Đào Hoa Trong Gió Loạn

Chương 4

Gia Miêu là một làng nhỏ ở vùng bán sơn địa thuộc tmh Thanh Hóa. Nơi đây tự triều Trần coi là nơi biên viễn, dân cư có tính ương ngạnh khó khuất phục nhưng đồng thời cũng là đất mà triều Lê cho là nơi địa linh nhân kiệt" đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt nữ. Đây cũng là đất phát tích của Thế Tổ nhà Lê và đã qua nhiều lần đổi tên từ Tượng quận dưới đời Tần đến châu Ái đời Đinh, Lê và đổi làm trại đời Lý, sau đó đặt phủ. Đời Trần đổi là lộ và cuối cùng triều Lê đặt là thừa tuyên.

Đất Thanh Hóa phần nhiều là núi non, từ trên đỉnh những ngọn núi chớn chở cao đụng tới mây xanh có thể nhìn thấy những cánh buồm ngoài mặt biển bao la:

Một loạt núi kéo dài từ Triệu Tường và Tam Điệp ở phía bắc huyện Tống Sơn đến núi Điêu Sơn, Vạn Sơn, Vân Nham, Thần Đầu đã nổi tiếng từ lâu là hiểm trở.

Gia Miêu ngoại trang là một trang trại nhỏ thuộc lãnh địa Tống Sơn nằm nép dưới chân núi cao ngất thuộc những ngọn núi cuối cùng của dãy Vạn Sơn kéo dài tữ Nga Sơn xuống.

Hôm nay trong trang trại không khí có vẻ khác lạ vì Thiền Long đại sư vừa vân du ở Thăng Long về đem theo một thanh niên tuấn tú và biết bao tin tức lạ lùng ở đất kinh kỳ.

Được dành riêng cho một tỉnh cốc sát ngay chân núi nhưng suốt ngày sư Thiền Long phải tiếp những kẻ tò mò hỏi về sự an nguy của đất nước và tình hình quân Mãn Thanh đã tiến chiếm kinh đô, việc vua Lê Chiêu Thống quyết định ra sao về lăng mộ các tiên đế và việc các cựu thần nhà Lê bây giờ có ra tiếp tục làm quan nữa hay không?

Ngay hôm mới tới Gia Miêu, sư Thiền Long đã trao cho Nguyên Đại Thạch một cuốn sách cũ gần muốn rách nát, bìa phất cậy đen bóng đề bốn chữ "Gia Miêu võ công bí pháp" và lão tuyên bố.

- Ngươi cầm tập võ cống này vào Vạn Sơn mà tập luyện, khi nào học xong về đây ta sẽ nói chuyện.

Thế là tữ đó cứ mỗi hừng đông Nguyễn Đại Thạch mang giỏ cơm nước nấu sẵn từ đêm hôm trước một mình lầm lũi vào rặng Vạn Sơn để mặc lão sư Thiền Long ở lại tịnh cốc với những chuyện riêng lạ lùng của 1ão.

Theo lời dẫn của trang đầu tiên trong "Gia Miêu võ công bí pháp" thì chính nhờ sách này mà xưa kia chúa Nguyễn Hoàng đã bình yên một cõi phương Nam, dựng nên nghiệp cả. Phần đầu của sách dạy về nhân cầm độn toán, phép xem địa lý, thiên văn là những điều mà Đại Thạch đã từng học qua khi ở với nghĩa phụ tại Thăng Long nên chàng tiếp thu được ngay, nhưng tới những phần sau dạy về các phương pháp luyện công, luyện khí, điều kinh mạch và sử dụng thập bát môn võ khí thì chàng tốn rất nhiều công sức và thời gian.

Lòng say mê tìm học từ thuở bé đã thức dậy nơi chàng làm chàng không còn thì giờ để tìm hiểu tại sao sư Thiên Long lại trao bí kíp này cho chàng và để làm gì khi chàng đã có võ công thượng thừa của dòng họ Nguyễn Gia Miêu này?

