Trong chính điện, Thi Yến Vi học theo các thiện tín [1] khác, tay trái ở ngoài, tay phải ở trong, hành lễ ba vái chín lạy hướng về phía tượng thần, rồi cầm lấy ống thẻ mà lắc, rút ra một thẻ.
[1]
[1] thiện tín có nghĩa là niềm tin chí thành vào Phật pháp, hay chỉ chung cho người có niềm tin như vậy.Tiện tay nhặt lấy một thẻ dài lên, hóa ra là một quẻ đại hung.
Thi Yến Vi biết rằng hy vọng trở về thời hiện đại của mình thật mong manh, nên sớm đã lường trước kết quả này. Nhưng khi hai chữ “hạ hạ” hiện lên trong tầm mắt, nàng vẫn không kìm được nỗi thất vọng.
Chậm rãi đứng dậy, nàng lấy tờ giấy giải thẻ, đặt thêm chút tiền nhang đèn, rồi đến nhờ đạo trưởng giải nghĩa.
Đạo trưởng nhìn qua thẻ văn, rồi hỏi: “Không biết thiện tín cầu gì?”
Việc xuyên qua thời không vốn là chuyện huyền ảo khó tin, Thi Yến Vi nhất thời không biết phải giải thích sao cho rõ ràng. Nàng nhíu mày, đắn đo một lúc, cuối cùng dùng phép ẩn dụ để giãy bày hoàn cảnh của mình: “Một giấc mộng dài, vô tình lạc vào cõi Hoè An; nguyện cầu tỉnh giấc, mong được về nhà.”
Nghe xong, đạo trưởng trầm ngâm một lát rồi dẫn nàng vào tĩnh thất. Ông chăm chú xem tướng mạo và đường chỉ tay của nàng, rồi hỏi thêm một số điều.
Thi Yến Vi lần lượt đáp, cũng nói ra ngày sinh tháng đẻ của mình ở hiện đại.
“Đã vào cõi Hoè An, sao không an tâm mà ở lại. Ngoài tổ kiến, mệnh đã tận, hà tất phải nhớ mãi. Tiên đạo quý ở sinh, vô lượng cứu người. Thiện tín có được thân thể này, đều là nhờ ba người hành thiện tích đức mà cầu xin, sao lại không biết quý trọng?” [2]
[2]
[2] Điển cố “Giấc mộng Hoè An” bắt nguồn từ truyện “Nam Kha Thái Thú Truyện” của tác giả Lý Công Tá thời Đường. Câu chuyện kể về một người tên Thuần Vu Phần, một lần say rượu dưới gốc cây hoè đã chìm vào giấc mộng dài. Trong giấc mộng, ông được dẫn đến vương quốc Hoè An, trải qua những vinh quang hiển hách: ông được vua Hoè An trọng dụng, phong làm thái thú Nam Kha, lấy công chúa làm vợ, có con cháu đầy đàn, và trải qua cuộc sống giàu sang phú quý.Thế nhưng, hạnh phúc chẳng kéo dài lâu. Một ngày nọ, quân địch xâm chiếm vương quốc Hoè An, gia đình và sự nghiệp của Thuần Vu Phần đều tiêu tan. Ông tỉnh dậy và nhận ra rằng tất cả chỉ là một giấc mộng thoáng qua khi ông ngủ dưới gốc cây hoè, và dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi.Ba người trong lời đạo trưởng nói, có phải là chỉ ba mẹ và Trần Nhượng không?
Sinh mệnh của nàng ở hiện đại đã chấm dứt, không còn đường quay về; việc nàng có thể mượn thân xác này tái sinh cũng là nhờ công đức cầu xin của cha mẹ và Trần Nhượng?
Mắt Thi Yến Vi liền đỏ hoe, nàng muốn hỏi thêm vài câu, nhưng đạo trưởng thấy thế chỉ hơi nhắm mắt và lắc đầu, ý bảo nàng đừng nên hỏi thêm nữa. “Tất cả những gì có thể nói, bần đạo đều đã nói, phần còn lại, xin thứ cho bần đạo vô năng vô lực. Thiện tín hãy quay về đi.”
