Chương 290: Làm Từng Bước (2)
Chương 290: Làm Từng Bước (2)Chương 290: Làm Từng Bước (2)
Tuy bản thân đã tự nhủ: Dã Tạo ty phải phát triển từng bước, nhưng Triệu Hoằng Nhuận vân dàn trải quá nhiều, nhiều đến mức chỗ nào cũng cần tiền.
Nhất là việc xây dựng Bác Lãng Sa và Tường Phúc cảng, khiến cho Dã Tạo ty vừa có tiền đã quay về tình trạng eo hẹp, thiếu Hộ Bộ và Công Bộ một số tiền lớn.
Cũng may kỹ thuật sản xuất nến cải tiến, để Dã Tạo ty có khoản thu nhập ổn định, nên Hộ Bộ mới yên tâm cho Dã Tạo †y vay tiền, bằng không, Dã Tạo ty còn khó khăn hơn trước.
"Gấp như vậy sao? Nhớ lấy, dục tốc bất đạt."
Trong Ngưng Hương cung, Ngụy Vương cũng nhắc tới chuyện này. Từ sau chuyện Bác Lãng Sa, Ngụy Vương đã để Nội Thị Giám giám sát Triệu Hoằng Nhuận và Dã Tạo ty.
"Nhi thần cũng biết Dã Tạo ty làm quá nhiều, nhưng không có cách nào..."
Triệu Hoằng Nhuận buồn rầu lắc đầu, nói: "gân nhất có cảm giác, nền tảng Đại Ngụy thật sự quá yếu."
Nói đến chuyện này, Triệu Hoằng Nhuận chán nản.
Nếu Thương ty có năng lực vận chuyển tốt, hắn không cần xây cảng ở Bác Lãng Sa, cũng không cân mở rộng Tường Phúc cảng, cũng không cần bắt chước kỹ thuật đóng tàu nước Sở.
Còn việc biến Bác Lãng Sa thành bến cảng thịnh vượng nhất gần Đại Lương cũng chỉ là thuận tiện.
Nếu đơn thuần là vì kiếm tiền, Triệu Hoằng Nhuận sẽ không chọn Bác Lãng Sa xây dựng bến cảng, vì giai đoạn đầu cực kỳ tốn kém, thực sự là một hạng mục tầm cỡ quốc gia.
Dùng hạng mục quốc gia để kiếm tiên?
E rằng cảng Bác Lãng Sa còn chưa xây xong, Dã Tạo ty đã chết đói.
"Dã Tạo ty vô tư đóng góp cho Đại Ngụy, phụ vương không ủng hộ chút gì sao?"
Ngụy Vương nghe vậy nhìn con trai, cân nhắc một lúc, hẳn hỏi: "ngươi muốn gì? Chỉ cần hợp tình lý, trẫm có thể giúp."
Nghe câu này, Triệu Hoằng Nhuận cảm thấy ngạc nhiên, lời vừa rồi cũng chỉ là hắn phàn nàn mà thôi.
"Bất ngờ sao?" Ngụy Vương chú ý tới ánh mắt kinh ngạc của con trai, vừa cười vừa nói: "trâm còn không mù, đương nhiên nhìn ra việc ngươi làm là vì Đại Ngụy..."
"." Triệu Hoằng Nhuận chớp mắt không khỏi giật mình.
"Ừm... Để nhi thần suy nghĩ."
"Nghĩ kỹ đi, chỉ cân hợp tình hợp lý, trầm sẽ đồng ý."
Nói đến đây, Ngụy Vương chuyển đề tài: "Tông phủ bên kia, tình huống thế nào?"
"Tạm được" Triệu Hoằng Nhuận nhún vai nói: "mặc dù nhị bá không nói gì, nhưng nhi thần cảm giác nhị bá đối với cách nhi thần làm việc vô cùng bất mãn... Mối quan hệ giữa phụ vương cùng nhị bá ra sao?”
Ngụy Vương nghe vậy nhíu mày, hàm hồ nói: "tạm được... Hỏi làm gì?"
Triệu Hoằng Nhuận nhếch miệng, cười nói: "ta cảm giác, phụ vương cùng nhị bá, hẳn là có rất nhiều mâu thuẫn..."
".." Ngụy Vương cười khổ lắc đầu.
Đúng như Triệu Hoằng Nhuận suy đoán, Ngụy Vương cùng Triệu Nguyên Nghiễm tuy là huynh đệ, nhưng không hề thân.
Từ một khía cạnh nào đó, những gì Ngụy Vương và Triệu Hoằng Nhuận hướng tới tương đối giống nhau.
Ngụy Vương thân là Đại Ngụy quân vương, có trách nhiệm đảm bảo toàn bộ xã tắc Ngụy quốc, nên lợi ích đất nước phải đặt trên lợi ích gia tộc.
Mà Triệu Hoằng Nhuận cũng chẳng coi bản thân là người Cơ thị Triệu gia, thứ hắn coi trọng là thân phận người Ngụy và vương tử, còn Nguyên Dương Vương, trong mắt Triệu Hoằng Nhuận không khác gì người lạ.
