Đãi Thiên Hoa Khai

Chương 98

Hai người Chu Trâu kêu lên một tiếng, lại nhanh chóng bò dậy quỳ dưới chân hoàng đế.
 
Chúng thần phía sau kinh hãi hoảng sợ, gần như nằm rạp xuống đất.
 
"Bệ hạ bớt giận, chúng thần đều là vì thiên thu cơ nghiệp của bệ hạ, không dám chậm trễ chút nào!" Chu Hưng Vi lớn tiếng kêu oan.

 
"Vì trẫm, vì trẫm!" Minh Đức đế giận quá hóa cười: "Các ngươi thành thật nói cho trẫm, lần thi công này, rốt cuộc là bức ép bao nhiêu lao dịch?"
 
Mồ hôi trên trán Chu Hưng Vi lớn chừng hạt đậu rơi xuống đất, hắn và Trâu Kinh Nghiệp lén lút nhìn nhau, nớm nớp lo sợ nói: "Tình hình cụ thể ở đây, thần cũng không biết."
 
"Ngươi không biết? Mười lăm tháng giêng ngươi trình sổ lên, còn viết rõ rõ ràng ràng, chớp mắt cái ngươi đã quên? Sao, sổ đó không phải ngươi viết?"
 
"Là thần viết, là thần viết, lần sửa đường thủy này, tổng cộng dùng hơn năm vạn người."
 
Lời còn chưa dứt, hắn đã bị Minh Đức đế nắm cổ áo nhấc lên.
 
"Hơn năm vạn người? Đâu chỉ hơn năm vạn người! Phúc Châu của trẫm trống không rồi! Thường Châu có trống không? Hả? Thường Châu có trống không? Đồng dao chửi trẫm đã truyền tới Hoa Châu rồi, Thường Châu không trống, chẳng phải thẹn với bài đồng sao hay sao!"
 
Minh Đức đế càng nói càng giận, quẳng người trong tay xuống đất: "Nói, rốt cuộc đã bức ép bao nhiêu người!"
 

Chu Hưng Vi kêu lên một tiếng, nặng nề ngã xuống bên cạnh Thiên tổng râu quai nón, Thiên tổng không dám đỡ, đầu dán xuống mặt đất, thở cũng không dám thở mạnh.
 
"Gãy tay thần, gãy tay thần!" Chu Hưng Vi hô to.
 
"Câm miệng!" Hoàng đế tiến lên một bước, sau đó quay đầu trừng mắt nhìn Trâu Kinh Nghiệp chòm râu đã hoa râm: "Hắn không nói, ngươi nói!"
 
Trâu Kinh Nghiệp dập đầu một cái, nói giọng khàn khàn: "Thần... quả thực không biết!"

 
Minh Đức đế cúi xuống: "Trâu Kinh Nghiệp ơi là Trâu Kinh Nghiệp, trẫm gọi ngươi tới làm gì, hả?"
 
Trâu lão tướng quân nửa đời chinh chiến lúc này lại cúi đầu như kẻ thất bại, môi run rẩy không dám nói lời nào.
 
"Chu Hưng Vi!" Minh Đức đế lần nữa hét lớn một tiếng.
 
Chu Hưng Vi đỡ khuỷu tay chật vật bò lại: "Có thần!"
 
"Nói, rốt cuộc bao nhiều người!"
 
Chu Hưng Vi cắn răng chịu đựng đau đớn, mồ hôi lạnh túa ra, tự biết không thể lừa gạt được nữa: "Chúng thần.. dùng hơn hai mươi lăm vạn lao dịch."
 
Sắc mặt Minh Đức đế trắng bệch, hơn hai mươi lăm vạn! Hơn hai mươi lăm vạn người đều bị nô dịch như súc vật như vậy, rốt cuộc có bao nhiều còn sống, bị nước chôn lại có bao nhiêu!
 
