Thế gian này, hễ nơi nào có người sống tụ hội, tất không tránh được kẻ ăn cơm người chết. Người vừa tắt thở lìa trần, linh cữu còn chưa ổn, trong bóng tối đã có kẻ lặng lẽ giăng màn, sinh ra một nghề hợp tình hợp lý mà sinh lợi, giữa đường chính đạo có, tà môn cũng chẳng thiếu.
Phương phương bí truyền của Đại Nhạc Tán, chính là dùng thi thể héo khô, rồi lặng lẽ nghiền thành phấn. Khâu Nhậm từ lâu quen qua lại nơi táng địa, tìm thuốc hái dược, sớm đã cùng bọn mang Bắc Đường đất Lạc Dương lén lút liên lạc, người với người ngấm ngầm đưa đón, cũng xem như mối làm ăn qua lại.
Thi thể thiếu nữ trẻ tuổi, vô danh, lại bị phơi xác giữa hoang dã, xưa nay hiếm thấy lãng phí mà bỏ qua. Một cái thi thể nữ chưa gả, nếu có thể phối làm quỷ minh hôn, ít nhất cũng bán được mười mấy quan tiền. Đám người mang Bắc Đường sống bằng cái nghề ăn cơm âm phủ ấy. Chúng quen thuộc đủ loại quan hệ trong Lạc Dương, biết lúc nào có người chết, cũng biết tìm đâu cho kịp xác; hễ gặp đúng gia đình cần, lập tức bắc cầu giật dây, từ đó thu lợi.
Khâu Nhậm chỉ vào hai người trung niên áo vải, bảo:
“Hai vị đây là Hồng Nương dưới âm phủ của mang Bắc Đường, làm nghề lo ma chay* lâu năm, mấy đám cưới âm gần đây đều qua tay bọn họ.”
*hay gọi là quàng táng là một cách gọi cổ xưa, mang tính văn chương, để chỉ nghề lo liệu hậu sự cho người chết,
Hai người ấy, một tên Nguyễn Tam, một tên Phương Giáp, bị Quỷ Thủ Kim Cương trịnh trọng “ mời”, sợ đến da đầu tê rần, vội vàng xua tay cười khan:
“Không quen không biết, không biết không quen, chỉ là có qua có lại, được chăng hay chớ còn phải coi duyên trời định. Đại gia chớ hiểu lầm, cùng lắm nửa đồng hành, ha ha…”
Tàn Dương Viện năm người lập tức chia ra làm hai ngả, nghe chỉ điểm của đám nhà nghề, liền ở giữa ban ngày ban mặt công nhiên ra tay đào mả quật mộ.
Nói đến chuyện này, trong tay bọn họ chẳng phải kiếm đao gươm giáo, cũng chẳng phải ám khí roi trượng, mà là xẻng sắt, cuốc đất, thuần thục chẳng khác tay nông phu làm ruộng. Khâu Nhậm phun một bãi nước miếng vào lòng bàn tay, quay đầu nói với Vi đại và Tam nương:
“Đào giúp một tay thôi.”
Vi Huấn lại trầm giọng:
“Ta từng phát thệ, không tái động vào việc ấy. Các ngươi quật, ta chờ nghiệm xác.”
Thác Bạt Tam Nương da mặt khẽ giật giật, Khâu Nhậm thì kẽo kẹt nghiến răng, vốn định buông vài lời âm dương châm chọc, nhưng nghĩ tới nghĩ lui, lại chẳng muốn dây dưa thêm với một kẻ điên khó mà khống chế như Vi Huấn, liền nhịn xuống.
Hiện tại, Kỵ Lư Nương Tử tám phần mười đã táng mệnh, Vi Huấn thì còn đang trốn tránh, sống chết chẳng chịu ra tay mở quan. Trừ phi gặp phải lăng tẩm đế vương, bằng không quật mộ với bọn họ vốn chẳng phải chuyện gì khó nhọc. Thấy thế liền không tính toán thêm, vung tay ném cái cuốc định đưa cho Vi Huấn sang cho Nguyễn Tam cầm lấy.
