Đế Bá

Chương 3332

​Thế nhưng bây giờ Lý Thất Dạ nói thế thì khác hẳn, cũng để Phạm Diệu Chân ôm hi vọng rất lớn vào Lý Thất Dạ.

- Qua mấy ngày nữa chính là Dược Lư tế tự, trước nay đều do Trường Sinh cốc chúng ta chủ trì, lần này vốn do sư tôn chủ trì. Bây giờ sư tôn không thể đích thân tới, ta không thể không thay mặt chư vị sư huynh muội qua đó. Thế nhưng có nhiều chuyện ta cùng sư tỷ muội có thể giải quyết, riêng còn đại cục thì phải cần tới đại sư huynh đến chủ trì, cần sư huynh tới tọa trấn đại cục.

Phạm Diệu Chân mỉm cười, vô cùng tinh nghịch.

- Nói hơn nửa ngày, vẫn là bắt ta đi làm chốt thí.

Lý Thất Dạ vỗ mạnh lên gò mông của nàng, nói rằng:

- Sau này còn dám khôn vặt trước mặt ta, như vậy sẽ không có kết cuộc tốt.

Phạm Diệu Chân vội vàng nhảy xa, mặt đỏ bừng, giận dữ lườm hắn, trách móc:

- Đại sắc lang!

Lý Thất Dạ chỉ cười nhạt.

- Chư vị lão tổ sợ là không thể rời khỏi Trường Sinh cốc, nếu như cục diện bình thường thì ta cùng chu vị sư huynh muội cùng với các trưởng lão có thể ứng phó được, thế nhưng sợ rằng Vạn Thọ quốc sẽ không giảng hòa. Vì vậy cần nhờ đại sư huynh đến chủ trì đại cục.

Phạm Diệu Chân nói.

- Cũng được, ta biết rồi.

Lý Thất Dạ nói tùy tiện:

- Nếu như đại khai sát giới thì dứt khoác làm cho trót, mượn lúc bứng tận ổ của bọn họ.

Lý Thất Dạ nói rất hời hợt, giống như hắn muốn tiêu diệt một ổ kiếng chứ không phải là đệ nhất đại giáo của một đạo thống.

Lý Thất Dạ thô bạo làm Phạm Diệu Chân yên tâm, làm nàng rất có lòng tin vào lần tế tự này, không hề sợ Vạn Thọ quốc gây khó dễ.

Ngày tế tự không lâu nữa sẽ tới, Phạm Diệu Chân mang theo Tần Thược Dược, Mục Nhã Lan đi Dược Lư, hiển nhiên Lý Thất Dạ cũng đồng hành.

Trước nay, đại điển như tế tự đều do thế hệ trước của Trường Sinh cốc chủ trì. Thế nhưng lần này Phạm Diệu Chân nhận trách nhiệm lúc lâm nguy, gánh vác trọng trách to lớn này.

Bởi vì Trường Sinh chân nhân sống chết chưa rõ, chư vị lão tổ Trường Sinh cốc dốc sức cứu giúp. Hơn nữa lại phát sinh chuyện Vạn Thọ quốc tới cầu hôn, khiến Trường Sinh cốc cảnh giác nghiêm ngặt. Vì vậy Trường Sinh cốc cũng đang đề phòng Vạn Thọ quốc sẽ nhân cơ hội này công kích Trường Sinh cốc.

Nếu như lúc này phái các lão tổ còn lại tới Dược Lư chủ trì đại điển thì Trường Sinh cốc sẽ không có ai canh giữ, là lúc suy yếu nhất, Trường Sinh cốc rất có khả năng sẽ bị kẻ địch đánh chiếm.

Vì vậy Trường Sinh cốc không thể không giao đại điển lần này cho người trẻ tuổi chủ trì, giao cho đám người Phạm Diệu Chân sắp xếp.

Có thể nói, Trường Sinh chân nhân bị tập kích quá đúng thời điểm. Nàng không bị tập kích lúc khác mà lựa ngay lúc trước đại điển tế tự bị tập kích, chuyện này quá mức trùng hợp.

Phải biết, đại điển tế tự rất quan trọng đối với Trường Sinh đạo thống, phần lớn đại giáo cương quốc, tông môn thế gia đều sẽ được mời tham gia đại điển tế tự.

Vì vậy, tuy nói đại điển tế tự là để tế bái tổ tiên, thế nhưng xét về ý nghĩa nào đó thì cũng là thời điểm Trường Sinh cốc tuyên bố địa vị cùng quyền hành của họ ở Trường Sinh đạo thống.

Đại điển tế tự, chỉ có chính thống Trường Sinh cốc mới có thể thắp nhang đầu. Vì vậy đại điển tế tự vừa là lúc Trường Sinh cốc lộ mặt với mọi môn phái ở Trường Sinh đạo thống, vừa là lúc tuyên bố với tất cả đạo thống khác ở Vạn Thống Giới rằng quyền hành của Trường Sinh đạo thống vẫn còn trong tay Trường Sinh cốc, bọn họ mới là người cầm quyền hợp pháp của Trường Sinh đạo thống.

