Đếm Ngược Thời Gian Sống Sót

Chương 59


Vừa qua canh ba, kinh đô cũng ngừng hoạt động buôn bán, yên lặng bao trùm khắp mọi nơi, trời đêm không sao đất tối không người.
Trên mái hiên cao của căn phòng, một thân ảnh màu đen bỗng nhiên nhảy vụt xuống, bước chân nhẹ nhàng tránh khỏi Cấm quân tuần tra rồi dừng lại ở cửa sau của một căn nhà nào đó, người này xoay mình nhảy lên tường, vừa đáp xuống đất thì bị tiếng xé gió vùn vụt qua tai nhào đến tấn công.
Bóng đen có thân thủ nhanh nhẹn nên tránh được, nhưng sau đó là chân phong và quyền phong dày đặc đánh tới khiến cho bước chân của gã loạng choạng, bóng đen không còn sức đánh trả, chỉ đành lui từng bước về phía sau, lao lên cành cây đạp xuống mái ngói tháo chạy, nhưng xông tới trước mặt chính là một nắm đấm rất mạnh.
Vì né tránh đòn đó mà bóng đen đã nhảy xuống khỏi đầu tường, đang định phản kích nhưng lại phát hiện cao thủ tấn công hắn đang đứng trên đầu tường bên kia, đưa lưng về phía ánh trăng sáng như lưỡi hái, không nhìn rõ mặt mũi.
Bóng đen siết chặt nắm tay, bị đánh chảy máu rồi mà vẫn còn muốn nghiêm túc tỷ thí lại một trận nữa, ngay lập tức có một cánh tay đột ngột giữ vai hắn lại: "Ngươi không đánh lại hắn đâu."
Bóng đen giật mình, quay đầu lại nhìn thấy khuông mặt quen thuộc: "Đại ca?" Gã tháo miếng vải đen che mặt xuống, thì ra là Triệu tam lang.
"Sao huynh cũng ở đây vậy?"
Triệu Trường Phong nhìn thứ gồ lên trong ngực áo của Triệu tam lang: "Đến tặng quà sao?"
Triệu tam lang che ngực, ấp úng: "Đệ không ngủ được, dù sao cũng không có việc gì làm, lại nghĩ cũng là anh em, nếu ngũ lang làm lễ Gia Quan mà lại chẳng bày tỏ, quả thật không thể nói nổi...!Đệ tính lén chạy vào, thả quà rồi đi ngay, không cần gặp mặt, cũng chẳng cần nói chuyện, vẫn có thể biểu hiện tấm lòng."
"Ừ," Hiếm khi Triệu Trường Phong không khiển trách gã, chỉ xoay người rời đi: "Mọi ngóc nghách ở phủ quận vương đều có người trông chừng, đệ không vào trong được đâu, chớ uổng phí tâm tư.

Nếu như có lòng, chờ ngày Triệu Bạch Ngư đi làm, đệ đến thẳng Nha môn đưa quà cho y là được."
Triệu tam lang đi được ba bước thì dừng, không cam lòng, chỉ thấy cao thủ kia vẫn còn đang ở trên đầu tường không nhúc nhích, phỏng chừng sẽ đợi đến khi bọn họ ra khỏi phạm vi phủ quận vương mới dừng tay, không nhịn được lầm bầm: "Một tòa phủ quận vương thôi mà, sao phải cần nhiều người trông chừng vậy? Lâm An quận vương võ công cao cường, lại là thủ lĩnh thiết kỵ Đường Hà, vậy mà vẫn cần người khác giúp hắn canh giữ vương phủ hay sao?"
"Đệ nói gì?"
"Hở?" Triệu tam lang vội đi theo: "Không, không có gì."
Gã vô thức giấu nhẹm chuyện hôm qua mình đã nhận ra Hoắc Kinh Đường chính là thủ lĩnh thiết kỵ Đường Hà mà ngày đó gã rình thấy được ở Dương Châu, thiết kỵ Đường Hà thần bí phi phàm, đó là đội quân giúp triều đình giết gian thần, đánh bại Đột Quyết trong thoại bản, nhất định là một chi đặc thù cần phải đi trong đêm đen, âm thầm bảo vệ đất nước, gã phải giữ lấy bí mật đó mới được.
"Đại ca, huynh còn chưa nói vì sao huynh cũng ở đây đấy."
Triệu Trường Phong đỡ tay phải, cổ tay vẫn còn tê dại kéo theo cơn đau âm ỉ chưa tiêu tan được vì mới vừa đánh nhau cách đó không lâu lắm, trong ống tay áo cất ngọc quân tử mà hắn giữ gìn vô cùng kĩ lưỡng.
"Tuần tra giờ giới nghiêm sau canh ba, hôm nay đến ta trực."
Triệu tam lang gãi đầu, nhưng đây có phải là nơi để đi tuần tra giờ giới nghiêm đâu.
Không nghĩ ra thì lười nghĩ tiếp, Triệu tam lang nhún vai buông tha cho bộ não của mình, không cho nó thắc mắc nữa, lại tiếp tục nghĩ xem làm cách nào để có cơ hội đến gần Lâm An quận vương, hơn nữa phải thuận lợi hợp lẽ đưa quà đến tận tay Triệu Bạch Ngư, từng bước hành động có lẽ đều sẽ rất khó khăn đây.
Triệu tam lang bóp cổ tay, ai bảo trước đây hắn cứ làm căng mối quan hệ giữa bọn họ làm chi, bây giờ muốn hàn gắn thật sự là khó như lên trời.
***
Bên ngoài có tiếng va chạm truyền tới, một lúc sau lại ngừng, Hoắc Kinh Đường thắp đèn đi vào từ bên ngoài phòng, Triệu Bạch Ngư lim dim, ngái ngủ hỏi có chuyện gì đang xảy ra.
Hoắc Kinh Đường tắt đèn, leo lên giường ôm Triệu Bạch Ngư đáp: "Có hai con chuột mù mắt quậy phá ở ngoài tường phủ, bị bắt rồi."
"Ưm..." Triệu Bạch Ngư mơ mơ màng màng, hồi lâu mới đáp lại: "Là Hoa Tuyết bắt được hả? Đã ăn chưa?"
Hoắc Kinh Đường: "Bẩn quá.

