẳng lẽ Quan Xuyên đang giao chiến với ai?”
Đến lần thứ ba tiếng gào vọng tới, trong âm thanh phẫn nộ đã xen vào một chút hoảng hốt, như thể một con sư tử chốn hoang dã đang bị mãnh thú đánh úp bất ngờ.
Vu Lan đêm ấy, kinh động ngàn tín đồ cũng chỉ là một tiếng hô là đủ. Thế thì lần này là ai? Kẻ địch nào có thể khiến Quan Xuyên cảm thấy khó đối phó đến vậy?
Chẳng lẽ là… Vi Huấn? Nhưng sau khi hắn hít phải thứ kia, đáng lẽ không thể còn chút sức lực nào để hành động nữa mới phải…
Đàm Lâm rất muốn đứng dậy bước ra ngoài xem rốt cuộc là chuyện gì đang xảy ra, nhưng đôi chân hắn lúc này rã rời đến mức không thể đứng dậy, không có người đỡ, hắn hoàn toàn chỉ có thể ngồi im.
Tiếng gầm rống của sư tử mỗi lúc một dồn dập, con mãnh thú thần bí kia liên tiếp tung ra những đòn tấn công dữ dội với tốc độ khủng khiếp. Sư tử dần trở nên yếu thế, đến cuối cùng, tiếng rống lại xen lẫn cả những âm thanh như gào lên vì đau đớn co rút, rõ ràng là đã bị thương.
Đàm Lâm thấp thỏm lo lắng. Quan Xuyên vốn có thân thể cứng như sắt, dù là đao kiếm trong tay cũng không thể để lại lấy một vết xước trên da hắn. Vậy mà đối phương là ai, lại có thể xuyên thủng được thân xác kiên cố ấy?
Tiếng gào rống dần dần yếu đi, trong đó vang lên nỗi tuyệt vọng không thể tin nổi. Cuối cùng, là một tiếng gào dài, thống thiết, như xé rách cả tâm can — rồi đột ngột im bặt giữa chừng.
Cả điện Quy Vô Thường lặng ngắt như tờ.
Mồ hôi lạnh đã thấm ướt cả áo tăng của Đàm Lâm, hắn càng thêm hoảng loạn vì chính mình đến nửa bước cũng không nhúc nhích nổi…
Một lúc lâu sau, từ trong bóng đêm vô biên vô tận ngoài đại điện, một bóng người lặng lẽ, không một tiếng động lần mò bước vào. Trước mặt hắn có một tấm bình phong che khuất, nên không thể nhìn rõ là ai — chỉ mơ hồ thấy một thân hình như dã thú, bốn chi áp đất, lặng lẽ bò tới vài bước, đến gần bình phong rồi mới từ từ đứng thẳng người dậy.
“Tuy ngươi chỉ là một lão tăng chẳng biết võ công, sống gần đất xa trời, nhưng lại là kẻ âm hiểm, khó đối phó nhất trong tất cả những địch thủ ta từng gặp.” Bóng người cất giọng khàn khàn, nghèn nghẹn nói.
“Tuy ông là một lão già không biết võ công, nhưng lại là địch thủ âm hiểm khó phòng nhất ta từng gặp.”
Đàm Lâm nghe ra đó là giọng của Vi Huấn, liền khẽ thở phào một hơi, vừa định mở miệng trích một đoạn kinh Phật sâu xa nào đó để kéo chú ý của hắn, thì đối phương đã ném tới một vật nặng nề.
Thứ ấy bay qua tấm bình phong, lăn lộc cộc trên nền, đến khi lăn vào vùng ánh sáng của chân đèn, mới lộ rõ ra đó là một cái đầu người đẫm máu. Hai mắt Quan Xuyên trợn trừng sắp bật ra khỏi hốc mắt, cổ họng bị xé toạc, để lộ cả khí quản và mạch máu. Vết cắt nơi cổ nham nhở, không giống như bị chém bằng dao sắc, mà giống như bị móng vuốt mãnh thú xé toạc.
