Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 13

Đồng hồ trong phòng chỉ đúng bốn giờ. Vốn dĩ thời gian bắt đầu phẫu thuật là ba rưỡi nhưng vì cô không phối hợp, làm loạn nên kéo dài đến giờ, điều này khiến Hứa Qua rất chột dạ.

Hiện giờ trong phòng chỉ còn cô và người ấy. Anh thay dì Mai nhẹ nhàng, cẩn thận lau máu trên môi cô, cuối cùng đôi môi cũng được lau sạch sẽ.

Hai người mặt đối mặt, anh nhìn cô.

Cô cụp mắt xuống, nhớ tới lúc anh bảo dì Mai và bác sĩ Leonardo tạm ra ngoài với bộ dạng kiên định: "Cháu nhất định sẽ thuyết phục em ấy làm phẫu thuật."

Không, không, cô không muốn!

"Hứa Thuần, là vì em đi tìm anh nên mới hít phải khí độc, nên tất cả là tại anh, anh phải giúp em!" Hứa Qua nói.

"Anh biết!"

Lời này làm Hứa Qua trở nên khó chịu: "Em... Đấy không phải ý em. Hứa Thuần, em.... Thật ra em muốn đi xem náo nhiệt, sau đó sợ bị dì Mai mắng... nên mới... mới nói như vậy."

Ngón tay cô vươn ra nhẹ nhàng bao lấy nắm tay của anh, sở dĩ cô nói như vậy là muốn anh đưa cô rời khỏi chỗ này, cô không trách anh chút nào. "Đưa em rời khỏi đây được không, em sợ lắm." Giờ cô rất sợ hãi.

Anh trầm mặc.

"Hứa Qua, để anh kể cho em một chuyện cũ nhé." Anh nói.

Anh đang làm gì vậy? Giờ là lúc nào mà có thời gian nghe chuyện cũ chứ. Cô đang muốn thể hiện sự bất mãn thì anh bất ngờ đỡ gáy cô. Lực nâng của anh không nhỏ, thuận theo sức lực ấy, đầu cô dựa vào vai anh. Thật là thoải mái, thoải mái đến mức cô quên đi cái lạnh lẽo của dụng cụ y tế ban nãy.

Được thôi, anh muốn kể chuyện cũ vậy cô sẽ nghe anh kể. Chuyện cũ có gì chứ, hãy kể chuyện từ rất xưa rất xưa ý....

"Ngày xưa...."

Nghe xong câu chuyện anh kể, Hứa Qua há hốc mồm. Tại sao anh có thể kể vanh vách câu chuyện mà cô từng kể cho hiệp sĩ lại cho cô nghe chứ? Không lẽ ngày đó anh cũng từng nghe câu chuyện mà ông cụ Palestine đó kể. Cô đang định hỏi thì....


"Câu chuyện này anh nghe từ một vị hiệp sĩ trộm quần jeans nào đó, cậu ấy bảo cậu ấy cũng được kể lại."

Hiệp sĩ trộm quần jeans?

Cô nhếch miệng, hoá ra anh quen anh ấy, thật là tốt. Hứa Qua đã muốn làm quen họ với nhau, trực giác mách bảo cô rằng họ nhất định sẽ thành bạn tốt. Chỉ là Hứa Qua không hiểu tại sao anh muốn kể cho cô chuyện này?

"Hiệp sĩ trộm quần jeans còn kể cho anh nghe cả cảm nghĩ của em nữa."

Hứa Qua lại lần nữa há hốc mồm, cô không ngờ hiệp sĩ có bộ dáng nghiêm túc như vậy lại không những đi trộm quần jeans mà còn thích đưa chuyện.

May mắn là giờ phút này người ấy không nhìn mặt cô, vì mặt cô đang nóng lên, giống như bị phát hiện ra bí mật.

"Chúng ta về sau cũng sẽ giống bọn họ."

Trong lòng cô phập phồng, trái tim như muốn nhảy ra khỏi lồ ng ngực. Cô không biết anh có hiểu cái suy nghĩ mơ mộng của cô không. Trước giờ, cô không phủ nhận bản thân mình là cô nhóc trưởng thành sớm.