Ngoài cửa sổ nổi lên một trận gió to làm cành lá trong đình đung đưa xào xạc, lá cây đập nhẹ trên song gỗ, sáng tối đan xen, thời gian như hoà quyện vào nhau.
Thi Yến Vi đứng dậy, nhìn về phía đạo trưởng, chắp tay thi lễ. Đạo trưởng cầm phất trần, chỉ thốt lên hai chữ: “Đi đi.”
Cõi lòng trăm ngả rối ren, Thi Yến Vi cố gắng để không bật khóc, im lặng bước ra khỏi tĩnh thất, đem tờ giấy giải thẻ đốt dưới ngọn nến rồi xuống núi.
Suốt quãng đường, nàng vừa đi vừa nghỉ, trong đầu vẫn còn văng vẳng lời nói của đạo trưởng, không dám nghĩ đến cảnh ba mẹ, bạn bè và Trần Nhượng sẽ đau lòng biết bao sau khi nàng qua đời ở kiếp trước.
Lúc đến trời tờ mờ sáng nhưng giờ thì đã gần giữa trưa, mặt trời chói chang nằm trên đỉnh đầu.
Ở đằng xa, bên ngoài căn nhà nhỏ, dưới mái che đặt ba chiếc bàn vuông cũ kỹ, một bà lão gần sáu mươi cầm quạt mo xua tan cái nóng, nghe tiếng nữ lang gọi, muốn ăn hai bát chè thạch, bà liền lững thững đứng dậy, đáp lời xong thì lấy chén trà tráng qua nước sôi, rót đầy hai chén trà lạnh.
Thi Yến Vi bụng đói cồn cào, nghe tiếng ấy, liếc nhìn qua rồi tiến lại, gọi một chén trà lạnh và món bánh ngọt quế hoa, ăn lót dạ trước.
Nữ lang tới trước nàng mới khoảng mười bốn, mười lăm tuổi, bên cạnh còn có một cô bạn cùng tuổi, cả hai vui vẻ trò chuyện, kể nhau nghe những chuyện thú vị gần đây.
Thi Yến Vi trước nay quen nói tiếng Quan Thoại, giờ nghe được giọng quê hương thân thuộc thì bỗng có cảm giác cận hương tình khiếp. [3] Thế nhưng, nàng vẫn chưa thể nói lại giọng quê ngay, tựa hồ sợ người ta nhận ra chất giọng không thuần của thân thể này.
[3]
[3] cận hương tình khiếp: thành ngữ diễn tả cảm giác mâu thuẫn của một người khi trở về nơi chốn cũ: vừa phấn khởi, vừa sợ hãi, vì cảm thấy xa lạ.Tiếng nói quê hương quanh quẩn bên tai, tâm trạng nàng dần ổn định lại.
Bất giác, nàng nhớ lại một cặp câu đồng nghĩa từng học thời trung học: “An chi nhược tố, tùy ngộ nhi an”. [4]
[4]
[4] An chi nhược tố, tùy ngộ nhi an: thành ngữ Trung Quốc, thể hiện lối sống không để tâm trí bị dao động bởi ngoại cảnh, dù gặp điều bất như ý vẫn có thể giữ lòng bình thản, sống trong hoà bình và không để hoàn cảnh chi phối tâm hồn.Giờ đây, điều nàng thiếu chính là hai loại tâm cảnh này.
Nếu đúng như lời đạo trưởng nói thì nàng đã qua đời ở hiện đại, sinh mệnh này là do ba mẹ và Trần Nhượng dốc lòng cầu khẩn mà có. Làm sao nàng có thể không quý trọng đây? Nàng mang theo tình yêu của ba người mà đặt chân lên mảnh đất cố thổ cách họ cả ngàn năm này, sao nỡ lòng phí hoài mạng sống?
Thi Yến Vi nhắm mắt, nhẩm đi nhẩm lại hai câu thành ngữ đó vài lần, cảm giác chua xót trong lòng dần thuyên giảm.
“Lấy thêm một bát chè thạch tới đây.” Bà lão đứng trước quầy, lớn tiếng gọi.