Đàm Lâm kinh hãi tột độ, muốn bỏ chạy, nhưng hoàn toàn không đủ sức đứng dậy. Cả người hắn chỉ khẽ nghiêng một chút đã từ trên tòa sen ngã lăn xuống đất. Hắn chỉ còn biết hy vọng trong chùa có ai nghe thấy tiếng gầm của Quan Xuyên mà tới xem xét. Nhưng lại hiểu rõ rằng: Điện Quy Vô Thường nằm tách biệt bên ngoài chùa, âm thanh chưa chắc có thể truyền ra xa đến thế. Huống hồ, hắn càng hiểu lòng người — sau vụ án mạng thảm khốc đêm Vu Lan, cho dù có tăng nhân nào nghe được tiếng lạ, e là cũng không dám mở cửa bước ra xác nhận.
Vi Huấn lạnh lùng cất tiếng: “Không mang theo dao, tay không xé xác có hơi bất tiện, làm rối tung cả lên,”
Hắn lục lọi trong chiếc túi da mang theo bên người, rồi lần lượt ném ra hai vật, là hai cánh tay bị lóc trơ cả cơ và gân.
“Mười ngón tay Quan Xuyên đều dính vết thuốc màu, Hắn chẳng phải họa sư, vốn không nên động tới mấy thứ ấy. Loại thuốc màu thông thường còn tẩy được, nhưng xem ra đây là thuốc màu gốc dầu, cực khó rửa sạch nhất thời cũng không thể gột trôi hết được đâu. Ngươi thân thể tàn tật, liền sai hắn thay ngươi ra tay hạ độc. Gọi hắn là sư tử, chẳng bằng nói là một con chó trung thành biết nghe lời.”
Vi Huấn dừng lại một chút, rồi tiếp:
“Nhưng đây chẳng qua là màn thứ hai trong kế hoạch đầu độc của ông.”
“Ông bảo Ngô Quan Trừng dùng thuốc màu khó rửa để diễn ảo thuật vẽ thủy họa, phun màu. Thủy họa thì không sao, nhưng phun tranh lại cần ngậm thuốc màu mà phụt lên tường. Lâu dần, thuốc độc ăn mòn miệng hắn, khiến hắn phát điên. Hắn vốn không hại người, nhưng đến khi trúng độc, ảo giác liên tục xuất hiện, hắn ngộ sát vợ mình rồi tự tử. Dù ông không tự tay giết, thì cái chết của họ đều do ông mà ra.”
“Ông không chỉ muốn hắn chết, mà còn muốn hắn thân bại danh liệt.”
Thế nhưng, xem ra Quan Trừng vốn không có ý hại ai. Cho đến khi độc phát ngày một sâu, ảo giác ngày càng nhiều, hắn lỡ tay gi.ết ch.ết Ngô Quế Nhi, rồi tự dìm mình xuống hồ phóng sinh, trong cơn mê sảng còn vẽ nên bức 《Địa Ngục Biến, cuối cùng gây ra trận giẫm đạp kinh hoàng giữa đám người.
“Tuy không phải ông trực tiếp ra tay, nhưng tất cả những cái chết này, rốt cuộc cũng phải tính trên đầu .”
Vi Huấn vừa nói, vừa lấy ra vật thứ ba từ chiếc túi da — một chiếc lưỡi người đã thối rữa, dính đầy đủ loại thuốc màu loang lổ. Ngay sau đó, hắn bước ra khỏi bóng tối sau tấm bình phong, tiến vào vùng ánh sáng mờ mờ của cây đèn. Nhìn rõ dung mạo hắn, Đàm Lâm toàn thân cứng đờ, hồn bay phách lạc. Người đứng trước mặt hắn thân thể đầy thương tích, mắt, tai, mũi, miệng đều đang rỉ máu, đôi mắt đỏ tươi như phát điên, ánh lên một thứ ánh sáng tà dị, cuồng loạn, giống hệt Trần Sư Cổ năm xưa nhập ma.
