Dị Năng Trọng Sinh: Thiếu Nữ Bói Toán Thiên Tài

Chương 399

Khi Ngọc Thanh và Dương Tử Mi chạy tới chỗ mộ phần thì thấy quan tài đã bị ném qua một bên, bùn đất xung quanh huyệt có hai dấu chân khá đậm, trong không khí vẫn còn thoang thoảng mùi thi thể đã thối rữa.

- Sư phụ,nó trốn mất rồi!

Dương Tử Mi hoảng hốt nhìn chỗ huyệt kia. Có ai ngờ, bên dưới chiếc quan tài kia còn có chỗ để giấu thi thể chứ? 

- Tử Mi, nhanh chóng tìm rồi tiêu diệt nó đi!

Trong mắt Ngọc Thanh tràn đầy sự lo lắng:

- Nếu như có người bị nó cắn thì sẽ có chuyện lớn đấy! 

Dương Tử Mi gật đầu, mắt thì nhìn khắp xung quanh.

Cô phát hiện chỗ gần thôn trang có một tầng hắc khí, có lẽ đó là do cương thi gây ra.

Cô cùng sư phụ mình nhanh chóng chạy theo hướng kia, khi sắp đến gần thì cả hai nghe thấy một tiếng kêu thảm thiết, vào thời điểm mới sáng sớm, lại ở trong vùng núi thì tiếng kêu càng thêm rõ ràng và vang vọng... 

Tâm Dương Tử Mi trầm xuống:

- Sư phụ, hình như là giọng của sư thúc!

Ngọc Thanh rõ ràng cũng nhận ra điều này. 

Hai người bước nhanh hơn, vội vàng chạy tới.

Trên mảnh sân phơi lúa kia, một con cương thi mặc quần áo dơ bẩn đang bị trói bởi dây trói thi, trên trán nó dán một lá bùa màu vàng, nó vẫn còn đang cố gắng giãy giụa để trốn thoát.

Còn Ngọc Chân Tử đang ôm cánh tay bị chém xuống, nằm lăn lộn trên mặt đất, máu chảy đầm đìa chỗ miệng vết thương, chảy ra đầy đất, ông ấy nằm trên đất ôm vết thương không ngừng kêu rên. 

- Sư thúc...

Dương Tử Mi hét lên, cô vội lấy ngân châm ra, nhanh chóng cầm máu chỗ miệng vết thương, sau đó lại thoa bạch dược Vân Nam lên, đưa thêm cả chân khí vào.

Máu trên tay Ngọc Chân Tử dần dần ngưng chảy, gương mặt tái nhợt của ông ấy sau khi được truyền chân khí mới khôi phục được một chút huyết sắc. 

- Sư thúc, đã có chuyện gì xảy ra thế ạ?

Dương Tử Mi không nhịn được mà liếc qua cương thi đang nằm thẳng tắp ở bên cạnh một cái, mùi hôi thối nồng đậm tràn vào mũi, cô chỉ còn cách niệm chú để che lại mũi mình.

Đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy cương thi trong truyền thuyết! 

Cô luôn cho rằng nó rất ghê tởm, nhưng so với Kappa (1) và quỷ ranh (2) trước đó thì cương thi này có chút không đáng để nhắc tới, nhưng mà một tử thi vừa đen vừa hôi thật sự rất buồn nôn!

- Ta bị nó cắn vào tay, sợ thi độc sẽ lan ra nên dứt khoát chém đứt cánh tay luôn!

Dương Tử Mi nhìn cánh tay bị của Ngọc Chân Tử chém xuống trên mặt đất, màu da đã biến thành màu đen như tử thi kia. 

- Phải nhanh chóng đốt nó thôi, nếu để lâu thì thi độc sẽ phát tán xung quanh.

Ngọc Thanh cũng chưa kịp xót cho sư đệ đang bị thương của mình.

Ngọc Chân Tử hiểu rõ điều này cho nên khi ông ấy dứt khoát chém bỏ tay để giữ mạng sống là vô cùng đáng khen ngợi, nếu không thì chỉ sợ bây giờ ông ấy cũng đã biến thành cương thi rồi. 

- Đốt ở đây luôn sao?

Dương Tử Mi nghi hoặc nhìn xung quanh.

- Tất nhiên là không được, nơi này là sân phơi lúa của thôn Nhạc gia, nếu như thi độc phát tán ra xung quanh thì sẽ là tai họa cho cả thôn, phải chuyển nó đi nơi khác mới được. 

Ngọc Chân Tử giải thích.

Dương Tử Mi ghét bỏ nhìn thứ kia:

- Dời bằng cách nào ạ? 

Nếu bảo cô dời thì chắc chắn là không thể rồi!

Nhưng cô cũng không thể nào nhẫn tâm để cho sư phụ đã lớn tuổi làm việc này.

- Để ta dẫn thi (3) cho! 

Ngọc Chân Tử nhịn đau nói.

- Ta từng ở Tương Tây mười năm, đã học được phương pháp này với một đạo trưởng đuổi thi rồi!

Dương Tử Mi chớp mắt nhìn sư thúc. 

Sư thúc của cô nhìn bề ngoài lôi thôi, vô năng như vậy, nhưng mà ông ấy cũng hay làm những chuyện khiến người khác bất ngờ.

Từ khi ông ấy có dũng khí dứt khoát chặt đứt cánh tay bị cắn kia thì đã thật sự khiến người khác khâm phục.

- Trời sắp sáng rồi, mau dẫn nó chạy tới chỗ sâu trong núi để hủy diệt thôi, còn cả cánh tay này nữa. 

Ngọc Thanh gật đầu, quay đầu nói với đệ tử.

- Tử Mi, con xem tháp sắt nhỏ có thể hấp thu sạch sẽ được độc khí còn dư lại này hay không.

***

(1) Kappa: một loại quỷ trong truyền thuyết Nhật Bản.

(2) Qủy ranh: hồn phách của những đứa trẻ chết non biến thành quỷ.

(3) Dẫn thi: phương pháp dùng bùa chú, nến, chương để ra lệnh cho cương thi đi theo  
Bình Luận (0)
Comment