Đàn Hương Hình

Chương 2

Khi lách qua tui để vượt lên, lão cố ngửng cái đầu lên, nhìn tui cười khẩy. Một lão điếc đặc, người như chiếc gỗ mục mà dám cười khẩy với con, cha ơi, chắc là cha chết mất! Kể gì Tiền Đinh, ngay cả Hoàng thượng mà cố đến đây thì cha cũng không thoát khỏi tử hình! Nản thì có nản, nhưng quyết không chịu thua, còn nước còn tát. Tui đoán, giờ này quan lớn Tiền đang cùng Viên đại nhân đến rừ Tế Nam và Caclôt đến từ Thanh Đảo đang xài a phiến, đợi hai người kia về rồi, tui sẽ lẻn vào nha môn, chỉ cần để ông huyện thấy mặt, là tui sẽ có cách khiến ông ta ngoan ngoãn vâng lời. Khi ấy thì không có quan lớn Tiền nào hết, mà chỉ có anh cu Tiền! Cha ơi, con chỉ sợ họ giải thẳng cha về kinh, nếu vậy thì vô phương cứu chữa! Chỉ cần thi hàng án ở ngay tại huyện, con sẽ có cách đối phó với họ. Con sẽ kiếm một thằng ăn mài thế mạng cho cha, mập mờ đánh lận con đen, con sẽ đánh tráo! Cha, cứ nghĩ đến chuyệ cha đã tình phụ mẹ, con chẳng muốn cứu cha làm gì, để cha chết sớm ngày nào hay ngày ấy, khỏi làm hại những người phụ nữ khác. Nhưng dù sao cha vẫn là cha của con, không có trời thì không có đất, không có trứng thì không có gà, không có tình tiết thì không có kịch, không có cha thì không có con, quần áo có thể thay, nhưng cha thì chỉ có một, không thể đổi cha này lấy cha khác! Trước mặt là miếu Bà Cô, có bệnh vái tứ phương, tui phải vào thắp hương xin người phù hộ, xin người hiển linh ra tay tế độ, chuyển dữ thành lành.

Trong miếu tối mò, tui chẳng nhìn thấy gì, chỉ nghe thấy tiếng vỗ cách, có thể là con dơi, cũng có thể là chim én. Đúng là chim én. Mắt tui quen dần với bóng tối, tui nhìn thấy trước tượng Bà Cô có hơn một chục ăn mài nằm ngổn ngang. Mùi nước tiểu, mùi cơm thiu nồng nặc khiến tôi choáng váng, chỉ muốn nôn ẹo. Bà Cô tôn kính mà ở cùng với lũ mèo hoang thì tội quá! Chúng chẳng khác đàn rắn mồng năm, vươn dài người rồi lồm cồm bò dậy, đứa nọ nối tiếp đứa kia. Bang chủ Tám Chu râu bạc quá nửa, mắt kèm nhèm, nhíu mũi nhăn mày nhìn tui, nhổ một bãi nước bọt, quát:

- Xui rồi xui rồi xui rồi, sáng sớm gặp ngay con thỏ cái!

Đám lâu la của lão, cũng bắt chước nhổ nước bọt, đồng thanh gào lên:

- Xui rồi xui rồi xui rồi, sáng sớm gặp ngay con thỏ cái!

Một con khỉ đít đỏ nhanh như chớp nhảy lên vai tui khiến tui giật thót. Không đợi tui kiệp ngoảnh lại, nó thọt tay vào làn chộp luôn cái đùi chó rồi nhảy phát lên hương án, nhảy bước nữa lên vai Bà Cô, chiếc xích ở cổ kêu lanh canh, đuôi biến thành chiếc chổi quét bụi tung mù mịt, khiến tui ngứa mũi chỉ muốn hắt xì hơi. Con khỉ chết tiệt, tên súc sinh mang hình người, nó ngồi chồm hỗm trên vai Bà Cô nhai ngấu nghiến cái đùi chó, tay đầy mỡ bôi khắp miệng Bà Cô. Bà Cô cũng không quở mắng, khuân mặt rất đỗi hiền từ. Bà Cô không trị nỗi con khỉ, thì làm sao cứu được cha tui?

Cha ơi là cha, cha là gan có tía, chuột nhắt dám phủ lạc đà, dám làm những chuyện tày đình! Thái hậu đương triều – Từ Hi lão Phật gia cũng biết tên cha; Đại đế Uyliêm của nước Đức cũng đã nghe sự tích của cha. Một thảo dân, một két hát kiếm miếng cơm chín như cha mà nỗi tiếng đến mức ấy thì không uổng đã sống ở đời, đúng như câu trong vở hát “Thà một chút huy hoàng rồi chợt mắt, còn hơn le lói suốt trăm năm”. Cha ơi, cha đi hát đã nữa đời người, chuyên sắm những vai người khác, lần này thì cha sắm vai của cha, diễn tích của cha – diễn cho chính mình!

