Biên tập: BộtMấy cô gái bình thường đọc truyện về tình yêu sẽ bị cười nhạo là không có đầu óc, nhưng từ xưa đến nay, nếu đàn bà con gái đọc về binh pháp và chính luận lại thường bị coi là đi ngược với lẽ thường. Lâm Đại Ngọc xem « Tây Sương » thì không sao, nhưng nếu luôn miệng nhắc tới « Tư Trị Thông Giám » sẽ là to chuyện rồi. (1) (2) (3)
(1) Lâm Đại Ngọc: tên tự là Tần Tần, là nhân vật hư cấu, một trong bộ ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, tác giả Tào Tuyết Cần. Lâm Đại Ngọc không phải có nghĩa là viên ngọc lớn quý giá như nhiều người lầm tưởng. “Đại” (黛) ở đây không có nghĩa là to mà là một loại đá màu đen dùng để kẻ lông mày, mà đôi lông mày là bộ phận có khả năng biểu đạt tình cảm rõ rệt trên gương mặt người phụ nữ: khi nhíu mày – phiền muộn, khi cau mày – giận dữ, khi nhướn mày – ngạc nhiên… Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau của nàng chính là chi tiết đầu tiên đập vào mắt Bảo Ngọc cũng như độc giả. Đá kẻ lông mày lại là thứ dễ tiêu tan, mau mờ nhạt. Cái tên đã nói lên bản chất thơ mộng, lãng mạn, song cũng rất đỗi mong manh của Đại Ngọc. Tên nàng mang ý nghĩa là “hòn ngọc đen” đối lập với “chiếc trâm vàng” Bảo Thoa. Tần Tần là tên tự do Bảo Ngọc đặt lấy từ trong sách “cổ kim nhân vật khảo”. Chữ “Tần” này cùng với chữ “Sở” (đồng âm với chữ Sử trong tên của Sử Tương Vân) tạo thành ý “mưa Sở mây Tần”, có thể là dụng ý của tác giả. Trong tiểu thuyết, nàng là con gái Lâm Như Hải và Giả Mẫn, cháu ngoại Giả Mẫu, cháu ruột Giả Xá, Giả Chính, em họ của Giả Nguyên Xuân, Lý Hoàn, Giả Bảo Ngọc, Giả Thám Xuân, Giả Hoàn, Giả Liễn, Vương Hy Phượng, Giả Nghênh Xuân. Nàng là một trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách, tức là 12 cô thanh nữ. Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch Đầu Ký bình Lâm Đại Ngọc hai chữ tình tình.Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa là hai nhân vật đối lập, vì Đại Ngọc thuộc mộc 木, Bảo Thoa thuộc kim 金. Bảo Ngọc và Đại Ngọc có quan hệ mộc thạch tiền minh, Bảo Ngọc và Bảo Thoa có quan hệ kim ngọc lương duyên.(2) Tây Sương: hay còn gọi là Tây sương ký (tên đầy đủ là Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương ký – “truyện về Thôi Oanh Oanh chờ trăng dưới mái Tây”), là vở tạp kịch của Vương Thực Phủ, sáng tác trong khoảng những năm Đại Đức (1297-1307) đời Nguyên Thành Tông, miêu tả cuộc tình duyên vượt qua môn đăng hộ đối và lễ nghi phong kiến của nàng Thôi Oanh Oanh và chàng thư sinh Trương Quân Thụy.(3) Tư Trị Thông Giám:là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống.Cho tới tận bây giờ cũng vẫn là như vậy, cô chủ nhà ai luôn miệng nhắc tới dân quyền và dân tộc thường bị người nhà bịt kín miệng, sợ rằng sẽ dọa chàng rể tương lai chạy mất. Những năm phong trào học sinh bắt đầu rộ lên kia, bạn gái ở lớp bên cạnh lén lút mang tờ truyền đơn về nhà, tới ngày hôm sau đã phải nghỉ học. Người trong nhà bạn ấy nói không dám cho đi học tiếp nữa, nên lấy chồng sớm thì tốt hơn.
Gia đình như Cận Tiêu cũng không được học ở ngôi trường tốt nhất, đương nhiên bạn học cùng lớp cũng là con gái thuộc tầng lớp tương tự, không thể sánh với con gái những gia đình hàng đầu ở thành Tín Châu. Nghe nói học sinh nơi đó làm công tác tự trị rất tốt, con gái cũng có thể tự do diễn thuyết. Nhắc tới cũng thật nực cười, dường như tự do trên đời này đều là tự do mà nhóm người kia đang đấu tranh, giành giật vậy.
Bởi vậy nên dù có gả cho người rồi, có thể đặt mua tập san bao nhiêu tùy thích, nhưng Cận Tiêu không thể tự mua một vài loại sách vở không phù hợp. Lần trước Chu Thanh chỉ gửi kèm một cuốn tiểu thuyết đến mà cậu Tư đã mất hứng vô cùng. Nếu Cận Tiêu thật sự nghiên cứu về chính quyền Xô Viết hay sự phân chia quyền lực của Mỹ, thì không biết cậu Tư sẽ tức giận với cô tới mức nào nữa.
Có điều, Cận Tiêu vẫn tìm được sách để đọc, bởi chính cậu Tư cũng tự lưu giữ các loại sách tạp nham kia. Dù không biết anh có đọc hết tất cả những cuốn sách này thật hay không, nhưng cô thật sự có thể tìm được bản dịch mới nhất ở nơi này. Cận Tiêu rón rén thò đầu vào phòng chứa sách của cậu Tư, lần trước cô chỉ đọc được một chút trong cuốn «Bàn Về Tự Do» thì cậu Tư đã về rồi, vừa hay bây giờ có thể đọc nốt phần còn lại. (4)
(4) Bàn về tự do: (nguyên gốc tiếng Anh: On Liberty) là một trong những tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của John Stuart Mill, một nhà triết học thực chứng người Anh, đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội.Cô nhẹ nhàng kéo đèn rồi lần tìm theo trí nhớ, dường như cuốn sách kia bị cô giấu sau một chồng《Vĩnh Lạc Đại Điển》đồ sộ. (5) Nhưng lúc này Cận Tiêu tìm thế nào cũng không ra, cô lại mở tủ sách bên cạnh ra rồi lật tìm trong chỗ sâu. Tới khi sờ được một thứ lạnh buốt, cô lấy ra xem mới lấy là một vò rượu nhỏ.
(5) Vĩnh Lạc Đại Điển:là một bộ bách khoa toàn thư của Trung Quốc được biên soạn theo lệnh Minh Thành Tổ từ năm 1403 đến năm 1408. Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới và cho đến nay đây vẫn là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của thể loại này.Cận Tiêu áng chừng vò rượu nhỏ kia mà thấy mới lạ vô cùng, người chồng này của cô thường ngày có thể trò chuyện đôi câu về tiểu thuyết tình yêu, lần trước nhắc tới truyện dịch, anh cũng đã đọc tất cả. Vậy có lẽ anh đã đọc hết sách trong phòng chứa sách này thật, chỉ là không ngờ bên trong đó còn giấu cả rượu nữa.
Không lẽ ngày thường cậu Tư sẽ vừa uống rượu vừa đọc sách? Cận Tiêu khó lòng tưởng tượng được khung cảnh đó sẽ thế nào. Ngày thường cậu Tư thường ngồi nghiêm chỉnh duyệt công văn, chữ viết tay của anh nhìn rất đẹp, hơn nữa còn khiến anh trông càng đứng đắn hơn.
Uống rượu bình thơ là việc tiên thơ mới làm được. (6)
(6) Tiên thơ (Thi Tiên) Lý Bạch được giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi ông là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân.Cận Tiêu khẽ lắc đầu rồi lại đi tới mở ra, sau đó đụng phải cuốn sách dày nhất phía trên khiến tất cả báo chí, tập sàn rơi đầy đất.
Cô nhìn tờ tập san rơi trên mặt đất kia lộ ra một tờ quảng cáo người đẹp thì tưởng rằng cậu Tư cũng thích tiểu thuyết yêu đương giống mình, nhưng khi nhìn kỹ trang bìa thì lại có phát hiện mới.
Nếu chỉ là «Dân Báo», «Đại Công Báo» thì cũng không nói làm gì, nhưng trong chồng báo chí này của cậu Tư còn có «Công Nhân Họa Báo », «Quốc Sỉ Họa Báo», «Phản Đế Họa Báo » khiến Cận Tiêu ngạc nhiên không thôi. Mãi cho đến khi cô nhìn mấy tờ «Tân Thanh Niên », xem ngày thì mới thấy là những tờ báo được phát hành gần đây. (7) (8) (9) (10)
(7) Dân Báo: là báo Đảng bàn về chính trị do Trung Quốc Đồng Minh Hội sáng lập từ năm 1905, trong đó có các chuyên mục “Nghị Luận”, “Bài Bình”, “Góc Thảo Luận”, “Ký Sự”, “Góc Dịch”, mỗi kỳ sẽ đăng sáu, bảy mươi nghìn chữ, khoảng 150 trang, bên trong còn có vài bức ảnh và một số quảng cáo. Ban đầu báo này là tạp chí xuất bản hàng tháng, nhưng vì thường trễ hạn và dừng xuất bản giữa chừng nên đến tháng 2 năm 1910 đã ra kỳ cuối cùng, tổng cộng có 26 kỳ.(8) Đại Công Báo: (trong tiếng Anh thường gọi là Ta Kung Pao theo phiên âm tiếng Quảng Đông, trước từng gọi là L’Impartial) là tờ báo tiếng Trung hoạt động lâu đời nhất tại Trung Quốc. Tờ báo có trụ sở tại Hồng Kông và được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hỗ trợ kể từ năm 1949. Tờ báo bao gồm các chủ đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và được coi là tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông. Tháng 6 năm 2002, Đại Công báo đã kỉ niệm 100 năm hoạt động mặc dù có tin đồn rằng chính phủ Trung Quốc đã cắt hỗ trợ cho báo kể từ năm 1997 sau khi thu hồi chủ quyền Hồng Kông.(9) Họa báo: là tuyên truyền bằng hình ảnh, những bức ảnh trên tập san hoặc báo chí sẽ chiếm phần lớn, chữ chỉ là phụ, theo đó có hiệu quả trực quan, tuyên truyền bằng thị giác mãnh liệt. Họa báo sớm nhất là “Điểm Thạch Trai Họa Báo” ra đời vào năm 1877 ở Thượng Hải, vào những năm 20 ở Thượng Hải có “Lương Hữu” và “Nhân Dân Họa Báo” đều là các họa báo lâu đời nổi tiếng.(10) Tân Thanh Niên là một tạp chí cách mạng có sức ảnh hưởng ở những năm 20 ở Trung Quốc. Báo có tên trước là “Tạp Chí Thanh Niên”, tới quyển thứ hai được đổi thành “Tân Thanh Niên”, tờ bào này đã góp phần quan trọng trong phong trào Ngũ Tứ (một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc) lúc đó.Quân phiệt cắt cứ, thế lực của nhà họ Nhan lại gắn kết với bên láng giềng, mà càng xuôi Nam sẽ càng có tư tưởng tiến bộ hơn. Những cuốn sách này của cậu Tư giống như Càn Long đọc «Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền» vậy, quả là khiến cô khiếp đảm không thôi. (11) (12)
(11) Càn Long (Thanh Cao Tông) là Hoàng đế thứ sáu của Nhà Thanh, và là Hoàng đế Mãn Thanh thứ tư sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ dùng niên hiệu Càn Long (乾隆), nên còn gọi là Càn Long Đế (乾隆帝).(12) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốcthông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân, được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác (điều 2). Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.Chính nước Nga cũng đã thay đổi hình thức cơ cấu của chính quyền nhà nước, sau đó liên tục có người liên tưởng dẹp yên lý tưởng thế giới với nguồn gốc của nước Nga. Có điều, trên thế giới này đâu có nhà cách mạng nào hoàn toàn đúng đắn, kẻ cầm vũ khí nổi dậy có thể khiến trời đất xoay vần, nhưng thu dọn cục diện rối rắm và ổn định tình thế lại là một nhóm người khác. Có lẽ cậu Tư cũng hiểu quy luật ấy nên một mặt ra lệnh cấm không cho cô đọc những sách này, một mặt lại lén lút đọc một mình. Sau khi Cận Tiêu thấy hoảng sợ thì lại tức giận vô cùng.
Vì vậy, cô đánh liều mở vò rượu kia ra, mỗi lần cậu Tư không cho cô qua lại với Chu Thanh, bảo Chu Thanh thường nói những lời “phản động”, cô đều nhịn cả, nhưng bây giờ có thể coi là đã nắm được điểm yếu của anh rồi. Cận Tiêu của lúc trước không dám giận dữ hôm nay lại trút giận bằng cách can đảm mở tất cả những sách báo ngày thường không được phép đọc kia ra. Tóm lại, sách này không phải do cô mua, sách cấm kết hợp với rượu cấm khiến Cận Tiêu hăng hái vô cùng.
Lúc Nhan Trưng Bắc về tới thì đã muộn rồi, anh vào phòng ngủ mà không thấy Cận Tiêu đâu, hỏi mẹ Ngô thì bà cũng nói không thấy. Anh đi qua đi lại trong phòng khách rồi sai người hỏi gác cổng, nhưng cũng không nghe nói Cận Tiêu đã ra ngoài.
Một người buôn bán vũ khí ở tỉnh lân cận mở tiệc chiêu đãi cậu Tư, tiện thể tiết lộ chút tin tức nên mới khiến anh về muộn như vậy. Cậu Tư đang day trán thì nghe Oanh Yến bước lên nhắc nhở: “Em nghe người làm bên dưới nói hôm nay đèn ở phòng chứa sách sáng lên.”
Cậu Tư nhà họ Nhan đứng dậy đi về phía bên kia. Có lẽ do chột dạ nên mẹ Ngô nhiều lời đôi câu, sau đó cậu Tư mới biết tối nay Cận Tiêu không ăn cà rốt. Anh khẽ thở hắt ra rồi đi lên lầu.
Cửa phòng chứa sách khép hờ lộ ra ánh đèn bên trong, cậu Tư đẩy cửa vào thì ngửi thấy chút hơi rượu. Anh là người lăn lộn trên bàn rượu từ nhỏ, vì vậy có thể nhận ra đây không phải loại rượu bình thường, mà là Vodka anh thường trộm của cha khi còn nhỏ. Khi ấy anh sẽ trộm chắt rượu vào vò rượu nhỏ của mình rồi đóng kín lại, nhét vào trong phòng sách.
Chính cậu Tư cũng không nhớ những chuyện xuẩn ngốc thuở còn nhỏ kia, nhưng vò rượu đó vẫn được đem theo tới Thiều Quan, thỉnh thoảng có thể khiến anh nhớ tới lúc bị cha phát hiện trộm uống say, sau đó đánh vào lòng bàn tay anh.
Nhưng dường như hôm nay rượu không còn nữa rồi. Mợ chủ nào đó đang nằm nghiêng trên thảm, xung quanh là đống tập san và họa báo, cậu Tư bước lên phía trước rồi đá thử vào vò rượu kia thì đã thấy trống rỗng.
Cận Tiêu nghe thấy tiếng vò rượu đổ xuống đất, sau đó thấy trước mắt mình xuất hiện một đôi ủng chiến đấu màu đen, cô lại nhìn tiếp lên trên thì trông thấy khuôn mặt của cậu Tư. Lúc này cô đã say, cậu Tư lại đang ngồi xổm trên mặt đất quan sát cô thật kỹ, thế nhưng Cận Tiêu cũng không sợ, mà còn cười hì hì muốn ốm lấy anh.
Cô chủ động như vậy nên cậu Tư cũng để cô ôm. Cận Tiêu rúc đầu vào lòng anh, hơi thở nhuốm đầy mùi rượu, trên mặt lại là đắc ý nho nhỏ: “Hừ, lại còn cấm em đọc…” Cô nói rồi nấc rượu một cái, sau đó ngửa mặt lên cười ngây ngô với anh: “Chính cậu cũng đọc lén đấy thôi?”
Cậu Tư ôm cô rồi đánh mắt nhìn lướt qua đống sách bị ném xuống đất, sau đó cười khẽ: “Thì ra em biết hết tất cả.”
“Đương nhiên là em biết hết rồi.” Cận Tiêu giãy ra mà úp sấp bên tai anh, như vậy khiến hơi thở của cậu Tư cũng tràn ngập hương rượu ngọt ngào của cô. Cô vừa rì rầm vừa cười trộm như con hồ ly nhỏ ăn vụng thành công, cậu Tư tập trung nghe một lúc lâu mới nghe được nửa câu: “Cậu muốn…” Sau đó là mấy từ “thanh niên” hoặc “cách mạng” đứt quãng. Tóm lại, anh biết cô uống say nên nói bậy, vì thế mới ôm Cận Tiêu đi về phía phòng ngủ.
Cô nói rất nhiều lời trong lúc say, lúc thì làm loạn “mẹ Ngô chỉ nghe cậu, không nghe em”, lúc thì khóc rưng rức nói mấy lời như “cậu là đáng ghét nhất”, hay thỉnh thoảng lại giãy giụa muốn đánh anh. Cậu Tư bị cô làm loạn tới không bước lên thang được, vì thế đánh phải dọa cô: “Còn làm loạn nữa thì tới phòng bếp ăn cà rốt.”
Vẻ bệu miệng muốn khóc của cô khiến cậu Tư thấy vừa đáng yêu vừa buồn cười, anh cúi đầu hôn lên môi cô rồi dụ dỗ: “Yên lặng một lát, về phòng rồi em muốn làm loạn thế nào cũng được.”
Cận Tiêu như nghe hiểu nên ngoan ngoãn co lại trong lòng anh, sau chỉ đưa tay nghịch phù hiệu, đếm đường vân trên cổ áo của anh. Có điều, cô thấy hoa mắt vô cùng, đếm thế nào cũng không hết được. Cậu Tư đặt Cận Tiêu lên giường nhưng cô lại muốn nhìn rõ hơn nên ôm lấy cổ của cậu Tư, còn ngốc nghếch phàn nàn với anh: “Rốt cuộc là có bao nhiêu đường vân, sao em không nhìn rõ nữa?”
Nhan Trưng Bắc ngồi ở mép giường, người hơi khom xuống cho cô đếm tiếp. Có lẽ do cô sốt ruột muốn đến gần nên một thì cọ chóp mũi vào cổ anh, lát sau lại cọ vào cằm anh, quả là giống chú mèo con đang làm nũng.
Cậu Tư bị cô trêu chọc như vậy thì cũng thấy căn phòng nóng lên một chút, vì thế đã thẳng tay cởi quân phục ra. Phù hiệu trên cổ áo kia chợt rời ra xa, rồi chỉ sau một giây đã bị cậu Tư vứt thẳng lên sofa. Cận Tiêu cuống lên muốn đẩy cậu Tư ra để tìm lại, nhưng cổ tay của cô lại bị anh nắm lấy rồi cố định trên đỉnh đầu.
Cô nhớ hành động này, tóm lại là không phải chuyện gì tốt. Lúc môi của cậu Tư rơi xuống trán của Cận Tiêu, cô vẫn còn đang thì thào đếm “ba (tam)” hoặc là “bốn (tư/tứ)”, đếm tới mức nói lắp không ngừng. Tới khi cậu Tư nâng cằm của cô lên, cô mới chếch mắt nỉ non: “Cậu Tư.”
Hết chương 15.