Đại Ngụy Đế Quốc (Dịch)

Chương 89 - Chương 89: Mới Đến Yên Lăng

Chương 89: Mới đến Yên Lăng Chương 89: Mới đến Yên LăngChương 89: Mới đến Yên Lăng

Cuối tháng 9 năm Hồng Đức thứ 16, Túc Vương Triệu Hoằng Nhuận cùng hai mươi tông vệ đi tới Yên Lăng.

Thành Yên Lăng có một vị trí địa lý đặc thù: phía nam là Yên Thủy.

Yên Thủy, còn gọi Trịnh Thủy, là con sông nổi tiếng của Trịnh quốc thời xa xưa, theo dòng chảy lịch sử, sau khi Trịnh quốc diệt vong, Ngụy, Sở liền mở rộng cướp đoạt Trịnh quốc, tạo thành cục diện Nguy, Sở giẳng co.

Mà phía đông Yên Lăng, cách một trăm dặm, có một con sông, con sông này nối liền với Thái Hà, chính là vì có con sông này, nên khi quân Sở tấn công Ngụy quốc, thì Binh Bộ mới kịp thời vận chuyển vật tư, lương thực đến Yên Lăng.

Dù Binh Bộ có ý nghĩ câu hòa, nhưng trên thực tế, bọn hắn vẫn sẽ làm việc phải làm, sẽ không bởi vì ý nghĩ: Yên Lăng không cản được quân Sở, liền dứt khoát từ bỏ Yên Lăng.

Chính vì có sự ủng hộ của Binh Bộ cùng Hộ Bộ, mà Yên Lăng dù có không ổn, nhưng vẫn bảo vệ Yên Thủy một cách vững vàng, không để quân Sở có cơ hội Vượt qua.

Sau khi tới Yên Lăng, Triệu Hoằng Nhuận cũng không trực tiếp vào thành, mà dẫn theo tông vệ leo lên ngọn đồi gần đó, quan sát địa hình của Yên Lăng. Mặc dù trong thành Yên Lăng cũng có bản đồ, nhưng địa hình trê bản đồ ít nhiêu cũng có chút sai sót.

Bởi vậy, Triệu Hoằng Nhuận phải dùng đôi mắt của mình quan sát mảnh đất này, dựa vào trí nhớ của hắn, ghi nhớ địa hình không thành vấn đề. Quận Dĩnh Thủy có địa hình phức tạp, trong quận có nhiều đồi núi, bởi vậy, có rất nhiều thành trì tên có chữ [Lăng], tỉ như Yên Lăng, Thần Lăng, An Lăng, Tín Lăng, Tương Lăng, ... mà ở giữa các ngọn đồi, chủ yếu là đồng bằng, cùng với vô số con sông.

Không thể phủ nhận, quận Dĩnh Thủy là quận có nhiều sông ngòi nhất trong lãnh thổ Ngụy quốc, nơi vô số con sông hội tụ, chính là lưu vực Dĩnh Thủy, nơi này có nhánh sông phân bố rất rộng, trải khắp năm nước Ngụy, Tống, Sở, Lõ, Tề, cuối cùng chảy vào nhiều vùng biển khác nhau, đồng thời Dĩnh Thủy cũng là con đường vận tải và có ảnh hưởng đến thủy lợi .

Yên Thủy chính là một nhánh nhỏ của Dĩnh Thủy, dòng sông bắt nguồn từ Tân Trịnh, chảy qua Trường Xã, Yên Lăng, ... cuối cùng tụ hợp vào Thái Hà, lại từ Thái Hà chảy vào Dĩnh Thủy.

Chỗ rộng nhất của Yên Thủy tới 15,16 trượng, chỗ hẹp nhất 11,12 trượng, nước chảy không xiết. Nhưng trời đã vào cuối thu, mực nước Yên Thủy đã giảm, điều này khiến cho chiến thuyền quân Sở khó mà đi từ Thái Hà ngược đến Yên Thủy, hỗ trợ quân Sở đang muốn vượt sông tấn công Yên thành.

Dù sao Yên Thủy chỉ là một nhánh của Dĩnh Thủy mà thôi, đến cuối thu mực năm giảm thấp không đủ cho chiến thuyền đi lại.

Cũng chính vì lí do này, quân Sở đã đóng quân ở bên bờ Yên Thủy, dựa vào bộ binh, cố gắng vượt qua Yên Thủy, tiến đánh Yên Lăng.

