Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 35

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Khoảnh khắc đó, Thi Yến Vi như bị sét đánh trúng, chấn động đến mức nàng bàng hoàng hồi lâu vẫn chưa thể tỉnh táo lại được. Và rồi, khi nàng nhận ra Tống Hành đang có ý gì thì trái tim cũng theo đó như lọt vào hầm băng. 

Thi Yến Vi chợt nhớ đến lúc Tống Hành từng nói không muốn để nàng sinh hạ con nối dõi trước khi chính thê vào phủ thì như bắt được cọng rơm cứu mạng cuối cùng, vẻ mặt căng thẳng hỏi: “Gia chủ còn chưa cưới chính thê, nếu thiếp lại có thai trước thì biết giải quyết thế nào được?”

Lang quân đang ôm nàng thoáng trầm ngâm rồi ngẩng đầu, đối diện với gương mặt như ngọc còn đang đỏ bừng của nàng, mắt phượng thâm thúy điềm nhiên không gợn sóng, bình thản đáp: “Nếu có thì cứ sinh ra. Trước khi nàng lâm bồn ta đương nhiên sẽ chọn được tân phụ bản tính nhân hậu, lòng dạ bao dung có thể chứa chấp được nàng rồi trịnh trọng nâng nàng vào phủ làm quý thiếp, bảo hộ nàng một đời vinh hoa phú quý.”

Trái tim Thi Yến Vi bị từng lời từng lời của hắn làm lạnh cóng, chợt thấy bản thân buồn cười đến tột cùng.

Thì ra từ trước đến nay nàng ngu xuẩn đến mức tin rằng một người có cả địa vị lẫn quyền lực tối cao như Tống Hành sẽ vì một tiểu nữ lang bất hạnh không nơi nương tựa là nàng mà hết lòng tuân thủ lời hứa.

Ở xã hội phong kiến phân chia cấp bậc quý tiện nghiêm ngặt này, một nữ nhi thân cô thế cô như nàng chính là tội. Hắn dùng quyền thế giam cầm nàng, đối xử với nàng như ưng tước trong lồng, nhất định phải bẻ gãy cánh, lột đi bản tính khiến nàng thuần phục triệt để. Nếu không, nàng chỉ có thể bị giam trong lồng đến chết thì chứ đừng mong có ngày được thả ra.

Người định ra quy tắc không nhất thiết phải tuân thủ quy tắc. Mọi thứ được đặt ra chẳng qua là để bảo vệ lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, đồng thời là công cụ để đánh lừa, kìm kẹp những người bị áp bức mà thôi.

Bị hắn xem nàng như món đồ chơi, lừa gạt hết lần này đến lần khác, lẽ ra nàng phải giận dữ và căm hận đến cực điểm nhưng giờ phút này, nàng như thể đã bị đóng băng ở vùng cực hàn cách xa vạn dặm, một nơi mà cái lạnh cắt da cắt thịt ép nàng không thể thở nổi, cơ thể căng thẳng bất giác run rẩy thành hồi. 

Tống Hành vẫn ôm chặt nàng rồi nhanh chống xốc cả người nàng lên quay trở lại phòng trong. Hắn vươn tay vén màn, ôm nàng ngã vào tầng tầng lớp lớp chăn gấm rồi vùi đầu vào xương quai xanh tinh tế trắng nõn trên người nàng, bắt đầu công thành đoạt đất.

Thi Yến Vi nhắm mắt lại, im lặng quay mặt đi, hàm răng trắng tinh cắn chặt môi dưới, mặc nước mắt tùy ý chảy xuống từ đuôi mắt, hai tay nắm chặt đặt hai bên gối giường, kìm chặt những tiếng thở than. 

Một cơn gió chợt nổi lên bên ngoài trướng, ánh trăng thanh lãnh hắt vào màn ngủ màu trắng, phản chiếu hai bóng người dây dưa không rời. Bức rèm theo gió khẽ đong đưa, phát ra tiếng vang rất nhỏ rồi bị nuốt chửng bởi những thanh âm kịch liệt đang phát ra trong màn. 

Tống Hành không thấy nàng làm ầm lên với mình thì tưởng rằng nàng đã chấp nhận, thời gian vừa rồi chẳng qua là ỷ vào sự nuông chiều đã giành được nên mới làm mình làm mẩy trước mặt hắn.

“Nương tử ngoan, nàng đừng buồn vì ta lật lọng. Ta đã chiếm được thân thể nàng, tuyệt đối không thể để nàng gả cho người khác sinh con đẻ cái. Huống chi “Nữ luận ngữ” có câu: Phàm là nữ tử, lập thân chi đạo, duy vụ thanh trinh. [1] Đối với nữ tử, trước tiên phải học cách giữ gìn phẩm hạnh, giữ gìn phẩm hạnh chính là giữ gìn trinh tiết. Nàng đã mất trinh tiết nếu còn rời khỏi người ta thì định lấy gì để bảo vệ phẩm hạnh của chính mình?” Tống Hành vừa nói vừa giơ tay nâng cằm nàng lên, muốn nàng mở mắt ra nhìn hắn.

