Đích Mẫu Tại Thượng, Nghịch Tử Nghịch Nữ Quỳ Hết Xuống (Dịch Full)

Chương 806

Chương 806 -

Vân Sơ ở lại Dưỡng Tâm Điện dùng bữa với Sở Hoằng Du, chủ yếu là nơi này cách Ngự Thư Phòng khá gần, sau khi dùng bữa có thể nghỉ ngơi một chút rồi lại đến Ngự Thư Phòng lên lớp.

“Nương, tại sao hôm nay thượng triều lại không cho con nhắc tới chuyện xuất binh tấn công Đông Lăng?” Sở Hoằng Du uống một ngụm canh, buông đũa, ngồi thẳng lưng hỏi: “Phụ thân đã mất tích hơn ba tháng, con thật sự lo lắng.”

Vân Sơ mở miệng nói: “Đại Tấn và Đông Lăng cách nhau biển rộng, chỉ cần phái binh đóng giữ hải tuyến thì người Đông Lăng sẽ không xâm lấn được nữa, có thể không khai chiến thì sẽ không khai chiến, đây là ý tưởng của đa số đại thần trong triều. Còn phụ thân con... bọn họ chỉ cho rằng người chết cũng đã chết rồi, không nhất thiết phải xuất binh đi làm một chuyện vô nghĩa.”

Mấy đời hoàng đế trước đó đều thích mở rộng bản đồ, chủ động mở ra rất nhiều chiến dịch, dẫn tới nội bộ Đại Tấn trở nên trống rỗng.

Sau khi tiên hoàng đăng cơ, Đại Tấn chủ yếu là nghỉ ngơi lấy lại sức, tiên hoàng chỉ muốn giữ gìn những cái đã có, bảo vệ quốc thổ, cũng xem như là một hoàng đế đủ tư cách.

Bởi vậy đa số triều thần đều không thuộc phái chủ chiến.

Đời trước, Đông Lăng nhiều lần quấy rầy Đại Tấn, Đại Tấn chỉ cảnh cáo chứ chưa thật sự làm ra hành động gì, vì thế mới cổ vũ cho dã tâm của người Đông Lăng.

Đợi đến khi Đông Lăng tích đủ lực lượng, Đại Tấn đã trở thành cá nằm trên thớt của Đông Lăng, các thành trình ở vùng duyên hải đều bị xâm lược, chiến hỏa khắp nơi, vô số dân chúng trôi giạt bốn phương... Mà tới lúc đó, hai trăm ngàn binh hèn mọn căn bản không có biện pháp đánh đuổi Đông Lăng...

Nàng chủ trương nhân cơ hội thu phục Đông Lăng không phải chỉ để báo thù cho Sở Dực mà còn để tránh một trận huyết chiến không cần thiết về sau.

Hiện tại không đánh trận này, ngày sau hậu bối phải ra trận, hơn nữa còn phải trả cái giá đắt gấp trăm lần.

Nhưng nếu bây giờ đưa ra ý kiến xuất binh thì sẽ không được triều thần ủng hộ.

Cần phải tìm một cơ hội.

Mẫu tử hai người tâm sự việc triều chính một hồi thì lại trở về với công việc của mình.

Sáng nay Sở Hoằng Du dạy quá sớm, cần phải chợp mắt một lúc rồi mới đến Ngự Thư Phòng đọc sách.

Vân Sơ trở lại An Khang Cung, nhốt bản thân trong thư phòng, mở giấy Tuyên Thành, viết tên rất nhiều người lên đó, còn vẽ rất nhiều đường nối...

Buổi lâm triều ngày hôm sau.

Vân Trạch mang theo một vị lão giả đầu tóc bạc phơ lên đại điện.

“Là Âu Dương lão tiên sinh!”

“Trời ạ! Vân đại nhân lại có thể mời Âu Dương tiên sinh rời núi.”

“Âu Dương tiên sinh lớn tuổi như vậy, có thể làm đế sư được sao, có khi nào sẽ té xỉu trên triều không...”

“Là tên tiểu tử vương bát đản nào?” Âu Dương Diệp thổi râu trừng mắt: “Ta chỉ lớn tuổi chứ không phải bị bệnh!”

Vị đại thần bị nói là vương bát đản đã gần năm mươi, dù xấu hổ gần chết nhưng cũng không dám nói gì.

Cũng may lúc này đã bắt đầu khai triều.

“Khấu kiến Hoàng Thượng Thái Hậu!” Âu Dương Diệp bước ra: “Vân đại nhân mời lão phu rời núi dạy hoàng thượng đọc sách, còn mời lão phu tham dự triều hội, có phải nên phong quan chức cho lão phu?”

Cả triều văn võ: “...”

Lần đầu tiên nhìn thấy có người đòi chức quan.

Sở Hoằng Du khó xử, quay đầu hỏi: “Thái Hậu thấy thế nào?”

Âm thanh của Vân Sơ từ sau bức rèm truyền tới: “Âu Dương tiên sinh lúc trước đã là Thái sư, lần về triều này, chức vị tuyệt đối không thể thấp hơn Thái sư.”

Sở Hoằng Du vẫn khó xử: “Nhưng không còn chức quan nào trên Thái sư.”

Hứa thái sư cười khổ.

Âu Dương tiên sinh về triều, chuyện này chính là nhắm vào ông ta.

Ông ta bá chiếm thân phận đế sư nhưng lại không dạy dỗ hoàng đế thuật đế vương, e là Thái Hậu đã sớm muốn đổi ông ta từ lâu.

Cũng được, rời xa xoáy nước ở triều đình, tộc nhân của ông ta mới được an toàn.

Dù sao ông ta cũng đã lớn tuổi, cũng nên về quê dưỡng lão.

Lúc này rời đi, Nhiếp Chính Vương cũng không thể bắt lỗi.

Nghĩ vậy, Hứa thái sư đi ra: “Gần đây thân thể của thần ngày càng sa sút, thật không còn sức lực để phụ tá Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng chấp thuận cho lão thần từ quan!”

Bình Luận (0)
Comment