Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 37

Huyệt Quan Nguyên là huyệt hội của khí Âm Dương, châm cứu lên huyệt vị này có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh. 

Ngoài ra, trong sách y còn ghi rằng sau khi thông phòng, nữ lang chỉ cần xoa ấn  huyệt Quan Nguyên thì sẽ làm Nguyên Dương chảy ra.

Ngụy Nhị nương thấy nàng xinh đẹp thoát tục, cách ăn vận lại bất phàm nhưng khi vươn tay cởi áo choàng gấm xuống thì lại để lộ dấu vết xanh tím lẫn ấn đỏ trên cổ tay, nàng liền phỏng đoán vị nương tử này hẳn không phải chính thê được lang quân thế gia đại tộc dùng tam thư lục sính cưới về mà chỉ là sủng thiếp hoặc ngoại thất dưỡng ở bên ngoài, vì sợ dùng nhiều canh tị tử gây hại cho sức khỏe, tương lai khó có thể mang thai nên lúc này mới bất đắc dĩ dùng đến biện pháp này, lấy lui cầu tiến.

Giới quyền quý cao cao tại thượng xưa nay chỉ lo thỏa mãn chính mình mà quen thói chà đạp nữ lang.

Ngụy Nhị nương năm nay đã ba mươi hai tuổi, trong nhiều năm hành y đã chứng kiến rất không ít chuyện bất công, nhưng ngoại trừ thương cảm cùng thở dài ra thì nàng cũng không thể có suy nghĩ nào khác. 

Sống trong một thế giới như vậy, các nàng sẽ thay đổi được điều gì sao?

“Vậy xin nương tử vén nhu quần lên một chút.” Hàng lông mi dài của Ngụy Nhị nương rũ xuống, nhẹ giọng thầm thì.

Thi Yến Vi gật đầu làm theo, để lộ trung y tơ lụa màu bạch nguyệt, cuốn lên tới bụng dưới.

Ngụy Nhị Nương xoa xoa lòng bàn tay làm ấm sau đó mới đặt tay lên giữa bụng Thi Yến Vi, từ từ di chuyển xuống ba tấc vùng dưới rốn, thấp giọng chỉ dẫn nàng: “Sau này mỗi khi xong việc, nương tử chỉ cần dùng đầu ngón tay ấn vào đây là được. Phương pháp này tuy có tác dụng nhất định nhưng hiệu quả mang lại cũng không hoàn toàn, chắc chắn không phải kế lâu dài, nếu nương tử muốn tránh thai thì nên có tính  toán khác càng sớm càng tốt.”

Nàng vừa dứt lời thì Thi Yến Vi liền nhận ra nàng ấy đã hiểu ý mình, đưa đầu ngón giữa đến chỗ Ngụy Nhị Nương chỉ vào ấn xuống, trái tim nàng như được soi sáng nhưng tâm trạng lại không nhấc lên nổi, trầm mặc một lúc mới nhỏ nhẹ cảm ơn nàng: “Đa tạ châm công nương tử chỉ giáo nhưng chuyện này không thể người ngoài biết được. Mong rằng nương tử có thể xem như thiếp chưa từng hỏi bất cứ điều gì.”

Nói xong nàng lấy một thỏi bạc ra khỏi túi tiền, đưa bằng cả hai tay cho Ngụy Nhị nương, không ngờ lại bị nàng ấy uyển chuyển từ chối, không chịu nhận. Ngụy Nhị nương khẽ cười, nói: “Nương tử coi thiếp là hạng người nào chứ. Thiếp luôn tuân thủ y đức nghiêm ngặt, tình trạng bệnh tình của người bệnh vốn là bí mật, quyết không để lọt nửa chữ ra ngoài, xin nương tử cứ yên tâm. Nếu nương tử có lòng đáp tạ không bằng đem thỏi bạc này quyên góp cho phường cứu trợ trong thành, giúp người già trẻ con lang thang cơ nhỡ ở đó có thêm cơm ăn áo mặc.”

Thấy Ngụy Nhị nương kiên quyết không nhận thỏi bạc kia nên Thi Yến Vi cũng không ép buộc nàng thêm, chỉ thanh toán chẩn phí như bình thường, chỉnh trang lại y phục rồi ra cửa. 

Ra khỏi y quán, Thi Yến Vi gọi Lưu mụ tới, vẻ mặt ung dung hỏi thăm tình hình chung của phường cứu trợ.  

Lưu mụ kể cho Thi Yến Vi tất cả những gì bà biết, Thi Yến Vi yên lặng nghe bà kể xong thì nhanh chóng có chủ ý.