[1][1] “立身之道,惟务清贞” (Lập thân chi đạo, duy vụ thanh trinh) là một câu trích từ 《女论语》(Nữ Luận Ngữ), một tác phẩm cổ điển dành cho nữ giới trong xã hội phong kiến Trung Quốc, với mục đích răn dạy về đạo đức và cách hành xử. Câu này có thể được dịch là: “Đạo lập thân, chỉ cần giữ mình trong sạch và trinh bạch.”

– 立身之道 (Lập thân chi đạo): Cách thức, con đường để lập thân, xây dựng cuộc sống, định vị bản thân trong xã hội.

– 惟务清贞 (Duy vụ thanh trinh): Chỉ cần giữ cho bản thân thanh khiết, trinh bạch, ý nhấn mạnh vào sự trong sạch, tiết hạnh.

Ý nghĩa của câu này nhấn mạnh rằng trong xã hội phong kiến, việc giữ gìn đức hạnh, sự thanh khiết là trọng trách lớn nhất đối với nữ giới, coi đây như là phẩm chất cao quý nhất để lập thân.

Khoảnh khắc ánh mắt hai người chạm nhau, Thi Yến Vi theo bản năng tránh khỏi tầm mắt hắn bởi sự chán ghét dành cho hắn đã không thể đo đếm được. Nhưng Tống Hành không chịu để nàng tránh đi, hắn cúi xuống nhìn nàng từ trên cao.

Thi Yến Vi cố nén ghê tởm, trong đôi mắt mờ mịt hơi nước là sự đau đớn lẫn không cam lòng.

Cái gọi là trinh tiết trong miệng hắn căn bản không nên tồn tại dưới váy nữ tử, lại càng không nên trở thành gông xiềng trói buộc tính nữ. Dựa vào đâu mà nam nhân trên đời có thể tam thê tứ thiếp thay đổi thất thường trong khi nữ nhân nhất định phải thủy chung như một, chấp nhận và tuân theo tất cả những lề thói xã hội, chỉ cần có một chút phản kháng liền bị coi là lẳng lơ ong bướm, tội ác tày đình.

May mà lúc này, hai mắt nàng đã nhòe đi vì nước mắt nên không thể nhìn rõ gương mặt Tống Hành, người đã khiến nàng chán ghét đến cùng cực. Nàng chẳng khác gì vật chết nằm dưới thân hắn, buộc phải chịu đựng trò bỉ ổi và cảm giác dơ bẩn hắn gây ra. 

Tống Hành di chuyển chậm lại, dường như nhìn thấy sự lảng tránh của nàng, hắn dùng ngón tay cái lau nước mắt trên mặt nàng, khăng khăng ép nàng phải nhìn rõ cảnh tượng khi hắn muốn nàng, bóp nát những ảo tưởng còn sót lại trong đầu nàng, khiến nàng hoàn toàn cam chịu số phận. 

Nghĩ tới đây, Tống Hành nheo mắt, bình tĩnh nói tiếp: “Dương Sở Âm, nàng phải biết ta giết người như ma, tâm lạnh như sắt, trước giờ không phải người lương thiện. Nếu sau này nàng một lòng một dạ với ta, ta đương nhiên sẽ thương nàng hết mực, nhưng nếu còn vọng tưởng ruồng bỏ ta thì tốt nhất nàng nên bỏ tâm tư này đi, ta thà hủy món đồ từng dùng qua cũng tuyệt không làm lợi kẻ khác.”

Thi Yến Vi có thể cảm nhận được đầu ngón tay thô ráp của hắn khi lướt qua mí mắt nóng hổi của nàng, giống như một con rắn độc quấn quanh người, không biết khi nào sẽ hung hăng cắn vào cổ, thẳng thừng kết liễu nàng.

Tống Hành tinh ý nhận ra nàng đang phân tâm, trong lòng hắn không khỏi có chút bất mãn, ngón tay vô thức siết chặt cằm nàng, đập tan những suy nghĩ quanh quẩn trong đầu nàng, thở hổn hển nói: “Nương tử ngoan, ta tin nàng là người thức thời nên sẽ không nảy sinh những ý niệm ngu xuẩn. Cho dù có một lúc nào đó nàng may mắn trốn thoát thì ta đương nhiên vẫn có cách để nhanh chóng tìm ra nàng. Nàng không thoát nổi lòng bàn tay ta đâu.”

Thi Yến Vi nói với rằng nàng không thể nhịn được nữa, ngước chiếc cổ thiên nga trắng như tuyết cùng đôi mắt đẫm lệ, từng âm thanh trầm thấp đứt quãng, thi thoảng lại thoát ra từ miệng nàng.

Tống Hành nghe vào càng thêm phần hứng thú, dày mặt ôm Thi Yến Vi lẩm bẩm toàn những lời không biết xấu hổ, bóp chặt eo nàng từng bước lấn tới.

