Nhưng việc phán quyết Diệp Mỹ Trân xâm phạm quyền tên của Lưu Văn Nhã trong nhiều năm, chỉ phán bồi 5.001 tệ là có ý gì?
Dựa theo số tiền bồi thường mà phía bị cáo đưa ra, chỉ tăng thêm một tệ?
Đây là sao?
Tô Bạch giữ vẻ mặt bình tĩnh, đưa bản án cho Lý Tuyết Trân bên cạnh:
"Tài liệu tố tụng của phiên tòa thứ hai đã chuẩn bị xong chưa?"
"Chuẩn bị kháng cáo!"
Lý Tuyết Trân nhìn vào con số bồi thường trong bản án, gương mặt nhỏ nhắn đầy vẻ nghiêm trọng.
Thông thường, số tiền bồi thường sẽ dựa theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị cáo.
Hoặc là chủ tọa dựa vào tình huống cụ thể để phán quyết số tiền bồi thường.
Lý Tuyết Trân đã tính toán, nếu như thẩm phán chủ tọa thiên về phía bị cáo thì số tiền bồi thường sẽ khoảng 90.000 tệ.
Nhưng giờ đây, rõ ràng là dựa theo số tiền bồi thường của bị cáo, chỉ tăng thêm một tệ.
Điều này có ý tứ gì?
Thẩm phán nhận hối lộ rồi sao?!
Kháng cáo, nhất định phải kháng cáo!
Gương mặt nhỏ nhắn của Lý Tuyết Trân tràn ngập sự tức giận.
Tuy Lưu Văn Nhã đã thắng kiện trong vụ án này nhưng bản án lại như một sự nhục nhã trần trụi.
Phía bị cáo đã đưa ra khoản tiền bồi thường năm nghìn tệ, nhưng một tệ thừa kia là gì vậy? Quà đấy à?
Dựa theo yêu cầu của phía bị cáo và quy trình xét xử thông thường thì số tiền bồi thường là năm nghìn tệ cũng không phải là vấn đề.
Nhưng đồng tiền thừa kia là có ý gì?
Đang muốn nói là cô thắng kiện vì họ muốn thế ư
Rõ ràng là Diệp Mỹ Trân đang cố ý cản trở, cô ta làm ra loại chuyện này là để nhạo báng Lưu Văn Nhã. Hàm ý rất rõ ràng - "Cô thắng kiện rồi đấy à? Mà thắng kiện rồi thì sao? Tôi muốn bồi thường bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu!"
Thực tế, đây chính là cách suy nghĩ của Diệp Mỹ Trân.
Trong nhà Diệp Mỹ Trân, cô ta ném bản án lên bàn với nụ cười đắc thắng: "Lưu Văn Nhã này đúng là không biết điều. Tưởng rằng nếu tôi không đi học thay cô thì cô sẽ sống được cuộc sống như tôi à?"
"Cuộc sống hiện tại của tôi đều là do phấn đấu mới có được, cái bằng cấp đó cũng chỉ đáng giá từng ấy tiền thôi."
"Trước kia ba tôi đã đưa cho cô ba mươi nghìn rồi năm mươi nghìn tệ hòa giải, để cô không còn nhắc đến chuyện tôi đi học thay cô nữa nhưng cô vẫn không chịu buông tha."
"Có lẽ là do cô muốn kiếm lợi từ tôi, đi đòi tôi tới tận một trăm hai mươi nghìn tệ!"
"Nhưng nhìn đi, bây giờ tòa án sơ thẩm đã phán quyết rồi, chỉ yêu cầu tôi phải bồi thường năm nghìn lẻ một tệ."
"Đồng tiền kia, cứ xem như là tôi tặng cô đấy!"
"Hơn nữa, tòa án phán quyết rồi thì sao? Năm nghìn tệ này tôi không đưa, tôi sẽ kéo dài thời gian. Khi đó cô có thể làm gì được tôi?"
"Trừ phi cô đến cầu xin tôi, nói không chừng tôi sẽ thương hại mà cho cô."
"Còn nếu vẫn muốn kháng cáo để nhận tiền thì mơ đi! Ha ha..."
Trong giọng nói của Diệp Mỹ Trân ẩn chứa sự khinh thường.