"Bệ hạ, thần cũng là vì bệ hạ, vì cơ nghiệp muôn đời Đại Lương mà bệ hạ!" Chu Hưng Vi vội vàng nói: "Thần một lòng trung quân của thần có nhật nguyệt chứng dám, chúng thần chỉ là sốt ruột đường thủy tu sửa chậm chạp, ăn lộc của vua lại không thể gánh nỗi lo thay vua, không ngày nào ăn ngủ yên, trong lòng thần chỉ muốn san sẻ quốc sự thay bệ hạ, hoàn thành đại nghiệp!"
 
"San sẻ thay trẫm, san sẻ thay trẫm hay tàn sát con dân trẫm? Ngươi nói xem, hơn hai mươi lăm vạn người này, có bao nhiêu người còn sống?"
 
Chu Hưng Vi liên tục kêu oan: "Bệ hạ bớt giận, bệ hạ bớt giận, chúng thần sao dám tàn sát bách tính Đại Lương, thần chẳng qua thần chẳng qua chiêu mô nhiều hơn chút nô dịch, sai bọn chúng thi công đường thủy thay bệ hạ người thôi, sao lại giết hại bách tính? Chẳng qua là dân chúng hơi yếu một chút, lại có nhiều điêu dân mệt mỏi lười làm, quản thúc hơi nghiêm khắc, bởi vậy, bởi vậy..."
 
"Bởi vậy làm sao?"
 
"Bởi vậy người không may bị chết, đại khái có..."
 
Chu Hưng Vi nói như là nói thầm vậy, mặc dù trên đê yên tĩnh, Minh Đức đế cũng không thể nghe được rõ ràng.
 
"Bao nhiêu người!"

 
"Hơn năm vạn..."
 
"Hơn năm vạn?"
 
"Bảy... bảy vạn?"
 
"Rốt cuộc là có bao nhiêu người!" Minh Đức đế hét lớn.
 
"Chưa tới mười vạn, chưa tới mười vạn!" Chu Hưng Vi thốt ra.
 
Chưa tới mười vạn! Gần mười vạn bách tính Đại Lương hắn thành vong hồn, tới miệng hắn lại nhẹ nhàng chưa tới mười vạn! Hoàng đế nhìn về phía thi thể chồng chất như núi, phẫn nộ như núi lửa phun trào, hai mắt hắn đỏ ngầu, rút đại đao bên hông thị vệ, tay dài vung lên ——
 
Máu tươi văng khắp nơi.
 
Trâu Kinh Nghiệp và Hồ thiên tổng cách đó không xa, trên mặt trên người dính vài giọt máu nóng, đồng thời bọn họ nghe một tiếng lăn lông lốc.
 
Mọi người vẫn không dám ngẩng đầu, nhưng Trâu Kinh Nghiệp kinh nghiệm sa trường há có thể không biết đã xảy ra chuyện gì?
 
Đó là âm thanh đầu người rơi xuống đất.
 
Lúc này Trạm Liên cũng chạy tới đập nước, đoạn đường này thê lương bi thảm khiến cho nàng không dám nhìn thẳng, lại nhìn thấy thi cốt chồng chất khắp nơi trên mặt đất, một khuôn mặt vốn tươi cười nay lại vô cùng nhợt nhạt, dạ dày cuộn lại như muốn nôn, ngẩng đầu một cái, đã thấy Tam ca ca mặt mày
hung tợn vung đao lên, người trước mặt lập tức thân một nơi người một nẻo, máu đỏ phun cao ba thước.
 
Trạm Liên chưa bao giờ nhìn thấy thảm cảnh đẫm máu này? Nàng lùi lại một bước, suýt chút nữa không chống đỡ nổi ngất xỉu, Hỉ Phương Nhụy Nhi vội vàng đỡ lấy nàng. Nàng vừa đứng vững, ra hiệu cho hai người dìu, hít sâu hai cái, mắt chăm chú nhìn tuấn nhan Tam ca ca dính máu.
 