Mục tiêu lần này là một khối thi nữ vô danh, được hạ táng trong vòng hai mươi ngày đổ lại.
Hai tổ người từ sớm tinh mơ làm tới tận chiều muộn, đem từng cỗ “tân nương” bị chôn dưới đất đào lên mở quan, sau đó gọi Vi Huấn đến nhận diện. Một khi xác định không đúng người, liền lấp đất lấp mộ, chôn trở lại như cũ.
Cứ thế ròng rã suốt bốn ngày, bọn họ đã quật ra hai ba chục thi nữ vô danh. Người chết có kẻ già người trẻ, có kẻ chết vì đói, người vì bệnh, kẻ bị chém giết, có người treo cổ, có người chìm nước… đủ loại trạng thái khi chết, song đều không phải người họ cần tìm.
Trời lại không thương, giữa đường mưa lớn đổ xuống, mộ địa sình lầy trơn trợt không chịu nổi. Mọi người toàn thân bùn đất, ướt như chuột lột, nhẫn nại cũng dần hao cạn. Nếu chẳng phải trong mộ thỉnh thoảng đào được chút vật bồi táng đáng giá, thì ai còn muốn dính cái thứ khổ sai toàn thân hôi hám thế này?
Nguyễn Tam mệt tới mức thẳng lưng cũng chẳng nổi, nhưng chẳng dám nói muốn nghỉ. Xong một việc lại lật sổ lật sách, chỉ vào một gò đất mới trước mặt, nói:
“Chỗ này là phần mộ chôn từ bảy ngày trước.”
Ba người hầm hầm đào bới, chẳng mấy chốc đã khai ra một cỗ quan tài bách mộc. Rút đinh mở nắp, thi thể bên trong vừa lộ diện, Khâu Nhậm liền tung một cước đạp Nguyễn Tam một cái, giận dữ quát:
“Ngươi giỡn mặt với lão tử hử? Nhìn đầu tóc thế kia, có giống người Hán không hả?!”
Nguyễn Tam ngã bổ nhào, lồm cồm bò dậy, lại cúi xuống cẩn thận soi trong quan tài. Quả nhiên bên trong là một nữ tử tóc vàng, mặc áo váy dị tộc. Thì ra người chôn khi ấy làm việc cẩu thả, chẳng thèm ghi lại đặc điểm thi thể rõ ràng vào sổ sách. Nguyễn Tam đập trán than khẽ, lúng túng xun xoe xin lỗi:
“Ai ya… già rồi hay quên, loạn quá sinh nhầm lẫn. Quên béng mất mới hôm trước có thu về một cô gái người Hồ.”
Khâu Nhậm mắng:
“Cha Hồ nhà ngươi ấy hử! Đến nam nữ còn phân chẳng rõ, rõ ràng là thằng con trai người Hồ!”
Nguyễn Tam vội vã xua tay giải thích:
“Làm sao có thể? Nha đầu này chết đã mấy hôm, sắc mặt tím tái, nhưng vẫn nhìn ra lúc sống có phần tuấn tú. Hơn nữa khách hàng nào phải kẻ ngu, tiền trao cháo múc, lúc đó còn tự mình cởi áo kiểm xác, đ*ng q**n cũng xem qua cả rồi!”
Khâu Nhậm nộ khí xung thiên:
“Lão tử sờ xác nữ còn nhiều hơn ngươi ngủ với đàn bà! Chỉ liếc qua khung xương cũng biết là giống nào đừng tưởng mặc váy giả gái là qua mặt nổi ta!”
Thác Bạt Tam Nương khịt mũi, phun hắn một ngụm khinh thường. Song Khâu Nhậm tuy có thói xấu, nhưng quả thật tinh thông y thuật, biết rõ thân thể con người đến tận gân xương, đối chuyện này cực kỳ tự tin.
Nguyễn Tam thì dựa vào nhặt xác dựng mối làm minh hôn sống qua ngày, cũng chẳng phải tay vừa. Thấy bị đụng chạm danh dự nghề nghiệp, liền liều lĩnh biện bạch:
“Khâu gia tuy học rộng tài cao, nhưng nghề chúng ta kỵ nhất là khinh nhờn khách hàng. Nếu để lời ngài truyền ra ngoài, mang Bắc Đường chúng ta chẳng còn đường làm ăn nữa.”