Thi Yến Vi sực tỉnh, biết bà đi đứng bất tiện, vội vàng bước tới đón lấy bát chè.
Gió trong rừng nhẹ nhàng thoáng qua, mang theo hơi lạnh, xua tan cái nóng hầm hập trên người.
Nàng múc một muỗng thạch cho vào miệng, thì nghe lang quân mặc áo viên lĩnh ở bàn bên cạnh cười nói: “Gió mát thổi tới thật thích quá.”
Nữ lang ngồi cạnh thấy vậy, đưa tay vỗ nhẹ vào cánh tay hắn, cười đáp: “Đồ ngốc.”
Thi Yến Vi nghe hai người trò chuyện, lơ đãng nhớ lại từng kỷ niệm với Trần Nhượng.
Ngày đầu tiên Trần Nhượng cõng nàng là khi hai người đi dạo trong viện bảo tàng suốt hai tiếng đồng hồ. Ra tới quảng trường lớn bên ngoài, Trần Nhượng phát hiện gót chân nàng hơi rộp lên, lập tức bảo nàng đứng trên bậc đá, dưới nắng gắt khăng khăng đòi cõng nàng.
Khi đó, Thi Yến Vi không lay chuyển được anh, thẹn thùng leo lên lưng anh. Trần Nhượng lại cố ý đùa nàng, giả vờ loạng choạng như mất thăng bằng, nói rằng nàng nặng quá.
Những ký ức ấy bỗng chốc hiện về, Thi Yến Vi ngước mắt nhìn đôi vợ chồng trẻ ở bàn bên, môi khẽ nhoẻn cười rồi từ tốn thưởng thức món chè thạch trong bát.
Một lát sau, trên đường mòn giữa rừng có một người bán hàng rong đi tới, thấy nàng đội mũ sa, trong tay không có quạt, liền bước tới, đặt quang gánh xuống, niềm nở hỏi: “Nữ lang có muốn mua quạt không? Rẻ nhưng bền lắm.”
Người kia có nước da đen bóng, dường như vì nắng gió dãi dầu, trên trán lấm tấm mồ hôi, theo má chảy dọc xuống cổ, nhìn qua đã thấy vất vả.
Thi Yến Vi nhã nhặn hỏi giá, người gánh hàng rong nói, loại không thêu năm văn một chiếc, loại thêu là hai mươi văn. Thấy chiếc lược gỗ bên cạnh đẹp mắt lại nhỏ gọn, dễ mang theo, nàng liền hỏi giá thì được báo là năm văn một chiếc.
Thi Yến Vi chọn một chiếc quạt tròn thêu cá chép vàng và chiếc lược nhỏ bằng gỗ chạm hoa, trả người bán rong hai mươi lăm văn, rồi đưa thêm bốn văn cho bã lão ở hàng nước, phe phẩy quạt tròn tiến về một khách điếm cách đó chừng hai dặm.
Sáng sớm hôm sau, Thi Yến Vi trả tiền phòng, cưỡi ngựa rời khỏi núi Thanh Thành, trở lại Cẩm Quan thành, về đến nhà, nàng ghi chép những trải nghiệm trong ba bốn ngày qua ở Đô Giang Yển và núi Thanh Thành, chỉ riêng việc xin thẻ là được nàng lược qua.
“Kiện Vĩ Yển, [5] cách thành Cẩm Quan một trăm dặm về phía tây, nằm trên sông Mân, do Thái thú quận Thục nước Tần là Lý Băng khởi dựng nhằm tránh thiên tai lũ lụt và hạn hán, được con trai là Nhị lang hỗ trợ…”
[5]
[5] Kiện Vĩ Yển (Đập Kiện Vĩ) là tên gọi của Đô Giang Yển vào thời nhà Đường.Thi Yến Vi viết gần nghìn chữ, đêm đã khuya, nàng đặt bút, lại lật xem bản thảo trước đó, quyết ý sẽ viết một tập riêng cho Tiết Đào, Hoa Nhụy phu nhân và các nữ thương.