Ném đi rồi."
Triệu Bạch Ngư không trả lời, lâu đến nỗi Hoắc Kinh Đường cho rằng y lại ngủ mất rồi, thì bỗng nghe tiểu lang quân mở miệng nói: "Có chuột thì phải gi3t chết, nếu không chúng sẽ ăn hết lương thực mất."
Hoắc Kinh Đường phì cười: "Về sau lại tới nữa thì giết."
Mà lần này Triệu Bạch Ngư đã thật sự ngủ say như chết.
***
Chuyện tặng quà không thành, cuối cùng để lỡ mất thời gian thích hợp nhất, về sau cũng chẳng còn cơ hội nào, dù Triệu tam lang có chờ thời cơ đến được lần nào đi nữa, thì cứ hễ gã nhìn thấy Triệu Bạch Ngư là mặt đơ lưỡi cứng, quả thật là không có cách nào thản nhiên đưa quà cho y.
Đến cuối cùng, cả Triệu Trường Phong và Triệu tam lang đều không thể tặng món quà Gia Quan mà mình chuẩn bị đến tận tay Triệu Bạch Ngư.
Đồng thời, Triệu tam lang và Triệu Ngọc Tranh đều muốn tìm cách tiếp cận Hoắc Kinh Đường, người nào cũng có mục đích riêng, nhưng người trước công vụ bề bộn, dường như bận đến nỗi không có thời gian làm việc khác, người sau thì chuẩn bị đi thi, bị người mà Tạ thị tìm đến trông coi nghiêm ngặt, suốt một khoảng thời gian dài không thể ra khỏi nhà.
Triệu Bạch Ngư và Hoắc Kinh Đường không biết những chuyện này, nhưng cho dù có biết thì hai người cũng sẽ làm lơ cho qua, thậm chí sẽ nghĩ đủ cách để mặc kệ bọn họ, có điều không bị ai quấy rầy đúng là một chuyện may mắn.