Dứt lời, liền cởi phắt váy thi thể, chỉ vào h* th*n nói rõ ràng:
“Ngài xem! Trơn nhẵn như thế, còn gì để nghi ngờ nữa?”
Khâu Nhậm lạnh lùng cười khẩy, giọng đầy khinh thị:
“Thấy lạ quá hóa ngờ nghệch, ngươi chưa từng thấy thi thể hoạn quan cung đình à? Cắt mấy quả trứng là xong việc, không lẽ hóa thành đàn bà?”
Hắn chỉ vào phần hông thi thể mà rằng:
“Xương chậu cao hẹp, chưa ph*t d*c hoàn toàn, góc khớp chẳng bén như nam nhân trưởng thành.”
Lại trỏ vào đáy háng:
“Vết nứt ở đáy chậu xé từ giữa về phía trước, đây là dấu xé, không phải hình trời sinh. Rõ ràng là một thiếu niên chưa kịp thành thân đã bị thiến, chết dưới cực hình. Ngươi treo đầu dê bán thịt chó, đem hắn gả làm minh hôn, không sợ nửa đêm tân lang đến bóp cổ đòi nợ à?”
Xưa nay chỉ nội cung mới nuôi hoạn nhân. Từ khi hoàng thất dời về Trường An, loại thi thể này ở Lạc Dương vốn hiếm thấy. Hai người đứng bên quan tài, lời qua tiếng lại, đến thi thể kia váy áo cũng bị lật sạch, thương tích khắp thân đều lộ ra tr*n tr**.
Thác Bạt Tam Nương xưa nay vốn khắc khẩu với Khâu Nhậm, chẳng muốn góp lời. Nhưng ánh mắt vừa lướt qua thi thể, nhìn rõ vết thương, nàng bỗng buông lạnh một câu:
“Không phải chết do khảo tra đâu.”
Khâu Nhậm sững người:
“Sao lại nói vậy?”
Thác Bạt Tam Nương lạnh nhạt nói:
“Thi thể này không phải chết vì khảo tra ép cung, mà là bị hành hạ vì d.ục v.ọng cho đến chết. Thương tích không giống nhau.”
Bị đồng môn nghi ngờ tay nghề trước mặt người ngoài, Khâu Nhậm lập tức thấy khó coi, bèn giở giọng giễu cợt:
“Lão Tứ ngươi cùng sư tỷ phối hợp bao lần, nay lại mượn miệng ngoài phán ta sai, ý này là sao hử?”
Tam Nương chẳng buồn giảng giải, mày liễu dựng ngược, đột ngột quát lớn:
“Lão nương nói sao thì là vậy!”
Tiếng nàng the thé, sắc như lưỡi dao, khiến hai người đứng cạnh bị dội đến choáng váng mặt mày, trước mắt tối sầm, sao bay loạn xạ. Nguyễn Tam dĩ nhiên chẳng dám dây vào Khâu Nhậm, song Khâu Nhậm lại cũng chẳng dám đối đầu Tam Nương, đành sửa lời lấy lòng:
“Sư tỷ nói thế tất là phải.”
Thác Bạt Tam Nương không nói thêm lời nào. Nhưng trong lòng lại không ngừng suy tính:
Thi thể đứa trẻ người Hồ này, rõ là bị tra tấn trong d*m d*c cho tới chết, lúc sống chắc hẳn chịu đủ mọi hình nhục dày vò. Thế mà khuôn mặt khi chết lại tĩnh lặng an nhiên, tựa như chưa từng oán giận. Tay trái vươn về trước, ngón cái và ngón giữa chạm nhau kết thành vòng, đó là kết “Thi Y Ấn”. Tay phải rũ xuống, kết “Hàng Ma Ấn”.
Rõ ràng đã là thi thể đã c**ng c*ng, song thân thể vẫn giữ được tư thế kết ấn, thế gian hiếm thấy hình dáng thi thể như vậy.
