Trong thoáng chốc, Tô Bạch không rõ Lưu Quân là thật sự muốn Thẩm phán đặt mình vào vị trí của Tiền Vĩ để xem xét vụ án, hay là muốn lôi kéo Thẩm phán Nhâm Viễn Đông xuống nước.
Trên bục cao, Nhâm Viễn Đông nghe Lưu Quân bào chữa, lông mày ông hơi nhíu lại, nhưng vẫn gõ búa:
"Luật sư bào chữa đã kết thúc phần trình bày. Mời bị cáo Tiền Vĩ tự bào chữa!"
Tiền Vĩ hít sâu một hơi. Ông ta biết bản án dành cho chính mình là điều khó tránh khỏi, hiện tại chỉ có thể cố gắng giảm nhẹ hình phạt. Điều mấu chốt trong lúc này chính là lời nói sau cùng của ông ta.
"Thưa Thẩm phán, tôi xin tự bào chữa."
"Tôi thừa nhận tội danh của mình trong vụ án Trương Đại Hổ. Tôi biết phán quyết của mình đã gây ra ảnh hưởng xấu đến đương sự. Giờ đây, sau khi suy ngẫm lại, tôi nhận thấy hành động của mình là sai lầm."
Nói đến đây, Tiền Vĩ cúi đầu thật sâu về phía bên nguyên cáo, tiếp tục:
"Tuy nhiên, ý định ban đầu của tôi chỉ là muốn đưa ra một phán quyết công bằng, muốn bà cụ nhận được khoản bồi thường xứng đáng. Tôi không hề nghĩ rằng hành động của mình lại dẫn đến vi phạm pháp luật."
"Thành thật mà nói, xuất phát điểm của tôi là tốt, chỉ là quá trình và hành động của tôi là sai lầm. Dù cho kết quả như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm."
"Tôi chỉ mong Hội đồng xét xử xem xét đến xuất phát điểm và mục đích của tôi mà giảm nhẹ hình phạt."
"Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử!"
Tô Bạch mỉm cười. Xem ra luật sư bào chữa và Tiền Vĩ đã bàn bạc kỹ lưỡng về cách thức trình bày trước tòa. Muốn giảm án ư? Muốn được hưởng án treo sao?
Tô Bạch nhíu mày, sau đó lại giãn ra, hắn nhìn về phía bị cáo.
Cốc, cốc!
"Bị cáo đã tự bào chữa. Mời luật sư bên nguyên phát biểu lời nói sau cùng!"
Tô Bạch gật đầu, điềm tĩnh bước lên. Đối phương muốn dùng tình cảm để biện minh, vậy hắn phải dùng pháp luật để phản bác, nhất là khi nhớ lại thái độ ngông cuồng,coi trời bằng vung của Tiền Vĩ tại phiên tòa xét xử Trương Đại Hổ. Loại Thẩm phán như vậy thì phải bị pháp luật trừng trị nghiêm minh!
"Thưa Thẩm phán, chúng tôi xin trình bày như sau:"
"Đầu tiên, chúng tôi cho rằng lời bào chữa của luật sư bên bị cáo có vấn đề."
"Chúng tôi không thể đồng tình với quan điểm của luật sư bên bị cáo khi cho rằng hành vi phán quyết sai trái của Tiền Vĩ chỉ là "một sai lầm nhỏ" và xuất phát từ lòng trắc ẩn."
"Pháp luật là nghiêm minh! Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng!"
"Hơn nữa, như thế nào là sai lầm nhỏ? Sai lầm nhỏ mà khiến Trương Đại Hổ phải gánh khoản nợ 400 nghìn tệ sao?"
"Là một Thẩm phán, phải chăng Tiền Vĩ không hiểu 400 nghìn tệ là một số tiền lớn như thế nào đối với gia đình của Trương Đại Hổ?"
"Luật sư bên bị cáo lại có thể nói một cách nhẹ nhàng như vậy! Là anh đang đứng trên lập trường của bị cáo, hay anh đang đứng trên lập trường của chính mình?"
"Phải chăng đã quen với cuộc sốngx a hoa, nên mới cho rằng 400 nghìn chỉ là con số nhỏ bé, không đáng nhắc đến?"
"Tình người không thể định nghĩa bằng pháp luật, nhưng pháp luật cũng không thể vì tình riêng mà bị bẻ cong."
"Pháp luật là công bằng, không phải cá nhân, càng không phải do Tiền Vĩ định nghĩa!"
"Nếu không phải, vậy Tiền Vĩ dựa vào đâu mà lấy pháp luật ra làm nhân nghĩa?"
"Và hơn nữa,"
"Luật sư bên bị cáo có thể giải thích rõ hơn về câu nói: "Là người cầm cân nảy mực, chắc hẳn ngài hiểu rõ tâm trạng của Tiền Vĩ khi đưa ra phán quyết được không" được không?"
"Một người là Thẩm phán, một người là bị cáo, giữa hai người có mối liên quan nào sao?"
"Còn nữa!"
"Pháp luật vô tình nhưng con người thì có tình?"
"Pháp luật vì sao lại vô tình? Chính là vì tính công bằng của nó!"
"Pháp luật mang đến cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, dù anh là quan chức hay người dân bình thường đều được hưởng sự công bằng của pháp luật."
"Con người có thể vì tình riêng mà coi thường sự công bằng của pháp luật hay sao?"
"Cái gọi là "đạo lý làm người" thì có thể làm trái với pháp luật, chà đạp lên quyền lợi chính đáng của người khác hay sao?"
"Không thể!"
"Pháp luật được lập ra để làm gì? Chính là để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân!"
"Tiền Vĩ, với tư cách là một Thẩm phán của vụ án Trương Đại Hổ, ông ta đã lợi dụng quyền hạn của mình, biết rõ rằng vụ án này có liên quan đến người thân của mình, nhưng ông ta vẫn cố tình phán quyết sai sự thật."
"Hành vi coi thường pháp luật đó của ông ta đã gây ra hậu quả như thế nào cho Trương Đại Hổ?"
"Đó là một sự bất công!"
"Đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng của pháp luật!"
"Trong giờ học luật, chúng tôi vẫn thường được các thầy cô dạy rằng: "Một bản án bất công còn nguy hiểm hơn mười tên tội phạm."
"Đã có ai từng nghĩ rằng, nếu bản án của Tiền Vĩ được thông qua, thì sẽ dẫn đến hậu quả gì hay chưa?"
"Hậu quả chính là tòa án có thể lấy "kinh nghiệm" từ phiên tòa này để áp dụng cho các vụ án khác: "Không phải do anh đụng ngã thì anh đỡ làm gì? hay sao"