Nhà ăn của bệnh viện quân y vừa có cơm vừa có mì, chẳng hạn như mì nước, phở xào, đồ ăn vặt, còn có trứng gà chiên nữa, bên trên được rải tôm đã bóc vỏ, trứng gà sợi được chiên qua bằng dầu nên phần rìa vàng óng giòn rụm, còn có bánh kê vàng, bánh gạo, bánh ngọt và các loại điểm tâm khác, cho dù mùi vị có thể nào thì nhìn thôi cũng đã đủ hấp dẫn rồi.
Tư Đồ Khiết nhìn Cố Ngạn ý muốn nói lấy một phần cơm phần, lần đầu tiên ăn cơm với người ta cũng không nên tỏ ra kén ăn quá, anh cũng gọi một phần giống vậy, khoai tây xào thịt bò, thịt ba chỉ hầm đậu cô ve và khoai tây sợi, canh trứng gà nấu với rong biển.
Cơm nhìn thì không ngon lắm nhưng vừa ăn thử một miếng thì thấy rất mềm dẻo, lúc nhai thì mọng nước, đây là gạo Ngũ Thường, là loại gạo ngon.
Tư Đồ Khiết không những có khứu giác vị giác nhạy bén mà khả năng thử thuốc cũng đứng đầu, chỉ cần là thứ vào miệng cô thì cho dù đó là gạo, bột, lương thực hay gia vị, cô đều có thể nếm ra được chất lượng và nơi sản xuất, còn có thể dựa vào mùi vị của nó để phân biệt, đại khái sẽ đoán được tình trạng khí hậu của khu vực đó, có đủ ánh sáng không, mưa thuận gió hòa không, có từng bị thiên tai không, đã dùng hóa chất gì.
Theo lời bác sĩ Cố Minh nói thì đây gọi là thiên phú, là thiên phú trong trung y, là thiên phú mà người khác không có.
Cố Ngạn lấy giấy ăn ra lau sạch đũa rồi đưa cho Tư Đồ Khiết, sau đó đổi lấy đũa của Tư Đồ Khiết cũng cẩn thận lau sạch, vừa lau vừa nói: “Có thể cho tôi mạo muội hỏi một câu, năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi?”
Tư Đồ Khiết ngồi thẳng người: “Cháu tuổi Tuất, hai mươi mốt tuổi rồi ạ.”
Quả nhiên vẫn còn nhỏ, mới chỉ hai mươi mốt tuổi thôi.
“Cho nên cháu cũng đồng ý dùng mối hôn nhân này để tiếp nhận tài sản à?” Cố Ngạn ghé sát lại gần: “Không ai ép cháu chứ?”
Một cô bé nhỏ như thế, theo như lời người ta nói thì không cha không mẹ, đương nhiên anh có lý do để nghi ngờ có phải do nhà họ Cố ép buộc để ôm lấy mối hôn sự này.
Tại sao Tư Đồ Khiết lại cố chấp muốn thừa kế lại Vô Ưu Đường, là vì năm đó cô mắc phải bệnh viêm gan vàng, lúc đó căn bệnh này không có thuốc nào chữa được, là bệnh nan y nhưng Cố Minh đã chữa khỏi cho cô sao?
Tư Đồ Khiết còn nhớ thầy rút từng ống nước trong người cô ra thế nào, phối hợp các loại thuốc ra sao, ban ngày khám bệnh, ban đêm thì ngồi cạnh giường bệnh, tay bắt mạch cô, chăm chú quan sát hơi thở của cô, cho đến khi cứu cô sống lại.
Nhà họ Cố sợ ông bị truyền nhiễm, khuyên Cố Minh đừng vì chữa bệnh cho người khác mà liên lụy bản thân.
Cố Minh chỉ cười không trả lời, nhưng sau khi Tư Đồ Khiết được chữa khỏi, lúc thêm phương thuốc mới vào sổ của Vô Ưu Đường thì ông vui mừng như một đứa trẻ vậy, ông nói với cô: “Nhìn đi, Vô Ưu Đường chúng ta lại có thêm một phương thuốc mới nữa rồi!”
Sau này thấy các bệnh viện hiện đại ngày càng mở ra nhiều hơn nhưng thành phố Đông Hải thì chỉ có một bệnh viện trung y, còn nửa sống nửa chết, cả ngày các bác sĩ chỉ cầm tách trà đọc báo, lúc này ông sẽ thở dài: “Thật sự không ngờ, gia nghiệp tổ tiên truyền suốt mấy ngàn năm, là bệnh viện trung y dưới chính phủ quốc dân năm 1929 cũng không bị hủy nhưng nay lại bị hủy trong tay thầy.”
“Thầy vất vả cả đời nhưng lại là người lấp mồ cho trung y sao?” Ông luôn nhắc đến chuyện này.
Tư Đồ Khiết được trung y cứu sống nên cũng sẽ theo trung y cả đời, vì cô biết trung y có tác dụng rất lớn.
Thầy cô không muốn trở thành người lấp mồ thì cô càng không thể là người trông mộ được.
Cô kiên định gật đầu nói: “Vâng.”
Mắt cô đỏ ửng lên, Cố Ngạn lấy khăn tay mình ra đưa cho cô, đồng thời nói: “Hôn nhân không có nền tảng từ tình cảm sẽ như tòa thành xây trên bãi cát, sẽ không kiên cố đâu. Tôi lại cảm thấy Tư Đồ Khiết cháu như một nữ anh hùng, không nên vì muốn kế thừa một dược đường mà gả cho người không có cơ sở tình cảm, bản thân cũng không thích người đó.”