Hoắc Đình Sơn không biết từ khi nào đã gạt đống công văn và thư từ sang một bên. Người nam nhân đã đặt nàng vào tình cảnh này lại ngồi trước mặt nàng, ngồi trên chiếu, hơi ngẩng đầu nhìn nàng.
Góc nhìn này đối với Bùi Oanh thật mới mẻ. Người này rất cao, hơn nàng cả một cái đầu. Ngày thường, chỉ có hắn là cúi đầu nhìn người khác.
“Ngài... làm sao vậy?” Bùi Oanh nhìn vào mắt hắn, trong đó như có những ngọn lửa bùng cháy dữ dội.
Hắn nói: “Phu nhân vừa rồi sáng rõ như vầng trăng trên trời.”
Trăng tròn tỏa sáng, ánh trăng chiếu rọi xuống từng đệ tử nhà nghèo, ban cho họ một giấc mơ có thể kéo dài cả đời.
Bùi Oanh không hiểu ý hắn, khẽ “ừm?” một tiếng.
Người nam nhân không giải thích, chỉ nắm lấy tay nàng, kéo nàng về phía mình. Bùi Oanh ngồi ở mép án thấp, liền trượt vào lòng hắn.
Hoắc Đình Sơn vững vàng đón lấy nàng, sau đó bật cười thấp giọng: “Minh nguyệt nhập ta hoài.” (Vầng trăng sáng rơi vào lòng ta.)
“Đây là thư phòng, ngài chú ý chút hình tượng.” Bùi Oanh mơ hồ có dự cảm về việc hắn muốn làm.
“Người khác không nhìn thấy.” Hoắc Đình Sơn cúi đầu hôn nàng.
Cuối đông, hoàng hôn lạnh lẽo tràn ngập, nhưng trong thư phòng lại ngập tràn xuân tình. Mặt biển vốn bình lặng bị nham thạch núi lửa bên dưới phá vỡ. Khi Bùi Oanh cảm thấy mình sắp tan chảy trong dòng nham thạch cuồn cuộn ấy, nàng nghe hắn nói:
“Phu nhân, ta đã nghĩ ra quốc hiệu.”
Bùi Oanh bị hắn hôn đến mê mẩn, đột nhiên nghe hắn thốt ra câu này, liền vô thức hỏi: “Quốc hiệu gì?”
Cái gọi là quốc hiệu, chính là tên triều đại.
Mỗi vị Thái Tổ khai quốc, ngoài việc đăng cơ tế trời, thì việc chọn quốc hiệu cũng là đại sự quan trọng. Vì quốc hiệu một khi được định ra, sẽ không thay đổi, trừ khi triều đại diệt vong.
Hoắc Đình Sơn với tay cầm lấy giấy bút bên cạnh. Hắn tay trái ôm Bùi Oanh, tay phải cầm bút, trên giấy viết một chữ rồng bay phượng múa.
Chữ này ở dạng phồn thể hay giản thể cũng không khác biệt, Bùi Oanh thậm chí không cần chuyển đổi trong đầu đã nhận ra. Nàng nhìn tờ giấy, đôi môi hơi sưng đỏ khẽ mở: “Tại sao chọn chữ này?”
Hắn viết một chữ “殷” (Ân).
Hoắc Đình Sơn cảm thán: “Hiện nay thiên hạ rất xem nhẹ nữ tử, nam nhân có tên có họ, nhưng nữ tử trong miệng người khác chỉ được gọi bằng họ. Chữ Ân, âm đọc tương tự với chữ ‘Oanh’ của phu nhân. Triều thần sẽ hiểu, không ít người thiên hạ cũng sẽ biết. Dã sử có thể lưu truyền. Như thế, hàng trăm năm, thậm chí ngàn năm sau, thiên hạ đều biết rằng hoàng hậu của ta chính là Bùi Oanh.”
Không phải người khác, cũng không phải Bùi thị, mà là Bùi Oanh.
- --
Sau khi xác nhận thời gian đại lễ và sắp xếp lo liệu xong một loạt công việchai phu thê cuối cùng cũng có một khoảng thời gian nhàn rỗi hiếm hoi.
Dùng bữa tối xong, trở về phòng, Bùi Oanh hiếm khi không cần xem sổ sách hay viết kế hoạch. Nàng cầm lên cuốn du ký mà nàng đã để lạnh nhạt bấy lâu.
Trong thời cổ, du ký thường là tác phẩm của các danh sĩ, một là vì họ biết chữ, hai là vì họ có tài chính dư dả để chi trả cho những chuyến đi xa.
Những người này du ngoạn sơn xuyên, thấy điều kỳ lạ hoặc sự việc thú vị nào thì ghi lại. Do sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc, đôi khi họ cũng gặp không ít chuyện vui.
Ví như, một thương nhân miền Bắc đi Nam để làm ăn, nghe đồn về sự khác biệt giữa “cam Nam quýt Bắc,” liền tiện tay mang theo vài cây quýt giống Bắc. Hắn nghĩ rằng khi trồng ở miền Nam, chúng sẽ thành cam. Kết quả là, quýt vẫn là quýt, không giống như lời đồn “sinh ở Nam thành cam, sinh ở Bắc thành quýt.”