Nên chỉ cân có lợi với toàn bộ Đại Nguy, cho dù gây tổn hại đến lợi ích Cơ thị Triệu gia, Triệu Hoằng Nhuận cũng sẽ đi làm, mà Ngụy Vương cũng tạo điều kiện ở một mức độ nào đó.
Khác với hai cha con, Triệu Nguyên Nghiễm suy nghĩ, là lợi ích của gia tộc, đây cũng là lý do Tông phủ tồn tại.
Chính vì vậy, dù Triệu Nguyên Nghiễm cũng hy vọng Đại Ngụy trở nên cường thịnh, nhưng hắn tuyệt đối sẽ không vì Đại Ngụy cường thịnh mà tổn hại lợi ích gia tộc.
"Phụ vương làm sao đối đãi Đại Ngụy và gia tộc?" Triệu Hoằng Nhuận đột ngột hỏi.
Ngụy Vương dừng việc gắp thức ăn lại, xoay đầu kinh ngạc nhìn Triệu Hoằng Nhuận.
Thấy vậy, Triệu Hoằng Nhuận nhún vai, giải thích: "lân đầu nhìn thấy nhị bá, nhị bá đã hỏi ta vấn đề này."
Ngụy Vương trầm mặc một lúc, hỏi: "vậy ngươi trả lời ra sao?"
"Ta không dám nói thẳng." Triệu Hoằng Nhuận nhún vai.
Ngụy Vương ngẩn người, mỉm cười gật đầu: "ừm, có một số việc, để trong lòng tốt hơn... Lại đây, ăn nhiều thức ăn một chút" Hắn gắp thức ăn cho Triệu Hoằng Nhuận.
"," Triệu Hoằng Nhuận nhìn phụ vương, trong lòng đã hiểu.
Tháng 5 của Dã Tạo ty càng trở nên bận rộn.
Bỏ qua việc xây dựng Bác Lãng Sa, Tường Phúc cảng không nói, các loại đất cát từ các vùng đã được chuyển đến lò nung của Dã Tạo ty.
Kế hoạch làm gạch chịu lửa chính thức khởi động.
Chuyện này, Triệu Hoằng Nhuận đành giao cho Ty Lang Vương Thích.
Vì Dã Tạo ty làm quá nhiều thứ, ba vị Lang quan thì Trân Tuế phụ trách giám sát Bác Lãng Sa, Trình Lâm phụ trách giám sát Tường Phúc cảng, mà Tuân hâm thì phụ trách đóng thuyền.
Cộng thêm Vương Thích phụ trách gạch chịu lửa, nên Dã Tạo ty đã không còn quan viên đủ khả năng giám sát, nếu giờ có thêm việc, thì Triệu Hoằng Nhuận sẽ phải tự thân lên trận.
Ngoài ra, cả thợ cũng rơi vào cục diện thiếu người, Dã Tạo ty làm quá nhiều việc cùng lúc, khiến thợ không đủ dùng, ngay cả khi mượn được 200 thợ từ Công Bộ thì cũng là hạt cát trong sa mạc
Nên Triệu Hoằng Nhuận quyết định tuyển thợ từ dân gian. Nhưng vấn đề là, truyền thông tin trong thời đại này thật sự bất tiện.
Nghĩ tới nghĩ lui, Triệu Hoằng Nhuận đành dùng biện pháp ngu nhất, trong lúc người Thương ty đưa nến đến các nơi, sẽ đông thời dán bố cáo tuyển người của Dã Tạo ty.
Hiệu quả cũng không tồi, ít nhất ở Đại Lương, sau khi bố cáo Dã Tạo ty tuyển thợ, đã có không ít người đến thử việc.
Vì thế, Triệu Hoằng Nhuận cố ý đề bạt ba chủ sự phụ trách việc này, ba người này là Lữ Dư, Cố Hòa, Trịnh Chiêu.
Trong đó, Lữ Dư phụ trách tuyển nhận, kiểm tra trình độ, Trịnh Chiêu phụ trách phân phối đến Bác Lãng Sa, Tường Phúc cảng, xưởng đóng thuyền và lò nung.
Ba người đều đã làm lâu năm trong Dã Tạo ty, hơn nữa năng lực làm việc xuất sắc, nhưng tư lịch không bằng đám Trần Tuế, nên không được làm Lang quan.
Khi Dã Tạo ty dần dần bận rộn, Triệu Hoằng Nhuận lại nhàn rỗi, hắn chỉ đề ra kế hoạch phát triển, còn đâu sẽ để những người dưới trướng đi làm.
Điều này để Triệu Hoằng Nhuận rảnh rỗi đi xử lý việc tư.
Ví dụ như tổ chức tiệc tân gia mừng phủ Túc vương xây xong.
Một ví dụ khác là đưa Tô cô nương từ Nhất Phương Thủy tạ về phủ Túc vương, cho nàng biết "Khương Nhuận là Túc vương", hơn nữa, còn để Trầm thục phi gặp mặt nàng.