Theo cô ta, cách giải quyết tốt nhất của Lưu Văn Nhã là nhận tiền và không kháng án. Cô ta cũng không ngờ rằng Lưu Văn Nhã sẽ dây dưa mãi, không muốn từ bỏ.
Kết quả là gì?
Phán quyết này chẳng những không ảnh hưởng gì đến cô ta mà ngược lại còn khiến cho Lưu Văn Nhã phải gặp nhiều phiền phức.
Vương Kỳ Thuỵ ngồi bên cạnh nhắc nhở: "Chuyện này anh đã nhờ Trương Mộng Vĩ giải quyết rồi, chúng ta nợ ông ấy một ân tình."
"Vụ án này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến em, nhưng cũng đừng quá vênh váo. Nếu bị người khác nắm thóp được thì lại thành chủ đề để ngồi lê đôi mách đấy. Ảnh hưởng không tốt đâu."
Diệp Mỹ Trân gật đầu cười: "Biết rồi chồng yêu, em biết điều đó mà. Anh cứ yên tâm, trong lòng em biết rất rõ."
...
Tô Bạch và Lý Tuyết Trân đã đến Tòa án Cấp Cao tỉnh Nam Tỉnh. Vụ án này của Lưu Văn Nhã có liên quan đến việc quyền giáo dục bị xâm phạm, chắc chắn phải được phán quyết công bằng.
Lý Tuyết Trân nháy mắt hỏi: "Luật sư Tô, vụ án này có liên quan đến hiến pháp, mà hiến pháp lại là pháp luật trụ cột của nước ta. Trước đây chưa từng có tiền lệ nào trong cả quá trình khởi tố và phán quyết. Vụ án này của chúng ta có lẽ chính là án lệ đầu tiên của cả nước rồi."
"Nếu Tòa án Cấp cao tỉnh Nam Tỉnh bác bỏ yêu cầu kháng án của chúng ta thì sao? Chúng ta có phải đệ đơn lên Viện Tối Cao hay không? Vụ án này có thể kiện lên Viện Tối Cao được không?"
Tô Bạch cười: "Em hỏi đúng chỗ rồi đấy."
"Vụ án này có liên quan đến việc sử dụng hiến pháp để phán xử. Hiến pháp là pháp luật cơ bản của cả nước, chưa từng có tiền lệ nào. Nếu Tòa án Cấp cao của tỉnh có bác bỏ yêu cầu kháng án đi nữa thì cũng là điều hợp lý."
"Vụ án này của Lưu Văn Nhã nếu không được xét xử thì họ sẽ cần được nhận một lời giải thích rõ ràng. Căn cứ vào cơ sở của pháp luật thì tất cả mọi luật đều có thể được dùng để tố tụng, hiến pháp cũng không phải là ngoại lệ."
"Vậy tại sao lại không thể sử dụng hiến pháp để phán quyết?"
"Nếu Tòa án Cấp cao bác bỏ đơn kiện của chúng ta thì họ cũng phải đưa ra được lời giải thích tương ứng."
"Tòa án Cấp cao có quyền bác bỏ yêu cầu kháng cáo của Lưu Văn Nhã nhưng họ sẽ phải giải thích lý do. Có thể sử dụng hiến pháp để tố tụng, thế tại sao họ lại bác bỏ yêu cầu kháng án của chúng ta? Nếu không thể đưa ra lý do chính đáng thì hành động đó sẽ bị xem là vi phạm."
"Thông thường, Tòa án Trung cấp và Tòa án Cấp thấp hay dễ phạm sai lầm trong quá trình xử lý, nhưng Tòa án Cấp cao rất hiếm khi xảy ra tình trạng này. Do đó mà họ sẽ cố gắng tránh điều này, nếu không thì sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Tòa án Cấp cao của tỉnh."
"Yên tâm đi, vụ án này sẽ không xảy ra tình trạng Tòa án Cấp cao bác bỏ yêu cầu kháng án của chúng ta mà không có lý do đâu."
...
Sau khi Tô Bạch và Lý Tuyết Trân đệ trình đơn kháng cáo.
Tòa án Cấp cao của tỉnh Nam Tỉnh rất coi trọng vụ án này, bởi vì nó có liên quan đến nội dung hiến pháp. Phán quyết của tòa án sơ thẩm thực sự đã có những điểm không hợp lý.
