Gánh Nặng Tình Thương - Night's Seventh Dream

Chương 12

(Lời kết)

 

Cuộc sống ở đại học rất tốt, rất tự do.

 

Tôi và các bạn học hòa đồng với nhau, cũng tham gia rất nhiều câu lạc bộ và làm thêm một số công việc.

 

Mỗi ngày đều rất bận rộn.

 

Đương nhiên, tôi cũng quên luôn lời đã hứa với mẹ lúc trước, là sẽ ngày nào cũng gọi điện làm phiền bà.

 

Dẫn đến có hôm tôi gọi điện cho bà, bà nói giọng chua chát: "Có người lúc đầu nói thì hay lắm, (bảo là) sẽ gọi điện cho tôi mỗi ngày. Giờ thì hay rồi, cả mười ngày nửa tháng cũng chẳng thấy tăm hơi đâu."

 

"Chỉ lúc cần tiền sinh hoạt mới tích cực."

 

"Đâu có chuyện khoa trương như vậy, một tuần con gọi cho mẹ ít nhất cũng hai lần mà!"

 

"Có hả? Mẹ cảm thấy nửa tháng con mới gọi một lần."

 

Tôi cười hì hì: "Vậy chắc chắn là mẹ nhớ con rồi, cho nên một ngày dài như một năm vậy, con sắp về nghỉ lễ Quốc khánh với mẹ rồi đây."

 

"Hừ, mẹ thèm nhớ con."

 

"Mẹ ơi..." tôi kéo dài giọng, "Mẹ, con, cái đó..."

 

Giọng mẹ tôi lập tức thay đổi: "Ối giời ơi, mẹ đã bảo rồi mà, hôm nay sao lại tích cực như vậy."

 

"Hết tiền tiêu vặt rồi chứ gì?"

 

"Khai giảng mẹ đã cho con 1500 tệ rồi mà, chưa đến một tháng đã tiêu hết rồi hả?".

 

"Mới khai giảng thôi mẹ, con phải mua không ít đồ, lại còn phải đóng thêm một số khoản phí nữa." Tôi nũng nịu, "Mẹ tốt bụng, mẹ yêu con nhất mà, mẹ lại cho con thêm chút tiền đi."

 

"Không có!".

 

Điện thoại bị cúp máy.

 

Trưa hôm đó tôi có một giấc mơ, tôi mơ thấy mình lúc sáu tuổi, sợ hãi nhận lấy một đồng tiền lẻ mà mẹ đưa cho.

 

Cần bao nhiêu nỗ lực, bỏ ra bao nhiêu tình yêu, cho đi bao nhiêu sự đồng hành và cảm giác an toàn.

 

Mới có thể biến cô bé rụt rè nhút nhát ngày xưa thành dáng vẻ thích làm nũng như bây giờ.

 

Nếu không có mẹ, cuộc đời tôi sẽ trôi về đâu?

 

Chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến người ta sợ hãi.

 

Tỉnh giấc, trong điện thoại có tin nhắn ngân hàng báo nhận được một nghìn đồng.

 

Haizz.

 

Tôi biết ngay mà.

 

Mẹ tôi đó, luôn đặt tôi ở nơi sâu thẳm nhất trong tim.

 

Thím út ở nhà có được Diệu Tổ, nhưng cuộc sống cũng chẳng khấm khá hơn.

 

Gen của bà và Hồ Lương có lẽ cũng chỉ đến thế thôi, Diệu Tổ không thi đỗ vào được trường cấp ba tử tế, sau này phải tìm đến bố tôi vay tiền để tự túc vào học trường nghề.

 

Có lẽ các bạn sẽ nói, bố tôi vẫn còn quá mềm lòng.

 

Nhưng con người vốn rất phức tạp, nếu ông không mềm lòng thì ngay từ đầu đã không nhận nuôi tôi rồi.

 

Ông cũng nhận ra vấn đề của mình, nên người nắm quyền trong nhà là mẹ, những gì ông có thể tự quyết định chỉ là một ít tiền lẻ.