Dẫu lúc sống từng là nhân vật ra sao, nay chết bất đắc kỳ tử, thân xác chẳng khác gì quái vật, bị nhầm làm nữ thi, đem bán làm âm hôn, thân xác chẳng còn chút tôn nghiêm nào. Thật đúng là bị gặm nhấm tận xương, không còn dư một mảnh.
Tam Nương dứt khoát buông một câu chốt hạ, tự tay đậy nắp quan tài. Tranh cãi xem như chấm dứt. Nguyễn Tam vội vàng nâng nắp, đang toan đóng chặt, thì chợt nghe người thứ tư lên tiếng:
“Cho hắn mặc quần áo cho chỉnh tề rồi hãy đóng nắp.”
Nguyễn Tam giật mình kinh ngạc. Khi nghe giọng nói ấy lạnh buốt như băng tuyết phát ra từ thiếu niên áo xanh đang ngồi bên quan tài, hắn nhất thời chẳng đoán được dụng ý ra sao. Người của Tàn Dương Viện tuy ai nấy đều hung hăng, nhưng gặp mặt thiếu niên này đều phải nghiến răng nghiến lợi, gọi một tiếng “Đại sư huynh”. Nguyễn Tam tuy không phải môn hạ, lại càng chẳng dám manh động.
Khâu Nhậm hừ khẽ một tiếng, lẩm bẩm trong cổ họng:
“Ngày thường các người cứ chê đầu óc ta có bệnh, ta cũng nhận. Nhưng ngươi lần nào cũng phải chỉnh sửa cho thi thể xa lạ mới cho nhập thổ, vậy rốt cuộc ai mới là kẻ bệnh nặng hơn?”
Vi Huấn chẳng buồn tranh cãi, bước lẹ tới bên quan tài. Hắn đưa tay định chỉnh lại quần áo cho thi thể, ai ngờ vừa động đến ngực thi thể, liền thấy hiện lên một mảng phấn hồng đỏ thắm, diễm lệ mà quái dị. Trong khoảnh khắc, tựa như bị sấm sét đánh trúng, hắn đứng lặng tại chỗ.
Kẻ này lúc sống từng bị vô số người dày vò đạp đạp, thân thể đã biến dạng chẳng còn nguyên hình. Nhưng ở khoảng ngực lại có một chấm đỏ như son tô, dù màu da đã xám xịt vì chết, sắc màu kia vẫn nổi bật chói mắt, như vết lửa ẩn tàng dưới lớp tro tàn, bức người nghẹt thở. Nó không phải một vết thương, mà tựa một dấu hiệu. Một ký hiệu.
Đôi tay Vi Huấn run lên, cố đè nén sóng lòng, đưa đầu ngón tay chạm khẽ vào mảng phấn hồng ấy, nhẹ nhàng chà xát. Trong mắt hắn ánh lên kinh hoảng, rồi tức thì trừng trừng nhìn thẳng Nguyễn Tam. Cặp mắt kia tối sâu, âm lãnh, điên dại, khiến Nguyễn Tam rùng mình, rụt cổ không dám thở mạnh.
Thiếu niên từng chữ từng chữ, lạnh lẽo hỏi:
“Cái xác này… các ngươi lấy từ đâu ra?!”
•••
Sau khi vở diễn “Chân nhân Cửu Tương đồ” hạ màn, Lý Dục chỉ lui tới Tường Vân Đường vài ngày rồi chán. Một thiếu nữ hấp hối không r.ên rỉ không phản kháng, dĩ nhiên chẳng thể sánh với dàn vũ cơ yến tiệc tưng bừng ngoài kia. Tính y vốn chẳng có nhẫn nại, từ đó về sau mỗi ngày chỉ ghé qua chốc lát, ngồi hóng gió một hồi rồi đi.
Ban đầu, hắn vốn chắc nàng không ăn không uống sẽ vì đói khát mà chết. Nào ngờ, đến ngày thứ năm, trời bất ngờ đổ cơn mưa lớn… lại khiến người kia giữ được một hơi thoi thóp chưa dứt.
