Chương 534: Thuở nhỏ
Cả ngày bà nội đều ngồi trong sân chửi đổng, lúc còn nhỏ cô ta không nghe hiểu nhưng sau này mới biết là bà già đang chửi bác gái cả không biết tự giữ chồng mình, nói bác cả chẳng qua chỉ đi ra ngoài tìm một người phụ nữ mà thôi, bác gái đúng là nhiều chuyện, lại còn không biết tự tìm nguyên nhân ở bản thân.
Bà nội chửi bới khiến tâm trạng của bác gái càng không tốt hơn, cứ cảm thấy An Na ăn cơm miễn phí ở cái nhà này trông vô cùng chướng mắt, có đôi khi sẽ vì một chuyện rất nhỏ, không nhịn được mà ra tay với cô ta, tát vào mặt, nhéo mông đều là chuyện thường như cơm bữa.
An Na vì muốn mình được sống tốt hơn một chút nên chỉ có thể học theo bộ dáng của những người phụ nữ biết nịnh trong thôn kia, nói một vài lời dễ nghe, bình thường lại làm nhiều việc hơn một chút.
Cuộc sống như thế trôi qua tận sáu năm, thẳng cho đến cái năm cô ta chín tuổi thì cha mẹ mới đón cô ta về.
Trong sáu năm đó, An Na chỉ gặp cha mẹ có đúng một lần.
Vì cuộc sống ở nhà bác cả không hề tốt một chút nào hết, trong thôn còn có rất nhiều đứa trẻ đồng trang lứa gọi cô ta là con bé không ai cần, nói cô ta là đồ con ghẻ, thậm chí, chúng còn xúi giục những đứa trẻ khác trong thôn cô lập cô ta.
Vì thế, An Na vô cùng muốn được trở về bên cạnh cha mẹ, bọn họ vừa mới tới đón là cô ta nôn nóng đi theo ngay.
Cô ta cho rằng từ nay về sau được ở bên cạnh cha mẹ sẽ có người thương yêu, có thể sống một cuộc sống hạnh phúc như những đứa trẻ khác, nhưng hoàn toàn không ngờ, đến nơi bọn họ làm thuê rồi mới biết hóa ra từ ba năm trước cô ta đã có một đứa em trai.
Không biết cha mẹ cô ta xuất phát từ tâm lý gì mà chưa bao giờ từng cho cô ta biết chuyện này, lúc đó, sự kinh hãi trong lòng An Na cũng khỏi cần phải diễn tả nữa.
Cho nên, cô ta vốn muốn từ từ gần gũi với cha mẹ đã lập tức dựng lên một bức tường thật cao trong lòng.
Từ nhỏ em trai của cô ta đã được chung sống với cha mẹ, mỗi ngày làm nũng và giận dỗi với bọn họ dường như đều là những chuyện quá hiển nhiên rồi, mà cứ hễ An Na không nghe lời một chút là bọn họ sẽ cảm thấy đứa trẻ này để ở nông thôn bị nuôi phế rồi.
Thật ra, đã có vô số lần An Na muốn dẫn em trai ra ngoài rồi ném nó đi nhưng cô ta lại không dám cho lắm. Bởi vì từ khi cô ta đến nơi này, trông em trai đã trở thành một công việc thường ngày ngoài giờ học của cô ta.
An Na biết cuộc sống như thế không biết phải đến khi nào mới kết thúc nên chỉ có thể liều mạng học hành, chỉ muốn thoát khỏi cái căn nhà này nhanh một chút.
Không biết có phải vì cô ta trời sinh khá có thiên phú trong phương diện học tập hay không mà từ nhỏ thành tích của cô ta đã rất tốt, cho dù đến thành phố rồi, ngoại trừ khoảng thời gian đầu phải xếp hạng sau ra thì cô ta đều xếp hạng trước cả.
Đến sau này, cô ta thi đỗ đại học với thành tích vô cùng ưu tú, khi ấy, cô ta không quan tâm đến sự phản đối của cha mẹ mà kiên quyết báo danh vào trường đại học ở miền Bắc cách nhà rất xa, một lần đó đi tận bốn năm.
An Na không muốn về nhà, ngoại trừ học phí năm đầu tiên là do cha mẹ trả cho ra thì sau này, phần lớn đều là cô ta tự mình nghĩ cách kiếm tiền, sau đó trùng hợp bị kéo vào tổ làm phim làm diễn viên quần chúng.
Trong cuộc sống, An An đã quen nịnh nọt, cũng đã hiểu được không ít lợi ích của việc biết nịnh. Lần này cũng nhờ tài biết nịnh này và mắt nhìn của cô ta mới được một nhân viên công tác nhìn trúng, sau đó lại giới thiệu cho cô ta những diễn viên phụ khác trong đoàn làm phim.
Công việc này có thể kiếm được nhiều tiền hơn là vất vả đi làm thuê cả một ngày, cho nên An Na rất vui vẻ lăn lộn trong đoàn làm phim, sau này phát hiện ra lợi ích của ngành này rồi mới có ý phát triển theo chiều hướng này.
Mấy năm nay lăn lộn mày mò, cuối cùng An Na cũng đã lấy được thành tích không tồi, cặp cha mẹ kia của cô ta cũng ngay lập tức quay ngoắt thái độ.
Thái độ đối với cô ta đã không còn lạnh lùng và chỉ trích như ngày xưa nữa, ngược lại, chỗ nào cũng cân nhắc thay cô ta, còn đích thân chạy tới bên cạnh cô ta để chăm sóc cuộc sống hàng ngày cho cô ta.