 

Có lần ông giúp đỡ Hồ Lương nên bị mẹ tôi mắng, ông im lặng hồi lâu rồi nói: "Hồ Lương dù sao cũng là em trai anh, nó học hết tiểu học đã phải nghỉ rồi, còn anh được học đến trung học, nói cho cùng thì anh cũng đã chiếm một phần tài nguyên học tập của nó."

 

Mẹ tôi chỉ là nóng nảy vậy thôi, bà không thể hoàn toàn cắt đứt quan hệ giữa bác cả và Hồ Lương.

 

Thế hệ trước vẫn luôn coi trọng tình thân huyết thống hơn chúng ta.

 

Bố tôi có thể phân biệt được đúng sai, vậy mà lại mù quáng cho đi mà không tính toán.

 

Diệu Tổ học nghề ba năm, sau đó thi đỗ vào một trường cao đẳng chẳng ra gì.

 

Tốt nghiệp cao đẳng, kiếm được việc ngon ở công ty nhà nước còn khó, nói gì đến tìm bạn đời. Bởi vậy, chẳng phải ít nhất nửa thời gian là về nhà sống nhờ bố mẹ sao.

 

Hồ Lương sau đó còn nhắc đến chuyện để tôi phụng dưỡng ông ta mấy lần.

 

Lần nào tôi cũng mắng cho ông ta không dám ngóc đầu lên.

 

Mẹ tôi cũng chống nạnh nói, nếu ông ta còn dám đến làm phiền tôi, thì đừng hòng lấy được một đồng nào từ bố tôi nữa.

 

Ông ta liền im lặng không dám nói gì thêm.

 

Sau này, Diệu Tổ cũng cưới được vợ sau vài năm lận đận, vợ chồng Hồ Lương phải vay mượn khắp nơi mới gom đủ hơn hai mươi vạn tệ tiền thách cưới.

 

Sau khi cưới, vợ Diệu Tổ liên tiếp sinh hai đứa con gái, thím út và Hồ Lương lại giục họ sinh thêm đứa thứ ba.

 

"Dù sao thì bây giờ nhà nước cũng đã cho phép sinh con thứ ba rồi, cũng không còn bị phạt tiền nữa, sợ gì chứ!".

 

"Nhất định phải có con trai thì mới được."

 

Lúc đó tôi đã tốt nghiệp thạc sĩ và kết hôn, công việc kinh doanh của mẹ tôi cũng đã chuyển lên thành phố tỉnh.

 

Mẹ và bố tôi vẫn rất bận rộn.

 

Con của hai anh trai tôi, mẹ không trông đứa nào.

 

Tiền ở cữ và tiền thuê người giúp việc mẹ đều cho đủ.

 

Mẹ nói: "Mẹ còn công việc của mẹ, mẹ không thích trông trẻ."

 

"Trước giờ mẹ vẫn không thích trông trẻ."

 

"Lúc đó cũng là thấy con biết giúp đỡ việc nhà nên mẹ mới giữ con lại, nếu không thì đã vứt con đi từ lâu rồi..."

 

Vì bà không tham gia vào việc nuôi dạy con cái, chỉ phụ trách chi tiền, nên quan hệ của bà với các chị dâu rất tốt

.

Sau khi tôi sinh con, bà khuyến khích tôi tiếp tục sự nghiệp của mình.

 

"Con cái thì quan trọng, nhưng bản thân con cũng rất quan trọng."

 

"Bố mẹ có tiền cho con ở nhà trông con, nhưng nếu con cứ suốt ngày chỉ quanh quẩn bên con cái, tâm lý con dễ bị ảnh hưởng không tốt."

 

"Phụ nữ càng nên tự mình kiếm tiền, như vậy mới có khí chất."

 

Đúng vậy.

 

Mẹ tôi vẫn luôn là như vậy.

 

Mẹ và bố đã nương tựa vào nhau suốt cả cuộc đời, nhưng bà chưa bao giờ đánh mất chính mình.

 

Mẹ yêu thương chúng tôi, nhưng chúng tôi không phải là tất cả cuộc sống của bà.

 

Mẹ không có nhiều học vấn, nhưng bà đã sống một cuộc đời rực rỡ hơn tôi rất nhiều lần.

 

Hết

.

Bình Luận (0)
Comment