Phải rất lâu sau, trong màn dần an tĩnh trở lại. Tống Hành mang vẻ mặt thỏa mãn vùi đầu vào hõm vai đầy mồ hôi của Thi Yến Vi, môi mỏng phát ra tiếng thở dài mãn nguyện.

“Trong triều có rất nhiều hậu duệ quý tộc thiên gia lẫn đệ tử sĩ độc sa vào con đường tìm tiên luyện đan nhưng những trò hư ảo mờ mịt chưa bao giờ được ta để vào mắt. Chỉ có nương tử là khiến ta sung sướng, chẳng khác gì linh đan diệu dược của thần tiên.”

Thi Yến Vi vẫn nằm đó, ánh mắt vô hồn nhìn màn ngủ trên đỉnh đầu, có thứ gì đó chảy ra, giống như lớp keo dán trên da thịt trắng nõn nhưng nàng không hề bận tâm, chỉ lẳng lặng đưa ra quyết định trong lòng: Nàng muốn trốn!

Nàng muốn thoát khỏi nhà tù đã giam cầm nàng, đến một nơi không có Tống Hành mai danh ẩn tích, an ổn sống qua ngày. Đợi sóng gió trôi qua, Tống Hành lấy vợ sinh con, cơ thiếp thành đàn hoàn toàn quên mất nàng là ai, khi nàng và Tống Hành đã biến thành hai đường thẳng song song vĩnh viễn không giao nhau, nàng sẽ đến thành Cẩm Quan một lần nữa. 

Ban nãy Tống Hành khá “tận lực” trong chuyện kia nên cả người ra không ít mồ hôi, bàn tay ẩm ướt ấm nóng của hắn vẫn còn dán trên người Thi Yến Vi. Một lúc lâu sau, hắn mới miễn cưỡng rời khỏi cơ thể nàng, cao giọng gọi người đưa nước vào, giữ thói quen giúp nàng lau rửa sạch sẽ như thường lệ.

Không lâu sau, Tống Hành giúp nàng mặc lại quần áo sạch sẽ, đắp kỹ chăn rồi nhặt chiếc áo bào đánh rơi dưới đất lên, không chút chần chừ buộc lại thắt lưng điệp tiệp trên hông, lên giọng nhắc nhở nàng: “Những gì cần nói tối nay đều đã nói cho nương tử nghe. Hy vọng nương tử cẩn thận suy nghĩ thử xem, hai ngày sau hãy cho ta câu trả lời khiến ta hài lòng.”

Nói xong, hắn sải bước ra khỏi phòng trong, phủ thêm áo choàng lông hạc treo sau bình phong rồi đi nhanh ra cửa, gọi Phùng Quý đang đợi dưới nhà. 

Lúc này đã qua giờ Tý, trăng sao thưa thớt, gió bắc quạnh hiu.

Cơn buồn ngủ của Phùng Quý đã hầu như biến mất, ngáp dài thổi tắt ngọn nến trong phòng rồi xách đèn đi ra. Bên ngoài phòng, hai con chim thước đen tuyền đậu trên cành í ới tranh cãi, bị hắn nghe thấy nên xốc lại tinh thần, chuẩn bị chạy ra xem thử.  

Phùng Quý nheo mắt nhìn hai con chim thước, sau đó bất lộ thanh sắc ngẩng đầu trước khi hạ tầm mắt quan sát vẻ mặt người kia, thấy ngài không có vẻ thần thanh khí sảng như những lần lui tới khác thì giữ im lặng, sóng vai cùng Tống Hành rời khỏi biệt viện.

Chủ tớ hai người cưỡi ngựa về tây viện Tống phủ rồi vào tới Thối Hàn cư qua lối cửa hông.

Đêm đó, Tống Hành tắm rửa qua loa bằng nước lạnh rồi cởi áo lên giường, ngủ chưa tới ba canh giờ thì tỉnh dậy, đi thẳng đến quân doanh.  

Thi Yến Vi trải qua một đêm dày vò nên mệt mỏi đến cực điểm, hôm sau mặt trời đã cao ba sào nàng mới từ từ thức giấc. 

Lúc vừa vén chăn chuẩn bị nhấc chân lên, cảm giác sưng tấy giữa hai chân khiến nàng không kìm được tiếng rên rỉ. Nhắm mắt hít một hơi khí lạnh rồi chậm chạp chống khuỷu tay lên chăn gấm, khó khăn lắm nàng mới có thể gượng người dậy, nâng tay vỗ vào mạn giường mấy tiếng đánh động những người bên ngoài.

Liên Nhị mang tâm trạng bồn chồn đi tới đi lui bên ngoài song cửa, phân vân không biết có nên gọi nàng dậy dùng bữa không, vừa nghe âm thành này đã vội vàng đẩy cửa tiến vào. Sau khi hỏi han Thi Yến Vi một hai câu thì tự mình đi vào phòng trà giao phó Luyện Nhi múc nước ấm đưa tới chính phòng trước khi đến thiện phòng bảo phòng bếp nấu một chén mì trứng.

