Trịnh Thiển giơ tay chỉnh lại mái tóc mướt mồ hôi, cô ngồi xuống nghỉ ngơi một lúc, thời tiết nóng nực quả thật làm người ta nuốt không trôi.
Cũng may khi hoàng hôn buông xuống, nhiệt độ cũng không còn gay gắt như ban ngày, làn gió đêm dịu nhẹ cuối cùng cũng mang lại chút mát mẻ cho mùa hè nóng bức.
Trịnh Thiển cầm dung dịch dinh dưỡng đi đến bên hồ nước.
Hồ nước nhân tạo rất lớn, nhìn đâu cũng thấy sóng nước lấp lánh ở trên mặt hồ, nhìn lâu rất dễ bị màu cam của hồ nước làm cho hoa mắt.
Cô bước lên đường ván gỗ, nhỏ vài giọt dung dịch dinh dưỡng sền sệt vào những nơi hoa sen dày đặc cũng như nơi sen vua đang ở.
Khi màu xanh lá trong hồ tiêu tan, mặt nước trong veo nhanh chóng trở về yên tĩnh.
Trịnh Thiển tiếp tục đi dọc theo đường ván gỗ về phía trước, những lá sen tròn tròn đung đưa trong gió, vài nụ hoa chưa nở đã nhô ra khỏi mặt nước, nửa ao ngập tràn hoa sen không nhìn thấy điểm cuối.
Không biết có phải do cô tưởng tượng ra hay không, nhưng khi đi ngang qua, Trịnh Thiển cảm thấy hương sen toả ra hình như nồng nàn hơn trước.
Sau khi tưới nước cho toàn bộ thực vật trong vườn xong, Trịnh Thiển xách một xô nước nhỏ đi tới khu vực cây cổ thụ.
Bận rộn cả một ngầy, đây chính là công việc cuối cùng của cô.
Cây Bàn Đào hơn 400 năm tuổi vẫn mục nát như xưa, vỏ cây khô nứt, bên trong trống rỗng, dù có lắp thiết bị tưới phun sương tự động ở phía đỉnh và bên trong thân cây, cộng thêm cả việc chú tâm chăm sóc, nhưng cuối cùng vẫn không thể ngăn được sự suy tàn của nó.
Trải qua bao nhiêu năm tháng gió táp mưa sa như vậy, cây bàn đào không chỉ bị hư hại về hình thức mà chức năng sinh lý cũng đã vô cùng suy yếu, khả năng hấp thụ rõ ràng không còn được tốt như trước.
Những phương pháp phù hợp với cây trồng thông thường như xới đất, bón phân hay cải tạo đất đều không thể cứu được nó, bất cứ ai tinh ý đều có thể thấy rằng nó chỉ có thể dựa vào ngoại vật để kéo dài hơi tàn.
Diệp Hàn mang theo một cái thùng tiến vào hàng rào bảo vệ, chậm rãi tưới nước xung quanh rễ cây.
Cô tưới rất chậm và cẩn thận, tuân thủ nguyên tắc tưới lượng ít nhưng tưới nhiều lần.
Chẳng qua Trịnh Thiển cũng không dám tưới quá nhiều, cô rất nhanh đã ngừng lại.
Là cây cổ thụ đã cố gắng để sống sót trong hàng trăm năm, thế nên chỉ cần một chút bệnh tật, côn trùng gây hại hay lá vàng cũng có thể khiến tình trạng của nó ngày càng tệ đi, thế nên việc tưới nước cũng phải vừa phải.
Chẳng may rễ cây bị thối rữa do úng nước, thì cô hoàn toàn không thể nào cứu chữa được.
Nhưng mà cây bàn đào này lại không hề ‘cảm kích’, đối với nó, dung dịch dinh dưỡng giống như bệnh nhân đang hấp hối đột nhiên ăn được Tiên Đan vâỵ.
Đáng tiếc còn chưa cảm nhận được hương vị rõ ràng thì đã biến mất hết sạch, như thế thì bảo làm sao nó lại không khó chịu chứ?
May mà Trịnh Thiển không nghe được nó nói gì, nếu không cô nhất định sẽ nghe thấy tiếng ‘mắng chửi’ tức muốn hộc máu, còn mang theo giọng điệu như là hất hàm sai khiến.
Dù sao cây Bàn Đào này cũng đã sống hơn 400 năm rồi.
Được trồng từ thời nhà Minh rồi sống đến tận bây giờ, trải qua không biết bao nhiêu sự thay đổi của triều đại, tư tưởng phong kiến cũng đã ăn vào rất sâu.