[[Tác giả: La Kiều Sâm ------ Dịch: Phong Lăng]]
Dưới chân tường có không ít các loại chai lọ, vừa bẩn vừa cũ, không biết được nhặt từ đống rác nào về.
Trên cành cây chỗ bờ tường phía xa treo mấy cái áo trắng, giống như là áo bệnh nhân trong bệnh viện vậy.
Còn có mấy cái thang tre cũ nát, dựa bừa lên trên tường.
Lúc này Cố Nhược Lâm đã vào trong cổng đi gọi người.
Tôi cũng chẳng đi ra chỗ khác nữa, chăm chú nhìn quanh một vòng xong, không phát hiện thêm thứ gì khác nữa.
Rất nhanh, Cố Nhược Lâm đã dẫn theo mấy người làm đi ra.
“Anh Thập Lục, ngoài việc sửa tường ra, còn phải làm gì nữa không?” Cố Nhược Lâm rụt rè hỏi tôi.
Tôi hít sâu một hơi, chỉ vào mấy chỗ ban nãy nhìn thấy, nói: “Mấy thứ kia, đều lấy xuống, chất đống lại trước cổng, chờ tý nữa đốt hết đi.”
“Cho người đi tìm một vòng bên ngoài khu nhà, mấy loại tương tự như mấy thứ này, toàn bộ nhặt về để trước cổng.”
Cố Nhược Lâm rõ ràng càng kinh ngạc.
“Đây là do ai để vậy... Ban ngày chắc chắn không có!” Cô ta rất quả quyết.
Tôi lắc lắc đầu, nói cứ thu dọn sạch sẽ đã, còn việc là ai bày, thì chắc chắn người ta cũng chẳng đứng ra cho chúng tôi nhìn thấy.
Người làm đi sửa tường, bảo vệ đi tuần tra thu dọn.
Lúc này, Cố Khai Dương cũng từ trong khu nhà bước ra.
Trong mắt ông ta nổi đầy mạch máu, chỉ mới có mấy ngày chưa gặp ông ta, mà thần sắc ông ta đã trở nên tiều tụy mệt mỏi, tóc đã bạc thêm mấy phần.
“La âm bà, cuối cùng cậu cũng tới.” Cố Khai Dương có hơi kích động nắm lấy tay tôi, lại còn không ngừng run rẩy.
Tôi khẽ thở dài, nói: “Cố nhị đương gia, không phải mệt đầu như thế, xe ra tới núi ắt có đường, chắc chắn sẽ có cách giải quyết.” Cố Khai Dương gật đầu lia lịa, rõ ràng toàn bộ hy vọng đều gửi gắm lên người tôi.
Mười mấy phút sau, bảo vệ lần lượt quay về.
Chất đống trước cổng, không chỉ có chỗ chai chai lọ lọ, quần áo bệnh nhân, thang tre... mà ban nãy tôi nhìn thấy.
Có một pho tượng thần đã tróc gần hết sơn, rồi thì búp bê vải rách nát, hồng bao cũ rích đã bị bóc, thậm chí còn có mấy cái bàn cờ mục ruỗng, và loại gương trên mặt đã bám đầy rêu!
Rợn người nhất, là một cái rương để mở, bên trong để một số rối bì ảnh...
Nói thật, đã rất nhiều năm rồi tôi chưa nhìn thấy rối bì ảnh.
Hồi nhỏ, thôn Tiểu Liễu cũng mấy lần tổ chức lễ hội giao lưu, tụ tập người buôn bán qua lại, rồi mời thầy diễn rối bì ảnh trong thành phố về biểu diễn.
“Nhị đương gia, La âm bà, tiểu thư... mấy cái thứ này, đều vô duyên vô cớ xuất hiện, nhìn trông âm khí rần rần ra, rợn cả người.” Quản gia đứng ở trên đầu, lúc nói những lời này lão rõ ràng có vài phần sợ hãi.
Cố Nhược Lâm và Cố Khai Dương đều nhìn sang tôi.
Tôi im lặng phải đến mười phút rồi mới nói: “Xem ra không chỉ có mỗi trước cổng lửa đốt tường, chỗ này tổng cộng mười mấy món, đối với phong thủy trong nhà mà nói đều rất xúi quẩy, cáu cặn dơ bẩn, tà tính vô cùng.”
