Trong lịch sử Phạm Trọng Yêm đúng là quyên toàn bộ tài sản, giúp đỡ con cháu gia tộc đọc sách.
Phạm Ninh nằm trong khoang thuyền, đầu gối lên tay, nhìn bầu trời mây trắng lửng lơ, cũng không biết Phạm Trọng Yêm hiện tại thế nào rồi?
....
Về đến nhà, Trương Tam Nương giống như nhiều năm rồi chưa gặp con trai, ôm hắn mà khóc, lúc ăn cơm phát hiện ra con trai hơi gầy một chút cũng đau lòng mà khóc.
Nàng ngồi cạnh đứa con không ngừng gắp thức ăn cho hắn: - Ninh nhi, thịt này rất ngon, mẹ giữ lại cho con đó.
Nàng nhìn thoáng qua bỗng hét lên: - Phạm Thiết Chu, cái chân gà kia là cho con trai ăn đấy, ai cho chàng ăn?
Tay Phạm Thiết Chu cầm chân gà, ăn cũng không được mà thả cũng không xong, chỉ đứng yên đó.
......
Ăn cơm tối xong, Phạm Thiết Chu chủ động thu dọn chén bát, Trương Tam Nương kéo từ trong rương ra hai chiếc áo da dê, đấy là nàng nhờ người đi trấn Tàng Thư mua được, dùng da dê may thành.
- Đại Lang, Ninh nhi hai người đến thử xem, mỗi người một cái. Năm trước bảy văn tiền, năm nay lên đến một xâu tiền, tiền càng ngày càng mất giá.
- Nương tử nói đúng, sớm biết như thế chúng ta mua năm ngoái thì tốt rồi. Phạm Thiết Chu lấy lòng cười nói.
Trương Tam Nương trừng mắt nhìn anh ta nói: - Nói lời này có ý nghĩa gì chứ, năm trước nhà chúng ta có tiền mua sao?
Nàng đem áo da dê ném cho chồng: - Tự mình khâu nút áo đi, ta lười quản chàng.
Nàng quay đầu lại mặt mày hớn hở nhìn Phạm Ninh nói:
- Con ngoan, mặc cho mẹ nhìn một chút đi nào, xem có vừa với con không?
Phạm Ninh mặc áo da dê bên trong, bên ngoài lại mặc áo dài quả nhiên ấm áp hơn nhiều.
- Hôm nay mẹ có chuyện gì thế?
Một lúc Phạm Ninh cũng cảm giác được mẹ hắn có sắc mặt không tốt, đương nhiên không phải đối với hắn.
- Hừ, mười quan tiền là tiền con chúng ta được, ông ấy không vui là chuyện của ông ấy, dựa vào cái gì mà muốn chúng ta trả lại cho gia tộc.
Phạm Ninh thấy vẻ mặt phụ thân xấu hổ liền hỏi: - Phụ thân, rốt cuộc xảy ra chuyện gì?
Phạm Thiết Chu ngồi bên cạnh cười khổ nói: - Lúc trước Tứ thúc con thi đậu huyện học của Phụ Phúc học đường, gia tộc không thưởng cho cậu ta thứ gì. Hai ngày trước ông nội nghe nói con được thưởng mười quan tiền, trong lòng ông ấy khó chịu nên chạy đến gia tộc đòi tiền.
- Tuy nhiên gia tộc cự tuyệt, ông nội con tức giận muốn chúng ta mang mười quan tiền trả về cho gia tộc, đương nhiên mẹ con không chịu cho nên mẹ con giận cha.
- Thì ra thế!
Trương Tam Nương vừa đơm nút áo vừa nhìn con trai nói: - Con đừng nghĩ mẹ con thấy tiền sáng mắt, mẹ làm việc gì cũng đúng mực. Ngày hôm qua ông nội con đưa đến năm quan tiền, thưởng cho con cháu mẹ không có ý kiến, nhưng lại nói là bồi thường ở riêng, mẹ tức giận nên không nhận.
Phạm Thiết Chu đang xâu kim vội buông kim giải thích: - Nếu cha nhắc đến bồi thường ở riêng chính cho thấy trong lòng cha vì chuyện này mà áy náy. Dù sao cha cũng lớn tuổi rồi, đôi khi nói sai cũng là bình thường, ta tin tưởng ý của ông ấy muốn thưởng cho Ninh nhi, không có ý khác.
- Dù sao năm quan tiền kia cũng không cần, ta không muốn nợ nhân tình của ông ấy.
Trương Tam Nương nói năng chua ngoa, tâm đậu hủ, tuy nàng tức giận chồng, để chồng tự khâu nút áo nhưng khi thấy chồng xỏ kim liền tiến lên đoạt lại áo.
- Thôi đi, để thiếp làm. Đỡ phải để người ta nói ta ức hiếp con trai của ông ấy.
Phạm Thiết Chu thở ra, rốt cục nương tử anh ta cũng bớt giận.
......
