Câu đố là một chữ "huỳnh", ám chỉ một từ.
Trong lòng Phạm Ninh khẽ động, câu đố này cũng có trong "Hồng Lâu Mộng", thật trùng hợp.
Trên đề bài yêu cầu rõ phải ghi đáp án ra giấy, Phạm Ninh ở bên tai Chu Bội nói một chữ, Chu Bội gật gật đầu, sau đó nâng bút lên viết câu trả lời xuống giấy rồi gập lại.
Hai đội còn lại, một là thuộc Huyện học thì rút trúng là điền từ vào Ngũ kinh (kinh điển Nho giáo: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu), còn học đường Trường Thanh lại rút trúng đề là làm một bài thơ, đề mục là tết Nguyên Tiêu.
Mặc dù Lưu viện chủ không thể trao đổi bằng ánh mắt cùng học trò của mình, nhưng không thể ngăn cản sự thấu hiểu của ông về Phạm Ninh, ít nhất vẻ mặt ông khá thoải mái, mà Chu Bội lại tươi cười, ông liền biết đề này không khó.
Hơn nữa Chu Bội đã nhanh chóng viết xong đáp án, điều đó có nghĩa là câu hỏi đã được trả lời, Lưu viện chủ thoáng thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên Lưu viện chủ còn có một lo lắng khác, ban nãy ông cùng chủ viện học đường Trường Thanh giao lưu một chút, bọn họ rất lo lắng đội học đường thuộc trường huyện sẽ tỉ thí có phần không công bằng.
Thi đấu trên sân nhà, giám khảo cũng đều đến từ trường huyện, các giáo sư trường huyện cũng thường đến học đường trực thuộc này giảng bài, học sinh của học đường này đương nhiên là học trò cưng của bọn họ, không thiên vị mới là lạ.
"Keng!" Một tiếng khánh vang lên, quan chủ khảo hô to:
- Đã hết giờ, mời ba đội lập tức ngừng bút.
Quan chủ khảo rút lá thăm theo trình tự, thứ nhất là lá thăm màu lam, ông ta cười nhìn Phạm Ninh và Chu Bội nói:
- Hai vị đem đề mục và đáp án nộp lên đây đi.
Tiểu đồng đi lấy đề mục và đáp án giao cho quan chủ khảo, quan chủ khảo mở đề mục ra mỉm cười nói:
- Không ngờ lại rút được câu đố đề.
Câu đố đề số lượng cực nhỏ, có thể rút trúng nó chứng minh vận may không tệ, nhưng không có nghĩa là đề mục dễ dàng trả lời, dù sao cũng không có nhiều người có thể giải đố được.
Đoán không ra đáp án, hoặc đoán sai đều đạt điểm kém, chỉ khi nào đoán trúng, hơn nữa thư pháp cũng phải viết đẹp thì mới đạt được điểm cao.
Mấy vị quan chủ khảo tiến lên trước, mở câu đố, là một chữ "Huỳnh", đoán một chữ.
Diên Anh học đường ra đáp án một chữ "Hoa". Quan chủ khảo không lập tức biểu thị thái độ, vừa cười hỏi Phạm Ninh:
- Vì sao trò cho rằng đáp án là chữ "Hoa"?
Phạm Ninh không chút hoang mang nói:
- Thời tiết nóng bức, cây cỏ mục hóa thành đom đóm, cho nên đom đóm chính từ cây cỏ hình thành nên.
Trên thực tế, khi thời tiết quá nóng, cộng thêm trước đó vài ngày trời mưa, cây cỏ ở độ ẩm cao thường sẽ bị hư thối, ở hoàn cảnh này thích hợp nhất để đom đóm ấp trứng, rất nhiều trứng ủ trên cỏ được ấp ra, khi đủ điều kiện sống đom đóm liền xuất hiện.
Người xưa không biết liền cho rằng đom đóm là từ cây cỏ hóa thành, câu đố này cũng từ đó mà có, đom đóm nhất định dùng một chữ là "Hoa".
Quan chủ khảo vỗ tay cười to:
- Đáp án rất hay, chữ cũng đẹp, cho điểm thượng thượng.
Phạm Ninh và Chu Bội cùng mừng rỡ, hai người vỗ tay hoan nghênh ăn mừng.
Giải đề thứ hai chính là Trường Thanh học đường, bọn họ làm một bài thơ, đề là Thượng Nguyên.
Bọn họ cũng làm được thơ, thư pháp cũng không tệ, nhưng vài giám khảo cho rằng ý thơ bình thường, không được tính là ý tưởng cao, đều nhất trí cho điểm thượng trung.
Mặt hai học sinh Trường Thanh học đường như đưa đám, sắc mặt viện chủ bọn họ rất khó coi. Viện chủ Trường Thanh học đường họ Phí, là một người đàn ông trung niên khá béo.