Tuy thân thể đã bị thiêu nắng đến nỗi biến dạng toàn phần, người cũng chìm vào mê man bất tỉnh, thế nhưng phần ngực nàng vẫn đều đều phập phồng, như chưa từng đứt đoạn một hơi thở. Đám người trong Tường Vân Đường từ trên xuống dưới chưa từng thấy ai mệnh dai đến như vậy, quản sự cùng bọn nô bộc đều thấp thỏm bất an, cho rằng là yêu quái đội lốt người. Ngay cả khi quét dọn, cũng không ai dám lại gần.
Mãi tới ngày thứ bảy, nàng vẫn còn thoi thóp sống.
Đổng Sư Quang cuối cùng cũng không dằn được, đợi tới đêm khuya ngày thứ bảy, mới rón rén bước vào tẩm điện, hướng về Lý Dục bẩm báo tình hình thiếu nữ kia. Hắn nói năng cẩn trọng, khuyên nhủ từng chữ:
“Điện hạ… tiểu nô nghĩ, người này chỉ e chẳng phải điềm lành, mà là yêu nghiệt hoá thân mà tới.”
Lý Dục lập tức đập mạnh chén rượu lên bàn, đôi mày nhíu chặt, giận dữ quát:
“Quả thật là Ba Tuần Nữ! Là yêu ma trời sai đến ngáng bản vương tu hành! Kẻ như thế… không thể để sống!”
Nghĩ một lúc, hắn bỗng nhớ tới chuyện Đan Điểu từng lén nghe được đoạn đối thoại giữa hắn và vương phi. Giờ đã không thể để tay chân ngoài cuộc nhúng vào, chỉ có thể giao phó cho kẻ tâm phúc mới yên dạ. Hắn liền trầm giọng phân phó:
“Ngươi đích thân đi, lặng lẽ xử lý nàng. Tuyệt không được làm hỏng dung mạo, nhất định phải giữ nguyên thi thể. Chín tương chưa thành, cần có thân thể nguyên vẹn, ngươi rõ nên làm thế nào rồi chứ?”
Gia Lệnh cúi rạp mình, trầm giọng đáp:
“Tiểu nhân tuân mệnh.”
Ra khỏi tẩm điện, Đổng Sư Quang khẽ thở dài. Giữ toàn thây, ý trong lời ngoài, hắn hiểu quá rõ. Những khi xử tử bậc quý nhân, để giữ cho người chết chút thể diện, thường tránh dùng hình trảm hoặc treo cổ. Dẫu vậy, thiếu nữ kia vốn chỉ là tiện tịch, xuất thân giáo phường, một thân nô lệ, Kỳ Vương hôm nay khai ân giữ thi thể nguyên vẹn, kỳ thực chẳng qua là để sau này còn có xác mà tế lễ, giữ đủ một hình hài mà dựng “chín tương”.
Từ lâu đã khuyên ngăn vô ích, chẳng lay được một góc ghê tởm trong tâm người đối diện, hắn cũng chẳng còn nói thêm điều gì. Đã đến bước này, thì trong các cách giết người, thuốc độc vẫn là chọn lựa đầu tiên.
Đổng Sư Quang lặng lẽ mang theo một nhúm thạch tín, hoà tan vào nước, rồi đựng trong một chiếc ly ngọc, lẳng lặng bưng tới Tường Vân Đường.
Thiếu nữ bị đóng đinh giữa sân viện vẫn nằm đó, dáng nằm nghiêng nghiêng như một pho tượng thần vỡ vụn. Qua bao ngày phơi nắng thiêu da, lại bị khát khô bức bách, nàng đã tiều tuỵ đến độ khó phân biệt người hay quỷ. Nước da xưa kia mịn màng sáng bóng, giờ sưng đỏ phồng rộp, chi chít những mảng bọng nước lớn nhỏ. Bọng nứt rồi, da lại bong ra từng lớp, từng lớp, trông như xác ve cũ rơi rụng. Kẻ có lòng cũng chẳng nỡ nhìn lâu. Nếu chẳng phải nơi lồng ng.ực còn chút phập phồng mong manh, hẳn ai cũng ngỡ đó đã là đã chết.