Mỗi ngày đều lặp đi lặp lại việc vào ca điểm mão, thu thuế, học thêm được nhiều điều về thuế vận ở chỗ Lưu đô giám, tích lũy cho mình một phần kiến thức và mở rộng hơn thế nữa.
Sau đó tan làm là trở về phủ, hoặc thường đi dạo chợ đêm cùng Hoắc Kinh Đường, cứ đến ngày nghỉ là dắt díu nhau ra Sơn Hà Lâu ở ngoại ô làm ổ mấy ngày, hoặc là đến bãi săn trong nũi săn thú, Hoắc Kinh Đường đã dạy y bắn cung.
Thời gian hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã cứ thế trôi qua rất mau.
Vượt qua đợt lũ lụt mùa xuân, nghe Hạ Quang Hữu nói tình hình của Hoài Nam hiện tại đang trên đà ổn định, cuộc sống của dân chúng đã đi vào nề nếp, có ngân lượng từ tộc Tư Mã thị cùng với Đông cung phát đến bù đắp vào kho bạc nhỏ của Hoài Nam, đường sông đã được sữa chữa lại đây vào đấy.
Trần Phương Nhung ở huyện Tứ Thủy, Sơn Đông xa hơn bởi vì xử lý nạn lụt năm ngoái rất xuất sắc, thành tích nổi bật, nghe nói có khả năng cao cuối năm sẽ được thăng quan, chẳng qua là còn chưa đủ tư cách để điều về kinh đô.
Hắn đã gửi rất nhiều đặc sản địa phương về, chúc mừng Triệu Bạch Ngư gia quan.
Còn ân sư Trần Sư Đạo chủ trương cải cách chợ đêm, thủ đoạn cao siêu, có hy vọng được lên chức.
Quan đồ của hai cha con đều suôn sẻ, nhất thời người kéo đến nhà đông như trẩy hội, cũng may Trần Sư Đạo rất tỉnh táo, đóng cửa không tiếp khách, tỏ rõ bản thân ông cụ sẽ không kết bè kết phái với bất kì người nào, đồng thời nổi trận lôi đình chấn nhiếp người trong họ, vì vậy không có tai họa nào xảy ra.
Gia đình trong sách, thanh tỉnh hiếm thấy, lại còn có thể bồi dưỡng được người học sinh như Triệu Bạch Ngư, nói chuyện còn vô cùng dễ nghe, chỗ nào cũng hợp ý, làm sao Nguyên Thú đế có thể không coi trọng cha con Trần Sư Đạo cho được?
Bước vào mùa hạ, một mùa hạ nóng bức khó chịu.
Hoắc Kinh Đường giống hệt con cá khô, hơn nửa thời gian một ngày là hắn dùng để nằm ở thủy tạ nơi có gió mát thổi tới, bên góc còn phải bày một chậu đá cục, tiểu quận vương không chịu ăn đồ nóng, chỉ chấp nhận món bánh phô mai lạnh, trái cây ướp lạnh các kiểu như thể bản thân luôn trong tình trạng bị say nắng.
Nhìn lại Triệu Bạch Ngư, ngày ngày y đều nhẹ nhàng khoan khoái, không sợ nóng chút nào, đứng dưới bóng cây tựa như mang theo gió lạnh, chỉ cần nhìn thấy y liền có cảm giác mát mẻ an tĩnh.
Về sau trong phủ không ít nam nữ cũng học theo trang phục của y, tóc búi cao dùng thêm dây vải màu xanh làm trang sức, áo vải tay hẹp lồ ng thêm một lớp áo lụa dài bên ngoài, hoặc xanh thẫm hoặc vàng nhạt, nhưng không có người nào tạo được hiệu quả sạch sẽ thoải mái như Triệu Bạch Ngư.
Dường như nhà nào trong kinh đô cũng dự trữ một số lượng lớn đá viên, hơn nữa việc buôn bán phát đạt nên đã sản sinh ra nhiều sản phẩm làm từ đá hoặc đi kèm với đá, có thể giúp người dân giải tỏa sự nóng bức mà ông trời thổi tới.
Cho đến tận khi vào thu, tiết trời chuyển lạnh, lá cây héo khô rồi rụng, trong chợ dần xuất hiện trái cây và thức ăn theo mùa, cua thu béo khỏe và hoa cúc vàng rực rỡ được vận chuyển dần vào kinh.
Quan lại quý nhân thường xuyên tổ chức các buổi tiệc thưởng cúc, ăn cua, phủ quận vương nhận được một xấp thiệp mời, cả Triệu Bạch Ngư lẫn Hoắc Kinh Đường đều không muốn đến điểm hẹn.
Quan điểm của hai người giống nhau, thà đến bữa tiệc có đầy khách khứa, chi bằng cùng bạn bè đến quán rượu thưởng thức cua thu, trong tiếng người huyên náo uống say tí bỉ còn có ý nghĩa hơn.
Đảo mắt đã đến tháng chín, đại thọ của Thái hậu.
Năm nay các nơi mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, không cần phải lo đến việc triều thần lấy cớ phô trương lãng phí để phản đối Nguyên Thú đế tổ chức tiệc mừng thọ cho Thái hậu.
Đại thọ sáu mươi hồi năm ngoái không làm được khiến cho ông vô cùng bực bội, năm nay Nguyên Thú đế đã tỏ ý từ sớm, nhất định phải tổ chức lớn cho thỏa thuê mới được.
Chiêu cáo thiên hạ, đại xá thiên hạ.
Quan viên các nơi trên cả nước đều dốc hết khả năng gửi quà tặng tới, những địa phương xa xôi quả thật nghèo khổ cũng bấm bụng móc hầu bao gửi về kinh một con gà cảnh tượng trưng cho cát tường.
Đến cả Triệu Bạch Ngư bận rộn ở Nha môn Thủy vận suốt cũng có thể cảm giác được bầu không khí gấp rút một cách khó hiểu kia, Thiên gia đại thọ, khắp chốn mừng vui, cả nước gắng sức lấy lòng để một người vui vẻ, đại xá thiên hạ thì tốt với kẻ phạm tội, còn lại đối với người khác thì vô cùng hao tài tốn của.
Thủy vận trong phủ tỏa ra các hướng, lễ thọ mà các nơi gửi về hơn phân nửa là đi đường thủy, vận chuyển không ít cống phẩm, phải chú ý nhiều hơn, vậy nên Triệu Bạch Ngư bận bịu không thể rời chỗ, thường không kịp ăn cơm trưa đã phải ra thẳng bến thuyền tự mình kiểm hàng.
Ngày hôm đó, có một chiếc thuyền hàng đến từ phương nam đi vào cửa Kim Thủy, nói là cống phẩm vận chuyển từ Giang Tây đến, Triệu Bạch Ngư đích thân đến ghi chép lại.
Đến chỗ cửa cống, nhìn thấy bên bờ là chiếc thuyền hơn năm trăm liệu được những người kéo thuyền lôi vào, đáy thuyền chìm sâu xuống mặt sông, thu hút người dân vây đến xem cực kì nhộn nhịp.
Triệu Bạch Ngư hỏi: "Trọng lượng không nhẹ, cũng là cống phẩm sao?"
Lưu đô giám đáp: "Đá Anh Đức từ Quảng Đông, tiên đế nhìn thấy một lần liền yêu thích không thôi, sau đó loại đá này thịnh hành ở kinh đô, các quý nhân và văn nhân cũng yêu thích, cho nên vào thời tiên đế nó đã được liệt kê vào danh sách cống phẩm.