Bỗng một cơn gió lạnh thổi qua, cuốn bay lá vàng rụng trên mặt đất, Thi Yến Vi vốn sợ lạnh, bị gió lạnh như cắt thổi tới thì gấp gáp khép lại áo choàng trên người, bước nhanh hơn, men theo đường cũ quay lại chỗ xe ngựa đang đợi rồi phân phó xa phu đi về phường cứu trợ. 

Trong xe đặt sẵn một lò than, Lưu mụ dùng thanh củi đảo đống than bị vùi giữa lớp tro trước khi thêm than mới, lại hỏi nàng: “Sao nương tử lại đột nhiên nghĩ tới việc đi phường cứu trợ?”

Khi Lưu mụ hỏi câu này thì vẫn mang tâm trạng khó hiểu, lông mày không khỏi chau lại.

Thi Yến Vi rủ mắt nhìn ngọn lửa dần bốc lên trong lò than, tay phải chạm vào chiếc nhẫn bạc đính nam châu trên tay trái, nửa thật nửa giả trả lời: “Vừa nãy châm công nương tử dùng phương pháp cứu ngải trị liệu cho ta, lúc nói chuyện phiếm có nhắc tới nơi này. Tiết trời đang lạnh thế này nhưng người nhà trẻ con ở phường cứu trợ cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nghĩ thế nào cũng thấy không đành lòng nên mới muốn tới đó quyên chút ngân lượng, hành thiện tích chút công đức. Ngày nào đó trời cao rủ lòng thương, nếu ta có thể hoài thai cốt nhục của gia chủ thì tương lai cũng có nơi để dựa vào.”

Lưu mụ chính tai nghe được lời này, cho rằng nàng đã nghĩ thông, nhất định sẽ không còn tùy hứng làm bậy, ỷ vào sủng ái của gia chủ mà luôn gây sự với ngài như trước nữa thì sao mà không kích động cho được.

“Phúc Sinh Vô Lượng Thiên Tôn. [1] Nếu nương tử đã nghĩ được như vậy thì sau này được nhiên sẽ có phúc khí chờ nương tử, nương tử cứ an tâm ở lại biệt viện.”

[1][1] Phúc Sinh Vô Lượng Thiên Tôn: Phúc Sinh Vô Lượng Thiên Tôn là một câu chào khởi xuất từ cả Tam Vô Lượng của cổ nhân. Chào câu Phúc Sinh Vô Lượng Thiên Tôn đã chúc người đối diện bình an tốt lành, trí tuệ khai khuếch, sống lâu trường thọ.

Hàng lông mày Lưu mụ giãn ra, cười đến hai mắt cong cong, từ đáy lòng bà rất mừng trước sự thay đổi quan niệm này của Thi Yến Vi. 

Từ trước đến nay những người ở biệt viện luôn chỉ nghĩ về những thứ Tống Hành có thể mang đến cho nàng nhưng không một ai quan tâm điều nàng thực sự muốn là gì hay nàng có tình nguyện tiếp nhận những thứ Tống Hành mang đến hay không, càng không ai nghĩ rằng mọi chuyện chỉ là kết quả của việc Tống Hành phớt lờ ý muốn của nàng, cưỡng ép nàng dùng nhan sắc lẫn cơ thể hầu hạ hắn để đổi lấy.

Nghĩ tới đây, Thi Yến Vi ậm ừ một tiếng xem như đáp lại, lời của Lưu mụ cứ thế vào từ tai trái thì ra từ tai phải, đều bị nàng bỏ lại bên ngoài. Thi Yến Vi lấy ra một quyển sách trong hộc vuông trên khoang xe, tiện tay mở ra xem nhằm giết thời gian.

Khoảng hai khắc đồng hồ (30 phút) sau, xe ngựa chậm rãi dừng lại trước cổng phường cứu trợ, Lưu mụ xuống xe trước rồi cẩn thận đỡ Thi Yến Vi xuống xe.

“Cám ơn Lưu mụ.” Thi Yến Vi trầm giọng nói lời cảm ơn xong thì xách váy, khoan thai bước vào cửa. 

Vừa bước vào đã thấy khoảng sân rộng rãi ở giữa, cây cối tốt tươi, màu xanh mát bao bọc lấy đình viện, tuy không có kiến trúc hay trang trí cầu kỳ nhưng thắng ở chỗ sạch sẽ tươm tất, dưới bầu trời quang đãng là đám trẻ con đang nô đùa náo loạn cùng những cụ ông, cụ bà ngồi trên ghế đẩu phơi nắng. Cảnh trời xanh mây trắng thấp thoáng trên những tầng mái ngói đơn sơ càng khiến nơi đây bình yên đến lạ. 

Dưới gốc cây đằng kia có hai đứa trẻ mặc quần áo mùa đông sờn rách, lần đầu tiên nhìn thấy Thi Yến Vi mặc y phục hoa lệ liền tò mò dừng bước, dùng đôi mắt to tròn ngấn nước lén nhìn nàng. 