"Hứa...... Hứa Thuần." Cô lấy hết can đảm lắp bắp: "Anh sẽ không... Sẽ mãi không rời xa em, đúng không?"

"Ừm."

"Ồ..." Giấc mơ da diết nhất cuối cùng cũng được đảm bảo, nhưng hết thảy không giống tưởng tượng của Hứa Qua, không có cái cảm giác vui sướng đến bùng nổ, ngược lại có đôi chút ưu thương.

Nếu nói vậy, có phải sẽ bị sét đánh không?

Lúc năm, sáu tuổi cô nói: "Sau này, Hứa Thuần lớn lên là của tôi." Lúc bảy, tám tuổi vẫn là: "Nghe nói cách duy nhất để đôi nam nữ mãi mãi ở bên nhau chính là kết hôn, tôi sẽ gả cho anh ấy."

Lúc chín, mười tuổi thì là: "Anh ấy là người siêu cấp đẹp trai và hoàn mĩ. Nhưng Hứa Thuần đẹp trai như vậy thật sự là phiền toái rất lớn." Tay cô chống eo, ý muốn cảnh cáo những người con gái mà cô cho là không có ý tốt với anh, từ những đứa bé gái nhỏ đến những cô gái đã dậy thì.

Các cô ấy trong mắt cô giống như hình ảnh ruồi bọ tham lam bâu lấy hũ mật ong.


Mười một tuổi, Hứa Qua không còn đủ tự tin nói "Anh ấy là của tôi" nữa.

Mười hai tuổi, Hứa Qua hiểu rõ, những lời cảnh cáo của cô đối với mấy đứa con gái ch ảy nước dãi vì Hứa Thuần không còn tác dụng nữa, bọn họ khịt mũi coi thường, chỉ là cô giả bộ không thấy thôi.

Chỉ còn mấy ngày nữa là cô mười ba tuổi, Hứa Qua biết càng lớn, lá gan cô càng nhỏ lại. Dù lớn lên cô sẽ khoẻ hơn nhưng lá gan lại tỉ lệ nghịch với sự trưởng thành đó. Dù cô ngày càng thương nhớ anh, nhưng lá gan lại không to ra chút nào.

Dù ngày thường lúc ăn cơm cô vẫn có thể ngắm anh chăm chú, nhưng cô không thể nào thẳng lưng tuyên bố: "Hứa Thuần là của tôi."

Cô là Hứa Qua, anh là Hứa Thuần. Bọn họ có một người ba tên là Hứa Thiệu Dân.

Em gái lấy anh trai là một loại chuyện loạn luân không thể chấp nhận được, như mọi người nói là: "Sẽ bị sét đánh."

Cô nhìn anh nhưng không cách nào nói được suy nghĩ trong lòng cho anh nghe.

"Hứa Qua, anh có một bí mật muốn kể em biết."

Lỗ tai cô vểnh lên.

"Tên anh không phải là Hứa Thuần, họ Hứa không phải họ của anh. Anh có hai họ. Một họ là Lệ, còn một họ nữa là Part. Mỗi năm vào một ngày đặc biệt, anh sẽ nhận được một phong thư từ một người thân thiết nhất của anh, bà ấy gọi anh là Atenza."

Đó thật sự là câu chuyện đẹp như mộng hay nhất mà Hứa Qua từng nghe. Câu chuyện nghìn lẻ một đêm thuộc về Hứa Qua, chỉ Hứa Qua mà thôi. Câu chuyện nghìn lẻ một đêm ấy có một đoạn như thế này: Anh là một vị vương tử gặp nạn. Một ngày nọ, ông chủ tiệm kim khí phát hiện ra anh ở một góc, anh bị lạnh đến mức hơi thở chỉ còn thoi thóp. Ông chủ tiệm kim khí quyết định mang anh về nhà chăm sóc. Khi đó, vợ của ông ấy mang thai không lâu. Ông chỉ vào bụng nhỏ nhô lên của người vợ và nói với cậu bé: "Nếu đứa nhỏ ấy là con trai sẽ là em của con, nếu là con gái, cũng là em con. Dù giới tính đứa nhỏ là nam hay nữ, tên của nó sẽ luôn là Hứa Qua."

