Đại Tống Siêu Cấp Học Bá (Dịch Full )

Chương 1037 - Chương 1034

dai tong sieu cap hoc ba
Chương 1034
 

Có điều bà ta cũng đang ủy quyền dần dần, cho phép Triệu Húc thương lượng với mình, bà ta cũng sẽ nghe ý kiến của Triệu Húc.

Tào thái hậu nói:

- Việc quan trọng nhất của thiên tử đó là việc cân bằng, lần này ai gia muốn nghe, con định cân bằng chuyện này như thế nào?

Triệu Húc trầm mặc chốc lát nói:

- Con muốn Tư Mã Quang tự xin từ chức Tham tri chính sự, chuyển thành đại học sỹ, để ông ta chuyên tâm chuyện tu sửa sử sách.

- Quan gia thấy như vậy là cân bằng ư?

Thái hậu lại hỏi.

- Còn chưa được cân bằng, vẫn còn chỗ thiếu sót.

- Vậy nói tiếp đi!

Triệu Húc lại nói:

- Con định để Tư Mã Quang đề bạt người kế nhiệm.

Mặt Thái Hậu mới có nét cười, Tư Mã Quang là tướng quốc mà Tào thái hậu đề bạt, cho nên Triệu Húc muốn dùng cách để Tư Mã Quang tự xin từ chức, cũng coi như nể mặt Thái hậu.

Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ, điểm mấu chốt là Tư Mã Quang từ chức, Tri Chính Đường liền thiếu một người phái bảo thủ cứng rắn, đây không phải là kết quả mà Tào thái hậu muốn thấy.

Bà ta có thể để Tư Mã Quang bãi chức Tướng, nhưng bắt buộc phải duy trì sự cân bằng của Tri Chính Đường, lại bổ nhiệm một người thuộc phe bảo thủ cứng rắn, đây mới là sự cân bằng mà Tào thái hậu mong muốn.

- Con đi nói với Tư Mã Quang, ngoài ra, việc của Thẩm Lượng cố gắng xử lí đơn giản nhất có thể, Tư Mã Quang lấy cớ ông nội qua đời chưa để tang, đã đả kích quá nhiều quan viên.

- Con xin tuân mệnh!

Triệu Húc thầm thở phào nhẹ nhõm, Tào thái hậu cuối cùng cũng đồng ý cho Tư Mã Quang từ chức. Thực ra Triệu Húc không tán thành để Tư Mã Quang làm tướng, bản thân Triệu Húc thầm ủng hộ Vương An Thạch, Tư Mã Quang ngăn cản biến pháp một cách kịch liệt, cũng khiến Triệu Húc rất không hài lòng.

Nhưng Tư Mã Quang lại là tướng quốc do hoàng tổ mẫu bổ nhiệm, ngoài hoàng tổ mẫu ra, không ai dám cách chức tướng của ông ta.

Trong lòng Triệu Húc hiểu rõ, nếu như không phải Tư Mã Quang và Phạm Ninh trở mặt, hoàng tổ mẫu cũng chưa chắc đã đồng ý bãi nhiệm chức tướng của Tư Mã Quang.

Sáng sớm ngày hôm sau, Tư Mã Quang lấy lí do bản thân phải chuyên tâm biên soạn "Tư Trị Thông Giám" đề xuất ý nguyện từ chức với Triệu Húc, đồng thời đề bạt bạn thân của ông ta, một người có tiếng trong phe bảo thủ là Lã Công sẽ thay thế chức vị Tể tướng của ông ta.

Thiên Tử Triệu Húc tiếp nhận đơn từ chức của Tư Mã Quang, đồng thời tuyên bố ý chỉ, bổ nhiệm Lã Công là Thượng thư tả thừa, tham tri chính sự.

Sáng ngày hôm đó, Tri Chính Đường tiến hành biểu quyết dự luật cải cách giáo dục, Vương An Thạch, Tăng Công Lượng, Phạm Ninh, Âu Dương Tu, Hàn Kì bỏ phiếu tán thành, Phú Bật và người mới nhận chức phó tướng là Lã Công bỏ phiếu phản đối.

Cuối cùng Tri Chính Đường đã thông qua dự luật cải cách giáo dục nhờ vào tỷ lệ phiếu tán thành và phản đối là 5-2, đồng thời trình thiên tử Triệu Húc phê chuẩn để thực thi.

Giữa trưa, Phạm Ninh đến quan phòng của Phú Bật, thời gian gần đây Phú Bật vẫn luôn giữ im lặng, không tham gia việc liên quan đến dự luật cải cách giáo dục, càng không tham dự vào việc tranh chấp trở mặt giữa Phạm Ninh và Tư Mã Quang.

Nhưng trong buổi biểu quyết dự luật cải cách giáo dục, ông ta đã bỏ phiếu phản đối một cách không hề do dự, điều này khiến Phạm Ninh nhận thấy được sự không hài lòng của ông ta đối với hắn.

Bọn họ cần phải nói chuyện rồi.