Khi ấy, khách lữ hành ghi lại chuyện này, coi như một câu chuyện cười.
Bùi Oanh xem mà thích thú vô cùng.
Cam Nam quýt Bắc,chỉ là một ví dụ, vốn là câu nói của Yến Anh nhằm châm biếm Sở Vương, kỳ thực quất và chỉ là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Đã khác loài, làm sao có thể trồng ra cùng một loại quả?
Có lẽ bởi " cam Nam quýt Bắc," do danh sĩ nói ra, lại có vua chúa nhắc đến, thêm vào thời cổ nhân khẩu ít lưu động, tin tức khó truyền đi, nên mới xảy ra chuyện nhầm lẫn như thế.
"Phu nhân đang cười điều gì vậy?" Hoắc Đình Sơn thấy nàng khẽ cong khóe miệng.
Bùi Oanh kể hắn nghe chuyện trong sách, cuối cùng nói:
"Con người luôn không ngừng khám phá. Năm này qua năm khác, đời này nối đời kia, đến khi quay đầu nhìn lại, rất nhiều điều từng là bí ẩn không ai lý giải được, ngay cả những lão nhân trăm tuổi từng trải cũng chẳng hiểu, có khi về sau chỉ trẻ nhỏ cũng có thể trả lời."
Hoắc Đình Sơn bỗng nhiên hào hứng:
Thao Dang
"Phu nhân hãy nói ta nghe về đời sau, biết đâu một ngày ta sẽ cùng phu nhân đến nơi ấy."
Hắn lại bổ sung một câu:
"Phải nói tường tận chút."
Trước kia hắn cũng từng cùng Bùi Oanh nhắc đến đề tài này, nhưng chưa hỏi kỹ càng.
Nàng nói từ nam chí bắc chỉ cần hai canh giờ, nói người ta xây đường dưới đáy biển, lại nói vận chuyển hàng hóa không còn phụ thuộc vào xe bò, xe ngựa mà dùng xe sắt và phi cơ.
Khi ấy, hắn đã sững sờ rất lâu trước cảnh "nhà nhà dư lương" của thời thịnh thế ấy, nhưng chưa kịp truy hỏi thêm về "xe sắt" hay "phi cơ" là thứ gì.
Sắt thép nặng nề như vậy là điều không cần nghi ngờ. Lấy sắt mà làm ra vật chở cả ngàn vạn thạch hàng hóa, vậy mà còn có thể không ngừng nghỉ chạy ngàn dặm...
Trong mắt Hoắc Đình Sơn, chỉ có thể dùng bốn chữ mà hình dung: thiên phương dạ đàm (chuyện hoang đường).
Bùi Oanh nghe hắn nói "cùng trở về", không nhịn được mà khẽ cười.
Nào dễ dàng nói trở về là có thể trở về. Thuở xưa, tại huyện Bắc Xuyên lo tang sự cho Mạnh Đỗ Thương, nàng nhiều lần lui tới tòa cự trạch của Mạnh gia, từng mấy lần dẫn con gái đến nơi nàng tỉnh lại khi xưa, hy vọng nhắm mắt mở mắt, hai mẹ con nàng có thể cùng trở lại hiện đại.
Nhưng rốt cuộc vẫn không thể.
Bùi Oanh trầm ngâm:
"Trong thoáng chốc ta không biết bắt đầu kể từ đâu."
Hoắc Đình Sơn nhớ lại buổi xế chiều hôm ấy, trong thư phòng nàng từng nói về chế độ khảo thí:
"Vậy bắt đầu từ việc chọn quan đi."
Bùi Oanh liếc nhìn hắn, người sẽ làm hoàng đế sau này:
"Ngài biết không, bên ta đã không còn hoàng đế, là nhân dân làm chủ đất nước."
Lời này nàng từng nói qua, Hoắc Đình Sơn chỉ khẽ gật đầu:
"Nhân dân làm chủ, ắt cũng phải có kẻ đứng đầu. Bằng không, bách tính đông vô kể, mỗi người một lời, biết bao nhiêu quyết sách không thể thực hiện."
Bùi Oanh gật đầu:
"Thực vậy, cho nên bên ta có đại biểu nhân dân, là những người dân bầu lên rất nhiều đại diện, định kỳ nhóm họp để thảo luận quốc sự. Ngoài ra, người lãnh đạo tối cao bên ta là..."
Sau đó, nàng giải thích đại khái về cấu trúc quan viên, cách tuyển chọn công chức, từ việc đi trên con đường làm quan đến những cơ chế thăng tiến.
Cuối cùng, nàng nói:
"Thật ra thêm vài trăm năm nữa, cách thức chọn lựa bằng khoa cử này cũng sẽ xuất hiện. Khi đó, người ta gọi nó là "khoa cử"."