“Nói một cách thông tục, thì đây là một loại trong Kiến quỷ thập pháp.... Kẻ để những thứ này ở đây, tâm địa vô cùng độc ác.”
Kì thực kiến quỷ thập pháp, chỉ là một cách gọi chung, thứ đồ dụ quỷ hoàn toàn không chỉ mỗi mười loại này.
Trong Trạch kinh ghi chép cả trăm loại đồ vật xúi quẩy tai họa, chỗ này chẳng qua chỉ là một bộ phận nhỏ trong số đó.
Chỉ cần bày vài món ra, là đã có tác dụng gọi quỷ.
Sở dĩ có cách gọi kiến quỷ thập pháp, là bởi chữ số cực hạn là chín, vượt khỏi chín nói là mười, kì thực chỉ là sự lặp lại của chữ số, bày mười món cũng tương đương với bày trăm món, nghìn món.
Chắc chắn sẽ dụ vận đen, ác quỷ tới tác quái!
Trong mắt Cố Nhược Lâm càng lo lắng không thôi, Cố Khai Dương cũng liên tục nhíu mày.
Còn những người làm khác nhà họ Cố thì đều đưa mắt nhìn nhau, cùng đầy hốt hoảng.
Trong lúc suy nghĩ, tôi mò cái bật lửa ra, châm lửa đốt luôn cái áo bệnh nhân, rồi lại ra lề đường nhặt một hòn đá to lại, đập nát những món đồ kiểu như cái gương ra.
Mất khoảng tầm hơn nửa tiếng, mới đốt cháy hết mấy thứ kia.
“Cố nhị đương gia, cho người liên tục qua lại tuần tra, không được để những món đồ này bày ra, cũng không được để cho người ta đốt tường nữa.”
“Ngoài ra thì chẳng còn gì khác nữa, chú với Nhược Lâm cứ nghỉ ngơi tử tế, chuyện phong thủy của khu nhà chính, để cháu nghĩ kỹ tìm cách giải quyết.”
Cố Khai Dương gật gật đầu, trong mắt ông ta rõ ràng đầy ngạc nhiên, đầu tiên nhìn tôi một cái, sau đó lại nhìn Cố Nhược Lâm một cái.
Có điều ông ta không nói gì thêm, bảo Cố Nhược Lâm đưa tôi về phòng, rồi đi sắp xếp những việc mà tôi dặn.
Vào trong sân của khu nhà cổ, nguyên cả khu nhà cổ đều đèn đuốc sáng trưng.
Tôi nhớ lần trước đến đây, rất nhiều lối đi nhỏ đèn đường đều tối om, hoặc chỉ là loại cây đèn trang hoàng rất cổ kính, bên trong lắp loại bóng đèn khí không sáng lắm, càng làm nổi bật bầu không khí cổ kính.
Nhưng hiện giờ đều được thay bằng đèn sợi đốt, gần như sáng rõ như ban ngày.
Không đợi tôi hỏi thêm, Cố Nhược Lâm đã cười khổ giải thích với tôi, nói khu nhà cổ sửa thành thế này cũng là bất đắc dĩ, người làm đều bị dọa cho sợ chết khiếp.
Tuy là Đường Tiểu Thiên đã bị bắt, nhưng đồng ý quay về làm tiếp, thì chẳng được mấy người.
Mới điều một số người từ khu nhà chính về, nhưng vẫn cứ thay hết đèn, giảm thiểu bóng tối, cũng giúp bớt đi rất nhiều sự sợ hãi không cần thiết.
Tôi đăm chiêu nghĩ ngợi, Cố Nhược Lâm dẫn tôi vào một căn biệt viện nhỏ, có điều rõ ràng không phải là căn nhà lần trước.
Khu nhà cổ họ Cố không nhỏ, bên đó từng xuất hiện xác chết, đương nhiên ở đó khiến người ta khó chịu.
“Căn nhà này trước đây là ông nội em ở, có điều ông nội rất nhiều năm chưa về khu nhà cổ rồi, anh Thập Lục ở phòng cạnh phòng em.”
Cố Nhược Lâm đưa tôi vào trong phòng, rồi lại dặn dò tôi một số chi tiết của phòng tắm, rồi mới rời đi.