Chàng là người nối dõi tộc Nguyễn chăng? Có lẽ không, vì dù sao chàng chĩ là dòng họ rất xa với Nguyễn Hoàng và ngay cả với Nguyễn Ánh đang hùng cứ ở đất Gia Định với mưu đổ phục quốc. Bao nhiêu cầu hỏi với nỗi hoài nghi dường như tiêu tan khi Nguyễn Đại Thạch bước chân lên đĩnh Vạn Sơn ngọn gần đụng tới mây:

Ở đây chỉ có mình chàng và mây trắng, những cây tùng bách trên đỉnh núi cũng như lùn hẳn xuống vì gió rú suốt đêm ngày. Một mình với cảnh thiên nhiên bát ngát ấy hằng ngày Đại Thạch học thuộc từng trang "Gia Miêu võ công bí pháp và các tư thế phức tạp của võ học, thỉnh thoảng khi quá mệt mỏi Đại Thạch nằm xuống một phiến đá mát lạnh thư giãn thân xác và ngóng về phía ngọn Trần Phù trọc mây đứng sừng sững. Bên xa ấy là nơi mà từ thời Trần người ta tuyên truyền miệng với nhau rằng Từ Thức đã lạc vào động tiên và sau này vua Lê Thánh Tông trong một dịp xa giá viếng cảnh đã ngự bút viết một chữ Thần" cực kỳ lớn lên trên vách núi và từ đó núi được dân gian gọi thêm một tên mới:

"núi Bia thần".

Những lúc ấy Nguyễn Đại Thạch thấy sông núi đất nước chàng đẹp quá, huyền điệu quá. Nhưng ở cuối chân trời phía Bắc là Thăng Long mà cả tuổi thiếu niên lưu lạc của chàng lớn lên bây giờ đang quằn quại dưới gót giày của bọn xâm lược phương Bắc và cả Thanh Nhạn nữa, biết đâu nàng lại không rủi ro sa vào tay giặc một lần nữa và một lần nữa nàng lại bị mang ra làm trò vui như ở dinh Tôn Sĩ Nghị dạo nọ.

Thấm thoát đã mấy mùa trăng, Nguyễn Đại Thạch cũng vừa luyện xong phần cuối cùng của "Gia Miêu võ công bí pháp". Hôm nay trời vừa rọi vài tia nắng le lói ở phương đông. Đại Thạch đã lên tới đỉnh núi, trong tay chàng một bên là giỏ cơm nếp và một bên là bầu rượu cẩm do chính tay chàng vừa nấu mẻ đầu tiên. Chàng muốn uống say một bữa trên đỉnh Vạn Sơn này để rồi mai đây chia tay vĩnh viễn với nó. Sắp cơm rượu vào một góc, Đại Thạch nhảy lên phiến đá quen thuộc của mình. Mặt đá vẫn còn mát lạnh vì khí núi và sương buổi sớm chưa kịp tan hết. Nguyễn Đại Thạch ngồi theo thế bán già nhìn về phương đông, chàng điều tiết hơi thở và chu mục theo đám mây trên đĩnh ngọn Thần Phù lặng lẽ trôi ở cuối tầm mắt. Hơi thở Đại Thạch điều tiết theo chương "tam muội điều khí pháp" của dòng Nguyễn Gia Miêu. Đột nhiên chàng như ngửi thấy có mùi gì khác lạ như mùi sữa non. Vừa lúc ấy Đại Thạch nghe tiếng nói:

- Ca ca cho tiếu muội một miếng.

Âm thanh là của thiếu niên đến câu đáp giọng cũng còn rất trẻ:

- Đó! cho tiểu muội hết đó!

Đại Thạch nhìn vê phía đường mòn xuống núi thấy hai đứa trẻ khoảng mười lăm mười sáu tuổi vừa đi lên vừa đùa với nhau. Đứa bé trai mặt mũi hết sức xấu xí nhưng đôi mắt long lanh sáng như ánh kiếm, còn đứa bé gái thắt hai bím bên vai là hình ảnh tương phản hắn vì nó rất đẹp tuy có hơi gầy gò. Lên tới đỉnh núi thấy Đại Thạch nhưng hai đứa trẻ hoàn toàn không có gì ngạc nhiên. Trái lại, thiếu niên xấu xí vòng tay vái dài:

- Kính chào Nguyễn đại ca!

Nguyễn Đại Thạch kinh ngạc:

- Ủa! Sao em biết tên ta? Em lên trên này làm gì vậy?

Đứa bé gái cười chúm chím để lộ hai lúm đỗng tiền:

- Ca ca đây định lên trên này để luyện "Gia Miêu võ công bí pháp" đó mà!

Còn tên tưổi của đại huynh thì khắp vùng Tống Sơn này ai mà chẳng biết!

Đại Thạch càng kinh ngạc hơn khi nghe cô bé biết cả việc làm của mình.

Chàng hỏi dỏn:

- Các em là ai, theo ta lên đây làm gì?