Lũ ăn mài xúm quanh tui, đứa chìa bàn tay bẩn thỉu gớm ghiếc, đứa ưỡn cái bụng đầy sẹo, chúng la chúng hét, chúng hát chúng cười, ồn ào như chợ vỡ.

- Làm ơn đi, làm ơn, chị Tây Thi Thịt Cầy. Chị thí cho hai đồng nhỏ, chị thu về hai đồng vàng!… Chị không cho, tui cũng không cần, nhưng rồi quả báo sẽ tới gần!

Trong tiếng ồm ào ma quái, bọn chết dẫm ấy, đứa véo đùi tui, đứa cấu mông tui, đứa sờ ti tui, chúng chớp thời cơ đục nước béo cò! Tui định bỏ chạy, chúng khóa tay, chúng ôm eo giữ tui lại. Tui chồm về phía Tám Chu:

- Tám Chu, Tám Chu, hôm nay bà liều mạng với nhà ngươi!

Tám chu nhặt chiếc gậy nhỏ bằng trúc chọc nhẹ vào đầu gối tui. Tui khuỵu xuống. Tám Chu cười khẩy, nói:

- Mỡ đến miệng mèo, không ăn cũng phí! Các con, quan lớn Tiền ăn nặc thì bọn bây ăn vạc xương vậy!

Bọn ăn mày ùa tới đè tui xuống, thoát cái đã lột quần tui ra. Trong lúc nguy cấp, tui nói:

- Tám Chu, đồ chó đẻ, mượn gió bẻ măng không phải là trang hảo hán. Oâng có biết, cha tui bị Tiền Đinh bắt giam, đang chuẩn bị hành quyết không? Tám Chu nhướng cặp mắt toét, hỏi:

- Cha cô là ai?

Tui nói:

- Tám Chu, ông mê ngủ hay sao thế? Cả nước Trung Quốc điều biết cha tui là ai, chỉ có ông là không! Cha tui là Tôn Bính, người Cao Mật, Tôn Bính hát Miêu Xoang, Tôn Bính phá đường sắt, Tôn Bính lãnh đạo dân làng chống giặc Đức!

Tám Chu vội vàng ngồi dậy, chấp tay trước ngực vái lia lịa, miệng nói:

- Thưa cô, đắc tội, tôi không biết, xin bỏ qua cho! Tôi chỉ biết Tiền Đinh là cha nuôi của cô, mà không biết Tôn Bính là cha đẻ của cô. Tiền Đinh là tên đốn mạt. Tôn Bính là bậc anh hùng! Cha cô là con người kiên cường, dám đối mặt với giặc Đức, bọn tôi khâm phục! Khi nào cần tới bọn tôi, xin cô cứ sai bảo, lạy cô tha tội đi!

Bọn ăn mày nhất loại quì lại, dập đầu rõ kêu, trán dính đầy đất. Chúng đồng thanh: Chúc cô vạn phúc! Chúc cô vạn phúc!

Con khỉ đang ngồi vắt vẻo trên vai tượng Bà Cô cũng quăng vội cái đùi chó ăn dở, tụt xuống khấu đầu như người, nhăn nhăn nhở nhở khiến ai cũng bật cười. Tám Chu nói:

- Các con, ngày mai liếm con cầy thật béo mang tới nhà cô.

Tui vội bảo:

- Thôi thôi, không cần như thế.

Tám Chu nói:

- Xin cô đừng làm khách, bọn trẻ của tôi bắt chó còn dễ hơn bắt rận trên cạo quần.

Bọn ăn mày cười hì hì, đứa thì răng vàng khè, đứa thì khuyết răng, miệng há hốc. Tui chợt cảm thấy chúng trất đáng yêu. Cuộc sống bần hàn của chúng vậy mà vui. Nắng hồng ấm áp rọi qua cửa ra vào, rọi trên những gương mặt đang cười củ lũ ăn mày. Mũi tui cay xè, nước mắt trào ra. Tám Chu nói:

- Cô có cần bọn tôi đi cướp nhà lao không?

Tui bảo không cần. Cha tui không phải án thường. Gác ngục không chỉ bọn lính lệ của huyện, mà còn có một bọn lính tây do Caclôt điều đến. Tám Chu nói:

- Bảy Hầu đâu, dạo qua một lượt, có tin gì về báo ngay!

Bảy Hầu nói:

- Tuân lệnh!
Bình Luận (0)
Comment