Nhưng mà, quân Sở tình huống cũng không tốt.

Mặc dù mới đầu Sở quân thế như chẻ tre công phá liên tiếp mấy thành trì của Ngụy quốc, nhưng đó là do tướng Ngụy ngoài tiền tuyến chuẩn bị chưa đủ, hoặc là do binh lực bị thiếu.

Sau khi mất đi thành trì, quân Ngụy từng bước rút lui, cuối cùng lui vê thành Yên Lăng, này liền khiến cho lực lượng phòng thủ Yên Lăng tăng mạnh, mặc cho sĩ khí toàn quân không cao.

Từ tin tức do Yên Lăng truyền về, trước mắt, trong thành Yên Lăng có hơn vạn binh sĩ, trong đó có hai ngàn năm trăm quân phòng thủ, cùng với hơn tám ngàn quân từ các nơi đổ về.

Nhưng bên kia Yên Thủy, lại có hơn 5 vạn quân Sở.

Tệ nhất chính là, đây cũng phải toàn bộ quân đội của Hùng Thác, theo mật thám báo về, Hùng Thác vì tấn công Ngụy quốc, mà dốc hết quân đội trong đất phong, lại mượn thêm quân đội từ mấy vị quý tộc Hùng thị, khiến cho quân Sở có lực lượng lên tới 16 vạn quân.

Chỉ một chiến trường Dĩnh Thủy đã có 16 vạn quân, lại thêm Sở quân đang tấn công quận Tống, nên cũng không kỳ lạ khi quan viên Binh Bộ không đồng ý khai chiến, bởi vì chênh lệch về binh lực thực sự quá lớn.

Đối mặt với quân Sở hùng mạnh, quân dân trong thành Yên Lăng đều rơi vào trạng thái hoang mang, liền phủ thủ/ cũng mặt ủ mày chau.

Cái gọi là 7 phủ thủ , ý chỉ văn quan võ tướng.

Các thành trì Ngụy quốc, văn võ được tách ra.

Quan văn xưng Ÿ phủ j, còn gọi là Huyện phủ, Huyện lệnh,...., phụ trách hình sự, dân sinh, thuế má,... Mà võ tướng được xưng là Ÿ thủ ¡ , cũng gọi là Đô Úy, phụ trách bắt trộm, trị an, phòng thủ, cũng là phụ tá cho [phủ].

Huyện lệnh Yên Lăng họ Bùi tên Chiêm, Đô Úy gọi là Trần Thích, trong quá khứ, hai người bọn họ chỉ là hai quan lại vô danh trong số các quan viên, nhưng trước mắt, bọn hắn lại trở thành quan viên có cấp bậc cao nhất ngoài tiền tuyến, không những chăm sóc mấy vạn nạn dân, còn muốn phụ trách hơn vạn quân đội.

Đương nhiên, trong thành Yên Lăng cũng không chỉ có Bùi Chiêm, Trân Thích hai người, dù sao sau khi các thành trì thất thủ, Huyện lệnh cùng Đô úy cũng nhao nhao trốn tới Yên Lăng, bây giờ trong thành Yên Lăng có tới 3 cái Huyện Lệnh cùng Đô Úy.

Những người này mỗi ngày cùng Bùi Chiêm thảo luận, có người chủ trương phản kích, có chủ trương cố thủ, ý kiến không hề có sự thống nhất.

Về phần Trần Thích, thì dân đầu Đô Úy, bắt đầu củng cố Yên Lăng phòng tuyến.

Nhưng dù vậy, đối mặt với quân Sở, thành Yên Lăng vẫn rất nguy hiểm.

Không có cách nào, dù sao kể cả Bùi Chiêm, Trần Thích, đám Huyện lệnh Đô Úy bọn hắn đều không phải là tướng quân, bọn hắn nhiều lắm chỉ biết dân sinh, hình sự, trị an, bắt trộm, người giỏi vê chinh chiến chỉ có các tướng lĩnh ở Phần Hình Tắc, đang vật tay với Hùng Thác.

Ai bảo Phần Hình Tắc có ý nghĩa chiến lược quan trọng hơn thành Yên Lăng, bởi vậy, dù các tướng lĩnh ở Phần Hình Tắc biết được quân Sở đã tiến vào lãnh thổ, cũng không dám chia binh cứu viện. Dù sao Sở quốc cùng Ngụy quốc có biên giới quá dài, mà Phần Hình Tắc có tác dụng ngăn Sở ở phía tây, một khi nơi này thất thủ, như vậy con đường Sở quốc có thể đi không chỉ có hai đường, mà là ba, đến lúc đó, Ngụy quốc càng thêm bị động.