Âm thanh đáng thương vang lên: "Hứa Thuần, anh không lừa em chứ? Có phải anh muốn gạt em làm phẫu thuật nên bịa ra chuyện đó không? Thật ra câu chuyện ấy trong mười phút em có thể phịa ra mười phiên bản khác nhau. Hứa Thuần...." Nếu thật là như vậy, môi anh có thể hôn lên môi cô, dù chỉ là cái hôn lướt qua như chuồn chuồn lướt qua mặt nước?

Trong mơ hồ, môi cô truyền đến cảm giác chạm nhẹ, trong mơ hồ, cô như nhìn thấy chuồn chuồn lướt qua mặt nước, đẩy ra từng gợn sóng nhẹ. Hôn môi là biểu hiện cho sự xác định tình cảm của nam và nữ.

Anh nhẹ nhàng gọi tên cô, hỏi cô đã tin chưa.


"Hứa Qua, nghe lời anh, phải phối hợp với bác sĩ."

Quả nhiên là vì muốn cô làm phẫu thuật. Nước mắt cô đầy ắp trong hốc mắt, nhưng không có rơi xuống.

Anh thở dài một hơi, dùng ngón tay sờ nhẹ môi cô, hơi khép mắt: "Nếu anh nói, anh muốn sau này em sinh bảo bối cho anh thì sao?"

Đầu óc cô trống rỗng. Sau một hồi lâu Hứa Qua mới tìm lại được âm thanh đáng thương của mình: "Anh đang cầu hôn em à?"

Ở bên nhau trọn đời, hôn môi, bàn chuyện sinh con đẻ cái không phải là cầu hôn thì là gì? Hứa Qua đã có vài bạn học lấy chồng. Cô nhớ đến ảnh cưới của bọn họ, các cô vẫn luôn bàn luận về chuyện đó.

Chiều hôm nay thật sự vô cùng kỳ lạ, cô và anh cứ thế trộm đính ước với nhau.

Anh lấy từ đâu ra một đôi nhẫn, đeo chiếc nhẫn vào ngón áp út của cô, còn chiếc còn lại anh buộc lên sợi chỉ. Bởi vì ngón áp út của anh không đeo vừa, nên anh chỉ có thể xuyên nó vào sợi chỉ.

Sau này Hứa Qua mới biết đôi nhẫn ấy thực ra là đôi hoa tai của bác sĩ Leonardo. Lúc ấy Hứa Qua cứ tưởng chỉ có hai người họ biết chuyện đính ước, nhưng hoá ra dì Mai, ba và bác sĩ Leonardo đều biết.

Cái đính ước lúc đó hoá ra chỉ là một chiêu để lừa cô làm phẫu thuật. Có lẽ trong tất cả những chuyện vừa xảy ra trên, điều duy nhất anh không lừa cô chính là bí mật thuộc về anh.

Người ấy không phải là Hứa Thuần. Người ấy là người phải gánh vác trên vai chục nghìn sinh mệnh của người khác. Vài năm sau, để kỷ niệm tên của một người bạn anh đều khoác lên mình chiếc áo choàng, rồi dùng tên mình cho vai trò ấy.

Người ấy có hai cái tên.

Atenza Part và Lệ Liệt Nông.

Năm mới năm 2002 của Hứa Qua trôi qua ở trong bệnh viện.

Hôm nay là ngày thứ ba kể từ khi cô giải phẫu xong. Tất cả như lời họ nói, ngủ một giấc dậy là mọi chuyện sẽ ổn.

Ngày đó ngay sau khi tỉnh dậy, việc đầu tiên Hứa Qua làm chính là xem ngón áp út của mình. Chiếc nhẫn trên ngón áp út nhắc cô rằng mọi chuyện xảy ra trước khi phẫu thuật không phải là một giấc mơ. Cô thật sự giống như những người bạn của mình, cũng là cô gái đã có người đính ước. Cái ý niệm trộm đính ước này khiến miệng cô bật thốt ra một tiếng "Atenza".

Ngày đó anh nói rằng người gọi anh là "Atenza" là người thân thiết với anh. Từ nay về sau cô cũng là một người thân thiết với anh, là vợ chưa cưới của anh.

Vừa thốt ra tiếng gọi, cô hoang mang nhìn xung quanh, phòng bệnh trống trơn.