Cậu bé nhăn nhó trên khuôn mặt xấu xí:

- Đất trời núi non này có của riêng ai mà đại huynh không cho chúng em lên chơi? Còn chúng em là con cùng cha khác mẹ với Nguyễn Phước Ánh, nghĩa là dòng tộc cả đấy!

- Em của Nguyễn Phước Ánh? Thế sao còn lưu lạc ở đây mà không về Gia Định hưởng phú quí?

- Phú quí đâu có đến phần chúng em ở Gia Định? Vả lại còn mẹ, ông bà ngoại già yếu làm sao chúng em đi được?

Nguyên Đại Thạch vốn đã được biết Nguyễn Phước Cổng (cha của Nguyễn Phước Ánh tữc Gia Long sau này) thời trẻ rất đa tình và có lẽ trong nhiều lần về thăm quê Tống Sơn ông hoàng lắng lơ ấy đã để lại ở đây nhiều giọt máu rơi.

Nguyễn Đại Thạch hỏi qua chuyện khác:

- Tại sao em biết ta lên đây để luyện "Gia Miêu võ công bí pháp"?

Cô bé đáp tỉnh bơ.

- Nhìn đại huynh ngồi thở hít theo thế quen thuộc ấy tụi em biết liền!

Thế các em cũng đã tập:

"bí pháp"?

- Ở Gia Miêu ngoại trang này mấy cái đó chỉ là trò nhập môn thôi. Nếu đại huynh có thì giờ thì nên học thêm "Gia Miêu công thủ chần truyền mới giỏi được.

Đại Thạch quá sức kinh ngạc vì đã nửa năm ròng rã chàng ra sức tập luyện bí pháp này và cứ tưởng mình đã là người võ công tuyệt thế rồi, không ngờ cậu bé mới mười sáu tuổi lại coi không ra gì. Chợt nảy ra ý muốn thử sức chơi. Đại Thạch vừa nói vừa xuống định tấn:

- Ta với em thử với nhau vài quyền chơi!

Hai đứa bẻ cười lúng tiếng:

- Được! đại huynh cứ xuất chiêu đi!

Đại Thạch đã lập ý từ trước, đấm tới một quyền và cước nhằm cô bé phóng tới. Cả quyền và cước của chàng đều không trúng mục tiêu trong lúc cậu bé như cái bóng thoáng đã ở sau lưng chàng, nó giật bụng giải lụa cột tóc của chàng và cười vang:

- Nguyên đại huynh không khéo mất đầu đó!

Quả thật nếu đây là địch thủ thì chàng mất đầu không phải là việc khó.

Nguyễn Đại Thạch, toát mồ hôi lập tức đứng yên kêu lên:

- Thần pháp của em quả là thần diệu! Ta thật bái phục rồi. Đúng là trên trời còn có trời vậy!

Cậu bé không có gì là tự mãn, chi ôn hòa nói:

- Chỉ vì tụi em là con nhà bần hàn, từ bé không được học hành gì suốt ngày cứ theo người lớn tập luyện mấy trò quyền cước này đó thôi đại huynh à! Đại huynh nếu chịu khó tập luyện thì cũng như em thôi!

Đại Thạch thấy cảm mến hai đứả trẻ và bắt đầu làm quen, bèn hỏi:

- Các em cho ta biết tên để dễ gọi đi chứ!

- Em là Nguyễn Phước Quang vì chữ Quang tình cờ này mà em bị Nguyễn Phước Ánh ghét bỏ vì chữ Quang trùng với,tên Quang Trung và không nằm trong bộ "Nhật" như tên Ánh của y. Còn cô em, em tên Nguyễn Hồ Cầm vì nó đánh đàn rất giỏi!

Đại Thạch khen ngợi:

- Thật là tuyệt vời! Ta rất thích tên của các em, các em cho ta kết bạn chơi vui được không?

Cả hai đứa trẻ đều reo lên:

- A! làm bạn với đại huynh thích lắm, khi nào về Thăng Long đại huynh cho tụi em đi theo chơi với nha!

Đại Thạch gật gù:

- Được lắm! Có lẽ ta cũng sắp phải về Thăng Long không hiểu sao mấy hôm nay ta nóng ruột quá!

- Vì cô Nhạn xanh ấy ư:

Lại một lần nữa Đại Thạch kinh ngạc vì không hiểu sao hai đứa trẻ này biết hết mọi chuyện của chàng như vậy, nhưng chàng tảng lờ:

- Nhạn xanh hay nhạn trắng là chuyện phụ thôi. Chuyện bọn Mãn Thanh chiếm Thăng Long mới làm ta lo buồn các em à!

