Đại Lão Huyền Học Lại Đi Bày Quán Vỉa Hè (Dịch Full)

Chương 347 - Chương 347: Lên Núi

. Chương 347: Lên Núi

Chương 347: Lên Núi

"Thật sao, bà nội con bé cũng rất lợi hại đấy."

"Còn không chắc!"

Cậu hai Đinh và Vương Liên Sinh tôi một câu, ông một câu, nói chuyện vô cùng ăn ý.

Vệ Miên liếc mắt nhìn về phía bé gái vừa rồi chạy đi vài lần sau đó mới thu hồi tầm nhìn, tiếp tục đi vào trong núi.

Kiều Tân Lượng không có yêu cầu quá cao về mộ phần của cha mẹ mình, theo lời của anh ta nói thì chỉ cần hai người họ có thể ở thoải mái là được.

Nhưng bắt đầu từ lúc tiến vào núi là Vệ Miên đã mở thiên nhãn quan sát mấy mảnh đất của nhà họ Kiều được Vương Liên Sinh chỉ ra kia.

Vùng núi mà bọn họ đang đi này nằm ở phía Tây của thôn xóm, mộ của vài hộ gia đình cũng nằm ở bên này, bọn họ chú trọng vào mặt trời lặn ở đằng Tây cho nên cũng chọn mai táng người trong nhà ở bên này.

Nói là mai táng nhưng thực ra cũng chỉ là mấy nấm mồ thưa thớt lẻ tẻ, Vệ Miên nhìn thoáng qua, cùng lắm cũng chưa đến năm ngôi mộ.

Phong thủy ở bên này cũng được tính là tạm được, gần đây có núi, phía xa có nước, thấp thoáng có tướng bao quanh, chẳng trách lại không trông thấy một người trẻ tuổi nào trong thôn xóm này, con cháu của bọn họ chắc hẳn ở bên ngoài kia đều phát triển không tồi.

Mấy người Vệ Miên tiếp tục đi sâu vào bên trong, chỉ nhìn như thế cũng không thể nhìn ra được gì, cô trông thấy một dãy núi hoang nằm bên cạnh rồi nói với mấy người kia: "Để tôi lên trên nhìn."

Đứng trên cao nhìn ra xa, chỉ có như vậy mới có thể nhìn ra được một chút manh mối.

Vệ Miên nhấc chân đi lên núi, mấy người còn lại cũng vội vàng đuổi theo, đây là lần đầu tiên bọn họ đi theo người ta xem huyệt mộ, chủ yếu là nhắm vào cái mới mẻ đó.

Vệ Miên chọn một ngọn núi cao nhất trong số đó, hơn nữa, chỗ này còn không có dấu vết bị con người đào bới gì cả, leo lên khá là tốn sức.

Lên được một nửa là mấy người kia đã hơi thở phì phò, đến ngay cả Vương Liên Sinh cũng đã hơi thở dốc, người lợi hại nhất trong số họ là Trần Đại Bằng, hai má của anh ta đỏ gay, mảng áo trên cổ đã ướt đẫm, mà Vệ Miên thì vẫn hít thở ổn định giống như trước đó.

"Không được... không nổi... hộc... thật sự nên... rèn luyện, chỉ chút đường này... đã... đã bắt đầu... thở hết nổi!"

Hai chân Trần Đại Bằng run như cầy sấy, anh ta khó khăn chống vào một cái cây ở bên cạnh rồi thở hổn hển.

Cậu hai Đinh cũng xua tay, thở gần chết nói không thành lời.

"Hay là mấy người ở đây đợi tôi đi?" Vệ Miên đưa ra kiến nghị, dù sao thì bọn họ có đi lên cũng không có tác dụng gì.

Mấy người đưa mắt nhìn nhau, cuối cùng không thể không dừng ở sườn núi nhìn Vệ Miên leo lên trên với dáng người khỏe khoắn vô cùng, chỉ trong chớp mắt đã biến mất trong rừng cây rồi.

Không còn người kéo chân nên Vệ Miên sử dụng công pháp, tốc độ lên núi nhanh hơn rất nhiều, nếu lúc này có người nhìn thấy chắc chắn sẽ cho rằng mình bị ảo giác.

Cô cảm giác được cành cây không ngừng bay lướt qua sau lưng, gió rừng thổi qua tóc và gò má của cô không khỏi khiến tâm trạng của cô vui sướng, khóe môi nhếch lên cười.

Rất nhanh, Vệ Miên đã đến đỉnh núi, cô nâng mắt liếc nhìn xung quanh, tìm được một tảng đá to nhất rồi đứng lên, trông xuống bên dưới.

Cho dù chỗ này đã là ngọn núi cao nhất ở gần đây rồi nhưng trên thực tế so với núi cao chân chính mà nói thì nó vẫn chỉ là một quả đồi nhỏ, chỉ cao chừng mấy trăm mét mà thôi.

Lúc này, Vệ Miên lại mở thiên nhãn ra thêm một lần nữa và nhìn xuống, toàn bộ địa hình bên dưới đều thu hết vào mắt cô, phong thủy của vùng núi này cũng rất được, ngoại trừ phía Tây Nam có chút sát khí lượn lờ ra, còn lại phần lớn khu vực đều tạm được, thậm chí còn có hai chỗ có thể nói là huyện lành.

Vệ Miên quan sát kỹ bên đó, đỉnh núi đó với bên này nói liền một dải, chạy từ Nam đến Bắc, quanh co triền miên, uốn lượn nhấp nhô, là một thế có long mạch.

Long chính là mạch của núi, đất chính là thịt của rồng, đá là xương của rồng, cỏ cây là lông của rồng.

Long mạch bắt nguồn từ núi Côn Lôn phía Tây Bắc, kéo dài về phía Đông Nam có ba long mạch.

Long mạch mà Vệ Miên trông thấy này chỉ có thể nói là một tiểu long.

Núi lớn có đại long, núi nhỏ có tiểu long.

Bình Luận (0)
Comment