Nghe nói trong số hàng này toàn là vật quý báu, người ta tìm thấy một khối đá Anh Đức thiên nhiên, hình dạng như long phượng hòa ca, đá trong vắt như suối, gõ vào kêu leng keng vang dội như tiếng châu ngọc, được coi là vật hiếm lạ, vừa đúng dịp đại thọ Thái hậu, cho nên đã phái người ra roi thúc ngựa đưa tới."
Ở đời sau, đá Anh Đức, đá Thái Hồ, đá Linh Bích và đá Lạp được gọi là tứ đại kỳ thạch, tiền triều trọng đá Thái Hồ, đến Đại Cảnh vì tiên đế thích đá Anh Đức nên cũng dần thành trào lưu, trong nhà văn nhân mặc khách nào cũng có ít nhất một khối đá Anh Đức cực lớn để trưng trong vườn làm cảnh.
Triệu Bạch Ngư: "Là quà tỉnh Quảng Đông gửi tới trên danh nghĩa chúc thọ sao?"
Lưu đô giám: "ĐácAnh Đức đó là quà mà Tri phủ Hồng Châu thủ phủ Giang Tây và Xương Bình công chúa liên danh gửi đến, ngụ ý chúc Thái hậu sống lâu muôn tuổi."
Triệu Bạch Ngư nhìn mặt nước, nghe vậy thì bật cười: "Vậy ra công chúa mượn danh Tri phủ Hồng Châu, vận chuyển đá Anh Đức từ Quảng Đông xa xôi ngàn dặm đến mà không sợ hao tài tốn của, không thể không khen một câu giàu có hào sảng."
Tim Lưu đô giám đập thình thịch: "Đại nhân ăn nói cẩn thận, chớ để cho người ta nắm được thóp."
Triệu Bạch Ngư: "Ta nói lời này ra cũng không phải để lôi kéo tình riêng, Lưu đô giám đừng lo.


Thôi, công việc quan trọng...!Ai là người phụ trách số cống phẩm lần này vậy?"
Lưu đô giám xoay người chỉ thẳng về phía một chiếc thuyền cỡ trung được trang hoàng như tranh vẽ: "Ở trong đó."
Triệu Bạch Ngư cau mày: "Hắn tới đây nghỉ phép du lịch hay là tới làm việc thế?"
Lưu đô giám không nhịn được đáp: "Dân địa phương đến chỗ vua một cõi, không phách lối kiêu căng, không ăn chơi sa đọa đã là coi là yên phận rồi.

Quý ông này đến đây làm việc, nhất quyết một bước cũng không rời thuyền hoa đậu cách thuyền chở cống phẩm một dặm.

Có lẽ là người tới trước lúc cống phẩm chưa tới, hoặc là cống phẩm đã ngừng ở bến thuyền non nửa tháng rồi, mà người vẫn còn đang vui chơi trong son phấn đến quên lối về."
Triệu Bạch Ngư: "Không ai truy cứu à?"
Lưu đô giám: "Không làm sai gì, ai mà ngó đến mấy chuyện vặt vãnh này?"
Cũng đúng.
Triệu Bạch Ngư: "Đã xác nhận cống phẩm không có sai sót gì rồi chứ?"
"Đã xác nhận rồi, không có sai sót." Lưu đô giám ngước nhìn sắc trời rồi nói: "Bên phía bến thuyền đang kẹt, ta thấy chắc đến tối chiếc thuyền này cũng không cập bến được mất, chắc là phải chuyển hàng xuống ngay trong đêm thôi, chỉ mong là không gặp trở ngại gì.