Ăn sáng xong, Thi Yến Vi thì bắt đầu ngồi đối diện với màn cửa họa tiết hoa điểu in chìm ngẩn người, ánh mắt trống rỗng, suy nghĩ hỗn loạn.

Nàng hiện đang bị Tống Hành nhốt trong bốn bức tường, mỗi khi rời phủ đi theo không chỉ là nhóm tỳ nữ lão mụ mà còn là tiểu tư thị vệ ẩn nấp trong đám đông, mỗi giây mỗi khắc đều nhìn chằm chằm vào nàng. Cho dù nàng may mắn tìm được cơ hội thoát khỏi tầm mắt những người này nhưng nếu không có giấy tờ hợp pháp, nàng sẽ không thể rời khỏi thành Thái Nguyên nửa bước.

Trước khi nàng có thể nghĩ ra cách qua lọt cũng như chiếm được lòng tin của Tống Hành, khiến hắn lơ là cảnh giác thì còn có một vấn đề cấp bách và khó khăn không kém cần được giải quyết.

Giờ Tống Hành đã quyết tâm không để nàng uống thuốc tránh thai nghĩa là sau này mỗi lần tiếp xúc với hắn đều có thể khiến nàng thụ thai. Tống Hành là kẻ đã xâm hại, cầm tù đe dọa nàng nên đối với nàng mà nói, hắn không khác gì một tên tội phạm, nàng không chấp nhận được phải việc mang thai đứa con của hắn.

Bằng tính cách và thủ đoạn của Tống Hành, hắn nhất quyết sẽ không để nàng tiếp xúc với bất kỳ loại thuốc nào có hại cho đứa trẻ, nếu muốn tránh thai thì nàng chỉ có thể tự mình tìm đến những bài thuốc dân gian đáng tin cậy, tuy hiệu quả mang lại không bì được với thang thuốc tránh thai chính thống nhưng có còn hơn không, nàng không thể ngồi im chờ chết rồi ngày nào cũng phấp phỏng không yên.

Lưu mụ xách theo hộp đựng thức ăn sơn mài rảo bước tiến vào cửa, thấy nàng ngồi bên cửa sổ dáng vẻ bồn chồn bất an thì đặt hộp thức ăn lên bàn gỗ đàn hương trước mặt khiến mặt gỗ quẹt vào nhau ran rát, bà tiện tay lấy ra chén thuốc điều dưỡng cơ thể, cung kính nhắc nhở: “Nương tử nên uống thuốc thôi.”

Chén thuốc kia đã được Vương lão thái y điều chỉnh lại dựa trên phương thuốc của Đỗ Tam nương nên không phải nghi ngờ gì về tác dụng.

Nếu đêm qua Tống Hành không nói những lời kia với nàng, chỉ e nàng vẫn ngây thơ tin rằng chén thuốc này là để chữa chứng đau bụng do nguyệt sự gây nên.

Thi Yến Vi thấp giọng nghe theo, giơ tay nhận lấy chén thuốc từ Lưu mụ, cúi đầu uống mấy ngụm rồi cau mày bình tĩnh nói: “Chén thuốc này còn đắng hơn chén thuốc trước ba phần, vừa uống vào đã thấy cực kỳ khó chịu, cổ họng khàn khàn khô rát. Nhờ Lưu mụ pha giúp ta ly nước mật ong mang tới đây.”

Dù sao đi nữa Lưu mụ cũng đã gả chồng sinh con nên sao có thể không biết những lạc thú trong màn, nghe nàng nói thế liền biết đêm qua ắt hẳn gia chủ muốn tận hứng nên đã muốn nương tử không biết bao nhiêu lần, nương tử nài nỉ van xin suốt đêm nên cổ họng mới bị trướng đau.

Lưu mụ đang nghĩ thế thì thấy nàng chau mày nên thực sự tin rằng cổ họng nàng đã không thoải mái lại còn phải uống chén thuốc đắng ngắt nên cũng không nghĩ nhiều, gật đầu đồng ý xong thì xoay người ra khỏi phòng, đích thân đến phòng trà pha nước mật ong. 

Trong không khí tràn ngập vị đắng thoang thoảng của thuốc bắc, Thi Yến Vi ngửi thấy mùi đắng quen thuộc kia, trong lòng thầm nghĩ: Trước đây nàng đã uống rất nhiều thuốc có tính hàn nên chắc hẳn tử cung đã bị lạnh từ sớm, kéo theo đó là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, chuyện con cái rất có khả năng cũng vì thế mà phần nào ảnh hưởng. 

Chén thuốc được mang đến hôm nay nhất định là để giúp nàng xua đi hàn khí trong người, nếu dùng hết liệu trình này không biết chừng thuốc phát huy công dụng sẽ làm tăng xác suất thụ thai, tốt nhất nàng vẫn đừng nên uống. 

