Có một số cư dân mạng đã đặt câu hỏi về tính xác thực của những thủ đoạn lừa đảo trong video. Bọn họ cho rằng những vụ việc kia đã bị thổi phồng quá mức hoặc là tình tiết cực kỳ ngu ngốc.
Nhưng những lời nghi ngờ của bọn họ còn chưa kịp nói xong thì đã có dòng chữ hiện lên sau khi kết thúc mỗi một video:
[Video này được cải biên từ một vụ án có thật, từ vụ việc XX tại thành phố XX.]
Các cư dân mạng lại đổ xô đi tìm tòi thông tin thì quả thật có thể tìm thấy được những báo cáo về việc thẩm tra, xét xử của các trường hợp liên quan!
[Trong hai năm vừa qua, xã hội này rốt cuộc đã làm sao vậy?
Tôi cảm thấy những cuộc sống bình thường được đăng tải trên mạng xã hội đều là cảnh thái bình, ăn chơi nhảy múa nhưng tại những địa phương không ai nhìn thấy lại xảy ra nhiều vụ án như vậy, chết biết bao người như thế, có vô số gia đình đã bị lừa đảo như này!
Chỉ riêng số lượng tội phạm trong năm nay đã bằng tổng cộng tất cả số vụ án trong hai hoặc ba năm quá khứ rồi đấy. Quá đáng sợ!]
[Trước khi xem các video này thì tôi cảm thấy thủ đoạn của mấy kẻ lừa đảo kia đều rất thấp kém, nghĩ rằng những người đã bị lừa đều cực kỳ ngốc nghếch. Nhưng sau khi xem hết video thì tôi nổi hết cả da gà da vịt lên rồi.
Không thể dùng từ “lừa đảo” để hình dung mấy người kia được nữa, thật sự phải gọi là những phần tử khủng bố mới đúng!]
[Khó trách, nhà nước lại quyết liệt trong việc đả đảo tội phạm như vậy. Bọn chúng đang quá mức kiêu ngạo rồi.]
[Những băng đảng khủng bố này quả thật không tha cho bất kỳ ai, từ trẻ em cho đến người già, đàn ông đến phụ nữ, không có ai là bọn họ không làm hại cả!
Tôi đã chia sẻ “Ứng dụng chống lừa đảo” vào nhóm chat gia đình rồi, cũng động viên tất cả thân thích trong nhà hãy tải về để xem video trong đó.]
[…]
Theo làn sóng quảng bá của “Ứng dụng chống lừa đảo” thì còn có không ít cư dân mạng giật mình nhận ra, một số hiện tượng trong video đang xảy ra ở ngay bên cạnh hoặc diễn ra với chính bọn họ.
Sau nhiều lần so sánh và đối chiếu, những cư dân mạng này đã nghi ngờ rằng bản thân đang gặp phải nhóm người mưu tài giết người mà trong ứng dụng đã cảnh báo.
Có không ít người đã lập tức tỉnh ngộ, đề cao cảnh giác hơn, còn quay đầu lại báo cảnh sát nữa.
Dựa theo số liệu giám sát được tổng kết lại thì sau khi “Ứng dụng chống lừa đảo” được mở rộng thì có ít nhất một phần năm các chấm đỏ hiển thị trên hệ thống đã bị biến mất.
Thành quả này đã nâng cao tinh thần đáng kể cho bên Linh Tổ và cảnh sát, cũng như cổ vũ sự tự tin của bọn họ.
Và một điều bất ngờ khác mà không ai có thể tưởng tượng nổi là sự bùng nổ của “Ứng dụng chống lừa đảo” trên không gian mạng cũng có liên quan đến bài hát của Cố Chi Tang.
Nói chính xác hơn thì không phải là một bài hát, mà là một đoạn ngâm nga cực kỳ linh động và kỳ ảo trong bộ phim “Phù Hải Truyện”.
Lúc trước, khi Cố Chi Tang giúp đạo diễn Liễu của bộ phim này siêu độ mẹ của ông ấy thì đã niệm một đoạn “Chú An Hồn” để siêu độ linh hồn.
Và đoạn “Chú An Hồn” này đã mang đến linh cảm cho đạo diễn Liễu.
Đạo Giáo được bắt nguồn từ Lão Trang, sau đó trong quá trình phát triển lâu dài đã tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa khác nhau, tổng hợp và sản sinh ra rất nhiều thuật số khác.
Đoạn “Chú An Hồn” mà Cố Chi Tang đã niệm không phải là tiếng Trung Quốc mà là tiếng Phạn.
Hay còn được gọi là “Ẩn Ngữ”.
“Đạo Nhạc Bộ Hư Thanh” trong Đạo Giáo còn được gọi là “Phạn Vịnh”.
Ngày nay, đã có rất ít người trong giới huyền học có thể đọc, niệm được tiếng Phạn chân chính và hầu hết các thuật pháp cổ xưa được ghi lại trong sách cổ Huyền Môn cũng đã bị thất truyền.
Tuy nhiên, nếu niệm chú ngữ bằng tiếng Phạn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn nhiều so với việc triển khai thuật pháp thông thường.
Đạo diễn Liễu chỉ nghe “Chú An Hồn” một lần mà đã ngây ngẩn cả người, cảm thấy toàn bộ linh hồn của mình đều được gột rửa sạch sẽ.
“Phù Hải Truyện” là một bộ phim sử thi, rất nhiều nhân vật trong phim đều có tính bi kịch. Ví dụ như nhân vật do Cố Chi Tang đóng là một người có sức hấp dẫn cá nhân cực kỳ lớn.
Sau khi cô đóng máy thì đạo diễn Liễu đã năn nỉ cô vài ngày trời, mời cô chuyên môn ngâm nga một đoạn tiếng Phạn cho bộ phim này.
Lúc đó, Cố Chi Tang cũng không nghĩ nhiều nên đã niệm đoạn “Chú An Hồn” kia.
Sau đó, một nhà sản xuất âm nhạc đã từng đoạt giải Kim Khúc*, chịu trách nhiệm sáng tác hai ca khúc mở đầu và kết thúc cho bộ phim đã nhận được đoạn ngâm nga tiếng Phạn của cô.
(*Giải Kim Khúc - Golden Melody Awards là giải thưởng âm nhạc lớn nhất Đài Loan và là sự kiện trao giải âm nhạc quy mô lớn có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất trong làng nhạc Hoa ngữ.)
Vào đêm hôm đó, người này đã được truyền cảm hứng và bắt đầu soạn nhạc ngay.
Sau khi bài hát được sáng tác xong thì Cố Chi Tang đã bắt đầu tập làm quen với giai điệu rồi tiến hành thu âm bài hát này.
Vốn dĩ, đạo diễn Liễu còn cho rằng Cố Chi Tang sẽ không biết hát, sau khi ngâm nga xong còn phải chỉnh sửa lại phần âm thanh.
Nhưng sau khi bản ghi âm được phát lại thì tất cả mọi người nghe qua giọng gốc của cô đều tỏ vẻ: “Cực kỳ linh động."
Loại cảm giác gần như nắm giữ được linh hồn người nghe này cho dù có chỉnh sửa thế nào cũng không thể sửa ra nổi.
Mặc dù Cố Chi Tang cảm thấy hơi là lạ nhưng đạo diễn Liễu lại cực kỳ hài lòng.