Tiếng đánh canh của lính tuần đêm cũng vọng đến từ bên ngoài tường viện. Nàng thổi tắt ngọn nến, gối đầu đi vào giấc ngủ. Sáng tinh mơ liền thức dậy, rửa mặt chải tóc, mặc y phục chỉnh tề xong thì đến quán nhỏ đầu ngõ ăn một bát đậu hũ mặn, sau đó lên đường đến tiệm may.
Cứ thế ban ngày nàng may vá, đêm đến lại viết sách, lâu dần mắt không chịu nổi, nàng đành phải đến y quán, xin đơn thuốc dưỡng gan sáng mắt.
Công việc châm kim luồn chỉ này rất tổn thương thị lực, Thi Yến Vi cũng không muốn làm lâu, chỉ đợi thêm hai ba năm, khi Tống Hành đã quên hẳn mình đi, nàng sẽ mua một ngôi nhà nhỏ trong thành, dùng số tiền còn lại mua cửa tiệm ở vị trí thuận tiện, mở cửa hàng điểm tâm đồ ngọt. Nếu buôn bán không được, thì cùng lắm nàng sẽ cho thuê, vẫn tốt hơn ngồi chờ khánh kiệt.
Chớp mắt đã sang tháng sáu, trời sắp vào tiết nóng nực.
Tống Hành xử lý xong mọi việc ở Thái Nguyên phủ, có ý rời Tống phủ, đến Lạc Dương chuẩn bị cho việc đăng cơ.
Đêm trước khi lên đường, Tiết phu nhân gọi Tống Hành lại, căn dặn vài lời, rồi nhắc đến việc thành hôn lập hậu.
Lần này, Tống Hành lắng nghe lời dặn của bà một cách nghiêm túc, đáp rằng sau khi đăng cơ sẽ tổ chức cung yến, mời những nữ lang mà bà để mắt đến dự tiệc, khi ấy hãy xem xét cũng không muộn.
Suốt quá trình, Tiết phu nhân luôn chú ý quan sát sắc mặt hắn, khi nhắc đến chuyện lập hậu nạp phi, gương mặt hắn không lộ chút né tránh hay miễn cưỡng, dường như đã hoàn toàn buông bỏ nữ nhi họ Dương kia, lúc ấy bà mới nhẹ thở ra, nhắc tên vài nữ lang xuất thân sĩ tộc, tài sắc song toàn.
Tiết phu nhân gẩy chuỗi tràng hạt trong tay, vẻ mặt hiền từ mà nói: “Mai Nhị lang còn phải đến Lạc Dương, hãy trở về nghỉ ngơi sớm đi.”
Tống Hành đáp lời, lặng lẽ rời khỏi Thúy Trúc cư.
Phùng Quý không đoán được tâm trạng hôm nay của ngài đang thế nào, nhưng vì ngài không mở miệng nên hắn cũng không dám nói nhiều, chỉ lặng lẽ theo sau, trong lòng âm thầm cảm thán.
Từ khi Dương nương tử rời đi, gia chủ gần như chẳng cười lấy một lần. Trừ lúc ra quan phủ hay quân doanh, ngài ở phủ càng lúc càng lầm lì ít nói.
Không ai dám nhắc sáu chữ “Phù Thúy viện” và “Dương nương tử” trước mặt ngài, ngay cả Phùng Quý cũng thế.
Vậy nên, khi ngài men theo lối rẽ, đi về hướng Phù Thúy viện một cách vô thức, Phùng Quý cũng không dám hỏi dù chỉ một câu.
Tống Hành đẩy cửa bước vào.
Luyện Nhi ngồi một mình dưới giàn hoa tường vi, ngẩn người ngắm trăng, trong lòng nhớ đến Dương nương tử: không biết cuộc sống bên ngoài của nương tử thế nào rồi, liệu có tìm được chốn dung thân, lại thầm cầu mong nàng luôn bình an, ngàn vạn lần đừng để người mà gia chủ phái đi tìm được.