“Đan Điểu à… chủ nhân thương tình, ban cho ngươi chén nước cuối cùng. Uống xong, liền được giải thoát thôi.”
Đổng Sư Quang ngồi xổm xuống đất, ghé chiếc ly lạnh ngắt vào nơi khóe môi khô nứt của nàng. Thạch tín vốn vô sắc vô vị, hoà trong nước cũng chẳng khác chi một ly nước giếng trong. Hắn thầm nghĩ nàng đã đói khát đến cực hạn, ắt hẳn sẽ uống một hơi cạn sạch.
Nhưng thiếu nữ kia chỉ hơi hé môi, vẫn nhắm nghiền mắt, không cử động. Độc dược từ mép môi chảy xuôi xuống, từng giọt từng giọt róc rách rơi xuống đất. Đổng Sư Quang kiên nhẫn nửa ngày, cuối cùng một giọt cũng chẳng lọt vào cổ họng nàng. Hắn lẩm bẩm trong lòng, chắc hẳn người khi đã mê man thì nước cũng không thể nuốt, dùng độc thế này e khó đạt mệnh lệnh.
Hắn không ngờ được rằng, lúc ấy Bảo Châu kỳ thực vẫn còn tỉnh táo. Nàng nhắm mắt chẳng phải vì mê man, mà là để giữ thần khí, giữ chút hơi thở cuối cùng. Từ lúc hắn bưng ly nước đến gần, nàng đã cảm thấy có điều khác lạ. Dù bụng khô khốc, ruột gan như thiêu, nàng vẫn cắn răng kìm nén bản năng, tuyệt không để cho đối phương thành công.
Hai hôm trước, trời bất ngờ đổ trận mưa to, nàng đã từng ngửa đầu hớp từng ngụm nước bùn, chậm rãi từ quỷ môn quan bò về. Khoảnh khắc giữa sống và chết ấy, nàng từng thấy giữa tầng không hiện lên một cảnh tượng huyền hoặc dị kỳ, khiến trong lòng nàng sinh ra một tia giác ngộ rằng mình chưa thể chết, chưa thể bỏ lại mối huyết thù cùng sứ mệnh chưa thành.
Ít nhất, trước khi có thể đích thân gi.ết ch.ết Lý Dục, nàng tuyệt không thể nhắm mắt.
Bảo Châu tiếp tục nhắm nghiền đôi mắt, ngưng thần chờ đợi, dõi theo sát sao từng hành động kế tiếp của kẻ đang muốn kết liễu mạng nàng.
Đổng Sư Quang đứng một bên, xoa xoa đôi bàn tay mềm nhũn vì quen sống nhung lụa. Hắn tự biết mình không có bản lĩnh dùng một dải lụa mà siết chết người sống. Huống hồ, cổ thiếu nữ lại đang mang xiềng khóa nặng nề, cúi đầu hay xoay chuyển đều không tiện, càng khiến việc thi hành càng thêm khó khăn.
Lúc này, trong tay Đổng Sư Quang đã chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài biện pháp sau chót treo cổ bằng dây cung.
Phương pháp này vốn là cách xử trảm giản lược dùng trên chiến trường, thường để đoạn đầu kẻ thù sau trận, không mấy khi đem ra dùng trong nội phủ. Huống chi, Đổng Sư Quang từ xưa đâu phải võ quan, trong người lại chẳng có cung tên theo thói quen, chỉ đeo vỏn vẹn một con dao nhỏ cán sừng dê treo bên hông, dùng để gọt trái, cắt giấy chứ không giết người.
Giờ đã về khuya, khắp nơi trong Tường Vân Đường đều tĩnh lặng, muốn rời khỏi đây, đến chỗ thị vệ lấy thêm binh khí rồi quay về, cũng phải vòng vèo mất công mất sức. Nghĩ tới đó, hắn chán nản trong lòng.
Chợt một tia sáng loé lên trong đầu, Đổng Sư Quang nhớ tới gần đó vốn có sẵn một món vũ khí thích hợp.