Nàng chưa từng thấy Tam ca ca nổi giận đùng đùng như thế, cũng chưa từng thấy hắn hung ác tàn nhẫn như vậy. Dáng vẻ lạnh lùng kia thật xa lạ, dường như người đó không phải là ca ca thanh tao nho nhã của nàng.

 
Trạm Huyên còn đang trong cơn thịnh nộ, không phát hiện Trạm Liên đã đến. Hắn cầm đại đao dính máu ném lên thi thể không đầu, mặt dính máu tanh cũng không đổi sắc, khuôn mặt dữ tợn bước đến trước mặt Trâu Kinh Nghiệp: "Trâu tướng quân, Trâu đại tướng quân, Trâu lão tướng quân! Trẫm tín nghiệm ngươi như vậy, đem việc quan trọng này giao cho ngươi làm, ngươi báo đáp trẫm như vậy sao? Trẫm và tiên hoàng đều đối đãi với Trâu gia ngươi không tệ, vì sao ngươi lại ép trẫm thành kẻ bất nghĩa?"
 
"Bệ hạ, lòng trung quân của cựu thần, trời xanh chứng giám! Bệ hạ coi trọng đường thủy này như vậy, cựu thần thầm nghĩ sớm hoàn thành tu sửa trình lên bệ hạ, để bệ hạ triển khai kế hoạch lớn tiếp theo, uy danh Đại Lương ta! Thần quyết không hai lòng!" Trâu Kinh Nghiệp tự hiểu nếu không giải thích, danh dự trăm năm Trâu gia, sẽ hủy trên tay hắn.
 
"Trẫm sửa đường thủy này để làm gì? Trẫm vì Đại Lương, không phải là vì bách tính Đại Lương sao? Các ngươi lại mỗi kẻ một bên, biến con dân trẫm thành công cụ thăng quan phát tài của các ngươi! Gần mười vạn dân chúng vô tội đang sống lại chết vì kiệt sức, các ngươi bảo thế này là trung quân? Nghìn đời không nghe thấy, nghìn đời không nghe thấy! Một đống thi cốt ở đây, mới là giang sơn cơ nghiệp của trẫm! Trẫm khởi công xây dựng đường thủy, vốn là để bách tính an cư, nhưng bây giờ lại khiến dân chúng lầm than, trẫm còn sửa đường thủy này làm gì! Ngươi có biết trẻ con đầu đường cuối ngõ chửi trẫm thế nào không? Chúng mắng trẫm không bằng chó lợn!" Minh Đức đế không kiềm được lửa giận, quay về phía một đám thần tử rống to hơn: "Chúng mắng trẫm không bằng chó lợn đấy, chư vị ái khanh!"
 
"Chúng thần tội đáng muôn chết!" Tất cả người ở đây hận không thể biến mất, thân thể bọn họ càng lùi lại.
 
"Các ngươi đã nghe thấy chưa? Nghe thấy bọn họ chửi trẫm thế nào chưa?"
 
Mọi người đều im lặng.
 
"Triều đình trẫm quá cao, không nghe được âm thanh của dân chúng, trẫm mới bảo các ngươi đi nghe! Nhưng các ngươi đã làm cái gì, nghĩ cách chèn ép con dân trẫm, nghĩ cách khiến trẫm và con dân trẫm xa rời! Quả nhiên mỗi người đều là thần tử trung quân ái quốc, trẫm có một đám thần tử tốt các ngươi, lo gì giang sơn không đổ!"
 
"Chúng thần tội đáng muôn chết!" Chúng thần sợ đến dập đầu liên tục.
 
Trâu Kinh Nghiệp thế mới biết bản thân hắn phạm phải bao nhiêu sai lầm. Hắn chinh chiến nửa cuộc đời, đã nhìn quá nhiều người chết, hắn đã chết lặng rồi, chỉ biết người thành đại sự tất có hi sinh, toàn tâm toàn ý muốn trước khi cáo lão hồi hương hoàn thành một chuyện vì ân quân, ai ngờ, ai ngờ...!"
 