Ta thấy thuyền này lún sâu xuống nước quá rồi, chỉ sợ nó bị chìm thôi."
Triệu Bạch Ngư: "Đi thôi, đến gặp người phụ trách cống phẩm đã."
Hai người ngồi thuyền nhỏ đến gần thuyền hoa giữa sông, sau khi trình bày thân phận xong, còn phải đợi thông báo cho người bên trong nữa mới được phép lên thuyền.
Triệu Bạch Ngư không khỏi tò mò, người phụ trách này đảm nhiệm chức vụ gì ở tỉnh ngoài mà bước đến kinh đô lại chẳng sợ gì.
Vừa bước vào bên trong thuyền hoa đã nghe thấy tiếng đàn sáo, còn có tiếng cười nói mềm mại mang phương ngữ Giang Nam truyền vào trong tai, xen lẫn với giọng nam ngâm nga một câu hát nào đó.
Triệu Bạch Ngư bước qua khỏi một bình phong ngọc vẽ cảnh núi rừng, đập vào mắt là mấy cô gái vùng sông nước Giang Nam đang khảy nhạc cụ, ở giữa là một chiếc bàn gỗ tròn, trên bàn bày đầy của ngon vật lạ, cạnh bàn là một người đàn ông chừng ba mươi tuổi, gã đang nhắm mắt lại, rung đùi gật gù theo nhịp điệu của bài hát.
Gã sai vặt dẫn bọn họ vào xong thì đứng yên tại chỗ, không hề có ý tiến lại nhắc nhở.
Lưu đô giám thấy vậy thì vô cùng tức giận, đang định lên tiếng trách mắng, Triệu Bạch Ngư đã tiến lên một bước, đ ĩnh đạc ngồi đối diện người đàn ông đang thường đàn nhạc.
Gã sai vặt tựa như chết đứng lúc này tỉnh lại, định ngăn cản Triệu Bạch Ngư ngang ngược: "Ngươi —— " Lưu đô giám nhanh tay lẹ mắt bèn lôi kéo tay chân, bịt miệng gã lại.
Ca nữ bị giật mình đàn sai âm, người đàn ông lập tức lên tiếng: "Phạt bổng năm mươi.

Lần tới còn đánh sai nữa, thì sẽ phạt đánh mười gậy."
Sắc mặt các ca nữ tái mét, vội chuyên tâm gảy đàn.
Người đàn ông mở mắt ra, quan sát Triệu Bạch Ngư mới vừa thẳng lưng ngồi xuống, tùy tiện chắp tay nói: "Phán quan Hồng Châu Giang Tây Ma Đắc Dung bất tài, dám hỏi đại nhân là?"
Triệu Bạch Ngư giơ ngón tay út lên ra dấu: "Mỗ họ Triệu, quan hạt mè, ở phủ Kinh đô này thì chỉ như một hòn đá nhỏ rơi vào trong bốn kênh thôi, đến âm thanh cũng không nghe được."
Ma Đắc Dung cảm thấy y thú vị: "Vì sao Triệu đại nhân lại lên thuyền của ta?" Ánh mắt gã liếc về phía gã sai vặt đang bị giữ lại, sắc mặt lạnh xuống: "Là đễn chỗ Ma mỗ ra oai phủ đầu ư?"
"Ma huynh nói gì thế?" Triệu Bạch Ngư ngạc nhiên quay đầu, thấy vậy thì mắng Lưu đô giám mau buông tay, ông ta hiểu ý nên cũng bày ra tư thế nhận sai.
Triệu Bạch Ngư vô cùng thành khẩn: "Cấp dưới không hiểu chuyện, cứ tưởng ngài giống như mấy tên tỉnh nghèo đâu ra tới làm thân ấy mà, nhưng làm sao có thể so sánh được chứ? Có điều ông ấy là người dưới tay ta, vả mặt ngài chính là ta vả, xúc phạm ngài chính là ta xúc phạm, ở đây ta kính ngài ba ly rượu, mong ngài đừng trách."
Ma Đắc Dung, phán quan một phương tưởng thật nhìn Triệu Bạch Ngư uống rượu nhận tội, chỉ là đến ly thứ ba thì vội vàng ra tay cản lại: "Ôi, người không biết vô tội, huống chi mọi người đều làm việc vì triều đình mà, vì chức trách, nào có mạo phạm hay không mạo phạm! Vậy đi, ta cũng mời lại ngài hai ly, vừa mới đến, đắc tội chỗ nào cũng mong được tha thứ."
Thế là gã uống ực hai ly rượu không so đo tính toán gì, coi như là bỏ qua chuyện này.
Ma Đắc Dung: "Rốt cuộc các ngươi là đến làm việc gì? Ở Nha môn nào?"

