Chương 386: Dụ Địch
Chương 386: Dụ ĐịchChương 386: Dụ Địch
"Ô Ngột đại ca, Cơ Nhuận bọn hắn vì sao muốn rút lui?"
Theo Nãng Sơn quân rút về phía đông, Ô Na lo âu hỏi Ô Ngột: "có phải do Yết Giác bộ lạc phái ra rất nhiều quân đội, nên Cơ Nhuận bọn hắn đánh không thắng?"
Không chiến mà lui... Sao có thểt ,¡
Cười thầm, Ô Ngột nghiêng đầu, nhìn binh sĩ Nãng Sơn quân ở gần, chỉ thấy từng người thờ ơ, hoàn toàn không quan tâm vì sao rút lui, nhưng khiến Ô Ngột càng thêm để ý là đôi mắt đầy ý chí và sự bình tĩnh không quan tâm con đường phía trước là sống hay chết.
Ï Bất luận nhìn bao nhiêu lần, cũng là một đội quân đáng sợ... Nãng Sơn quân. ¡
Ô Ngột ngẩn người.
"Ô ngột đại cai"
"Hả?" Ô ngột lấy lại tinh thần, sau đó phát hiện Ô Na đang bĩu môi nhìn hắn.
Ô Ngột mỉm cười, an ủi: "yên tâm đi, Ô Na, quân Ngụy không phải không đánh thắng Yết Giác bộ mà rút lui."
"Không phải sao? Vậy thì vì sao?"
Ï Vì sao... Vì tỏ ra yếu kém? Tỏ ra yếu đuối, để địch kiêu căng, tấn công kẻ địch không có đề phòng... Là quốc gia trung nguyên lưu truyền rộng rãi binh pháp. J
Ô Ngột thầm nghĩ.
Nãng Sơn quân chủ động rút lui, là vì dụ địch sao?... Dụ Yết Giác bộ lạc bỏ lại nô lệ, đuổi theo Nãng Sơn quân... Đây là kế hoạch mà Cơ Nhuận và Tư Mã An Đại tướng quân nghĩ ra sao? Nếu Tháp Đồ thật sự bị trúng kế... Sẽ bị nuốt chửng, Tháp Đồ, ngươi phái ra chiến sĩ đuổi theo, sẽ bị đội quân này nuốt trọn! ¡
Ô Ngột ngẩng đầu nhìn bầu trời trong xanh.
Hắn mơ hồ đoán ra, hắn không đoán được toàn bộ ý đồ của người Ngụy, nhưng dù chỉ đoán được một ít, cũng đủ để Ô Ngột tiếc cho Yết Giác bộ: nếu Tháp Đồ xem thường người Nguy, thì Yết Giác bộ sẽ phải trả giá nặng nề.
Ô Ngột đoán không sai, Nãng Sơn quân sở dĩ chủ động rút lui, mục đích có ba.
Đầu tiên, tập hợp với Thương Thủy quân.
Nãng Sơn quân tuy đã đi hơi lòng vòng nhưng đã đến đất của Yết tộc. Bây giờ Thương Thủy quân đang tiến về con đường rút lui của Nãng Sơn quân, nếu Nãng Sơn quân dừng chân tại chỗ, thì 2 bên còn 10 ngày nửa tháng mới gặp nhau.
Nhưng nếu Nãng Sơn Quân chủ động rút lui, vậy theo tốc độ hành quân của Nãng Sơn quân thì chỉ mất 3,4 ngày là có thể gặp nhau.
Một khi Thương Thủy quân tập hợp, có sự trợ giúp của liên nỏ kiểu mới mà Thương Thủy quân đang vận chuyển, Tư Mã An liền không cần lo Nãng Sơn quân sẽ hi sinh vô ích.
Thứ hai, là tung "mồi nhử".
Cố ý tạo thế bất lợi cho quân Ngụy, đến thử thách người Nguyên ở đất Củng, Lạc.