Phạm Ninh chặn Phú Bật ở trước cửa, Phú Bật lại cười nhạt:

- Ta còn có việc, có chuyện gì để nói sau.

Nói xong, ông ta bộ dạng nghênh ngang rời đi, Phạm Ninh thì cười gượng một tiếng, xem ra không thương lượng với Phú Bật trước khi sự việc xảy ra là một sai lầm lớn mà hắn mắc phải.

Hắn cũng không rời đi, để người đem đồ ăn tới, hắn liền ngồi ở phòng ngoài trong quan phòng của Phú Bật ăn.

Sau nửa canh giờ, Phú Bật quay lại, thấy đầy bát đũa trên bàn phòng ngoài, Phạm Ninh lại ngồi trước bàn uống trà, ông ta chẳng biết làm thế nào, chỉ có thể nói:

- Có chuyện gì, ngươi nói đi!

Phạm Ninh đứng dậy cười híp mắt nói:

- Phú tướng công có thể cùng ta tới Thái Học một chuyến không?

Phú Bật gật đầu:

- Ta cho ngươi tối đa hai canh giờ!

Hai người mỗi người cưỡi ngựa riêng tới Thái Học, quan viên của Quốc Tử Giám nghe thấy tin hai vị tướng công đến, liền cuống cuồng ra cửa nghênh đón.

Phạm Ninh hỏi quan viên chủ quản Thái học:

- Hiện giờ có đủ các học sinh ở đây không?

- Có ạ, giờ nghỉ trưa sắp hết rồi ạ.

- Thế này đi! Ta ra một đề thi, có hai câu hỏi rất đơn giản, kiểm tra học sinh một chút, nhiều nhất mất thời gian một khắc, các ngươi giúp ta sắp xếp.

Nói xong, Phạm Ninh lấy ra một đề đưa cho quan viên Thái học, quan viên đó nhìn ý cấp trên, mấy vị cấp trên đó đều gật đầu, ông ta mới vội vàng đi.

Mọi người đến một phòng nghỉ của trường Thái Học và ngồi xuống, Phú Bật nói với Phạm Ninh:

- Đưa đề bài mà ngươi ra đề cho ta xem, nếu như ra đề liên quan đến động cơ hơi nước, ta không chấp nhận đâu.

Đương nhiên ông ta biết Phạm Ninh muốn thuyết phục mình, bản thân ông ta cũng muốn biết, các học sinh sẽ thi như thế nào?

Ông ta nhận lấy đề bài, trên đó chỉ có hai câu hỏi.

Một, sản lượng trung bình trên mỗi mẫu của các cây lúa, kê, tắc, mạch, thục và ngô là bao nhiêu?

Hai, một chiếc áo dài vải bố mộc miên được tạo ra như thế nào?

ề thứ nhất là về nông nghiệp, đề thứ hai là về công nghiệp, Tuy vậy nhưng đây đều là các kiến thức bình thường, những thứ này Phú Bật đều biết rất rõ,

Phú Bật đưa đề bài cho mọi người rồi hỏi:

- Các ngài hẳn là ai cũng biết đáp án của hai đề này nhỉ, vậy ai có thể trả lời?

Một đám quan viên ngơ ngác nhìn nhau, rất nhiều người mặt đỏ bừng lên,, nhưng đúng là không có ai biết được đáp án, Phú Bật ngẩn ra:

- Các ngàingài đều không biết ư?

Một gã quan viên giơ tay nói:

- Tôi biết cách làm ra các loại áo đan bằng len nhưng vải bông bôngthì tôi thật sự không biết,

Một gã quan viên khác nói:

- Trước kia nhà chúng tôi trồng lúa mì, tôi, biết được sản lượng của nó,, nghe phụ thân nói qua, đại khái có hơn hai trăm cân, còn cái khác thì tôi cũng chịu,

Ông chưa bao giờ làm ruông ư?

Quan viên lắc đầu:

- Năm năm tuổi tôi bắt đầu đi học, đến năm hai mươi bốn tuổi thi đậu khoa cử, những chuyện liên quan đến làm nông, người trong nhà đều không cho tôi động vào,

Phú Bật lại hỏi

- Trong các ngài có bao nhiêu người tới từ nông thôn?

Mười mấy tên quan hơn phân nửa đều giơ tay lên, Phú Bật có chút bực mình:

- Chẳng lẽ các ngài đều giống như ông ta, chưa từng động vào chuyện đồng áng à?

Mọi người đều trầm mặc, xem như đã thừa nhận kết luận của Phú Bật,

Phú Bật hừ một tiếng, cầm bút viết đáp án, sở dĩ ông ta biết đáp án của hai đề này là bởi vì ông ta đã từng làm Huyện lệnh, đã thấy được sự khó khăn của nông dân, mặt khác, mấy năm trước ông ta đã đi thăm quan xưởng dệt, biết được quá trình làm nên vải bôngbông, Gồm có kéo kén, guồng tơ và xe sợi, dệt vải, quá trình dệt vải bôngbông Và vải len không hề giống nhau.

Bình Luận (0)
Comment