Triệu Bạch Ngư: "Ài, có thể đi loanh quanh bến tàu, trừ Nha môn Thủy vận thì còn có thể ở đâu được?"
Ma Đắc Dung ngồi thẳng người dậy: "Hả? Ngươi là?"
Triệu Bạch Ngư: "Đô giám Nha môn Thủy vận, quan nhỏ cửu phẩm, chỉ làm việc lặt vặt nên thu nhập chẳng béo bở gì, nghèo ơi là nghèo!"
Ma Đắc Dung: "Làm gì đến nỗi, thủy vận xưa nay béo bở sung túc, dù có chán nản đi nữa thì cũng đâu còn nơi nào chán hơn."
Triệu Bạch Ngư không biết xấu hổ đáp: "Tiền thì ta có thể kiếm được một ít nhờ thích chơi mấy trò cược, vui vui thì chơi hai cây, nhưng tiền tới tay còn chưa nóng thì đã phải tiêu hết rồi."
Ma Đắc Dung thích thú: "Biết chơi mấy thứ?"
Triệu Bạch Ngư: "Ngài cũng thích sao? Ngài chơi được cái gì?"
Ma Đắc Dung dương dương tự đắc: "Bài cửu, xúc xắc, quan quác, bài lá...! Phàm là có liên quan đến đánh cược ta đều chơi được, không dám chắc vào cuộc là thắng, nhưng nói chung là thắng nhiều hơn thua."
Triệu Bạch Ngư: "Thử hai cây không?"
Ma Đắc Dung: "Ta thì không có ý kiến gì, nhưng mà trên người ngươi có đủ tiền hành nghề không đó?"
Triệu Bạch Ngư hừ một tiếng, lục lọi ống tay áo và thắt lưng, cuối cùng lục được một miếng bạch ngọc, cắn răng do dự một chút rồi đặt xuống mặt bàn: "Ngọc Nam Chiếu, trị giá ngàn lượng bạc trắng đấy, chúng ta cược mười cây, thế nào?"
"Được."
Ma Đắc Dung muốn lấy bạch ngọc lên xem, nhưng Triệu Bạch Ngư cứ cầm chặt không buông, vẻ mặt khó xử: "Đây là đồ gia truyền mà ông già để lại cho ta để cưới vợ đấy, nếu không phải hôm nay thấy Ma đại nhân ngài mang khí thế sâu bạc trên bàn cược đầy mình, còn là người đồng đạo với ta, ta nhất định sẽ không lấy nó ra đâu!"
Bình thường Ma Đắc Dung được bợ đỡ tâng bốc nhiều, tài nghệ a dua nịnh hót tầm thường thì hắn không coi trọng, nhưng những lời ra vẻ ta đây của Triệu Bạch Ngư hình như đã thành công lấy lòng gã rồi.
Gã lệnh cho gã sai vặt dọn hết thức ăn trên bàn đi, mang cốc và ba viên xúc xắc đến so lớn nhỏ.
Bảy ván thì Triệu Bạch Ngư thắng bốn ván đầu, y vui vẻ ra mặt, Ma Đắc Dung thấy vậy càng nghiêm túc hơn, cuối cùng thua năm ván, phải chung cho Triệu Bạch Ngư thắng cuộc sáu trăm lượng.
Triệu Bạch Ngư cầm lấy ngân phiếu cười không khép được miệng: "Xin lỗi, hôm nay ra cửa có xá thần tài nên mới may mắn như vậy, ngài xem bình thường ta thua sạch của cải, hóa ra là để hôm nay phát tài...!Ma đại nhân thứ lỗi nhé, cái này —— để ta cất nó đi đã."
Ma Đắc Dung quan sát Triệu Bạch Ngư lần nữa: "Kỹ thuật không tệ, là do ta xem thường ngươi."
"May mắn thôi." Triệu Bạch Ngư chợt nghĩ ra gì đó, tán dóc với gã: "Nói thật là lúc lên thuyền, mấy lời ta tâng bốc ngài chỉ có ba phần thật lòng thôi, nhưng bây giờ thấy ngài thua sáu trăm lượng mà vung tiền không chớp mắt, quả thật kính nể ngài rồi! Ngài nói xem, phải là nam tử hán như thể nào mới có thể thua sáu trăm lượng vẫn ném tiền xuống nước chứ, không đau lòng chút nào sao?"
Ma Đắc Dung nghe vậy bật cười ha hả, nhưng giọng vẫn nhỏ xíu: "Thế mỗ làm vậy thì không thể coi là nam tử hán ư?"
Triệu Bạch Ngư quýnh quáng: "Sao mà không thể được? Ngài có biết anh hào hiệp khách trong thoại bản được miêu tả thế nào không? Tiêu tiền như nước, anh hùng trùm đời, hán tử trong hán tử, anh hùng trong anh hùng!" Y bật ngón cái lên: "Ngài chính là cái này!"
Ma Đắc Dung bị y chọc cho vui vẻ hết sức: "Ngươi cũng biết nói chuyện đấy."
Triệu Bạch Ngư: "Ma đại nhân ra tay rộng rãi như vậy, là nhờ gia sản tổ tiên để lại, hay là nhờ biết cách làm giàu vậy?"
Ma Đắc Dung giơ ngón trỏ lên không trung, gật đầu với Triệu Bạch Ngư: "Quả nhiên có tâm tư.