Hai đứa bé tuy mới bốn năm tuổi nhưng đã có nhận thức riêng về cái đẹp ấy đang sôi nổi bàn tán về dung mạo của Thi Yến Vi.

Đứa bé mặc áo hoa nhỏ giọng nói: “Vị a tỷ này xinh đẹp quá, giống như tiên tử trên cung trăng mà Lý a bà từng kể ấy, nhưng mà gọi là gì ấy nhỉ?”

Đứa bé còn lại nghe xong ngay lập tức nhăn mày, khuôn miệng nhỏ nhắn hơi chu ra: “Gọi là Hằng Nga. Không phải lần trước đã nhắc rồi đó sao, mới đó mà lại quên nữa rồi…”

Khi hai đứa trẻ đang tranh cãi thì một phụ nhân trung niên mặc váy áo nặng trịch từ trong nhà đi ra dọa hai đứa trẻ kéo tay nhau, rối rít chạy tới dưới tàng cây chơi đánh đu. 

Phụ nhân kia tiến lại gần, hơi đánh giá Thi Yến Vi, thấy nàng mặc bất phàm, khí chất như lan tựa cúc, mạo mỹ như Thần Phi tiên tử tên chín tầng mây thì vội vàng chạy lại nghênh đón, chắp tay trước ngực hành lễ với vẻ mặt tươi cười: “Nương tử tới là có chuyện gì sao?”

Bình thường chỉ có hai kiểu người hay lui tới nơi này, một là quyên tặng tiền vật lương thực, hay là dưới gối không con, muốn tới nhận nuôi cô nhi.  

Phụ nhân nhận ra nàng ắt hẳn không thiếu tiền bạc, tuổi tác lại nhỏ chưa lo không thể có con nên xếp nàng vào nhóm người phía trước.

Thi Yến Vi mỉm cười đáp lễ với bà, môi đỏ như chu sa khẽ cong lên, hỏi: “Ta đến quyên góp ít tiền, không biết phải đi đâu đây?”

Các khu phường cứu trợ được quan phủ địa phương thành lập dựa trên ý chỉ triều đình nên không có thu vào mà chỉ có chi ra, muốn nuôi sống dân cư chỉ có tăng mà không có giảm trong thời gian dài đương nhiên phải giật gấu vá vai, giờ gặp được người tới quyên góp thì lý nào lại không vui mừng. 

“Mời nữ lang theo thiếp thân đi lối này.” Phụ nhân vừa cười nói vừa khom lưng dùng tay ra hiệu, dẫn nàng đi về chính sảnh.

Gian phòng bên trong có diện tích không nhỏ, Thi Yến Vi sai người lấy túi tiền, quyên góp hơn một trăm lượng bạc mang theo bên người. 

Tiểu lại ngồi trên ghế bành nhìn thấy trợn mắt kinh ngạc, cuống quýt đứng dậy liên tục cảm ơn Thi Yến Vi, khuyên nàng ghi tên vào sổ hành thiện.

“Không cần thiết phải lưu lại tên, hôm nay ta tới là để tâm an, không để ý người khác liệu có biết danh họ.” Thi Yến Vi nói xong liền xoay người rời đi.

Xe ngựa đi thẳng ra khỏi phường cứu trợ, vừa qua khỏi cổng thì thấy chiếc xe lừa dừng ngay bên ngoài, Thi Yến Vi không chú ý đến người trong xe, nhìn một cái từ xa rồi dẫm lên chân đạp, ngồi xuống khoang xe. 

Đợi Thi Yến Vi ngồi vững xong, lúc này Lưu mụ mới gọi xa phu khởi hành hồi phủ. Xa phu cao giọng đáp lại, giơ roi giục ngựa.

Cỗ xe ngựa lộng lẫy xa hoa lập tức lao ra ngoài.

Không ai phát hiện ra phụ nhân trung niên vừa xuống xe lừa bên kia đang nhìn cỗ xe ngựa vụt qua bằng ánh mắt nghi ngờ. 

“Đại lang có thấy vị nữ lang vừa đi ngang qua trông rất quen mắt, cực kỳ giống với người từng ngụ ở phủ nhà ta không?” Chu Đại nương nheo mắt, hỏi Từ Đại lang đứng bên cạnh.

Từ Đại lang vốn là người hời hợt nên xưa nay chưa từng được gia chủ xem trọng đề bạt vào các vị trí như quản gia, quản sự, mãi vẫn làm một chân sai vặt. 