Nếu những bộ lạc này thấy quân Ngụy yếu thế mà giúp Yết tộc, thì những bộ lạc này sẽ bị xếp vào danh sách "tiêu diệt" hoặc "xóa sổ'.
Còn mục đích thứ 3, đó là dẫn dụ chiến sĩ Yết Giác bộ lạc.
Theo Ô Ngột nói, chiến sĩ và nô lệ có năng lực hoàn toàn khác biệt.
Chiến sĩ đều là người thành thạo cung ngựa, một người được phối ba con ngựa, một con ngựa chở quân nhu, lương thực, hai con khác có thể thay đổi để cưỡi.
Đây là tiêu chuẩn ky binh du mục.
Nước Ngụy là một nước nông nghiệp, số ky binh không bằng đối phương, hơn nữa, một ky binh cũng không được đưa quá nhiều chiến mã, chính vì nguyên nhân này, Ô Ngột nhắc nhở quân Ngụy đừng mong đánh lén Yết tộc, vì đánh lén ky binh du mục, đây là một chuyện khó khăn, một khi đánh lén không thành, quân đội được phái đi sẽ bị ky binh Yết tộc kéo chết.
Nhưng đây chỉ là Yết tộc ky binh, còn nô lệ không được đối đãi như vậy.
Nô lệ chỉ có một cây thương, đôi khi, bọn hẳn chỉ được cầm gậy gỗ vót nhọn lao ra chiến trường, trong mắt Yết tộc, nô lệ là đồ tiêu hao, không cần quá nhiều trang bị.
Nên trong khi chiến sĩ Yết tộc thoải mái lên đường, đám nô lệ chỉ đành chạy chân trần, thậm chí còn trong trạng thái bị đói, đồng nghĩa ky binh và nô lệ có tốc độ hành quân khác nhau.
Nếu bình thường, ky binh Yết tộc sẽ đi sau nô lệ, thoải mái lên đường.
Nhưng giờ đây, Nãng Sơn quân cố ý †ỏ ra yếu kém, nên liệu ky binh Yết tộc có thể bỏ qua nô lệ mà tăng tốc đuổi theo Nãng Sơn quân hay không? Đây chính là điều Triệu Hoằng Nhuận và Tư Mã An hi vọng.
Chỉ cần không có 20 vạn nô lệ, Tư Mã An và Nãng Sơn quân không cần phải sợ "dũng sĩ" bộ lạc Yết Giác.
Mấy ngày trôi qua, chớp mắt đã đến ngày 4 tháng 8.
Ngày hôm đó, Nãng Sơn quân phái ra ky binh tìm kiếm Thương Thủy quân, đã tìm được vị trí Thương Thủy quân, đồng thời, giao thư do đích thân Triệu Hoằng Nhuận cho Ngũ Kị, ngoài ra Ngũ Kị còn nhờ người truyên lời.
"Ngũ Kị tướng quân bẩm với điện hạ, hắn nói "xin nghe lệnh Túc vương điện hạ, mạt tướng sẽ cẩn thận đề phòng"."
Tín sứ Nãng Sơn quân chắp tay nói.
Nghe câu này, Tư Mã An nhíu mày hỏi: "Ngũ Kị tướng quân chỉ để người nói miệng? Không viết thư trả lời?" Ï Viết thư? Vậy cũng phải để Ngũ Kị nhớ mặt chữ đã... .¡
Triệu Hoằng Nhuận âm thầm cười khổ vài tiếng.
Xuất thân từ nông dân, nên Ngũ Kị cũng không biết chữ, ngay cả chữ Sở hẳn còn chẳng nhận được mấy chữ, chứ đừng nói chữ Ngụy.
Triệu Hoằng Nhuận viết thư cho Ngũ Kị, là viết bằng chữ Sở, coi như Ngũ Kị nhận không ra mấy chữ, nhưng các tướng quân hoặc hộ vệ cạnh hắn, chắc chắn sẽ có người biết chữ.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu đổi lại chữ Ngụy, e rằng Ngũ Kị đám người kia chỉ biết trợn tròn mắt.