Phước Quang ra vẻ quan trọng:

- Đại huynh lo chuyện đó làm gì. Bất chiến tự nhiên thành đại huynh à! Mai đây Nguyễn vương Phước Ánh sẽ nhất thống sơn hà buộc bọn giặc Mãn Thanh ấy phải về nước thôi!

- Ta không tin Nguyễn Ánh thống nhất được đất nước. Nhưng các em ơi!

Chuyện đó đại sự quá, bây giờ thì ta đói bụng quá rồi, còn các em thì sao?

Cô bé Hồ Cầm reo lên:

- Em cũng đói như có kiến cắn trong bụng đây. Để tụi em đi tìm trái cây cho đại huynh ăn chung!

Đại Thạch gạt đi:

- Khỏi đi tìm! Ta có cơm nếp thịt gà giấu ở góc kia, ba anh em chúng ta cùng nhau đánh chén chơi!

Chàng chạy đi đem giỏ cơm lại cùng bọn trẻ con tíu tít bày ra trên tảng đá.

Ba anh em cùng quầy quần lại ăn ngon lành. Trong lúc cao hứng vì có chút men rượu, Đại Thạch nói:

- Sau này lớn lên các em sẽ làm gì?

Nguyễn Phước Quang đáp ngay không do dự.

- Tất nhiên em sẽ theo đại ca em là Nguyễn Phước Ánh thống nhất sơn hà làm cho bọn giặc Mãn Thảnh biết thế nào là anh hùng nước Nam!

Đại Thạch cười to:

- Hay quá! Còn Hồ Cầm?

Cố bé lắc hai bứn tóc môi bặm lại:

- Còn em, em rất căm ghét Nguyễn Phước Ánh vì y đã bỏ chúng em ở miền rừng núi này một mình đi kiếm bá giầu sang. Em sẽ theo bất cứ ai chống lại Nguyễn Phước Ánh!

- Thế em chống lại cả Nguyễn Phước Quang sao?

Cô bé lúng túng:

- Không, riêng anh Nguyễn Phước Quang lúc nào em cũng kính mến, nhưng em không ưa được tên Nguyễn Phước Ánh vì hành vi ti tiện của y!

Nguyễn Đại Thạch cười lớn để xóa tan xích mích có thể xảy ra:

- Thế thì Hổ Cầm cũng giống anh lắm, anh sẽ chẳng bao giờ theo Phước Ánh cả!

Cô bé Hồ Cầm nghe nói có vẻ đắc ý cười lên khanh khách cô chi về hướng ngọn Thần Phù xa xa:

- Đại huynh à! Sau này lớn lên em chĩ thích vào ngọn Thần Phù trên kia suốt đời cơm rau, nước suối.

Cô bé ăn nói như một bà già đã từng trải nhiều khổ đau nhân thế, trái ngược hẳn với nét mặt ngây thơ của cô làm Đại Thạch phải gạt đi:

- Thôi ăn xong mau lên ta còn xuống núi, trời sắp tối rồi đó!

Mặt trời đã ngả hần về hướng tây và sương mù sấp xuống làm khí hậu có vẻ gây gây lạnh. Ba anh em đang lúi húi thu dọn đồ đạc thì cùng phát giác trên con đường mòn dẫn lên trên đỉnh núi có bóng người đang vun vút lao lên, chỉ trong chớp mắt bóng người đã đứng sững trước mặt cả ba. Đó là một tăng nhân râu ria xồm xoàm, da đen như cột nhà cháy, mặc cà sa may bằng hàng trăm mảnh vải đủ mọi màu sặc sỡ. Lão tăng quái dị lên tiếng trước:

- Hãy khoan về đã, cho ta xem qua "Gia Miêu võ công bí pháp" rồi hãy về!

Nguyễn Đại Thạch đã đứng chắn trước hai thiếu niên hỏi liền.

- Lão tăng là ai, đã gọi là "bí pháp" sao cho người lạ xem được!

Lão tăng cười lớn:

- Ta tữ Tây Trúc theo quân Xiêm qua phò Nguyễn Ánh là cùng nhằm mục đích xem cái "bí pháp" ấy đấy! không cho ta cướp cũng vậy thôi! Lạt Ma hòa thượng này bình sinh có sợ ai bao giờ đâu?

Đại Thạch lặng lẽ quẫy hành trang lên vai giục hai em:

- Thôi ta cứ về để hòa thượng ở đây ngủ với sương núi vậy!