Bên ngoài gió thổi càng lúc càng mạnh, Từ Đại lang xoa xoa tay hà hơi sưởi ấm, nghiễm nhiên không đặt lời nói của Chu Đại nương vào lòng, chỉ cao giọng thúc giục bà: “Ta cả ngày quanh quẩn trong viện không bước ra ngoài nửa bước, cũng chưa gặp nữ lang kia ở đâu. Nếu đã muốn nhận nuôi tiểu lang quân và tiểu nương tử thì đi vào chọn ra ngay đi, đừng vì những người không liên quan mà lãng phí tinh thần.”

Chu Đại nương vẫn cảm thấy nữ lang có bước chân như cành sen đón gió kia nhìn quen lắm nên có vẻ phân tâm khi bước vào phường cứu trợ, mãi đến khi phụ nhân kia ra đến hành lang đích thân đón bà đi vào thì mới tạm gác lại những suy nghĩ đó sang một bên, theo chân phụ nhân chọn ra hài đồng có độ tuổi thích hợp.

Lại nói, càng gần đến tháng mười hai, sự vụ mà Tống Hành cần giải quyết luôn phải chất thành đống mỗi ngày, trong lòng dù nhớ đến việc hôm nay Thi Yến Vi rời phủ gặp nữ châm công nhưng lại không thể phân thân, đành hạ lệnh để Phùng Quý thay mặt đến biệt viện hành sơn. 

Phùng Quý cung kính tuân theo, lập tức rời khỏi quan thự đi về phía biệt viện gọi Lưu mụ đến hỏi thăm, nghe tận tai Dương nương tử không có gì đáng ngại thì mới thoáng thả lỏng.

Lúc hắn về tới Tống phủ thì đã là giờ Tuất nhị khắc (~19h30) nhưng vẫn chưa thấy Tống Hành hồi phủ nên đổi sang phòng dưới sưởi ấm.

Đêm đã khuya, mãi đến gần canh ba, Tống Hành mới cưỡi ngựa về phủ. 

Mây đen dày đặc che khuất vầng trăng, giữa khoảng không tĩnh mịch là vài đốm sáng lẻ loi làm tổ ở đường chân trời, gió bấc mạnh mẽ thổi qua hàng trúc, cành lá cọ vào nhau phát ra tiếng vang sàn sạt. 

Tống Hành đứng bên cửa sổ lớn tiếng gọi Phùng Quý, thấp giọng hỏi hắn về những việc Dương nương tử đã làm hôm nay.

Phùng Quý bẩm báo một cách chi tiết: “Hôm nay Dương nương tử ra ngoài gặp nữ châm công thì không còn thấy đau cổ nữa, tiếp đó nàng đến phường cứu trợ quyên góp ngân lượng. Nghe Lưu mụ nói thì khoản tiền này không dưới trăm lượng. Lúc ngồi trên xe Dương nương tử còn nói với Lưu mụ là muốn quyên bạc cho phường cứu trợ để hành thiện tích phúc, nàng mong rằng có thể sớm hoài thai cốt nhục của gia chủ, tranh thủ tiền đồ trong tương lai.”

Hoài thai cốt nhục của hắn. Trong đầu Tống Hành cứ văng vẳng câu nói này, cho dù những lời này là chân thành hay giả ý thì nhất định lúc nói ra nàng đã có sự chuẩn bị, nếu không sẽ không ngần ngại thể hiện ra bên ngoài.

“Phùng Quý ngươi nói thử xem, lời này của nàng được mấy phần thật lòng?” Ánh mắt sâu thẳm của Tống Hành dừng trên dãy đèn lồng rực sáng dưới mái hiên, trầm giọng hỏi.

Từ khi Thi Yến Vi đặt chân đến biệt viện, ấn tượng của Phùng Quý về nàng chẳng mấy mà thay đổi rất nhanh, tỷ như nhìn nàng có vẻ yếu đuối nhưng nội tâm hết sức kiên cường, nhìn như ôn hòa nhưng lúc gây sự thì cực kỳ to gan, còn dám đập vỡ bình thuốc trong tay gia chủ… Nói nàng ngông cuồng xốc nổi cũng chẳng ngoa một chút nào.

Phùng Quý thực sự không chắc về suy nghĩ thực sự của Dương nương tử, trầm mặc một lúc lâu mới từ từ mở miệng đáp một cách dè dặt: “Theo nô thấy, lời của Dương nương tử dù không được mười phần thì cũng được… bảy phần thật lòng.”

Lời vừa thốt ra, Tống Hành vẫn giữ vẻ im lặng không đáp lại mà tiện tay đẩy cửa vào phòng. 

Phùng Quý thấy vậy vội vàng đi theo, dùng hỏa chiết đốt nến trên chân đèn, vẻ mặt thấp thỏm hỏi Tống Hành có muốn dùng trà không. 

“Không cần pha trà, chỉ cần bảo bọn họ mang vào một ít nước sôi để nguội.” Tống Hành nói xong, còn không đợi Phùng Quý lên tiếng đã sai hắn lấy binh thư trên giá tới. 