Trước cổng viễn chợt truyền tới tiếng bước chân nhỏ vụn, Luyện Nhi cả kinh nghiêng đầu nhìn sang thì thấy thân ảnh cao lớn của Tống Hành đập vào tầm mắt. Nàng sợ đến mức há hốc mồm, bàng hoàng đứng lên, vô thức quỳ xuống vái lạy: “Nô tỳ bái kiến gia chủ, gia chủ vạn phúc.”
Thanh âm run rẩy của nữ lang lọt vào tai nhưng Tống Hành không thèm liếc mắt lấy một lần, sải bước tiến lên bậc thềm, bước vào trong phòng.
Phùng Quý nháy mắt ra hiệu, xua tay bảo nàng lui xuống, nơi này một mình hắn có thể lo liệu được.
Luyện Nhi hiểu ý, lập tức quay người đi vào phòng hạ nhân.
Phùng Quý thổi tắt đèn lồng, đặt lên bàn, rút hỏa chiết tử từ trong tay áo ra, đốt lên rồi thắp sáng từng ngọn đèn trong phòng.
Tròn một tháng, cuối cùng ngài vẫn không thể quên được Dương nương tử, một lần nữa đặt chân đến đây.
Phùng Quý khẽ thở dài, rón rén lui ra ngoài, đứng dưới hiên lặng lẽ chờ chủ.
Tống Hành đảo mắt nhìn quanh. Căn phòng này tuy không xa hoa lộng lẫy như căn phòng hắn tự mình sai người chuẩn bị cho nàng ở Lạc Dương, nhưng cũng là thứ mà sĩ tộc bình thường khó lòng với tới được, rốt cuộc nàng có gì bất mãn mà lại lần nữa phản bội hắn rời đi.
Dưới lớp tay áo rộng, Tống Hành nắm chặt thành quyền, mím đôi môi mỏng lại gần trước bàn trang điểm, chiếc lược bằng bạc mạ vàng vẫn còn sót lại mấy sợi tóc của nàng. Hắn nhặt lên, cẩn thận gói lại vào khăn, đặt trong tay áo.
Trong hộp trang điểm bằng gỗ đàn hương, lá bùa hộ thân hắn tự tay xin về cho nàng bị nàng tiện tay đặt chồng lên trâm cài, chẳng hề có ý trân trọng.
Tống Hành cầm lá bùa lên, cúi đầu nhìn hồi lâu, cười khẩy hai tiếng như tự chế giễu, bước đến bên đèn, đốt thành tro bụi.
Thứ vô tâm như nàng, nào xứng đáng với lá bùa mà hắn đã thành tâm cầu nguyện.
Chờ đến khi người mà hắn phái đi tìm được nàng về, hắn nhất định sẽ khiến nàng hối cũng không kịp, sống không được, chết không xong
Mùi giấy cháy bốc lên trong phòng, Phùng Quý khụt khịt mũi, hắt hơi một cái, nhớ đến chỗ giấy Dương nương tử dùng để luyện chữ còn lưu lại trong biệt viện hành sơn.
Vài ngày trước, người ở biệt viện có hỏi phải xử lý số giấy mực ấy thế nào, nhưng vì sợ hãi nên Phùng Quý vẫn chần chừ chưa dám hỏi, nay thấy người chủ động đến phòng của Dương nương tử, thật đúng lúc để hỏi xin ý kiến.
Một lúc lâu sau, Tống Hành bước ra khỏi phòng, y phục dưới thân có vẻ phồng hơn so với lúc tới, Phùng Quý không khỏi nhớ đến ngài từng cầm áo lót của Dương nương tử bước vào phòng tắm, hắn chợt hiểu ra nhưng lại vờ như không thấy gì cả, chuyển sang hỏi nên sắp xếp đống giấy mực của Dương nương tử ở biệt viện thế nào đây.
Giấy mực nàng để lại khi luyện chữ. Tống Hành như nghĩ đến điều gì, bất chợt nhíu mày, siết chặt món kha tử trong tay.
Trong thư phòng ở biệt viện hành sơn, những ngày tháng quấn quýt bên nàng cứ nối đuôi nhau, hiện lên rõ mồn một trong tâm trí hắn.
Đôi bông tai vàng nàng đeo, chiếc trâm gắn tua rủ trong tóc, ánh mắt long lanh, giọng nói thầm thì, tất cả đều đẹp đẽ rõ ràng.