“Vì sao lại hạ độc mưu hại chính đệ tử của mình? Vì sao lại ra tay với kẻ mà mình từng dang tay cưu mang? Ta nghĩ, một phần là vì Ngô Quan Trừng kiên quyết đòi hoàn tục, rời khỏi tầm kiểm soát của ông, khiến ông cảm thấy bản thân đang dần đánh mất quyền khống chế. Phần khác, là vì lòng ghen ghét.
Cũng giống như họa thánh Ngô Đạo Tử năm xưa, vì đố kỵ mà sinh lòng sát hại, đã mưu sát thiếu niên thiên tài Hoàng Phủ Chẩn. Ông cũng vậy ganh ghét tài năng của Quan Trừng, ganh ghét tuổi trẻ của hắn, nhất là khi chính ông ngày một già đi, mà hắn lại đang rực rỡ bừng lên một luồng sinh khí mới. Ta chỉ cần nhìn qua bức 《Cửu Tương Đồ》 của hắn, rồi nhìn lại tranh của ông, thì dù ta là kẻ ngoài nghề, cũng có thể nhận ra ai cao ai thấp.”
“Vị đại nhân vật ở Lạc Dương kia, thật ra vốn không hề ủy thác cho ông. Hắn trực tiếp tìm đến Ngô Quan Trừng để nhờ vẽ bức ‘Cửu Tương Đồ’ trừ tà, đúng chứ?”
Kẻ Tu La đẫm máu ấy, tuy thân thể máu me be bét, trông chẳng khác nào Trần Sư Cổ năm xưa, nhưng giọng nói lại rõ ràng, mạch lạc, từng lời sắc bén như dao, mỗi câu nói ra đều đánh thẳng vào chỗ yếu, từng bước ép sát.
Thấy sắc mặt Đàm Lâm dần xám như tro, Vi Huấn biết mình đoán trúng, khóe miệng hắn nhếch lên thành một nụ cười quái dị, kéo rách cả vết thương đang rỉ máu, nửa cười nửa rỉ máu mà nói:
“Thật đáng thương. Ông bỏ ra bao năm sống giữa những xác chết thối rữa, ngửi đủ loại mùi tanh tưởi độc hại, gắng dựng lên hình tượng một đại đức cao tăng, một thánh thủ luyện đan, một cao nhân ẩn thế. Cuối cùng đến già, lại bị chính đệ tử trẻ tuổi của mình lấn lướt nổi bật, Vậy thì trong lòng hẳn là tuyệt vọng biết bao.
Ông từng giảng với ta rằng: Tam độc Tham – Sân – Si, trong đó Tham là lòng ha.m mu.ốn danh, lợi, tài, mọi thứ thuộc về thế tục. Ông thì sao? Ông càu danh trục lợi, vơ vét không ngừng, từ đó mới sinh ra sát ý. Có thể nói ông chính là kẻ Tham nhất trong lòng Tham. Thế nhưng, điều đáng sợ nhất… là ông khéo ăn nói, giỏi mê hoặc lòng người, biết tô vẽ cho mọi hành vi của mình một lớp vỏ vàng son đẹp đẽ.
“Muốn vạch trần những lời dối trá của ông, thực sự vô cùng khó. Ngay cả Trần Sư Cổ, Thù Kiên Thành những cao thủ ấy, cũng từng sập bẫy của ông. Năm xưa Trần Sư Cổ tha cho ông một mạng, là sai lầm một sai lầm quá lớn.”
“Ông rất giỏi bịa chuyện Chỉ cần vài câu ba tấc lưỡi là biến thành những giai thoại cảm động lòng người. Như cái gọi là chuyện ‘Thiền sư độ hóa Tu La’, nghe thì tưởng có huyền cơ thiền ý, kỳ thực chi tiết hoàn toàn không khớp sự thật. Ta tuy là đệ tử của Trần Sư Cổ, nhưng chưa từng học qua “Bát Nhã Sám” mà các ông truyền tụng, cũng không phải người thừa kế chân truyền tâm pháp. Người được chọn là một tiểu tử khác kia kìa. Những thứ ông thường dùng để xem tướng, đoán mệnh, phán số, cái vẻ ‘huyền huyền ảo ảo’ kia…toàn bộ chỉ dựa vào chút bản lĩnh suy đoán mà dựng nên trò bịp bợm, đúng không?”