 
Minh Đức chắp tay, để mặc cho bọn họ dập đầu liên tục, hồi lâu sau, hắn nhắm mắt thở dài một tiếng cực kỳ nặng nề.
 
Tiếng thở dài tựa như nghìn cân đặt lên người Trâu Kinh Nghiệp, làm cho hắn không chịu nổi trọng trách, khóc ròng ròng: "Bệ hạ, cựu thần, một lòng trung thành có nhật nguyệt chứng giám, cũng không biết, cũng không biết lòng tốt, lại kết thành sai lầm lớn ngày hôm nay! Thần... không còn mặt mũi nào với người, chỉ có lấy cái chết tạ tội! Chỉ xin bệ hạ khai ân, tha cho tính mạng đám trẻ nhà thần!"
 
Minh Đức đế thở dài nặng nề lần nữa, phất tay áo.
 
Trâu Kinh Nghiệp run rẩy rút bảo đao theo người hơn nửa đời, Hồ thiên tổng và mấy thuộc hạ cũ ngẩng đầu lên: " Tướng quân, tướng quân!"
 
Trâu Kinh Nghiệp quay đầu nhìn lại mấy người thuộc hạ, lệ ngập tràn, nhắm mặt lại, đặt đại đao lên cổ mình.
 
"Xoẹt" một tiếng, lão tướng một đời khó giữ được, lúc tự vẫn còn chưa thấy được đập nước xây xong.
 
Trạm Huyên xử trí hai kẻ đầu sỏ, chẳng những không hết giận, trái lại càng thêm ảm đạm. Hai thần tử hắn từng tín nhiệm đều chết hết, còn một đám thần tử chờ xử lý, nhưng tính mạng mười vạn bách tính cũng không lấy lại được!

 
Đây đều là những người sống sờ sờ!
 
Trạm Huyên vô cùng chán nản, một cơn tức giận bùng phát, không có chỗ phát tiết.
 
Bỗng nhiên một bóng dáng lọt vào tầm mắt hắn. Tất cả mọi người hận không thể biến thành tượng đá không nhúc nhích, vì vậy bóng dáng nhỏ nhắn càng khiến người ta chú ý.
 
Không ngờ nàng không nghe lời, theo hắn tới đây.
 
Trạm Huyên vội vàng đi đến, trong lòng cuối cùng cũng dễ chịu một chút.
 
"Đứng lại!" Hắn lớn tiếng nói, không muốn nàng tới chỗ thi cốt vương khắp nơi này, hắn cất bước đi tới.
 
Đám người ở đây không biết làm sao, đồng loạt nhìn về phía đế vương đi tới, chỉ thấy một tiểu nữ tử xiêm y màu đỏ đeo khăn che mặt đứng ở nửa sườn núi bên kia.
 
Trạm Huyên đi tới, Trạm Liên cầm khăn lau khuôn mặt ướt nhẹp của hắn, Trạm Huyên đứng dưới bậc thang, ngước mặt lên để nàng lau.
 
"Tam ca ca."
 
Trạm Huyên nhắm mắt đáp lại.
 
"A Huyên." Trạm Liên lại gọi.
 
Trạm Huyên mở mắt.
 
Trạm Liên dịu dàng lau sạch mặt cho hắn: "Có ta giúp huynh mà."
 
Ánh mắt Trạm Huyên nhu hòa.
 
Bỗng nhiên vó ngựa vội vã lao nhanh từ con đường nhỏ trong rừng ra, Mậu Nhất và Long Giáp Vệ tiến lên, một ám vệ phi thân lên đón, thấy rõ người tới cũng là người bên mình.
 
Hai người cùng quay lại, Long Giáp Vệ cưỡi ngựa đến thở hồng hộc, quỳ gối trước mặt hoàng đế: "Bệ hạ, An Tấn vương đã xảy ra chuyện!"

Bình Luận (0)
Comment