Lần xuất binh này ông ta đều xếp người đứng thứ nhất và thứ hai kì thi vào đội phụ, chính là muốn đội ở khu Ất này có thể giành được một suất vào thi đấu vòng bán kết.
Như vậy, trong trận bán kết có hai đội của trường Trường Thanh học đường thì khả năng đạt được giải nhất cao hơn.
Không nghĩ đến vừa ra quân lại gặp bất lợi, đề thi thứ nhất Trường Thanh học đường chỉ được điểm thượng trung, khiến cho Phí viện chủ âm thầm căm tức vạn phần.
- Phụ Chúc học đường mời đáp đề.
Quan chủ khảo cười tủm tỉm nhìn hai thí sinh Phụ Chúc học đường.
Phụ Chúc học đường có vận khí vô cùng tốt, bọn họ lấy đề mục ngẫu nhiên chính là: "Khởi cảm định cư, nhất nguyệt tam tiệp"
Yêu cầu nói ra xuất xứ, đọc thuộc bài văn.
Đây hoàn toàn là nội dung mà mỗi học đường đều phải học thuộc, xuất từ "Kinh Thi, Thải Vi".
Một học sinh cất cao giọng nói:
- Những lời này xuất từ "Kinh Thi, Thải Vi", toàn bài văn như sau:
- Thải vi thải vi, vi cũng dừng.
(Hái rau vi, hái rau vi - Rau đà thấy mọc xanh rì mọi nơi.)
- Ngày về ngày về, tuổi cũng chớ dừng.
(Trở về, ta hãy về thôi
Nam tân sắp sửa đến nơi kia mà.)
.......
Cậu ta đọc một hơi toàn bài văn, giám khảo cùng khen ngợi, cùng nhất trí cho điểm "Thượng Thượng".
- Thật không công bằng.
Trong trường thi bỗng nhiên có người hô to một tiếng, trong phòng lập tức im lặng như tờ, mọi người quay đầu nhìn lại.
Chỉ thấy Phí viện chủ của Trường Thanh học đường mặt đỏ bừng bừng, đứng lên quơ cánh tay nói:
- Ta kháng nghị, chấm điểm không công bằng.
Nhóm giám khảo lộ vẻ bất mãn, đều khe khẽ thảo luận, quan chủ khảo khoát tay ra hiệu mọi người im lặng, ông ta mỉm cười hỏi:
- Xin hỏi Phí viện chủ, sao lại không công bằng?
Phí viện chủ cao giọng nói:
- Học đường chúng ta và Diên Anh học đường đều đáp đề bằng văn bản, trong đó chấm điểm thư pháp phân điểm cao thấp, vì sao Phụ Chúc học đường của huyện học chỉ đọc thuộc là được, nếu chẳng may thư pháp bọn họ không tốt, không xứng với điểm cao thì sao?
Quan chủ khảo gật gật đầu, giải thích:
- Ta hiểu tâm tình Phí Viện chủ, nhưng đề mục câu hỏi không yêu cầu phải viết thư pháp, chỉ yêu cầu đọc thuộc, bọn họ không làm trái yêu cầu của đề thi, cũng không có chỗ nào không đúng.
Lúc này Lưu viện chủ giơ tay nói:
- Trương chủ khảo, xin cho ta nói một câu.
- Lưu viện chủ cứ nói.
Lưu viện chủ đứng lên không chút hoang mang nói:
- Lần trước thi đấu lựa chọn huyện sĩ cũng gặp tình huống thế này, ta nhớ lúc đó có bổ sung quy định.
- Nếu trong đề thi luân phiên, nếu các học đường khác đều thi viết, vậy học đường bốc được đề đọc cũng cần khảo nghiệm thư pháp, ta không biết quy định này đối với cuộc thi đang tiến hành này có hữu hiệu hay không?
Sắc mặt quan chủ khảo hơi khó coi, một lúc lâu nhìn Phụ Chúc học đường nói:
- Các ngươi viết chính tả Tứ Hành giao lên.
Phí viện chủ không chịu buông tha:
- Hiện tại mới viết, không biết tính là vượt qua thời gian không?
Trong lòng quan chủ khảo vô cùng tức giận, vỗ bàn một cái nói:
- Chuyện đó không quan hệ với học sinh, ngài lại cố tình gây sự, ta có thể đuổi ngài ra khỏi trường thi.
Phí viện chủ còn muốn tranh cãi, Lưu viện chủ kéo ông ta ngồi xuống.
Lưu viện chủ chắc chắn chuyện này hẳn quan chủ khảo đã quên, cũng không phải bất công, nhưng Phí viện chủ quá chú tâm đến việc này, nếu chọc giận những kẻ thông thái rởm này thì thật sự bất lợi đối với Trường Thanh học đường.
Một lát sau Phụ Chúc học đường đưa thư pháp đến, quan chủ khảo nhìn nhìn liền lạnh lùng nói: