Khánh Dư bực mình, đôi mày nhướn lên: “Câu hỏi của ta, hắn lại nói chỉ dùng để kiểm tra học sinh năm một, quả kinh người quá đáng”.
Khánh dư cười mỉa:
- Học phủ quả là cao siêu, nan đề của ta mà ngài chỉ dùng cho bọn tân sinh.
Vậy chắc đáp án phải chính xác lắm.
- Ta cho chúng đến bốn đáp án: Đáp án thứ nhất: lãi 2 quan; thứ hai: không lãi cũng không lỗ; thứ ba: lỗ mất 2 quan; thứ tư: lãi 1 quan.
Tướng quân có biết vì sao không?
- Sao có chuyện một câu hỏi mà đến bốn đáp án.
Như vậy chẳng phải không cái nào hoàn toàn chính xác hay sao?
- Đúng vậy, có những câu hỏi đặt ra là để thăm dò người khác.
Những câu hỏi như vậy sẽ không thế có một đáp án thoả mãn tất cả mọi người được.
Trong trường hợp này, ta đưa ra bốn đáp án cho học sinh lựa chọn.
- Những đứa học sinh chọn đáp án thứ nhất, "lãi 2 quan", và đáp án thứ hai, "không lãi cũng không lỗ", là những đứa chưa nắm vững toán học, đầu óc chưa đủ ứng biến.
Những học sinh này cần phải đưa sang ban toán thuật rèn luyện tiếp.
Năm ngoái ở học phủ mười đứa chỉ có hai đứa chọn những đáp án này.
- Câu trả lời mà nhiều học sinh chọn nhất là đáp án thứ tư "lãi 1 quan".
Những học sinh đưa ra câu trả lời này chắc chắn sở hữu một trí tuệ tinh tường tỉnh táo, có khả năng đọc hiểu tốt, và có năng lực toán học và đã có độ ứng biến.
Trong 10 đứa học sinh thì có đến 7 đứa chọn đáp án này, bọn này ta sẽ cho chúng ra ngoài kinh lịch thêm tại các nơi như quỹ kiến thiết, tửu lâu, xưởng sắt …
- Trong mười học sinh chỉ có duy nhất một đứa chọn đáp án ba “lỗ mất hai quan”.
Ta phỏng vấn người này, hắn nói: Trong tình huống mà đề bài đưa ra, có thể mua một con bò với giá 8 quan, và hoàn toàn có thể đợi đến mấy hôm sau để bán ra với giá 11 quan, như vậy có thể lãi hẳn 3 quan cho mỗi con bò không cần mất công đi lại nhiều thay vì mua đi mua lại, bán ra bán vào 2 lần liên tiếp mà chỉ thu về duy nhất 1 quan mà thôi.
Vậy tính ra, chúng ta đã lỗ mất 2 quan chứ không hề lời lãi gì cả."Đứa học sinh này, tướng quân nghĩ xem, ta làm thế nào với nó đây?
Mọi người nghe câu trả lời của hắn, ồ lên.
Đúng là đáp án phải như thế.
Học sinh kia quả là thông tuệ.
Mắt Khánh Dư sáng rỡ lên:
- Đây là nhân tài kinh doanh ngàn năm có một, ngài có thể cho ta gặp nó không?
- Chắc chắn được, nhưng phải để ta dạy dỗ thêm đã.
Ta không cho nó đi vào các cơ sở kinh doanh thực tập nữa.
Ta cấp cho nó một cái, gọi là “Quỹ đầu tư Sơn Tây Hầu”, bỏ vào đó một lượng tiền vốn, rồi mặc nó kinh doanh.
Để xem kết quả thế nào?
Khánh Dư ngửa đầu cười:
- Ta phục rồi, trước đây có người nói đến tai ta, xưng ta là người thông minh của Đại Việt.
Gần đây nghe nói xuất hiện Sơn Tây Hầu, là người đại tài tiểu dụng, chỉ cần lười biếng cũng ra tiền, mới xứng thông minh nhất Đại Việt.
Ta vốn không phục, nhưng hôm này có thể thấy, lời này không ngoa.
Với ta Sơn Tây Hầu chính là người thông mình nhất Đại Việt.— QUẢNG CÁO —
Bách chắp tay, miệng mắng “Chó má! Thua đứt đuôi mà vẫn cố cắn ta một cái”:
- Tướng quân quá lời, trên đời người tài vô số, kỳ nhân dị sĩ khắp nơi.
Thiên tài đâu chỉ khắp Đại Việt đầy rẫy mà các nước Tống, Nguyên, Thiên Trúc … rồi các nước Tây phương đều không đếm hết được.
Những thứ ta học được đều là từ sư phụ, sư phụ ta lại chu du bốn biển, học được từ bọn họ không ít.
- Ta không cho là như thế.
Ta thường xuyên tiếp xúc thương nhân người Tống.
Kỳ sự thấy rất nhiều, những công nghệ của họ cũng lén lút thu thập được một ít, nhưng chưa ai làm được như phò mã.
- Ngài thường xuyên tiếp xúc với người Tống?
- Đúng thế, chỗ ta trấn giữ, rất nhiều người Tống sang đây.
Bách thấy thế, cười với Khánh Dư.
Hai người trở lại hoà thuận thì chẳng có gì vui nữa.
Mọi người cứ thế tản ra dần.
Chờ cho mọi người đi hết, Khánh Dư ghé tai Bách nói:
- Không dấu gì phò mã.
Đứa thì vì giặc giã mà chạy sang, đứa thì vì hậu sự mà bố trí, đều dạt về phương nam, mang theo rất nhiều của cải, tài lực …
- Vậy ý ngài là?
- Ta muốn bàn với phò mã, cho bọn chúng cống hiến chút công sức vào học phủ của ngài.