Vi Huấn cười một tiếng chua chát:
“Lúc ấy, lẽ ra ta nên tin nàng, chứ không phải ngồi nghe một lão hòa thượng như ngươi tụng kinh gõ mõ. Nếu ta chịu nghe lời nàng, thì đã không rơi vào kết cục thế này…Rõ ràng nàng đã đoán được hết động cơ hại người trong chuyện này, chỉ tiếc là ta không chịu để tâm.”
Trong đầu hắn như có tiếng sấm nổ liên hồi. Vị Đàm Lâm từng nổi danh là miệng lưỡi lanh lợi, giỏi nói giỏi lý, giờ đây lại hoàn toàn trầm mặc. Vi Huấn trong lòng sinh nghi, liền hỏi:
“Sao ông không nói gì? Lặng im thế này lại càng đáng ngờ đấy.”
Hắn mắt đã mờ, lảo đảo tiến sát gần thêm vài bước, tới khi còn cách chừng năm bước,
mới nhìn rõ môi lão tăng vẫn đang mấp máy liên tục.
Vi Huấn sững người một lúc, rồi đưa tay sờ lên tai mình. Ngón tay dính cả máu khô lẫn máu tươi mới chảy ra.
“À…Thì ra ta bị Quan Xuyên gầm đến thủng màng nhĩ, điếc tai rồi…Cũng tốt thôi, như vậy sẽ không phải nghe ông nói mấy lời dối trá vớ vẩn nữa.””
Khuyên dụ, biện giải, đe dọa, đùn đẩy, van xin tha mạng chỉ trong nửa nén nhang, Đàm Lâm đã dùng hết mọi cách để cầu sống, nhưng Vi Huấn vẫn không mảy may lay động. Khi thấy hắn xách theo chiếc lưỡi người ghê rợn kia chầm chậm bước đến gần, trong đầu Đàm Lâm chợt hiện lên ký ức 40 năm về trước ở bờ Linh Thủy — đầu người rơi lả tả, máu phun như thác lũ, Trần Sư Cổ cầm huyết kiếm bước về phía mình…
Tên Tu La trẻ tuổi này khẽ niệm:
“Nhật mộ yên ba, giang chử ám…Thật khó cho ông, mấy chục năm qua vẫn luôn ghi nhớ bài thơ ấy. Trần Sư Cổ đã chết, thì để ta thay ông ấy dùng Nhật Mộ Yên Ba Chưởng, tiễn ông một đoạn đường.”
Vi Huấn bước sát lại gần, giơ tay lên, đột nhiên cười:
“Thiên hạ đồn rằng, chân Phật, chân Bồ Tát, trên thân đều mang theo mùi hương kỳ lạ… Còn ngươi,
chỉ là một tên giả Phật, trên người chẳng có gì ngoài mùi hôi hám của một lão già sắp chết.”
Chưởng phong vung xuống rất khẽ, nhẹ như thiên nữ rải hoa, rơi đúng vào lồng ngực gầy xương lởm chởm của lão tăng.
Kẻ địch thứ hai đã bị tiêu diệt.
Trong đầu Vi Huấn mịt mờ hỗn loạn, vẫn còn vang vọng một mệnh lệnh cuối cùng: Phải đốt bức bích họa. Hắn đạp đổ đèn tràng, dầu lửa văng lên tấm bình phong, ngọn lửa lặng lẽ bò dần lên khung gỗ.
Xách theo thi thể của Đàm Lâm, Vi Huấn loạng choạng lê bước về phía gian phòng sau điện. Sau lần liều mạng chịu đựng tiếng sư rống của Quan Xuyên, hắn không chỉ thất khiếu chảy máu, mà còn mất cả khả năng giữ thăng bằng,
lúc bước đi thường phải chống cả tay chân xuống đất như dã thú.