Nhưng vấn đề chính vẫn là: Hiến pháp có thể được sử dụng để khởi tố và phán quyết hay không?
Theo như kết luận thì hiến pháp có thể được sử dụng làm cơ sở pháp lý, nhưng thực tế thì hiến pháp là gì?
Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia!
Vậy có thể sử dụng nó để kết tội hay không?
Tòa án Tối cao của tỉnh đã tổ chức một hội nghị để Ủy ban Xét xử thảo luận về vụ án này. Chánh án, thẩm phán và những người liên quan dù đã thảo luận về vụ án nhưng vẫn không thể đưa ra được kết luận nào. Tuy nhiên, có một điểm đã được khẳng định: Họ chắc chắn phải xét xử vụ án này.
Vấn đề là họ phải xử lý việc này như thế nào đây?
Cuối cùng thì Đoạn Triều Hải - Chánh án phụ trách vụ án này đã chủ động liên lạc với Tô Bạch, hy vọng là hắn có thể đưa ra một lời giải thích cho vụ án này, một lời giải thích chính xác và có cơ sở.
Văn phòng công khai của Tòa án Tối cao của tỉnh Nam Tỉnh, đây cũng là nơi mà Chánh án và luật sư được phép gặp mặt công khai.
Vì Tòa án Cấp cao của tỉnh gặp khó khăn trong việc xử lý vụ án này nên họ phải tìm kiếm ý kiến từ luật sư đại diện và đương sự của phía nguyên cáo. Họ muốn thương lượng xem có thể rút đơn kháng cáo hay không.
Tuy nhiên, Tô Bạch kiên quyết không đồng ý việc thương lượng. Hắn muốn tiếp tục kháng cáo đến cùng.
Đoạn Triều Hải - vị Chánh án của phiên phúc thẩm sau một hồi im lặng thì mở lời: "Phiên tòa của vụ án này vẫn chưa được tiến hành, lần này tôi mời luật sư Tô đến đây là để thương lượng, cũng như là xem xét cách xử lý vụ án."
"Cứ xem như là một cuộc điều giải của tòa án đi."
"Đây sẽ là một cuộc điều giải đơn phương với phía nguyên cáo."
"Luật sư Tô, tôi mong anh sẽ không phản đối quá nhiều khi nghe tôi trình bày quan điểm của tòa án."
"Ủy ban Xét xử dân sự của tòa án đã thảo luận về vụ án này. Phiên phúc thẩm của vụ án sẽ được tiến hành tại Tòa án Cấp cao của chúng tôi."
"Chúng tôi nhất định sẽ giải quyết vụ án này, chỉ có điều..."
"Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia. Nói cách khác thì không có luật nào quy định là nó có thể được sử dụng trong hệ thống tư pháp."
"Vậy ‘Tư pháp hóa’ có nghĩa là gì?
"Nó có nghĩa là không thể sử dụng hiến pháp để làm cơ sở pháp lý trong khởi tố và phán quyết."
"Luật sư Tô, với tư cách là một luật sư nổi tiếng trong nước, anh hẳn là cũng hiểu rõ điều này mà nhỉ?"
Tô Bạch trả lời: "Tôi biết điều đó"
"Nhưng dựa theo quy định pháp luật của nước ta thì mọi luật pháp đều có thể được sử dụng trong tố tụng."
"Tòa án Tối cao cũng đâu có quy định là hiến pháp không thể làm cơ sở để phán quyết và khởi tố đâu, phải không?"
"Nếu Tòa án Tối cao không nêu rõ điều này thì việc sử dụng hiến pháp để phán quyết và khởi tố cũng đâu có vấn đề gì đâu."
"Nghĩ theo kiểu này cũng không có sai đâu mà nhỉ?"
Đoạn Triều Hải cười.
Tuy lời nói của Tô Bạch cũng có lý nhưng trên thực tế thì Toà án Tối cao chưa bao giờ đưa ra thông báo rõ ràng về việc có thể sử dụng hiến pháp theo cách trên.
Bởi vì luật pháp rất nghiêm minh nên các tòa án cấp thấp sẽ thường tránh những tình huống mơ hồ như vậy.
Những tình huống mơ hồ rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu nhất định, tới lúc đó sẽ ảnh hưởng đến việc hướng dẫn các thẩm phán của tòa án khác.