Thôi, ngươi là người thông minh, ta sẽ nói cho ngươi vậy.

Ta ấy à, không có cách làm giàu gì hết, chỉ đơn giản là nhờ đi theo quý nhân.

Quý nhân mà vui vẻ, rót vài món đồ từ kẽ ngón tay thôi cũng đủ cho ta tiêu xài phung phí rồi."
Triệu Bạch Ngư: "Quý nhân của ngài là?"
Ma Đắc Dung muốn nói lại thôi, sau đó cười to: "Chẳng phải Tri phủ Hồng Châu đó sao? Chúng ta chơi ván nữa nào, một ván định thắng thua, ngươi đặt hết ngọc và ngân phiếu sáu trăm lượng ra.

Nếu ngươi thắng, ta tăng thêm ba ngàn lượng cho ngươi, thế nào?"
Triệu Bạch Ngư lộ vẻ do dự, nhưng rốt cuộc là vẫn không từ chối được sự cám dỗ của sâu bạc.
"Vậy ta đánh thêm ván nữa, thêm ván nữa." Triệu Bạch Ngư hớp một ngụm rượu, đặt miếng ngọc và ngân phiếu xuống, đè miệng chén lại nói: "Ta lắc đây! Cược lớn hay nhỏ!"
Ma Đắc Dung tiếp lời: "Ta cược nhỏ."
Đã mua là xác định trắng tay, Triệu Bạch Ngư lắc loạn xạ, hai chữ lo lắng hiện rõ mồn một trên mặt, nuốt ực một ngụm nước bọt rồi mới hé miệng cốc ra xem.
Nhìn kỹ lại, hai ba sáu nhỏ!
Triệu Bạch Ngư lập tức ỉu xìu ngồi xuống ghế, dáng vẻ giống hệt như chó bại sạch gia tài, Ma Đắc Dung gặp nhiều rồi nên không lạ gì.
"Triệu huynh, vậy ta nhận hết nhé?" Nói xong, Ma Đắc Dung lấy ngọc bội và ngân phiếu lại, gã vẫn khẽ ngâm nga khúc hát Giang Nam, mở miệng tiễn khách: "Thế là hết việc rồi chứ? Mời ngài xuống thuyền."
Triệu Bạch Ngư hồn bay phách lạc leo lên thuyền nhỏ, thuyền rời khỏi sông Kim Thủy, vừa nhảy lên bờ đã lập tức bơm đầy tinh thần.
Lưu đô giám nhìn thấy mà trợn mắt há mồm: "Đại nhân, ngài không sao chứ?"

"Hử?" Triệu Bạch Ngư: "Tất nhiên là ta không sao rồi."
Lưu đô giám: "Nhưng lúc nãy ngài thua bạch ngọc trị giá ngàn lượng đấy."
Triệu Bạch Ngư: "Đồ chợ ấy mà.

Sáng nay ta mua ở sạp hàng đầu cầu đó, có mười lạng bạc thôi."
"..." Lưu đô giám không hiểu: "Vậy sao ngài lại cố tình nói thế?"
Triệu Bạch Ngư: "Ngươi cảm thấy Ma Đắc Dung là người thế nào?"
Lưu đô giám khó hiểu đáp: "Phán quan Nha môn Hồng Châu, đúng là giống kẻ dựa vào quý nhân mà sống, cũng biết cách kiếm tiền, có lẽ gã ta là một tên chúa đất địa phương."
Triệu Bạch Ngư: "Gã là hoạn quan."
Lưu đô giám khiếp sợ: "Ta thấy gã cao to, còn có ít râu nữa, không khác mấy đàn ông bình thường."
"Giọng nói gã nhỏ nhẹ, lưng khom theo thói quen, trong khoang thuyền có ca nữ nhưng không động vào ai, khỏi cần phải nhắc đến những động tác nhỏ, nếu như thường xuyên qua lại với thái giám là nhìn ra được ngay."
Lưu đô giám vừa ngạc nhiên vừa sinh nghi: "Vì sao ở Hồng Châu lại có thái giám? Mà thái giám sao có thể làm Phán quan Nha môn?"
Đương nhiên là lão không nghĩ đến chuyện tội này nằm trên người Xương Bình công chúa.
Xương Bình công chúa bị cách chức nến Hồng Châu đã hai mươi năm, dường như không có một chút tin tức nào, lặng lẽ như thể chưa từng có một người như vậy, nhưng năm nay sinh nhật của Thái hậu được tổ chức lớn ả lại khổ tâm bỏ phí chuyển đá Anh Đức từ tận Quảng Đông vào kinh.
Điểm mấu chốt chính là người ở Hồng Châu Giang Tây xa xôi, lại có thể lệnh cho người vận chuyển số đá này một đường đến phủ kinh đô chứng tỏ đã hao tốn không ít sức người, sức của và tiền bạc.
Trong truyện gốc, Xương Bình trưởng công chúa và Triệu Bạch Ngư là hai đường thẳng song song, về sau người này xuất hiện với thân phận con cờ ẩn của Nguyên Thú đế ở Lưỡng Giang, sau khi về kinh thì hộ giá hộ tống Triệu Ngọc Tranh.
Triệu Bạch Ngư không rõ quyền thế của Xương Bình công chúa ở Giang Tây thế nào, nhưng hôm nay đã thấy được một hai qua việc đối phương vận chuyển đá Anh Đức.
***
Gã sai vặt rót đầy rượu cho Ma Đắc Dung: "Đại nhân, có phải tên quan nhỏ họ Triệu này đến để thăm dò không?"
Ma Đắc Dung: "Y chỉ là một con chó cờ bạc muốn moi tiền trên người ta thôi."
"Không thể nào? Ai mà lại dám nhúng tay vào chuyện của ngài chứ?" Gã sai vặt hỏi: "Sao đại nhân nhìn ra được?"
Ma Đắc Dung phì cười: "Câu trước y nói đây là ngọc Nam Chiếu, câu sau lại nói là bảo vật mà thằng cha ma quỷ của y truyền lại, trước sau không khớp, đúng là láo toét.