Vi Huấn ném thi thể Đàm Lâm xuống hố vôi, rồi lấy chiếc lưỡi dùng làm chứng cứ đặt lại vào cổ họng của Quan Trừng. Nghĩ ngợi một lúc, hắn lại bẻ hàm Đàm Lâm ra, rút luôn chiếc lưỡi đỏ tươi kia ra khỏi cái miệng ba tấc đầy xảo trá. Thân thể người này gầy khô, héo úa như củi mục, chỉ riêng chiếc lưỡi là vẫn còn đỏ au, đầy máu tươi, tựa như vẫn sống.
Hắn cúi xuống, nhẹ giọng nói với Quan Trừng: “Ngươi có thể thay sư phụ báo oán, trả thù. Ta đã rút lưỡi của hắn, từ nay hắn sẽ không thể lừa gạt bất kỳ ai nữa.”
Trước khi rời đi, Vi Huấn lướt qua tấm “An Hồn Kính” treo trên tường, lờ mờ thấy phản chiếu bên trong một vật gì đó tà dị và khủng khiếp. Tấm mặt nạ của “kẻ đuổi tà trấn quỷ” giờ đây đã bị xé toang hoàn toàn, bộ mặt thật của hắn lộ ra Tu La đội lốt người, tàn độc, hắc ám, như thứ sinh ra từ bùn lầy đáy sông.
Ngọn lửa trong điện Quy Vô Thường bắt đầu bùng lên, lan rộng. Vi Huấn ném những mảnh thi thể còn sót lại của Quan Xuyên vào lửa, lúc xoay người, hắn thoáng thấy một pho tượng đất sét dùng để “cung dưỡng” đặt ở góc tường.
Sau khi tấm bình phong đổ sập, bức tượng mộc ấy nghiêng về phía bức họa người chết, như thể từ đầu tới cuối vẫn chăm chăm nhìn mỹ nhân trên vách bích họa kia.
Vi Huấn xách pho tượng lên, rồi dẫm nát nốt đầu của gã hòa thượng cuối cùng trong đại điện. Dưới phần đế tượng, lộ ra mấy dòng chữ nhỏ:
“Nhật nguyệt thường tương vọng,
Uyển chuyển không rời tâm,
Thấy quân hành ngồi chỗ,
Dường như lửa đốt thân.”
Chỉ trong chốc lát, những dòng chữ không ai để ý kia đã bị ngọn lửa thật sự nuốt trọn.
Rời khỏi đại điện Quy Vô Thường chìm trong biển lửa, Vi Huấn chạy băng qua viện chính của chùa Thiềm Quang, giữa bóng đêm nhảy thoăn thoắt trên mái hiên, hành lang, tìm kiếm từng gian thiền phòng.
Mắt hắn giờ đã mờ, phủ đầy tơ máu, tai đã điếc, chẳng nghe được gì, miệng tanh mùi máu tươi, ngũ giác suy kiệt, chỉ còn lại khứu giác là chưa hoàn toàn mất đi.
Thỉnh thoảng, hắn dừng lại, áp mặt sát mái ngói, ngửi ngửi thứ hương vị đặc biệt đang trôi trong gió đêm, cố lần theo đó như dã thú đánh hơi vết máu con mồi.
Đêm Vu Lan Bồn, cửa địa ngục rộng mở, vong hồn lẩn khuất khắp nhân gian, kẻ sa vào ác mộng mê man, người thao thức suốt đêm chẳng ngủ. Không ai dám bước ra khỏi cửa, chỉ có những bức bích họa quỷ lệ khắp vách tường lặng lẽ lay động trong bóng tối, tựa thần, tựa ma, tranh thủ khoảnh khắc u huyền mà hiện hình.
Một bóng quỷ vật thân đầy vết thương tím bầm, lặng lẽ lướt qua lòng tháp cổ, đi tìm ánh trăng đã thất lạc.
Nàng ở đâu? Bị giấu nơi nao giữa cõi mê sương mờ mịt?
Kẻ thù…Còn một kẻ cuối cùng.