Sáng sớm hôm sau Phạm Thiết Chu dẫn theo Phạm Ninh đến thăm ông nội.
Trên đường Phạm Thiết Chu nói: - Tứ thúc con trước đây cũng là một thần đồng, chưa đến một tuổi đã biết nói, ba tuổi có thể viết chữ, năm tuổi đến trường, mỗi cuộc thi đều đứng nhất, ông nội con đặc biệt dẫn y đến ông thầy tướng số nổi danh nhất huyện, ông thầy này chỉ đưa cho ông nội con tám chữ.
- Tám chữ gì? Phạm Ninh có phần hứng thú hỏi.
- Quan lộ thương đồ, quý không thể nói.
Phạm Thiết Chu thở dài một tiếng:
- Chính vì tám chữ này mà ông nội con như mê muội, không tiếc bất cứ giá nào bồi dưỡng cho Tứ thúc, đối với y vô cùng cưng chiều, yêu quý.
Phạm Ninh trầm mặc một lát lại hỏi phụ thân: - Cha, hôm qua con nghe mẫu thân nói năm đó Tứ thúc thi đậu huyện học Phụ Chúc học đường, gia tộc không thưởng bất cứ cái gì, vì sao ạ?
- Do nhiều nguyên nhân, một mặt là do lúc đó lão tộc trưởng và ông nội con có quan hệ không tốt, đương nhiên cũng không phải hoàn toàn do gia tộc không công bằng, thật ra còn có nguyên nhân khác.
Phạm Thiết Chu hướng hai bên nhìn, hạ giọng nói: - Có một số việc hiện tại có thể nói cho con biết, Tứ thúc con lúc đó thật sự không thi đậu huyện học Phụ Chúc học đường, ông nội con nhờ người dùng tiền đưa Tứ thúc con đến học đường đọc sách.
Phạm Ninh sửng sốt: - Không phải Tứ thúc thi đậu vào sao?
- Không phải.
Phạm Thiết Chu lắc đầu: - Lên huyện học cũng phải dùng tiền, dùng hai trăm lượng bạc mua cái danh ngạch thí sinh dự thính, để cho y có thể tới đó đọc sách mà ông nội con gần như vét sạch cả gia tài.
Bỗng nhiên Phạm Ninh hơi lý giải được loại bệnh trạng chấp nhất của ông nội, một lòng muốn Tứ thúc thi đậu công danh. Thật sự ông ấy đã hao tốn quá nhiều tiền cho thúc ấy đi học, nếu Tứ thúc thi không đậu thì số tiền này xem như mất trắng.
Đi vào trong nhà ông nội, chỉ thấy bà nội Dương thị đang trách mắng người trẻ tuổi ngồi chồm hổm trên mặt đất, thoạt nhìn bà nội hắn tinh thần tốt hơn nhiều.
- Bà.
Phạm Ninh gọi một tiếng chạy tới.
Mặt mày Dương thị trở nên hớn hở hơn, lôi kéo Phạm Ninh đánh giá từ trên xuống dưới, cười tủm tỉm nói: - Con trai nhà ta thành tú tài rồi.
Người dựa vào ăn mặc, ngựa dựa vào yên, trước giờ Phạm Ninh đều mặc quần đùi ngắn, chân trần, nhìn thế nào cũng chỉ là một đứa nông thôn chăn trâu mà thôi.
Lúc này hắn mặc áo dài, đầu đội khăn vuông, chân mang giày vải đế dày, đúng là bộ dáng của tiểu tú tài.
- Khi con ở trong trấn có mua thuốc xoa nứt da cho bà.
Phạm Ninh lấy lọ thuốc mỡ nhét vào tay bà nội, lần trước hắn phát hiện trên tay bà có vết nứt.
Dương thị yêu thương vuốt ve đầu cháu trai: - Con trai ngoan, lại mua thuốc cho bà.
Lúc này Phạm Thiết Chu đi tới kinh ngạc nhìn người trẻ tuổi ngồi chồm hổm trên mặt đất: - Thiết Ngưu, sao đệ lại đến đây?
Thế nên Phạm Ninh mới biết hóa ra người trẻ tuổi này là Tam thúc của hắn, Phạm Thiết Ngưu.
Bốn huynh đệ Phạm Gia hiện tại có hoàn cảnh tốt nhất là lão Nhị Phạm Thiết Thương, ở trấn Trường Kiều Ngô huyện mở quầy tạp hóa lớn.
Hoàn cảnh kém nhất là lão Tam Phạm Thiết Ngưu, ở rể nhà người ta.
Ở nông thôn Ngô huyện có câu "Thà không có một văn tiền cũng không cắm ngược một cửa".
Nói dễ nghe hơn, thà không có đồng nào cũng không đến nhà người ta ở rể.
Làm con rể cuộc sống khá bi thảm, ở nhà gái không có chút địa vị nào rồi, mà con cái sinh ra cũng chỉ được mang họ nhà gái.
Đi trên đường cũng bị người ta chỉ trỏ, cười nhạo sau lưng.