Sau đêm đó, liên tục ba bốn ngày sau, Tống Hành toàn đi sớm về muộn, mãi đến trưa ngày thứ năm, trung sử do triều đình phái tới mang theo chiếu thư của Thánh nhân, lệnh hắn vào kinh thuật chức (báo cáo công tác).

Tính kỹ ra thì đã hơn ba năm gần bốn năm nay, hắn chưa tới thành Trường An thuật chức.

Thiếu đế còn chưa thể tự mình chấp chính đột nhiên ban xuống ý chỉ này nhất định là do bị kẻ đứng đằng sau giật dây thúc đẩy, nếu không, đang yên đang lành sao Thánh nhân lại nhớ đến chuyện triệu hắn vào kinh.

Tống Hành không quỳ xuống tiếp chỉ mà đưa mắt hiệu cho Phùng Quý đứng ra nhận chiếu thư. 

Phùng Quý làm theo lệnh hắn, dùng hai tay phụng chỉ thay Tống Hành, cầm chiếu thư trong tay mà lòng dạ không khỏi rối bời. 

Tống Hành quay lại quan thự, cố gắng tập trung xử lý những việc cấp bách trước mắt rồi cưỡi ngựa hồi phủ. Hắn lệnh Phùng Quý gọi Tống Duật đi một chuyến đến Trúc Cư. 

Phùng Quý lĩnh mệnh, im lặng lui ra ngoài.

Lúc Tống Duật đến được Thúy Trúc cư thì đã thấy Tống Hành ngồi đối diện với Tiết phu nhân, Họa Bình đi vào trong phòng, cùng Thụy Thánh chuyển ghế bành tới mời hắn ngồi xuống.

Mặc dù vẻ mặt Tống Hành vẫn y như thường lệ nhưng Tiết phu nhân vẫn tinh ý nhận ra điểm khác biệt, hắng giọng lệnh Họa Bình dẫn nhóm tỳ nữ tránh mặt, tròng mắt  đục ngầu bình tĩnh nhìn về phía Tống Hành.

Tiết phu nhân nhẹ nhàng gẩy chuỗi phật châu diệp tử đàn trong tay, mắt hạnh tinh tường hơi rũ mi, thản nhiên nói: “Đây đều là người nhà, Nhị lang có gì muốn nói thì cứ nói, đừng ngại.”

Tống Hành đặt bát trà men ngọc trong tay xuống, trầm giọng nói: “Hôm nay sứ giả triều đình đưa chiếu thư tới, lệnh mỗ đến Trường An thuật chức. Gần đây thế cục Trường An vẫn chưa rõ ràng, lần này vào kinh chắc chắn sẽ không yên bình.”

Tiết phu nhân nghe xong, mím môi thu hồi ánh mắt nhìn sang nơi khác, trầm ngâm một lúc thì thở dài, buồn bã nói: “Nếu Nhị lang không đi, chính là kháng chỉ bất tuân, tạo cớ đám người kia hạch tội Tống thị, kẻ đứng đằng sau càng được đà lấn tới rồi lấy đó lửa sém đổ thêm dầu, triệu tập một đám tiết độ sứ vẫn còn trung thành với triều đình hợp lực thảo phạt Hà Đông.”

Tống Hành gật đầu, nheo mắt, giọng điệu đạm mạc: “Suy nghĩ của a bà cũng là điều khiến mỗ lo lắng. Nhưng cân nhắc kỹ lưỡng một hồi thì chuyện vào Trường An thuật chức là không thể tránh khỏi. Sắp tới cuối năm rồi, việc lớn việc nhỏ ở Hà Đông rất nhiều, phiền Tam lang tốn công để ý hơn.”

Chuyện liên quan đến đại cục, Tống Duật đành gạt bỏ hết những tâm sự trong lòng, không chút do dự lập tức tỏ rõ thái độ: “Xin Nhị huynh cứ yên tâm, chuyện này mỗ sẽ tận lực xử lý. Trong triều thế cục phức tạp, Nhị huynh nên mang theo nhiều thân binh hơn, ở Trường An cũng phải hết sức cẩn thận.”

Bên trong Thúy Trúc cư.

Ngoài cửa sổ trời đã sẩm tối, Họa Bình sai người thắp sáng dãy đèn dương giác treo dưới mái hiên, ánh sáng xuyên vào cửa sổ hắt lên hai hàng tóc mai điểm bạc của Tiết phu nhân, chiếu lên khuôn mặt bà trong cảnh tranh sáng tranh tối.

Tống Hành nương theo ánh sáng kia, ngưng mắt nhìn Tống Duật, khẽ mở môi mỏng nói tiếp: “Có lời này của Tam lang thì mỗ cũng yên tâm đi Trường An rồi. A bà đành nhờ cả vào Tam lang chiếu cố.”

