Nhưng lúc này ông ấy càng quan tâm đến chuyện cổ tích mà Phạm Ninh kể vừa nãy hơn, ông lão lại hỏi:
- Chuyện xưa vừa rồi cháu kể là nghe được từ đâu?
Phạm Ninh khom người nói:
- Vãn bối đọc qua mấy tập sách của pháp sư Tam Tạng thỉnh kinh, liền sửa lại thành chuyện của mình.
Bắc Tống đã có không ít chuyện cổ tích về việc Đường Tăng đi thỉnh kinh, "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân chỉ là người đời sau góp lại mà thôi.
Trong mắt ông lão càng thêm kinh ngạc, đứa nhỏ trước mắt không những có thể biên soạn ra tiểu thuyết chuyện xưa do chính mình biên soạn, hơn nữa còn khắc sâu kiến thức, đây là lần đầu tiên ông bắt gặp.
Thôn trang nhỏ héo lánh này lại còn thần đồng như thế?
Bỗng nhiên, ông thấy hứng thú với thân thế của Phạm Ninh, nói không chừng đứa bé này thực sự cùng tộc với ông.
Lúc này, mắt cá chân của ông lão truyền đến cơn đau nhức, cả người run lên, Phạm Ninh vội vàng đỡ ông:
- Tiền bối làm sao vậy?
- Vừa rồi không cẩn thận nên mắt cá chân bị thương!
Trên mặt ông lão lộ chút đau đớn.
- Vậy mau chườm nước lạnh đi, nếu bị thương nặng, tụ máu thì có thể làm nó tan ra đó.
Phạm Ninh chỉ về phía trước nói:
- Nhà của cháu ở phía trước không xa, tiền bối đến nhà cháu nghỉ ngươi một chút cũng được.
Ông lão khẽ gật đầu:
- Vậy làm phiền cháu rồi!
Phạm Ninh đỡ ông lão đi chầm chậm, không kìm nổi mà mở cờ trong bụng. Thời gian hai ngày không uổng phí rồi, rốt cuộc có thể ôm bắp đùi ông ấy!
Vừa đi, miệng hắn vừa khẽ ngâm nga:
- Mặt trời vừa mọc, hơn hở hát ca, gánh gồng lanh lảnh, cùng đi lên núi ấy a!
- Cháu đang ngâm nga bài gì vậy?
Ông lão áo xanh nghe thấy Phạm Ninh ngâm nga câu hát mình chưa từng gnhe qua cũng thấy thú vị, trong lòng hơi tò mò.
- Chỉ là một điệu hát dân gian cháu tự nghĩ thôi!
Phạm Ninh cười hì hì nói:
- Nếu tiền bối thích, cháu có thể dạy cho tiền bối.
- Vậy cảm ơn cháu.
Ông lão khẽ cười nói:
- Dẫn ta về nhà, cháu hình như rất vui vẻ.
Trong mắt Phạm Ninh hiện lên một tia giảo hoạt, lại hồn nhiên cười nói:
- Sư phụ háu thường nói, giúp đỡ người khác thì bản thân mình sẽ sảng khoái, cho nên trong lòng cháu rất vui!
- Thật là một đứa bé ngoan có tấm lòng nhân hậu!
Ông lão hiền từ xoa đầu hắn:
- Chắn hẳn cháu từng đọc sách rồi!
- Vâng! Đã đọc sách hai năm ở trường tư thục trong thôn.
- Đọc những sách gì rồi?
- Đã đọc "Bách gia tính", "Thiên Tự Văn", sư phụ còn dạy "Luận Ngữ" và "Mạnh Tử", có điều cháu học không tốt lắm.
Thật ra không phải là Phạm Ninh học không được khá, mà vốn dĩ Phạm Ngốc Ngốc học hành nát bét.
Lão già khẽ gật đầu:
- Nếu cháu có thể kể chuyện cổ, ta nghĩ… ta cũng có thể đề xuất cho cháu tới đọc sách ở một trường có tiếng.
- Phụ thân cháu cũng nghĩ thế, hai tháng trước phụ thân từng dẫn cháu lên trấn trên dự thi.
Trong lòng ông lão khẽ động:
- Có phải kfi thi nhập học ở học đường Diên Anh không?
- Hình như là thế!
Ông lão tỏ ý khen ngợi cười nói:
- Phụ thân cháu rất nhìn xa trông rộng!
***
Nhà của Phạm Ninh ở bên bờ sông nhỏ, là ba gian nhà tranh dưới gốc cây hòe cao lớn, vách tường được đắp bằng bùn đất, bốn phía có hàng rào tre bao quanh, cũng xem như có một cái sân nhỏ.
Giữa sân là một chiếc bàn nhẵn bóng, góc tường có một cái cuốc chim và một mái chèo đặt dựa vào tường, dưới mái hiên treo hơn mười dây cá tươi, hẳn là vừa mới đánh bắt được.
Bên kia sân lại trồng hai luống rau, bốn phía đất trồng rau cũng được bao quanh bởi cành cây.