"Ngũ Kị tướng quân, còn chưa học được chữ Ngụy sao?" Tư Mã An nhìn ra manh mối, biểu cảm kỳ lạ hỏi thăm. "Ừm... Còn đang cố học” Triệu Hoằng Nhuận chọn lời dễ nghe giải thích.
Ở nước Sở, trừ khi là xuất thân quý tộc, bằng không rất hiếm khi có cơ hội học chữ.
Nhưng ở nước Ngụy, một tướng lĩnh không yêu câu có tài viết ra văn chương, nhưng nắm giữ chữ viết cơ bản, bằng không, chẳng phải binh pháp cũng không hiểu? Văn thư triều đình cũng không hiểu?
Cân nhắc đến điểm này, Tư Mã An tặc lưỡi, nói: "hy vọng hắn mau chóng nắm giữ, bằng không... Thật không tốt."
"Ha ha" Triệu Hoằng Nhuận cười khổ.
Nói đến, lời này chỉ có Tư Mã An, Bách Lý Bạt, Từ Ân xuất thân tông vệ có tư cách nói, còn trong nước Ngụy vẫn có không ít tướng lĩnh vẫn không biết chữ. Sau khi về nước, có nên mở lớp dạy tướng lĩnh không biết chữ? ¡
Triệu Hoằng Nhuận thầm nghĩ.
Đang tiếc, chuyện này vô cùng khó khăn, dù sao các tướng lĩnh đều đóng quân ở biên cương, gọi bọn hắn về Đại Lương, mở trường dạy học, thì việc bảo vệ biên giới ra sao?
Nghĩ tới nghĩ lui, cách hay nhất là tuyển một đám văn nhân, dạy bọn hắn chiến thuật mà Triệu Hoằng Nhuận cho là hiệu quả, sau đó để bọn hắn đi dạy cho các tướng lĩnh, điều kiện là văn nhân và võ tướng không có mâu thuẫn.
Quên đi, giải quyết vấn đề trước mắt đã. ¡
Lấy lại tỉnh thần, Triệu Hoằng Nhuận quay đầu nhìn Tư Mã An, nói: "đại tướng quân, đi tiếp sẽ đến đất Lạc."
"Ừm”" Tư Mã An lên tiếng, vẻ mặt thất vọng.
Người Nguyên, Đê ở đây còn chưa hề có dấu hiệu "phản bội" nước Ngụy, mà ky binh được phái ra, cũng chưa truyền tin "Yết Giác bộ lạc cử ky binh tấn công”, điều này khiến kế hoạch "một cục đá hạ ba chim", trừ việc tập hợp với Thương Thủy quân, thì 2 mục đích còn lại đều không đạt được.
Ngay khi Tư Mã An thầm tiếc nuối, Quý Yên giục ngựa đến gần Triệu Hoằng Nhuận và Tư Mã An.
"Điện hạ, đại tướng quân, bọn hẳn!) đã trở về.. Đúng như đại tướng quân đoán, Yết tộc phái ra không ít ky binh đuổi theo quân ta."
Nghiêm túc nhìn sang Triệu Hoằng Nhuận, Tư Mã An trầm giọng hỏi: "bao lâu đến?"
"Khoảng nửa ngày." ".." Triệu Hoằng Nhuận và Tư Mã An liếc nhau.
Bọn hắn không định trách ky binh tìm hiểu tin tức "sao chậm như vậy", dù sao nếu muốn biết Yết tộc có phái binh đuổi hay không, đồng nghĩa trinh sát quân Ngụy phải lên đường cùng lúc với ky binh Yết tộc.
Đối phương một người có 3 con ngựa, mà quân Ngụy ky binh trinh sát chỉ có một con chiến mã, có thể sớm nửa ngày truyền tin về đã là đáng khen.
Không khó đoán, trinh sát vì truyên tin đã đi cả ngày cả đêm, không nghỉ ngơi, liều mạng truyền tin về.
Đánh? Hay không đánh?
Tư Mã An lấy ra bản đồ Tam Xuyên, im lặng nhìn bản đồ.