Lúc Kỳ Vương tập luyện khúc vũ nhạc mới 《Tần Vương phá trận nhạc》, từng sai hắn phục chế cây cung Cự Khuyết mà Thái Tông hoàng đế khi xưa từng dùng. Cây cung ấy thực chất chỉ là đạo cụ múa võ, không được liệt vào kho binh khí, vẫn để tạm nơi phòng chứa đồ phía đông Tường Vân Đường, chỉ cách vài bước chân.
Nghĩ đến đây, hắn không khỏi thầm khen bản thân lanh trí, liền bước tới mở cửa phòng, nhanh chóng tìm thấy cây cung lớn dựa bên tường kia.
Cầm cung trở lại, Đổng Sư Quang cúi nhìn thiếu nữ đang nằm bất động, thầm nghĩ đã đến nước này, nàng ắt chẳng còn sức phản kháng. Hắn liền tháo vòng khóa nơi cổ nàng, buộc sợi dây cung quanh cổ, định bụng quấn thêm hai vòng, nàng sẽ ngoan ngoãn mà về trời.
Đang như vậy nghĩ, đột nhiên hắn cảm thấy mắt cá bên trái bị níu lại một cái.
Không kịp phản ứng, Đổng Sư Quang đã bị thiếu nữ kia hai tay ôm chặt lấy chân, đầu nàng đập mạnh vào bụng hắn. Một cú bất ngờ, cả người hắn mất trọng tâm, ngã ngửa vật xuống đất, phát ra một tiếng “bịch” vang vọng giữa đêm trường.
Linh xà quấn mắt cá chiêu này, Bảo Châu đã hơn mười năm chưa từng thi triển, nay đem ra dùng lại, cảm thấy vừa lạ lẫm vừa quen tay.
Khi còn nhỏ ngây thơ hồn nhiên, nàng từng có một thời gian mê mẩn các chiêu vật lộn. Trong cung, nàng thường kéo theo bọn lực sĩ chơi trò đo ván. Vì chiều lòng công chúa nhỏ, ai nấy đều giả vờ bị nàng đánh ngã tơi bời, ngay cả Thiều Vương khi ấy cũng từng cúi đầu nhận thua.
Mãi cho đến khi lớn lên, hiểu chuyện hơn, Bảo Châu mới dần rõ được chân tướng. Khi đã biết ngại ngùng với chuyện gần gũi nam nhi, nàng chẳng còn tiện tham dự các trò vật lộn nữa, bèn chuyển hứng sang cưỡi ngựa, bắn cung, rong ruổi ngoài bãi săn. Tuy thế, mỗi khi trong cung tổ chức thi giác đấu, nàng vẫn thường ghé lại quan sát, mắt không rời khỏi sàn thi đấu.
Võ học giang hồ vốn trọng đòn chí mạng, nơi nào có chuyện để người khác dễ dàng tới gần thân? Chỉ có phép giác đấu là chuyên về thân cận, lấy quấn lấy vặn, lấy ôm lấy quăng làm sở trường. Môn ấy xưa nay nàng học để tiêu khiển, không ngờ nay đem ra thực dụng, lại hữu hiệu vô cùng.
Đối phương chẳng phải cao thủ gì cho cam, chỉ là một thân thể béo núc vô dụng. Lúc còn đang hoảng hốt chưa kịp ứng phó, đã bị nàng vướng chân quật ngã.
Đổng Sư Quang kinh hãi chưa hoàn hồn, toan há miệng gọi người, nhưng còn chưa kịp cất lời thì đã thấy cổ họng lạnh toát, thanh âm nghẹn tắc nơi cuống họng, chỉ phát ra hai tiếng “khụ khụ” yếu ớt.
Bảo Châu thuận thế lăn người, tay quờ lấy chủy thủ treo bên hông đối phương, từ bụng dưới đâm ngược lên. Lưỡi đao ghìm theo xương sườn mà trượt, một nhát sâu hoắm. Nàng cắn răng, tay cầm chuôi đao, ra sức xoắn một vòng, tim phổi cùng lúc bị cắt phăng.