Dứt lời thì không đề cập gì thêm nữa, cao giọng gọi người vào thắp đèn. 

Họa Bình lên tiếng đáp lại, thắp nến trên giá bạch đồng đặt trên bàn gỗ đàn trước rồi đến đèn hoa sen nằm bên phải giường La Hán. 

Tổ tôn ba người trò chuyện thêm một lúc, Tống Hành nói hắn còn chuyện quan trọng cần giải quyết ngay trong ngày nên đứng dậy sải bước ra khỏi phòng.

Tống Duật tưởng hắn về thư phòng ở Thối Hàn cư sắp xếp lại chính sự lẫn quân vụ nhưng Tiết phu nhân lại đọc được sự bức thiết mơ hồ giữa ấn đường hắn, bà biết Tống Hành muốn rời phủ để gặp người đã chiếm một góc trong lòng hắn là Dương nương tử.

Cuối cùng, Tiết phu nhân giữ kín không nói ra, đơn giản đuổi hắn ra về: “Ta cũng mệt rồi, niệm kinh Phật thêm một lúc rồi đi nghỉ. Tam lang cũng về đi thôi, đừng để Thập Nhất nương đợi lâu.”

“Vậy a bà nghỉ ngơi trước đi, mỗ xin cáo lui.” Tống Duật đứng dậy chào tạm biệt Tiết phu nhân rồi đi thẳng ra khỏi Thúy Trúc cư về lại Uy Nhuy cư, bầu bạn với Tổ Giang Lan khoảng trung tuần tháng sau sẽ lâm bồn. 

Tống Duật kể chuyện Tống Hành sắp phải đến Trường An thuật chức cho Tổ Giang Lan nghe, Tổ Giang Lan nghe xong liền hỏi: “Tam lang có biết lần này Nhị bá thúc phải đi mất bao lâu không?”

“Ít cũng phải mất một tháng, nếu xảy ra chuyện gì thì e là sau mồng một Tết mới về được.” Tống Duật vừa nói vừa mang một chiếc ghế đẩu tới, bảo Tổ Giang Lan gác chân lên đó, ngồi xuống bên cạnh vô cùng kiên nhẫn bóp chân cho nàng. 

Tổ Giang Lan híp mắt, được hắn xoa bóp thì cực kỳ hưởng thụ, bỗng như nhớ tới chuyện gì liền thu lại đầu gối, ngồi thẳng người, nhìn Tống Duật nói: “Thiếp thân nhớ mang máng, Nhị bá thúc từng nói Dương nương tử xin phép đi Trường An từ chỗ đô đốc phủ, vừa hay lần này Nhị bá thúc cũng đến Trường An, sao Tam lang không nhờ Nhị bá thúc hỏi thăm xem Dương nương tử ở Trường An có được bình an không?”

Vừa rồi Tống Duật chỉ một lòng nghĩ đến thế cục hỗn loạn phức tạp ở Trường An và tình hình Hà Đông nên nhất thời quên mất chuyện Dương nương tử rất có khả năng cũng đang ở thành Trường An, giờ nghe Tổ Giang Lan nhắc tới thì hơi ngẩn người. 

“Thập Nhất nương nói rất đúng. Ta có thể nhờ Nhị huynh điều tra chuyện này ở Trường An.” Giọng điệu của Tống Duật cực kì ôn hòa.

Tổ Giang Lan nghe vậy khẽ cười, đưa tay vuốt ve bụng bầu căng tròn của mình, nhỏ nhẹ nói tiếp: “Tục ngữ có câu: chọn ngày không bằng gặp ngày, giờ Nhị bá thúc đang ở trong phủ không biết khi nào sẽ phải đến Trường An, Tam lang không ngại thì đến Thối Hàn cư ngay đi.”

Động tác bóp chân của Tống Duật thoáng dừng lại, dịu dàng dặn dò: “Hình như Nhị huynh có chuyện quan trọng phải xử lý, nếu ta về trễ thì Thập Nhất nhớ ngủ trước đi nhé, không cần phải chờ ta.”

Ánh nến mờ ảo chiếu lên sườn mặt Tổ Giang Lan, phủ thêm lớp vàng kim ấm áp, trong không khí là mùi thủy trầm hương thanh nhã, Tổ Giang Lan cúi người vỗ nhẹ vào mu bàn tay Tống Duật, mặt mày ẩn tình nhắc nhở hắn: “Thiếp thân biết rồi, Tam lang đi nhanh đi. Bên ngoài gió lớn, Tam lang nhớ khoác thêm áo choàng, cẩn thận kẻo bị cảm lạnh.”