Yến tiệc trên thuyền hoa năm ấy, khi hắn đến tìm nàng, nàng đã viết gì trên tờ Tuyết Lãng kia?
Tống Hành ngưng thần, cố gắng hồi tưởng.
Phải rồi, khi ấy nàng viết: “Hà đương cộng tiễn tây song chúc, khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì.”
Ba Sơn.
Tống Hành nhạy bén nắm lấy hai chữ tưởng như bình thường này, cố nén sự bồn chồn trong lòng, đem kha tử áp vào ngực áo, tập trung suy nghĩ.
Nếu người thường ngày nhớ đêm mơ, thì liệu có khi nào nàng cũng sẽ gửi gắm tâm tình nơi ngòi bút?
Tâm trạng Tống Hành bỗng nhiên bừng sáng, gần như không thể nhịn xuống cảm giác vui sướng lẫn kích động trong lòng, hắn bước nhanh hơn, như bay về phía chuồng ngựa, tự tay dắt ngựa ra.
Phùng Quý đi theo phía sau cũng không hiểu đã xảy ra chuyện gì, bị hành động bất thình lình này làm cho ngỡ ngàng.
Chỉ thấy Tống Hành nhảy lên lưng ngựa, giơ roi thúc ngựa phóng như bay về biệt viện hành sơn, Phùng Quý đuổi theo không kịp, bị bỏ lại một đoạn rất xa. Khi hắn đến căn phòng từng là nơi Dương nương tử cư ngụ thì thấy Tống Hành đã ngồi sẵn trên giường La Hán.
Chỉ một lúc sau, đã có hai tiểu tư vóc người cân xứng chuyển thùng bản thảo của Dương nương tử tới.
Phùng Quý nhìn chằm chằm vào chiếc hòm gỗ đỏ hồi lâu, vẫn chưa hiểu rõ ý định của gia chủ, mãi đến khi thấy ngài tiện tay cầm lên một xấp giấy dày lên, lật kỹ từng tờ, lúc này mới mơ hồ nhận ra đôi chút. Có lẽ ngài đang đang tìm kiếm thứ gì đó qua những câu chữ mà Dương nương tử đã viết chăng?
Từng hàng từng hàng chữ đập vào mắt Tống Hành, phần lớn đều là những câu thơ:
“Thừa tướng từ đường hà xứ tầm? Cẩm Quan thành ngoại bách sâm sâm.” [6]
[6]
[6] Hai câu trích trong bài: Thục tướng (Thừa tướng nước Thục) của Đỗ Phủ.Bản dịch nghĩa: Tìm ở nơi nào thấy đền thờ của thừa tướng?/Chính là ở ngoài thành Cẩm Quan, nơi có hàng cây bách um tùm. (Nguồn chú thích: thivien.net)“Lưỡng cá hoàng ly minh thuý liễu. Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên.” [7]
[7]
[7] Hai câu trích trong bài: Tuyệt cú tứ thủ kỳ 3 (Tuyệt cú bốn bài kỳ 3) của Đỗ Phủ.Bản dịch nghĩa: Hai con hoàng anh hót trong hàng liễu biếc/ Một hàng cò trắng bay vút lên trời xanh. (Nguồn chú thích: thivien.net)“Thục đô xuân sắc mỹ vô biên, cẩm giang lưỡng ngạn liễu như yên.” [8]
[8]
[8] Hai câu trích trong bài: Hòa vi sứ quân (Tuyệt cú bốn bài kỳ 3) của Lý Bạch. Bản dịch nghĩa: Thục đô xuân sắc vô biên/ Đôi bờ Cẩm Giang liễu tựa sương mờ.…
Trong những câu thơ nàng viết, thật kỳ lạ khi có đến sáu, bảy phần nhắc đến đất Thục và thành Cẩm Quan.