Thuở xưa nàng từng theo các thị vệ vào rừng săn lớn. Khi bắn trúng lợn rừng hay thú dữ, nếu không trúng yếu hại, các vệ sĩ liền sẽ áp dụng cách ấy: đâm từ bên xương sườn, rồi xoắn lưỡi dao để kết liễu. Dẫu chưa từng tự tay làm, nhưng mỗi lần xem đều nhớ kỹ trong lòng.
Người với thú kỳ thực cũng chẳng sai biệt mấy.
Đổng Sư Quang không kêu được nữa. Rất nhanh, hắn liền tắt thở.
Bảo Châu lục lọi trên người hắn tìm được chìa khóa, tự mở khóa xiềng chân. Sau bao ngày bị đóng đinh bất động trên nền đất, chân nàng đã nhũn ra, đứng không vững. Một tay vịn vào thân Cự Khuyết thiên cung, nàng gắng sức đứng dậy. th*n th* tr*n tr** run rẩy, máu nóng từ ngực đối phương phun ra, dội lên da nàng, hòa vào từng lớp da nứt khô, một cơn bỏng rát âm ấm.
Nàng nhổ ra một ngụm, mặt chẳng đổi sắc:
“Phi.”
Bảo Châu tắm trong huyết, đứng lặng giữa đêm như một pho tượng sơn son thếp máu. Nàng mím môi, vận lực rướn cổ, đem chút thuốc độc còn sót trong miệng phun thẳng lên thi thể kẻ vừa định giết mình. Một tiếng “leng keng” khẽ khàng, chiếc vòng ngọc nơi tay rớt xuống, va vào đất lạnh, vỡ thành mấy mảnh.
Nàng cúi người, nhặt từng mảnh vải còn sót, lần tìm trên thân thể người chết, rồi khoác tạm lên vai trái, chếch qua vai phải, dùng hai vạt áo buộc chặt dưới nách, kết thành một thứ y phục đơn sơ. Đó là mảnh gấm tím thêu kim tuyến hình liên hoa quấn thảo, dù rách nát vẫn lộ rõ nét hoa lệ, như áo thiên nhân.
Năm ấy, trong lễ hỏi thần ở Trường Thu Tự, chín lần xin quẻ đều chẳng người nào ứng nghiệm, tượng Quan Âm trước mặt đại chúng cũng nhỏ lệ rơi ròng. Phải đến khi nàng một người con gái lặng lẽ giữa bao nhiêu người được chỉ điểm, dùng khăn lau đi giọt lệ trên má Phật, thì thánh quẻ mới ứng linh.
“Hoàng kim thánh quẻ, ứng thiên vâng mệnh.”
Quan Âm Đại Sĩ đích thân chọn lấy nàng, để ứng vào vở kịch dài đằng đẵng này đoạn kết của một bi kịch đã kéo quá nhiều hồi.
Lý Dục nhập ma, khởi đầu từ ảo vọng gọi nương, cuối cùng thành nghịch loạn luân thường. Nàng người được tuyển định làm Quý phi thì mang trong mình sứ mệnh phải tận tay diệt trừ cái nghiệt súc ấy, đoạn tuyệt tai ương từ gốc.
Bảy ngày bảy đêm bị giày vò bởi khát và đói, cùng bao thống khổ hành xác, giờ khắc này lại như rửa sạch mọi mê trệ. Bảo Châu đứng dưới trăng, hít một hơi, tâm trí sáng tỏ như đèn chong trong đêm tối. Ánh nguyệt rưới xuống đất như nước, phủ cả Kỳ Vương phủ vào trong một màn sáng trắng, mọi vật đều hiện rõ như ban ngày.
Trăng vừa lên, ngày đã tàn.
Giờ Dậu vừa qua, canh đầu điểm rồi.
Thời khắc ứng mệnh cũng đã đến.
Như thuở đầu mới học bước đi, nàng nghiêng ngả loạng choạng, chân trần bước bảy bước, để lại phía sau từng dấu máu in loang trên nền đá. Đến khi đã dần quen với dáng đứng thẳng, tập lại được từng bước chân như xưa, nàng cầm ngang Cự Khuyết thiên cung, dấn bước chạy về phía gian thất chứa đồ của Tường Vân Đường.