Tống Duật gật đầu đồng ý, lấy chiếc áo choàng lớn bằng lông tinh tinh màu đỏ treo trên giá, khoác vội lên người, đi về Thối Hàn cư.

Gió lạnh thấu xương như từng nhát dao đâm vào mặt, Tống Duật ra hiệu để tiểu tư sau lưng tiến lên gõ cửa, cửa được mở ra, người xuất hiện là Quất Bạch một thân tố y. 

Tống Dục ngước mắt nhìn vào, toàn bộ đèn dương giác dưới mái hiên đều đã được thắp lên, phòng dưới của Thương Lục và Thôi mụ cũng lộ ra ánh nến, độc hai nơi là chính phòng cùng thư phòng đều tối đen một mảnh.

“Nhị lang đi đâu rồi sao?” Lông mày đen nhánh của Tống Duật hơi cau lại, nghi ngờ hỏi.

Quất Bạch quỳ gối, chắp tay trước ngực hành lễ. Nàng lắc đầu, ôn tồn đáp lại: “Nô tỳ không biết, tối nay gia chủ chưa từng quay về đây.”

Tống Duật nhớ lại lời Tống Hành nói trước khi rời khỏi Thúy Trúc cư, tạm thời cho rằng hắn đến quân doanh hoặc quan thự, mặc dù có chút khó hiểu, nhưng cũng không suy nghĩ quá nhiều.

“Nếu thế thì ngày mai mỗ lại đến.” Tống Duật nói xong, đành phải thất vọng bỏ đi. 

Tổ Giang Lan thấy hắn trở về quá nhanh, nhịn không được hỏi thêm hai câu: “Sao Tam lang về nhanh thế, chàng đã gặp được Nhị bá thúc chưa?”

Tống Duật cởi áo choàng treo sau bình phong, sợ khí lạnh trên người gây ảnh hưởng đến nàng liền đáp: “Nhị huynh không ở trong phủ, chắc đã rời phủ từ sớm.”

Tổ Giang Lan thấy tâm trạng hắn có vẻ nặng nề liền cong môi pha trò: “Dạo gần đây Nhị bá thúc đi sớm về muộn, hay là đã nhìn trúng nữ lang nhà ai, chàng tìm cách nghe ngóng thử xem sao?”

Tống Duật biết nàng muốn động viên mình nên đến ngồi cạnh nàng, cười nói: “Nếu Nhị huynh nghĩ thông được như nàng nói thì chuyện khiến a bà lo lắng cũng giảm đi được một.”

Ở biệt viện hành sơn, 

Tống Hành khẽ ôm Thi Yến Vi vào lòng, tiện tay rút trâm bạc cài trên tóc nàng đặt lên bàn, cúi xuống si mê ngửi nữ nhi hương trên cổ nàng, đều giọng nói: “Thời gian tới ta phải đi Trường An thuật chức, khoảng trước mồng một Tết mới về lại Thái Nguyên, nàng yên tâm ở đây, mỗi tháng vẫn được rời phủ ba lần. Nếu thấy nhớ ta thì hãy lấy đai lưng điệp tiệp bằng ngọc bích ta để lại cho nàng ra nhìn.”

Thuật chức ở Trường An, mồng một Tết mới về. Thi Yến Vi nhai đi nhai lại mười chữ này trong đầu, niềm vui đột ngột vỡ òa khiến nàng hoàn toàn không để tâm đến câu kế tiếp của Tống Hành. 

Cho đến khi Tống Hành hào hứng tháo hoàng ngọc hoa văn hình rồng bên hông xuống cẩn thận đặt vào lòng bàn tay nàng thì Thi Yến Vi mới tỉnh táo lại, động tác gượng gạo nắm khối ngọc trong tay, tâm trạng bất an liếc nhìn nó. 

Tống Hành nhặt một sợi tóc đen rơi xuống của Thi Yến Vi vuốt nhẹ như đang thưởng thức, không nhanh không chậm cất giọng nói với Thi Yến Vi: “Người đời toàn nói dương chi là ngọc tốt nhưng không biết hoàng ngọc này còn hiếm có hơn nhiều, một miếng hoàng ngọc lớn thế này càng là ngàn vàng khó cầu, sau này nương tử giữ nó bên người cũng xem như có ta ở bên, những thứ tà ma trong sách hiển nhiên sẽ không thể làm phiền đến nương tử.”

Thi Yến Vi nhận ra ý hắn, nghĩ nhưng chẳng mấy mà hắn sẽ rời khỏi Thái Nguyên bèn nhịn xuống đón ý hùa theo, nàng đặt tay lên lồng ngực rộng rãi rắn chắc của hắn, nũng nịu nói: “Thiếp có Nguyên Dương khí của gia chủ bảo hộ thì sao phải sợ những thứ kia chứ, mà nếu thiếp nhát gan như vậy thì hôm đó cũng đâu cần mua những loại sách này về.”