Nhìn biết là kẻ ở trên bàn cược chuyện quái gì cũng có thể nói ra được."
Gã sai vặt hơi sững sốt: "Còn ngọc kia thì sao?"
Ma Đắc Dung: "Đồ chợ thôi."
***
Trước khi mặt trời lặn, hai chiếc thuyền hàng vận chuyển đá Anh Đức chỉ có một chiếc cập bến, thuận lợi dỡ hàng.

Màn đêm dần buông xuống, sắc trời thay đổi như mưa to gió dữ sắp ập tới, thuyền hàng vẫn còn ở giữa sông nóng lòng vào bờ, nhưng những ngày gần đây có quá nhiều tàu thuyền ngoài tỉnh dồn dập vào kinh, làm cho bến thuyền bị tắc nghẽn.
Chính giữa có hai chiếc thuyền đến từ Lưỡng Chiết, bởi vì là thuyền vận chuyển quan lương, sợ nhất là mưa xuống làm ướt hàng, bèn thổi còi gọi những thuyền khác nhanh chóng nhường đường.
Từ xưa đến nay lương thảo quan trọng bậc nhất, những tàu khác nghe còi nên vội vàng chừa đường đi.
Giám quan phụ trách áp tải quan lương lớn giọng hô hào: "Đừng thu buồm! Tăng tốc đi! Xoay bánh lái —— " Bóng đêm và màn mưa mờ mịt đồng thời ảnh hưởng tầm mắt, gã mơ hồ nhìn thấy đường nét của một chiếc thuyền hàng, vì quá ngạc nhiên cho nên lập tức bảo người thổi còi lên, lao đến mũi thuyền điên cuồng hét lên: "Nhường đường! Nhường đường đi! Quan lương đến rồi, phia trước nhường đường đi —— "
Nhưng người trên thuyền hàng trước đầu tàu có tai như điếc, cố tình ngăn cản trước mặt thuyền chở quan lương như muốn cướp đường đến bến thuyền đầu tiên, kết quả bởi vì hướng gió thay đổi, cộng thêm thuyền quan lương nóng lòng cần đường đi nên không thu buồm, dù có xoay bánh lái hay đi chậm lại cũng đều không kịp nữa rồi.
Đội ngũ hai bên đều vô cùng sợ hãi, hai thuyền va chạm cực mạnh.
Tiếng "ầm" vang lên rất lớn, thuyền chở quan lương bị tông vỡ làm đôi, còn chiếc thuyền chở đá Anh Đức thì ngay lập tức lật úp xuống nước.
***
Mưa xối như thác đổ, sai dịch mặc áo tơi lồm cồm bò vào bên trong dịch trạm, đẩy gã sai vặt đang ngăn cản gã ra: "Mau cho người bẩm báo với Ma phán quan đi, thuyền hàng chở cống phẩm lật rồi! Còn đụng vỡ một chiếc thuyền chở quan lương nữa, có sáu người chết, giám quan trên thuyền quan lương kia cũng chết tại chỗ rồi!"
Gã sai vặt kinh hãi, mau chóng xông vào trong lôi Ma Đắc Dung đánh cược đến mù quáng ra, bẩm báo việc này lên.
Đầu óc bị rượu chè và bài bạc k1ch thích quá độ của Ma Đắc Dung choáng váng trong tích tắc, gã chợt giật mình một cái, sắc mặt thoáng trở nên kinh khủng: "Ngươi nói gì?!"
Lời còn chưa dứt, bộ Hình đã đuổi tới nơi bắt người.
Hình bộ Thị lang dẫn binh lính vây quanh dịch trạm, liếc nhìn căn phòng hỗn loạn, cười lạnh một tiếng: "Đưa đi!".

Bình Luận (0)
Comment