Thế nhưng ngay thời điểm mấu chốt này thì Trường Sinh chân nhân người sẽ chủ trì đại điển lại bị người khác tập kích, quá là trùng hợp. Nếu như Vạn Thọ quốc muốn thế chỗ Trường Sinh cốc, như vậy bắt tay từ đại điển tế tự là một khởi đầu vô cùng tốt.

Trên đại điển tế tự, nếu như Trường Sinh cốc không thể chủ trì đại cục, như vậy chắc chắn sẽ do Vạn Thọ quốc chủ trì đại cục. Với thực lực của Vạn Thọ quốc, sợ rằng không có bất kỳ môn phái nào ngoài Trường Sinh cốc dám phản đối. Tới khi đó, con đường cầm quyền hợp pháp của Vạn Thọ quốc sẽ tiến xa hơn một bước, chuyện thay thế Trường Sinh cốc, chỉ là chuyện sớm muộn.

Vì vậy, mọi chuyện xảy ra quá sức trùng hợp. Giống như Phạm Diệu Chân đã nói, có người đứng đằng sau chuyện này bày mưu.

Dược Lư là một trong những thánh địa của Trường Sinh đạo thống, cũng là nơi tất cả tu sĩ Trường Sinh đạo thống hành hương. Theo ý nghĩa nào đó, Dược Lư không thuộc về bất cứ một môn phái nào. Nó vừa không thuộc về Trường Sinh cốc, vừa không thuộc về bất luận một môn phái nào. Dược Lư là của toàn bộ Trường Sinh đạo thống, bất cứ ai cũng có phần.

Bởi vì Dược Lư là nơi thủy tổ Dược Tiên của Trường Sinh đạo thống chào đời, cũng là nơi sau này ngộ đạo, là nơi luyện đan. Đồn rằng, phần lớn thời gian trong cuộc đời của Dược Tiên đều trôi qua ở Dược Lư.

Vì vậy cho nên, rất nhiều người ở Trường Sinh cốc coi Dược Lư là tổ địa, bao năm qua có vô số tu sĩ hoặc dược sư tới Dược Lư hành hương.

Dược Lư đương nhiên không phải là nhà tranh mà là một dãy núi liên miên không dứt. Nơi đây núi non chập trùng, trăm đỉnh xanh miếc, có thác nước suối phun, có kỳ hoa bảo thụ.

Đồ sộ hơn chính là, sâu trong Dược Lư có những ngọn núi lơ lửng trên bầu trời. Những ngọn núi này cao thấp khác nhau, có thềm đá bắt lên trên, bắt thẳng vào vũ trụ.

Những ngọn núi lơ lửng trên bầu trời này bị mây mù che lấp, nhìn trông chẳng khác gì thần sơn trong truyền thuyết. Những ngọn núi này vây quanh một ngọn núi vô cùng lớn, ngọn núi này đâm thẳng vào vũ trụ, giống như cột trời, nhật nguyệt vào ra nơi này, còn có thác nước ngút tròi, cách ngoài ngàn dặm cũng có thể thấy rõ.

Có người nói Dược Lư không phải để chỉ dãy núi bên dưới mà là chỉ những ngọn núi trôi nổi trên bầu trời này. Nhất là ngọn núi chính chọc thẳng vào vũ trụ, nó mới là trung tâm của dãy núi.

Liên quan về Dược Lư, có một câu thơ rất đặc biệt, thơ viết: dưới cây tùng hỏi đồng tử, thầy ngươi hái thuốc nơi đâu. Nơi đó ở trong núi này, nhưng mây sâu chẳng biết đường thưa.

"Núi này" trong bài thơ chính là ngọn núi chính đâm thẳng vào vũ trụ.

Đồn rằng, thời đại xa xưa, Dược Tiên từng tu hành ở nơi này, luyện đan ở nơi này, hái thuốc ở nơi này. Danh tiếng của Dược Tiên vang khắp Tam Tiên Giới, thậm chí có Chân Đế, thủy tổ đi xuống từ Tiên Thống Giới, xin thuốc Dược Tiên.

Thế nhưng người muốn xin thuốc không chỉ có Chân Đế, thủy tổ mà còn có rất nhiều Chân Thần bất hủ hoặc người đồng đạo. Vì vậy ngày thường Dược Tiên lẩn tránh không gặp, nói là ra ngoài hái huốc, để người xin thuốc trắng tay ra về.

Cũng chính vì vậy bài thơ này rất nổi tiếng ở thời đại đó, người muốn tới Dược Lư xin thuốc đều biết bài thơ này.

Thời gian dần trôi, phong quang năm đó đã không còn, Dược Lư đã không còn Dược Tiên ở, cũng không còn Chân Đế, thủy tổ tới nơi này xin thuốc. So với thời đại đó, Dược Lư quạnh quẽ hơn rất nhiều.
Bình Luận (0)
Comment