Nghĩ đến đây, Thi Yến Vi không chút do dự đứng dậy, bưng chén thuốc đến bên cửa sổ nâng cửa lên, đổ toàn bộ nước thuốc trong chén xuống bồn hoa dưới cửa sổ rồi nhanh tay đóng cửa lại.

Ánh sáng bên ngoài bị ngăn cách bởi cánh cửa, hắt lên màn cửa thành vầng sáng màu vàng cam lóa mắt.

Những động tác vừa nãy đều được Thi Yến Vi thực hiện trôi chảy, xong xuôi đâu ra đấy thì lại làm như chưa có gì xảy ra ngồi xuống giường La Hán, mặt không đỏ tim không giật, kiên nhẫn chờ Lưu mụ mang nước mật ong tới. 

Không lâu sau, Lưu mụ nâng khay gỗ lim đẩy cửa bước vào, đặt khay xuống chiếc bàn nhỏ trước mặt Thi Yến Vi, âm thầm liếc nhìn chén thuốc đã cạn đáy rồi bưng tách trà men xanh có nắp đựng nước mật ong đến cho Thi Yến Vi.

“Cảm ơn Lưu mụ.” Thi Yến Vi dùng nước ấm súc miệng trước khi vươn tay nhận tách trà đưa lên môi nhấp non nửa. Nàng mới từ từ ngẩng đầu lên nhìn Lưu mụ, nhỏ nhẹ nói: “Lưu mụ cũng đã có tuổi, mấy chuyện vụn vặt này vốn không cần phiền đến tay bà. Từ ngày mai hãy để Luyện Nhi và những người khác làm đi.”

Lưu mụ thấy Thi Yến Vi nói một cách chân thành thì không tiện cự tuyệt, gật đầu đồng ý rồi cao giọng gọi người mang chén thuốc ra ngoài. 

Vì đã có dự định trong lòng nên Thi Yến Vi dành nguyên ngày hôm đó yên tâm dưỡng sức, lượng đồ ăn nạp vào cũng nhiều hơn so với bình thường, sắc mặt cũng vì thế trở nên hồng hào hơn. Hơn nữa đêm qua Tống Hành đã nói hai ngày sau sẽ đến nghe câu trả lời nên ngày mai nàng quyết định sẽ rời phủ tìm mua sách. 

Màn đêm buông xuống, Thi Yến Vi cầm sách dưới đèn đọc sách một lúc, mãi đến canh khi hai cơn buồn ngủ khiến mí mắt nặng trĩu mới rửa mặt lên giường đi ngủ. Hiện tại sức khỏe của nàng đã tương đối ổn định nên không cần ai trực đêm mà phân phó mọi người tự về phòng nghỉ ngơi.

Tiếng gà gáy đón bình minh vừa cất lên, một ngày mới lại bắt đầu.

Đêm hôm trước là lần hiếm hoi Thi Yến Vi để Tống Hành muốn làm gì thì làm nên đến sáng nay trạng thái vẫn chưa thể trở lại như bình thường, chân tay cực kỳ đau nhức khiến nàng ăn xong bữa sáng là phải lên giường nằm nghỉ ngay. 

Nàng nằm trên giường đến đầu giờ chiều mới ngồi dậy ăn cơm trưa, cơm nước xong xuôi lại rời phòng ăn ngâm nước nóng sau đó bôi thuốc mỡ một cách cẩn thận, trước khi thay y phục trang điểm, sai người chuẩn bị xe ngựa để rời phù.

Tống Hành cố tình để mười thị vệ thân thủ bất phàm ở lại bảo vệ hộ viện, lần này có sáu người đi theo Thi Yến Vi ra khỏi phủ, cộng thêm hai tỳ nữ hai sai vặt và một bà mụ thì khoảng chừng được hơn mười người. Trong mắt người khác thì đoàn người giống như đang hộ tống nữ lang sĩ tộc nào đó ra ngoài và rất khó để liên tưởng ngoại thất nhà ai.

Thi Yến Vi ngại áo choàng lông cáo kia quá mức phô trương trong khi hôm nay Tống Hành cũng không đi cùng nàng nên chỉ khoác một chiếc áo choàng gấm bình thường màu lục quế, búi tóc đen nhánh được búi thành kiểu đan kế, cài một kim trâm khổng tước, trên vành tai như nấm tuyết là đôi hoa tai lục bảo hình giọt nước, ăn vận theo kiểu quý nữ nên càng toát lên vẻ thanh tú linh động, thùy mị nhỏ xinh, ai nhìn vào cũng nghĩ là khuê tú khoảng độ mười sáu tuổi đang đợi gả chứ nào giống phụ nhân đã trải qua mưa móc.

Sai vặt đưa chân đạp tới đặt cạnh xe, Thi Yến Vi hơi vén váy lên, vừa định giẫm xuống thì chợt nghe xa phu hỏi: “Nương tử muốn đi đâu đây?”