Nguyên Dương. Tống Hành cố tình muốn xuyên tạc ý nàng, hắn buông nhánh tóc đen xuống, bàn tay to lớn đặt lên cần cổ trắng hơn tuyết, cao giọng nói: “Lần này ta đi thì ít nhất trong một tháng nương tử sẽ không thể gặp ta, đêm nay phải độ nhiều Nguyên Dương hơn cho nương tử mới được.”

Hương thơm tươi mát của hoa sơn chi phiêu diêu trong không khí, Thi Yến Vi còn chưa kịp ý thức được hắn định làm gì thì bàn tay to lớn của Tống Hành đã thăm dò vào vạt áo nàng. 

Bất tri bất giác, lòng bàn tay đã được phủ đầy, dường như không thể bao trọn thêm. 

Tống Hành hít sâu một hơi, chợt có ý nghĩ vùi đầu xuống dưới. 

Thi Yến Vi đương nhiên biết chữ “Nguyên Dương” mà nàng vừa nhắc tới kia là có ý gì nhưng hắn vẫn cố tình không chịu tiếp thu những lời phía sau, chỉ chăm chăm vào những lời hắn muốn nghe và muốn hiểu. 

Nhưng mà, ít nhất phải một tháng nữa hắn mới quay về, không biết chừng trước khi hắn trở lại Thái Nguyên nàng đã tìm được cơ hội cao chạy xa bay, rời khỏi đất Thái Nguyên, cả đời này không cần phải nhìn thấy gương mặt khiến nàng ghét cay ghét đắng của Tống Hành nữa…

Vì chỉ còn ít ngày nữa hắn khởi hành từ Thái Nguyên nên ngoài mặt Thi Yến Vi cũng không muốn kháng cự hắn quá mức, nàng bày ra vẻ phục tùng khoác tay qua cổ hắn, dáng vẻ mềm mại để mặc hắn muốn gì được nấy…

Quần áo của hai người bỗng rơi đầy trên mặt đất.

Ánh nến phản chiếu trên làn da trắng ngần của nữ lang, quyến rũ như một viên nam châu óng ánh, đặt cạnh làn da màu lúa mạch của Tống Hành tạo nên sự tương phản rõ ràng, kể cả vóc người cũng cực kỳ khác biệt.

Tựa như mãnh thú hung ác nằm cạnh mỹ nhân mảnh mai. 

Từng khối cơ bắp cường tráng khỏe mạnh bất thình lình lọt vào mắt khiến Thi Yến Vi bỗng trở nên thẹn thùng, nàng nhắm mắt không dám nhìn thêm, e lệ cầu xin hắn hãy thổi tắt đèn.

Tống Hành vốn định cự tuyệt nhưng thấy mặt nàng đỏ rực một mảnh nên đành đổi ý gật đầu chiều theo ý nàng. Hắn ôm nàng đứng dậy khỏi ghế, thổi tắt hơn mười ngọn nến trên chân đèn. 

Nhưng chân đèn tráng men trắng đặt trên bàn thì dù Thi Yến Vi nằm trong ngực có nài nỉ cỡ nào thì hắn vẫn không chịu thổi đi.

“Gia chủ không sợ nến rơi trúng làm thương người sao?” Thi Yến Vi cố nén cảm giác xấu hổ, trầm giọng nói.

Chân nến kia được đặt gọn một bên sao có thể rơi khỏi bàn được, trừ phi có ngoại lực nào đó khiến bàn hoặc giường La Hán đung đưa kịch liệt…

Thi Yến Vi lắc lắc đầu, xua đi những ý nghĩ quái đản đó ra khỏi đầu. Nàng sợ Tống Hành suy nghĩ sâu xa, hoảng sợ biện hộ: “Ta không phải có ý đó…”

“Nương tử ngoan, cứ mãi nằm trên giường La Hán thì cũng quá nhàm chán.” Tống Hành vừa nói vừa đặt nàng xuống, tay phải cứng sắt giơ giữa không trung, cúi đầu nhìn thẳng nàng, đáy mắt lóe lên ánh ngọc, dốc lòng chỉ dẫn nàng: “Nương tử gác chân lên đây đi.”

Đầu óc Thi Yến Vi như ù đi, nàng không thể làm được việc này nên đứng đờ ra tại chỗ, không chịu di chuyển. 

Tống Hành thấy thế, ý cười càng sâu, một tay ôm lấy vòng eo thon gọn của nàng, hứng thú nói: “Nếu nương tử không chịu nghe lời, ta sẽ bảo phòng bếp hầm thêm một chén nhân sâm, đêm nay hai người chúng ta ai cũng không được ngủ, nàng thấy thế nào?”
Bình Luận (0)
Comment