Chàng định kéo hai thanh mên đi nhưng lão tăng đã đưa ra một mảnh giấy nhỏ:

- Đại ThẠch! Khôn hồn đưa "bí pháp" đây cho ta!

Lão quăng mảnh giấy xuống đất. Đại Thạch tò mò lượm lên đọc. Trên tờ giấy trắng tinh bên góc có vẽ hình một con chim nhạn màu xanh đang tung cánh giữa trời.

Đại Thạch hoảng hốt khi nhận ra đây là dấu hiệu của Thanh Nhạn. Thư viết:

Nguyễn đại ca nhã giám.

Thiếp bị ác tăng Lạc Ma bắt nhốt trong Thiên Trúc tự ở Gia Định. Mong đại ca vì tình thiếp mà hãy kịp giải thoát cho thân bồ liễu.

Bái.

THANH NHẠN.

Bên dưới là một bài tữ tuyệt viết bằng chữ Nôm hết sức sắc sảo:

Chim xanh bặt tiếng rồi Ai về núi rong chơi Hỡi ôi mù cát bụi Biết thấy đâu mặt người Đợi cho Đại Thạch đọc hết tờ giấy. Lạt Ma cười lên ha hả:

- Chúng ta hãy trao đổi:

Ngươi trao bí pháp cho ta, ta trao chim nhạn cho ngươi, ngươi nghĩ sao?

Không nói không rằng, Đại Thạch vận kình lực lên chưởng lão ta. Trước khi đế chưởng lực chạm người, Lạt Ma hòa thượng đã lăn xuống đất cuộn mình lại như một con cuốn chiếu lao tới gần Đại Thạch:

Pháp môn của hắn thật kỳ dị, vừa rít lên những tiếng nho nhỏ như tiếng rắn kêu. Đại Thạch chỉ kịp nhìn xuống đất thì thấy quả thật chung quanh chàng toàn là rắn và rắn. Có đến gần chục con rắn ở những bụi rậm gần đó không biết được điều động bởi hiệu lệnh gì đồng thời xuất hiện nhắm Đại Thạch lao tới.

Cô bé Hồ Cầm đứng sau chàng vội la lên.

- Đại huynh coi chừng! Loại hổ bông này độc lắm đó!

Vừa nói Hồ Cầm vừa móc túi tung ra một lớp bụi phấn li ti. Đột nhiên tất cả tiếng ríu rít dừng bặt hẳn và lão tăng Lạt Ma gầm lên:

- Con nhãi con gớm thật, coi trượng pháp đây! Lão quét một trượng về phía Hồ Cầm, nhưng Đại Thạch đã nhanh hơn, bắn liên tiếp một loạt "càn khôn đạn".

Lạt Ma hòa thượng ôm mặt rống lớn. Cả khuôn mặt lão nhuộm đầy máu vì lão đã bị bắn thủng cả hai mắt. Lão mò mẫm quay trở lại đường mòn dùng thiết trượng làm gậy dò đường xuống núi. Lão gằng giọng:

- Thù này ta quyết trả, hãy nhớ lấy nhãi con!

Nguyễn Đại Thạch cũng nói với theo:

- Ta sẽ chờ đến khi lão trả được, còn bây giờ cứ yên tâm xuống núi, ta không thèm đuổi theo đâu!

Quay sang Phước Quang và Hồ Cầm, Đại Thạch nói:

- Định đưa hai em về Thăng Long một chuyến nhưng bây giờ thì không được nữa rồi. Ta phải vào Gia Định ngay, cho ta nhắn lời từ giã đại sư Thiên Long và cảm tạ người đã cho ta học Gia Miêu võ công[/navy][/i]" ...

Hồ Cầm hỏi giọng có vẽ như một thiếu nữ đã lớn:

- Đại ca bận đi tìm cô nương nào phải không?

Đại Thạch đành gật đầu:

- Hà! Cô nương ấy không hiểu là thứ kỳ duyên gì mà làm ta bận rộn quá.

Đại Thạch traọ lại Gia Miêu võ công bí pháp cho Phước Quang nhờ gữi trả sư Thiên Long rổi cùng hai thiếu niên xuống núi. Họ chia tay nhau.

Mặt trời đã thực sự xuống khỏi chân trời phía xa, sương núi phủ mịt mù cả một khoảng trời nhưng nhờ quá quen thuộc với con đường mòn này nên Đại Thạch vẫn chạy như bay mặc những tiếng gọi thống thiết phía sau:

- Đại ca, có tin gì xin gửi về Gia Miêu ngoại trang nhé!

- Tạm biệt đại ca!
Bình Luận (0)
Comment