Ánh nắng mùa đông ấm áp chiếu xuống, hơi ấm bao bọc người khoan khoái dễ chịu. Thi Yến Vi bị vầng sáng kia làm chói mắt, nâng tay che bớt rồi giẫm lên chân đạp, ngữ điệu khinh mạn nói với xa phu: “Cứ đi đông thành thôi, ở đó náo nhiệt, thư các cũng nhiều.”

Xa phu đồng ý, đợi nhóm ba người các nàng xếp thành hàng ngồi yên ổn trong xe thì giơ roi giục ngựa, phóng thẳng về phía đông thành.

Hôm nay thời tiết rất đẹp, nắng ấm trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây, đường phố ngập tràn tiếng người ngựa ồn ào, tiểu thương rao hàng rong dọc hai bên đường cực kỳ sôi nổi. 

Thi Yến Vi hơi vén rèm xe nhìn ra thì ngay lập tức bị cảnh tượng phồn hoa bên ngoài hấp dẫn, nàng nhìn suốt một khắc đồng hồ mới buông rèm.

“Nương tử vừa nhìn gì thế ạ?” Hương Hạnh hỏi.

Thi Yến Vi mỉm cười với Hương Hạnh, Luyện Nhi đang ngồi đối diện, đáp một cách tự nhiên: “Ta vừa nhìn thấy nhiều thứ khá thú vị, tỷ như thợ kính nhanh nhẹn mài gương cho khách, nghệ nhân đường phố biểu diễn các loại nhạc khí đổi lấy tiền thưởng rồi tiểu thương gánh điểm tâm bán dạo ven đường… Tóm lại là hứng thú hơn nhiều so với những gì ta nhìn thấy mỗi ngày trong phủ.”

Ngoài trừ nghệ nhân đường phố thổi sáo kéo đàn khá thú vị ra thì Hương Hạnh cũng không hiểu thợ kính mài gương hay tiểu hương bán hàng thì có gì đặc biệt. 

Hương Hạnh mặc dù khó hiểu nhưng vẫn nhoẻn cười phụ họa nàng: “Lúc trước khi nô tỳ vẫn còn làm việc ở Tống phủ thì có lần theo lão mụ ra ngoài sắm Tết, chẳng những thấy nghệ nhân đường phố diễn xiếc ảo thuật mà còn thấy họ múa rối đi cà kheo, nhìn rất lý thú. Nếu nương tử thích tụ tập đông người thì đợi đến tiết Thượng Nguyên mồng một Tết sang năm, người hãy cầu gia chủ dẫn ra ngoài dạo chơi hội chùa.”

Vì Thi Yến Vi đối xử với Luyện Nhi ưu ái hơn nên thời gian Luyện Nhi ở riêng với nàng cũng nhiều hơn so với Hương Hạnh, Lưu mụ hay những người khác. Bọn họ có thể không nhận ra vị trí của gia chủ trong lòng nương tử nhưng Luyện Nhi lại lờ mờ đoán được: Nương tử không để gia chủ trong lòng thậm chí còn có chút xa lánh và bài xích. 

Nghe Hương Hạnh nói thế, Luyện Nhi không khỏi ngước mắt lén nhìn biểu cảm của Thi Yến Vi, quả nhiên thấy ánh mắt nàng thoáng hiện lên vẻ u ám, dù chỉ trong chớp mắt ngắn ngủi nhưng vẫn bị Luyện Nhi vừa vặn bắt gặp.

Luyện Nhi đang ngồi ở góc xe sợ nàng sẽ sớm mất đi hứng thú du ngoạn nên vội lái sang chuyện khác, mỉm cười nói: “Chè thang viên hoa quế [2] là ngon nhất, trời lạnh thế này uống vào một chén cũng có thể làm ấm người. Đợi lát nữa xuống xe ngựa, nương tử có muốn nô tỳ dẫn qua đó uống thử không?”

[2][2] chè thang viên: hay còn gọi là sủi dìn, bánh trôi tàu – là món bánh trôi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sủi dìn làm bằng bột gạo nếp, nhân đậu xanh hay vừng đen. Bên ngoài lăn vừng đen & nấu trong nước gừng nóng, rắc thêm một vài sợi dừa nạo. Nguồn chú thích: Wikipedia

Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương

Lúc này Thi Yến Vi mới chịu cười, gật đầu nói được.

Một khắc đồng hồ sau, xe ngựa từ từ dừng lại trước một ngã tư vắng người, Lưu mụ dẫn đầu đoàn người xuống xe ngựa trước rồi đỡ Thi Yến Vi tỉ mỉ từng chút một.

Xa phu đánh xe dừng ở bãi đất trống gần đó, buộc ngựa vào thân cây du to bằng thùng nước rồi ở lại trông xe. Nhóm thị vệ cao to hòa vào đám đông muôn hình muôn vẻ như thường lệ, giả dạng thành người đi đường theo sau Thi Yến Vi.