Nếu không phải vì một lòng hướng về đất Thục và thành Cẩm Quan, sao nàng lại chỉ viết về nơi ấy? Rõ ràng, những bài thơ lấy bối cảnh Trường An, Lạc Dương, Dương Châu làm cảm hứng sáng tác đều nhiều không đếm xuể, trong khi phải hiếm hoi lắm mới thấy thành Cẩm Quan ở nước Thục xuất hiện trong văn chương.
Dương Sở Âm. Nàng nhất định phải sống cho tốt, sống để chuộc lại tội lỗi cho hai lần phản bội.
Tống Hành nắm chặt tờ giấy Tuyên Thành đầy vết mực trong tay, mắt phượng sâu thẳm càng thêm lạnh lẽo, một lúc sau, hắn cất lại vào thùng, dặn người mang về Tống phủ, sáng mai sẽ cùng đưa đến Lạc Dương.
Đêm đó, Bất Lương Soái đến gặp riêng Tống Hành.
Dưới ánh nến vàng cam, Tống Hành mang vẻ mặt bình thản, ngón tay với những khớp xương rõ ràng đùa nghịch một cây bút lông cừu, trầm giọng hạ lệnh: “Trừ đất Thục ra, nhân thủ ở những nơi khác đều triệu hồi về, phái đến đất Thục điều tra, lấy thành Cẩm Quan làm trọng.”
Bất Lương Soái chắp tay lĩnh mệnh, không chậm trễ một khắc, lập tức rời Tống phủ, cưỡi ngựa khuất bóng trong màn đêm mênh mông.
Tống Hành gần như phát bệnh, lấy chiếc áo lót mà Thi Yến Vi từng mặc còn chưa giặt ra khỏi ngực áo, đưa lên mũi hít nhẹ một hơi, nơi đó dường như vẫn còn sót lại mùi thơm nhàn nhạt cùng hơi ấm phát ra từ nàng.
“Dương Sở Âm, nàng trốn không thoát đâu.” Tống Hành tham lam vuốt ve lớp vải mềm mại.
Trong đầu hắn hiện lên hình ảnh những ngón tay trắng muốt như măng non của nàng, dùng lòng bàn tay đầy những vết chai để vỗ về xoa dịu.
Hắn vì nàng, sa đọa đến mức này đây.
Tống Hành cũng thấy bản thân thật trơ trẽn, nhưng lại không cách nào kìm chế được, đành phó mặc để chính mình trầm luân.
Đây sẽ là lần cuối cùng.
Hắn tự nhủ như vậy.
Chờ đến khi tìm thấy nàng, nhất định hắn sẽ nghiêm phạt nàng, giữ nàng lại bên mình, để nàng chỉ thuộc về hắn, chỉ có thể gần gũi với hắn.
Nàng vốn tham ăn, lại hay làm nũng, năm rộng tháng dài, sẽ có một ngày nàng không muốn rời xa hắn nữa.
Hắn sẽ dạy nàng, từng chút một.
Ngoài cửa sổ, mưa thu xối xả như trút nước.
Trời đã hạn suốt cả tháng qua, tựa như đêm đầu tiên hắn gặp nàng ở biệt viện hành sơn, khi ấy cũng là một đêm mưa dai dẳng như thế đấy.
Nhiều như vậy, liên tiếp như vậy, nếu khi ấy hắn không để nàng uống thuốc tránh thai, hẳn là nàng đã có thai từ sớm.
Nàng đúng là một nữ gian khéo ăn khéo nói, từ nay về sau hắn sẽ không bao giờ mềm lòng với nàng.
Nỗi u uất trong lòng được giải tỏa, Tống Hành nặng nề thở ra, hơi thở cũng dần an ổn lại. Không nỡ làm bẩn kha tử của nàng, hắn dùng tà áo của mình lau qua rồi bước vào phòng tắm, dội một gáo nước lạnh, thay bộ trung y sạch sẽ rồi lên giường nghỉ ngơi.
Có lẽ đêm nay vì quá mong nhớ nàng, nên khi chợp mắt, hắn lại thấy nàng trong mộng.
Nữ lang đứng giữa bụi mẫu đơn, vận một bộ áo ngắn váy xanh màu lục quế, vạt áo cùng tấm sa lụa khoác hờ phiêu diêu theo gió, ánh nắng rực rỡ rọi xuống gương mặt trắng như sứ, mịn như ngọc của nàng, sáng bóng lạnh lẽo, phiến môi đỏ như quả anh đào, căng mọng quyến rũ.