Tôi tắm rửa qua loa một chút, rồi nằm lên giường.
Vốn định xem một hồi Trạch kinh xong mới đi ngủ, tìm xem có biện pháp giải quyết vấn đề phong thủy của nhà chính nhà họ Cố hay không, cùng với tính khả thi của nó.
Chỉ là vừa mới nằm xuống, cái cảm giác mệt mỏi từ trong tâm khảm trào lên.
Ngày hôm nay thực sự quá mệt, kể cả có cưỡng chế tập trung tinh thần, cũng không chống nổi cảm giác buồn ngủ.
Tôi nhắm mắt lại, ngủ mê mệt.
Không biết ngủ được bao lâu, tôi mơ mơ màng màng nghe thấy, dường như cửa bị đẩy mở.
Trong phòng có tiếng bước chân, rõ ràng là có người bước vào phòng!
Tôi ngủ rất tỉnh, rất muốn mở mắt ra.
Kết quả mí mắt truyền lại một thứ cảm giác vừa dịu dàng vừa xen lẫn chút mát lạnh.
Giống như bị một bàn tay vuốt lên mắt vậy.
Cái cảm giác ấy rất dễ chịu, những cũng lại bịt lấy mắt tôi, không cho mở ra.
“Ngủ thêm lúc nữa, con mệt quá rồi.”
Bên tai, vọng lại tiếng nói dịu dàng như nước chảy.
Tôi đã chẳng phân biệt nổi, rốt cục là trong phòng có người, hay là do tôi đang nằm mơ nữa....
Giọng nói đó đánh thẳng vào tận đáy lòng tôi, khiến tôi vô cùng đau lòng, chua xót, thậm chí còn muốn khóc...
Ngay tiếp đó! Tôi lại nghe thấy một tiếng hét đầy kinh hoàng!
Tiếng hét đó, giống như của một bà già!
Ý thức tỉnh một nửa, tôi muốn mở mắt ra, nhưng bàn tay đó vẫn đặt nguyên chỗ cũ, bịt chặt lấy mắt tôi, tôi cũng đã mở mắt ra thật.
Nhưng nhìn thấy, vẫn chỉ là một khoảng đen xì.
Cái cảm giác đó diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, rồi tôi lại ngửi thấy mùi hoa lan rất thơm, sau đó bắt đầu gà gật, cuối cùng hoàn toàn mất ý thức...
Ngày hôm sau lúc tỉnh lại, trời đã sáng bảnh ra rồi.
Ấn đầu mày ngồi dậy, tôi cúi đầu ngẩn ngơ nhìn lên người mình...
Quần áo mặc trên người tôi, đã bị thay một bộ mới!
Lập tức, mặt tôi biến sắc.
Ngoảnh đầu sang, tôi mới thở phào.
Trạch kinh, Âm sinh cửu thuật, cùng với cái bọc vải Trần mù đưa, và mảnh cổ ngọc Lưu Văn Tam cho vẫn ở nguyên bên cạnh...
Bộ quần áo của con rể Trần mù mà lão bảo tôi mặc, cũng được gấp gọn gàng đặt cùng mấy thứ kia.
Lại cúi đầu nhìn quần áo mặc trên người tôi, trong lòng tôi thấy vô cùng sợ hãi...
Bộ quần áo này rất cũ, nhưng được giặt rất sạch sẽ.
Tôi mơ hồ còn nhớ, đây là quần áo của bố tôi! Cũng chẳng biết đã bao nhiêu năm rồi không mặc đến!
[tác giả có lời muốn nói] yên tâm đọc, tuyệt đối không tu tiên, lời thề làm chứng.
Giải thích từ dịch giả: “Rối bì ảnh” hay còn gọi là “kịch bóng” hoặc “kịch bóng ảnh” là một môn nghệ thuật rối dân gian TQ, xuất hiện từ thời Tây Hán, phát triển mạnh vào thời Đường, hưng thịnh nhất vào thời Nguyên Thanh. Nghệ nhân dùng da động vật đã qua xử lý như dê, bò, lừa... cắt thành hình dạng các nhân vật trong truyện dân gian. Khi biểu diễn, nghệ nhân đứng sau tấm màn trắng vừa điều khiển con rối vừa dùng các điệu hát thịnh hành ở địa phương để kể chuyện.