Thi Yến Vi dừng lại trước một sạp nhỏ bán hương liệu, quay đầu tìm kiếm bóng dáng của sáu viên thị vệ thì thấy hiện bọn họ cũng đi theo, tìm một chỗ không xa cũng không gần để quan sát nhất cử nhất động của nàng. Thi Yến Vi cụp mắt, thầm mắng Tống Hành cáo già xảo quyệt, phòng nàng chẳng khác gì phòng trộm, giờ muốn tránh khỏi tầm mắt đám người kia quả thực không hề dễ dàng. 

Mùi hương liệu thượng vàng hạ cám xộc thẳng vào mũi, Lưu mụ từ khi sinh ra đã là gia nô ở Tống phủ, loại hương liệu nào trong phòng chủ tử bà cũng đã từng ngửi qua nên không xem trọng những hương liệu được bày bán ven đường, quay sang thấp giọng nhắc nhở Thi Yến Vi: “Nếu nương tử muốn loại hương liệu nào thì chỉ cần nói một hai câu với gia chủ, hương liệu quý giá cỡ nào ngài ấy cũng tìm được.”

Dạo phố vốn là thời điểm để gác lại phiền não, thả lỏng tâm trạng nhưng vì căm ghét Tống Hành từ tận đáy lòng nên riêng hai chữ “gia chủ” đã đủ để khiến nàng có cảm giác bị đâm vào ngực, liền gọi Luyện Nhi lấy bạc ra mua bừa hai ba loại hương liệu trước khi sải bước về thư các cách đó không xa.

Vì Lưu mụ có thể nhận biết một số mặt chữ nên Thi Yến Vi sợ bà sẽ phát hiện ra nàng tìm mua sách y thuật, đành tìm cách đánh lạc hướng bảo bà ra ngoài tìm quán bán chè thang viên, nàng ở cùng Luyện Nhi và Hương Hạnh là được.

Xưa nay Lưu mụ tâm tư kín đáo, dù nghe nàng nói thế nhưng vẫn quay đầu tìm sáu gã thị vệ ẩn nấp trong đám đông rồi dặn dò Hương Hạnh và Luyện Nhi chăm sóc nương tử một cách cẩn thận trước khi rời đi.

Thi Yến Vi kẹp hai quyển sách y học vào phần trên và phần dưới chồng sách, sau đó chia thành hai phần bằng nhau giao cho Luyện Nhi và Hương Hạnh. 

Ba người ra khỏi thư các, lúc này Lưu mụ đã đợi sẵn ngoài cửa, ra hiệu để một thị vệ giả thành tên sai vặt ôm chồng sách trong tay.

“Nương tử mua sách gì đấy?” Lưu mụ nhìn có vẻ thuận miệng nên hỏi, thực ra bà cũng chỉ muốn tìm hiểu thử xem Thi Yến Vi thích đọc dạng sách nào.

Thi Yến Vi cảnh giác liếc nhìn Lưu mụ, thấy bà tựa hồ cũng không có gan lật chồng sách nàng vừa mua ra kiểm tra thì đột nhiên bật cười, nửa đùa nửa thật trêu chọc bà: “Là thoại bản về tài tử giai nhân, du ký bát quái lưu truyền từ thời xưa thôi mà. Lưu mụ hỏi là muốn mượn đọc đúng không?”

Nói xong, nàng lại hỏi Lưu mụ đã tìm được quán bán chè thang viên chưa, Lưu mụ mỉm cười chỉ hướng cho nàng, ôn hòa nói: “Trong ngõ bên kia có một quán.”

Thi Yến Vi nói: “Giờ ta cũng thấy hơi đói bụng, mọi người cùng ta qua đó ăn một chén chè đi.”

Lưu mụ gật đầu đồng ý, đi phía trước dẫn đường còn nhóm thị vệ thì đứng canh chừng gần cửa ngõ. Thi Yến Vi đi tới kêu bọn họ vào dùng một chén nhưng ai nấy đều uyển chuyển từ chối bằng vẻ mặt vô cảm, nàng không làm gì được đành tức giận quay về. 

Món chè thang viên nóng hổi được dọn ra bàn, viên nào trong chén cũng vừa mềm vừa dẻo, nước dùng đi kèm là nước gạo lên men ngọt ngào thơm lừng được rắc một ít đường hoa quế trên mặt, mùi hoa quế thoang thoảng tỏa ra, hơi nóng bốc lên gặp khí lạnh ngưng tụ thành lớp sương mù trắng mỏng, chỉ nhìn thôi đã thấy ấm bụng.

Thi Yến Vi khó có lúc cảm thấy ngon miệng nên ăn một mạch hơn nửa bát. Lúc Luyện Nhi đứng dậy trả tiền xong thì đã qua giờ Dậu, ánh tà dương bừng sáng ở hướng tây trước khi nền trời dần tối sầm lại. 