Còn tám tiếng nữa là giao thừa sang năm 2002, tiếng chuông nhà thờ vang lên. Vì sau buổi phẫu thuật là sắp năm mới nên mấy người trong nhà đều rất bận. Dì Mai phải đi chợ, ba phải phát tiền lương cho công nhân, còn người ấy thì tham dự tiệc năm mới của trường.

Từ trên giường, Hứa Qua khoác thêm một chiếc áo rồi bước xuống, đi từng bước nhỏ đến cửa phòng. Cửa phòng ngay đối diện đại sảnh bệnh viện. Từ lúc làm giải phẫu xong Hứa Qua vẫn sợ mình trở thành kẻ ngốc, vì người ngốc đôi khi cứ miên man suy nghĩ không dứt.

Từ phòng bệnh đến đại sảnh chỉ là một quãng đường ngắn nhưng Hứa Qua cảm thấy vô cùng gian nan. Y tá bảo Hứa Qua tốt nhất không nên xuống giường đi lại lung tung, nếu đi bộ cũng chỉ nên đi bước nhỏ, không được đi bước mạnh và nhanh.

Những lời dặn dò của y tá chuẩn lắm, tối qua Hứa Qua cố ý đi một bước thật mạnh, kết quả chân cô đau như bị bẻ gãy, khi đó cô hỏi dì Mai tại sao lại như thế.

Dì Mai không trực tiếp trả lời mà xoay sang chỗ khác lấy nước cho cô, vừa nghiêng bình nước dì vừa trả lời: "Mấy ngày nữa sẽ khỏi thôi." Dì Mai không giải thích cho Hứa Qua lý do vì sao lại bị vậy.

Trong đại sảnh bệnh viện treo chiếc TV cỡ lớn. Trước TV là vài cái ghế dài có mấy bệnh nhân đang ngồi. Hứa Qua tìm một vị trí thuận tiện ngồi xuống, từ góc này có thể thấy vườn cây của viện trồng các loại thực vật ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Ở Jerusalem muốn được nhìn thấy nhiều cây cối xanh tươi như thế không hề dễ dàng. Nơi này lượng mưa hàng năm cực ít, nước ở đây quý ngang với dầu mỏ. Chỉ có những bệnh viện cao cấp như khách sạn mới có thể nhìn thấy cây cối xanh mướt đầy sức sống như thế.

Thực ra tin tức trên TV toàn là tin vớ vẩn, mấy người bệnh đang xem TV thực chất đều đang nói chuyện phiếm.

Sự yên bình ở Jerusalem chỉ có ở tháng ăn chay và dịp năm mới, là quy ước bất thành văn cùng gìn giữ hoà bình chung giữa người Palestine và Israel.

Thi thoảng, Hứa Qua sẽ nghe được tin tức về khu thành cổ qua dì Mai, nào là đạn pháo trúng xưởng lọc dầu đã làm chết mấy chục người. Lúc xưởng lọc dầu nổ mạnh thì ở chỗ định cư của người Palestine phát động tự sát tập thể, giờ còn chưa có tin tức chính xác về thương vong và danh tính.

Ngoài hai sự kiện này thì ngoài phạm vi khu thành cổ cũng xảy ra mấy trận xung đột, may mắn là không có ai chết.

Mấy vị biên tập viên và bình luận viên trên TV cũng nhấn mạnh rằng phát ngôn của họ chỉ là cá nhân, không liên quan đến đại cục ở Israel. Theo ý kiến của ông ta, đây giống như một sự thoả ước được hai bên ăn ý hợp tác, đem cuộc sống bình yên trở lại khu thành cổ. Mọi người yên tâm bắt đầu hoà vào bầu không khí chung đón năm mới vui vẻ.

Ánh đèn trong đại sảnh không sáng lắm nên làm Hứa Qua cứ mơ màng gà gật. Trong lúc cô sắp rơi vào giấc ngủ thì bỗng dưng có người dùng điện kích cho cô một cái, trán cô lập tức chảy đầy mồ hôi.

Dòng điện này xuất phát từ một vài từ mà mấy người bệnh bên cạnh bàn tán: "ông Nash".

Ông Nash tên đầy đủ là Kelvin Nash.

Kelvin Nash đã chết!

- -

Bình Luận (0)
Comment