- Đây chỉ là ý của ngài sao?
- Ta đâu dám, đây còn là ý của hai vua và Chiêu Minh Vương nữa.
- Thì ra là vậy! Việc này không khó, ta cũng trình bày với hai vua từ lâu, ngài cứ tuyển chọn những người ngài cho là được.
Học phủ cũng rất cần những người này.— QUẢNG CÁO —
- Sẽ như phò mã nói! Ta sẽ chọn những người có kiến thức nhất về công nghệ, buôn bán để đưa lên học phủ.
Mong rằng việc này có ích cho Đại Việt ít nhiều.
- Chắc chắn có ích.
Từ khi ta thành lập học phủ đã muốn người Tống góp sức, nhưng việc này hệ trọng, cần phải có thông tin chính xác mới dám quyết đoán.
Lúc đó mới chỉ dám nhờ Chiêu Minh Vương dùng tình báo lưu ý việc này.
Nay được Tướng quân giúp sức thì việc này không thành không được.
Xưởng đóng tàu ở Vân Đồn hiện nay vẫn đang ra sức nghiên cứu các kỹ thuật hàng hải mới, ngài xem xem có thể điều vài người có hiểu biết về đóng tàu về xưởng giúp sức không?
- Vừa hay ta có tóm được mấy tên, đây đều là bọn thợ thuyền, quân lính mấy năm trước tham gia trận Điếu Ngư.
Những người này theo Vương Kiên góp công lớn trong việc giữ chân Mông Kha, khiến hắn tức giận mà chết.
Sau vì Giả Tự Đạo giấu việc nghị hoà, tìm cách giết bọn họ nên phải chạy sang nước ta [2].
- Thành Điếu Ngư được bao quanh ba phía là nước, gần nơi hợp lưu của các con sông Cừ, Phù và Gia Lăng.
Thành này bao gồm cả cầu tàu thủy quân, các chỗ tập luyện, nghe nói còn có cả hoả pháo mới có thể chống được đạo quân mấy vạn người công thành.
Những tên này đều là người thạo thuỷ chiến, giỏi làm tàu bè.
Chắc sẽ hữu dụng với phò mã.
Đầu Bách oanh lên một tiếng.
Giật thót mình.
Hắn cố giữ vẻ bình tĩnh, chậm rãi đưa chén rượu lên miệng.
- Bọn này có lẽ hữu dụng, nhưng chúng là người Tống cũng nên cảnh giác.
Tướng quân thấy sao?
- Ta đã xem xét chúng một thời gian, chưa phát hiện ra điều gì, có lẽ là bọn chó nhà có tang thôi.
Bách tỏ vẻ lãnh đạm:
- Vậy được! Trước hết đừng đưa chúng về Vân Đồn, cứ mang đến chỗ ta kiểm tra thêm đã.
Tướng quân không có vấn đề gì chứ?
- Ta làm theo lệnh hai vua, chỉ cốt sao giúp phò mã là xong việc.
- Vậy cảm ơn tướng quân nhiều.
Lần đầu gặp mặt, chưa kịp chuẩn bị lễ vật gì nhiều.
Có món quà mọn mong tướng quân nhận cho.
Bách đưa tay vào áo, lấy ra một lọ nhỏ, ân cần đưa vào tay Trần Khánh Dư.
Trần Khánh Dư tò mò:— QUẢNG CÁO —
- Đây là gì?
- Đây là mật của một con cự hùng, thứ này mấy trăm năm mới có một.
Rất hiếm, chuyên trị ngoại thương do côn đánh đến bầm máu trong lục phủ ngũ tạng.
- À! Ra vậy! Đa tạ phò mã.
Trần Khánh Dư chưa hiểu mô tê gì nhưng cũng khách khí cầm cái lọ cho vào áo.
Bách lại dặn dò:
- Ngài nghe lời ta, luôn giữ nó bên mình, sẽ có lúc nó cứu mạng ngài …
[1] Sửa lại từ bài Đường Việt lưỡng Thái Tông của vua Trần Dụ Tông.
[2] Năm 1258, Mông Kha cùng em là Hốt Tất Liệt dẫn quân đánh Tống.
Vua Tống phong cho Giả Tự Đạo lĩnh quân ở Hán Dương.
Ở Tây Thục, tướng giữ thành Điếu Ngư là Vương Kiên nhiều lần đánh bại quân Mông, khiến Mông Kha tức quá thành bệnh rồi chết ở Điếu Ngư.
Giả Tự Đạo ở Hán Dương chưa biết tin này, lo lắng, sai Tống Kinh đến trại Mông xin xưng thần cắt đất.
Hốt Tất Liệt không theo.
Lúc đó Vương Kiên từ Hợp châu báo tin rằng Hiến Tông đã chết, quân Mông Cổ thế nào cũng rút lui, có thể thừa cơ tập kích tiêu diệt chúng, Tự Đạo không tin; lại sai sứ lần nữa, nguyện dâng Lưỡng Hoài, tiền thuế bạc lụa mỗi thứ 20 vạn.
Hốt Tất Liệt lúc đó nghe tin A Lý Bất Ca đã lên ngôi ở Hòa Lâm, vội đồng ý nghị hòa để còn về bắc tranh ngôi.
Ngột Lương Hợp Thai vừa lui khỏi Hồ Bắc, đang vượt sông thì Tự Đạo dùng kế của Lưu Chỉnh, lệnh Hạ Quý cắt đường rút lui của địch, giết vài quân Mông Cổ, phá cầu phao.
Tự Đạo khải hoàn về kinh, báo tin thắng trận mà giấu việc nghị hòa.
Lý Tông mừng lắm, phong Tự Đạo làm Thiếu phó, Hữu thừa tướng, bách quan phải vái chào..