Lưu mụ thấy sắc trời không còn sớm nên đành giục Thi Yến Vi quay về. Hôm nay tâm tình Thi Yến Vi rất tốt, mỉm cười nghe theo lời bà, lên xe ngựa ở ngã tư đường quay trở lại biệt viện. 

Khi xe ngựa dừng trước cửa phủ thì trời đã chập choạng tối, Thi Yến Vi vừa xuống xe đã bị cơn gió chiều thổi tới, nàng vô thức khép lại áo choàng trên người, rảo bước vào phủ. 

Ba người cùng nhau vào viện thì thấy chính phòng đèn đuốc sáng trưng, một mình Liên Nhị đi đi lại lại dưới mái hiên, thân hình cân đối của nàng hắt lên cánh cửa tạo thành cái bóng thon dài, theo động tác của nàng dịch chuyển lặp đi lặp lại từ bên này sang bên kia, giống như biểu diễn rối bóng. 

Lúc này Liên Nhị cũng đã nhìn thấy nhóm các nàng, ngón tay đang nắm chặt tấm khăn thoáng giãn ra, nhanh chân đi xuống thềm đá nghênh đón Thi Yến Vi: “Nương tử, cuối cùng người cũng về rồi. Gia chủ đang ở bên trong chờ người đó.”

Thi Yến Vi giật mình khi nghe thấy lời này, chẳng phải đã hẹn là đêm mai mới quay lại đó sao? Nghĩ đến đây thì không khỏi chậm lại bước chân, run rẩy bước lên thềm đá dẫn tới hành lang, nhẹ nhàng đẩy cửa ra.

Khung cửa ma sát vào mặt đất phát ra một tiếng “cót két”, Thi Yến Vi nhìn vào mắt Tống Hành khi âm thanh chói tai được phát ra. 

“Sao hôm nay gia chủ lại tới đây?” Thi Yến Vi kiên trì tới trước mặt hắn, chắp tay trước ngực quỳ gối hành lễ.

“Nương tử nói thế là không mong đợi ta tới đây?” Tống Hành cất giọng trầm thấp, mắt phượng hẹp dài thâm thúy nhìn nàng như muốn xuyên ánh mắt nhìn thấu con người nàng, vạch trần suy nghĩ đích thực trong đầu nàng.

Thi Yến Vi gượng cười, nói những lời trái với lương tâm: “Gia chủ nghĩ nhiều rồi, sao thiếp lại không mong gia chủ đến đây với thiếp cơ chứ?”

Trong khi hai người đang nói chuyện, Luyện Nhi và Hương Hạnh đã đặt tất cả những cuốn sách Thi Yến Vi vừa mua lên kệ gỗ hoa văn kê sí.

Hiển nhiên Tống Hành không mấy tin tưởng những lời này, tùy tiện “ừ” một tiếng rồi phất tay hiệu hai người lui ra ngoài, đứng dậy tiến về phía giá sách, “Những gì ta đã nói đêm ấy, nương tử được phép đợi đến ngày mai mới trả lời.”

Thi Yến Vi thấy hắn dùng những đầu ngón tay thon dài, chậm rãi lấy một cuốn sách nàng mới mua hôm nay mở ra lật xem từng trang thì trái tim liền đập thình thịch. 

Nhưng dường như hắn không có ý đọc kỹ, chỉ trong một thoáng đã cầm đến cuốn thứ ba. Ngay lúc hắn định cầm cuốn thứ tư lên thì trái tim Thi Yến Vi như muốn nhảy lên tới cổ họng, ném tất cả sự sợ hãi dành cho hắn ra khỏi đầu, nhanh chóng tới gần đè vào tay hắn, vờ như ngượng ngùng nói: “Chỉ là mấy cuốn thoại bản để giết thời gian thôi, nếu gia chủ còn tiếp tục nhìn thì thiếp sẽ xấu hổ chết mất.”

Tống Hành dễ dàng thoát khỏi tay nàng, muốn tiếp tục lấy cuốn thứ tư, giọng nói còn mơ hồ mang theo ý cười: “Xem ra không chỉ có thoại bản do đám thư sinh cổ lỗ sĩ viết ra mà còn có cả “Linh quái tập” của Trương Tiến, nàng không sợ xem xong nửa đêm gặp ác mộng à?”

Nơi này bị khuất bóng nên Thi Yến Vi chỉ thấy được sơ sơ độ dày và màu sắc trang bìa, nhưng hai cuốn sách về y học kia đều được nàng tỉ mỉ chọn ra nên ấn tượng được khắc rất sâu, nàng gần như chắc chắn rằng quyển sách mà Tống Hành chạm tay vào là một trong số đó.

“Gia chủ…”

Thi Yến Vi khẽ kêu một tiếng, sóng mắt lưu chuyển, vươn đôi nhu đề trắng nõn như ngọc nắm lấy bàn tay đang đặt trên giá…

*

Chú thích hình ảnh:

[2] chè thang viên:

Bình Luận (0)
Comment