Một con gà mái đứng bên cạnh vườn rau hết nhìn bên này lại ngó bên kia canh gác, một đàn gà con trốn sau lưng nó, đang trăm phương nghìn kế muốn xông vào khu đất trồng rau.
Phạm Ninh đỡ ông lão đi vào sân:
- Mẹ, con về rồi!
Chỉ thấy một người phụ nữ còn trẻ tuổi tức giận đi ra từ trong nhà:
- Ninh nhi, con chạy đi đâu đó, mẹ đã dặn con thế nào hả?
Người phụ nữ trẻ tuổi này chính là Trương thị, mẫu thân của Phạm Ninh ở triều Tống này, ở nhà mẹ đẻ nàng đứng thứ ba hàng xóm xung quanh cũng gọi nàng là Trương Tam Nương.
Tuy rằng Trương Tam Nương mặc một bộ váy áo bằng vải bố màu mận gai, nhưng làn da trắng nõn, dung mạo vô cùng thanh tú, màu da và gương mặt Phạm Ninh cực kỳ giống nàng.
Trương Tam Nương thấy con mình đang đỡ một ông lão áo xanh, nàng hơi ngẩn ra:
- Ninh nhi, ông ấy là ai vậy?
- Mẹ, vị tiền bối này bị đau chân, con dìu ông ấy vào nhà nghri ngơi một lát.
Ông lão áo xanh cảm thấy mình cũng hơi lỗ mãng, sao có thể tùy tiện vào nhà người khác như vậy?
Ông không khỏi áy náy cười cười với Phạm Ninh:
- Ta khôgn vào đâu, cảm ơn ý tốt của cháu.
Phạm Ninh đương nhiên không thể để ông ấy đi, tiền đồ phú quý của mình đều nằm ở ông lão, sao ông ấy có thể đi được?
- Không sao, tiền bối ngồi xuống một lát, vãn bối chữa thương cho người.
Đúng lúc này, một người đàn ông cường tráng chừng hơin ba mươi tuổi đi ra từ trong nhà, y mặc một bộ quần áo vải ngắn, vạt áo để hở, lộ ra khuôn ngực màu đồng cổ.
Tuy rằng vẻ ngoài thô kệch nhưng ánh mắt cũng rất ôn hòa, hơn nữa còn đang nhìn con trai mình.
Y là phụ thân ở triều Tống của Phạm Ninh, tên là Phạm Thiết Chu, là một người chèo thuyền đánh cá ở Thái Hồ, rời nhà mười ngày, vừa mới trở về.
Lúc này, Phạm Thiết Chu bỗng nhìn thấy ông lão áo xanh, theo bản năng y săm soi một lát, nhưng lại ngây ra, lắp bắp nói:
- Tam thúc, người… Lão nhân người sao lại tới đây ạ?
- Cậu là…
Ông lão cũng không nhận ra Phạm Thiết Chu.
- Phụ thân cháu là Phạm Đại Xuyên của bổn đường.
Ông lão áo xanh lập tức hiểu ra, không hỏi vuốt râu cười ha hả, hóa ra tên nhóc này là cháu của Phạm Đại Xuyên, thật không ngờ!
Trương Tam Nương vội vàng kéo vạt áo trượng phu:
- Đại Lang, ông ấy rốt cuộc là ai?
- Ông ấy chính là Phạm tướng công của bổn đường đó!
Phạm Thiết Chu ngả đầu vái chào:
- Tiểu chất bái kiến tam thúc!
Phạm Ninh đương nhiên biết Phạm tướng công là ai, chính là vị danh tướng Phạm Trọng Yêm "lo trước nối lo của thiên hạ, vui sâu niềm vui của thiên hạ".
Cũng chính là ông lão áo xanh này, ba ngày trước hắn đã sớm biết rồi.
Tuy nhiên lúc này Phạm Ninh vẫn hơi há hốc mồm, Phạm Trọng Yêm lại quen biết với ông nội của mình?
Sớm biết như vậy, mình còn lo lắng mất công bố sắp đặt làm chi, trực tiếp tới của nhận người thân là được rồi.
Phạm Thiết Chu thấy con trai đứng ngây ra đó, vội vàng kéo hắn quỳ xuống:
- Mau dập đầu với Tam a công!
Phạm Trọng Yêm bởi vì chính sách cải cách Khánh Lịch thất bại mà bị trục xuất khỏi kinh thành, trước mắt nhậm chức tri huyện tại Đặng Châu, bởi vì ngày giỗ của mẫu thân nên về quê bái tế.
Vừa đúng lúc gặp phải Bình Giang phủ đang giải thử, sĩ tử đến cửa thỉnh giáo quá nhiều, thế nên không chịu nổi phiền phức.
Vì muốn được yên tĩnh, Phạm Trọng Yêm liền trốn đến nhà của một người bạn cũ tại thôn Tưởng Vịnh gần Thái Hồ, hôm nay đến vừa vặn bắt gặp lúc Phạm Ninh đang kể Tây Du Ký cho đám trẻ con nghe.
Phạm Thiết Chu luống cuống mời tam thúc vào phòng, Trương Tam Nương thì vội vàng đem trà ngon nhất trong nhà ra pha mời tam thúc.