Thế nên, thà bị quân Sở đánh vào từ Dĩnh Thủy, quân Ngụy ở Phần Hình Tắc cũng không dám manh động.

Đến một ngày, Bùi Chiêm nhận được tin tức, triều đình phái Túc vương Triệu Hoằng Nhuận, đồng hành cùng Tuấn Thủy doanh Bách Lý tướng quân chi viện Yên Lăng, đồng thời tuyên chiến với Sở.

Nhận được tin này, đám Huyện Lệnh, Đô úy đều thở phào nhẹ nhõm, nhất là Yên Lăng thành Đô Úy Trần Thích, dù sao mấy ngày này hắn phải làm việc như một vị tướng quân, chỉ huy mấy đồng liêu cùng cấp lại còn phải chỉ huy đội quân cả vạn người, theo lẽ thường, đây là trái với quy tắc, hắn chỉ là một Đô Úy, sao có tư cách chỉ huy quân đội vạn người?

Nhưng cũng không còn cách nào, dù sao Yên Lăng thiếu một người có đủ tư cách.

Mà giờ đây, triều đình chính thức tuyên chiến với Sở, còn đồng thời phái tới hai người đủ địa vị, một vị là đại tướng quân Bách Lý Bạt, mà một vị khác, càng có địa vị cao hơn, Túc vương Triệu Hoằng Nhuận.

Nhưng quan viên văn võ của Yên Lăng thành ít nhiều cũng thấy khó hiểu, dù sao bọn hắn chỉ nghe nói qua về Ung vương, Tương vương, Yến vương, Khánh vương, sao lại đột nhiên có Túc Vương?

Nhưng không sao, chỉ cần là công tử, đã đủ để cổ vũ sĩ khí binh lính.

Lúc đầu, bọn hắn nghĩ như vậy .

Nhưng sau khi tận mắt thấy Túc Vương điện hạ chỉ là một đứa trẻ mười bốn tuổi, tâm tình bọn họ trở nên u ám.

"Là Túc Vương điện hạ..."

Sau khi Triệu Hoằng Nhuận tiến vào phủ thành chủ, Bùi Chiêm đã cẩn thận kiểm tra văn thư mà Triệu Hoằng Nhuận đưa cho hắn.

Những văn thư này đều do triều đình ban hành, hơn nữa còn có con dấu của Binh Bộ cùng Ngụy Vương.

Cùng lúc đó, đám Huyện Lệnh Đô Úy cũng nghe tin mà tới, nhưng chính mắt nhìn thấy Triệu Hoằng Nhuận, cũng im lặng.

F Quá trẻ tuổi... J Trần Thích mí mắt giật giật, nhìn Triệu Hoằng Nhuận vài lượt.

Ở Yên Lăng, hắn chưa bao giờ thấy các công tử Ngụy quốc, cho nên sau khi nghe tin Ï Túc Vương đến tiền tuyến,), hắn liền nghĩ Túc Vương hẳn là một công tử đã trưởng thành, thật không nghĩ Túc Vương điện hạ còn chưa tới mười lăm tuổi.

Ï Cái này... Thật phải giao binh quyền cho một công tử chưa đủ mười lăm tuổi sao? j

Trần Thích không khỏi do dự.

Mà Triệu Hoằng Nhuận cũng đang cẩn thận đánh giá Trần Thích, bởi vì trước khi vào thành, hắn đã nghe nói: quân Sở không thể vượt sông, chính là do vị Đô Úy này nhiều lần đánh chặn.

Tuy nói tổn thất cũng nhiều, nhưng với cách biệt vê số lượng binh lính nhiều như vậy, mà quân Sở cũng không thể qua sông thành công, đã đủ để chứng minh vị Đô Úy này có tài dẫn binh đánh trận.

Bằng không, những Đô Úy khác sao có thể nghe hắn điều khiển?

Nếu có thể thuyết phục người này, ngược lại có thể bớt phải dùng một Kim lệnh... 1

Triệu Hoằng Nhuận không ngẫm nghĩ.

Nhưng ánh mắt Trần Thích thể hiện rõ sự thiếu tin tưởng vào Triệu Hoằng Nhuận.
Bình Luận (0)
Comment