“Dương Sở Âm!” Tống Hành mang theo cảm giác bất mãn tích tụ bao ngày qua, lạnh lùng gọi nàng, bước nhanh về phía nàng.
Nhưng ngay khi vừa nhấc chân, hắn chợt nhận ra có gì đó không đúng. Sao hắn lại di chuyển bằng cả bốn chân? Kỳ quái hơn nữa là âm thanh từ cổ họng hắn lại trở thành tiếng sủa.
Dưới bóng hoa, nữ lang giật mình nhìn về phía phát ra âm thanh, sắc mặt tái mét khi thấy một con chó lớn có thân hình khổng lồ. Nàng nhấc vạt váy, xoay người toan chạy trốn.
Nàng yếu đuối như thế, chẳng nhẽ lại chạy nhanh hơn hắn?
Chẳng mấy chốc, nàng đã bị hắn vồ ngã xuống đất, trâm bạch lưu tô rơi xuống thảm cỏ, ánh lên từng tia sáng chói mắt.
Bộ lông mềm mại cọ vào da thịt nàng. Đôi mắt hoa đào của Thi Yến Vi chìm trong sợ hãi, hơi nước bốc lên mờ mịt.
Nàng sợ hãi khép chặt đôi mắt, dù giãy giụa thế nào cũng không thể thoát nổi, đôi môi đỏ mọng như quả anh đào khẽ mím lại, trông như con nai nhỏ ngoan ngoãn chịu trận dưới móng vuốt mãnh thú, chờ đợi từng chiếc răng nanh.
Dù trong lòng có căm ghét vì nàng đã phụ hắn, nhưng phải khó khăn lắm hắn mới gặp được nàng thì sao nỡ dọa nàng sợ hãi thêm. Chỉ là vừa chạm đến nàng, hắn liền thấy máu huyết sôi trào, muốn xâm phạm nàng, chiếm lấy nàng, có được nàng, khiến nàng triệt để thuộc về hắn.
Chiếc đầu đầy lông không ngừng cọ vào cần cổ lẫn phần xương quai xanh của Thi Yến Vi, không hiểu sao lại khiến nàng nhớ đến cảm giác khi Đạp Vân rúc vào người nàng.
Con chó cỡ bự này, hình như không có ý làm hại nàng.
Sau khi hiểu rõ điều này, nữ lang trong mộng bèn thử gỡ móng vuốt đang giữ chặt lấy nàng của hắn ra.
“Âm Nương, đừng sợ, là ta đây.” Tống Hành theo bản năng trấn an nàng, vốn nghĩ sẽ phát ra tiếng chó sủa, nhưng không ngờ sau khoảnh khắc ấy: hắn hóa thành người.
Giọng nói trầm ấm, đầy từ tính của một nam tử vang lên bên tai. Thi Yến Vi kinh ngạc mở mắt nhìn hắn. Cảm giác đè nặng trên người tuy không giảm dù chỉ một chút, nhưng ít nhất đối phương cũng không còn là con chó lớn, vẻ ngoài hung tợn như lúc đầu.
Có lẽ trong mộng chẳng cần đến lý lẽ ràng buộc, Thi Yến Vi dường như vẫn chưa quên dáng vẻ của hắn khi nãy, nàng dịu dàng đưa tay vuốt ve đỉnh đầu hắn, trấn an hắn, giọng điệu mềm mại: “Gia chủ có thể tránh ra trước được không?”
Thanh âm của nàng như tiếng oanh thánh thót, bao nhiêu oán hận lẫn căm phẫn bên ngoài mộng cảnh thoáng chốc như biến vào hư không. Hắn chợt nghĩ, nếu lúc này hắn vẫn mang dáng vẻ của một con chó, chắc chắn sẽ hân hoan vẫy chiếc đuôi dài của mình trong hưởng thụ.
Tống Hành chăm chú nhìn hoa điền hình mai giữa ấn đường nàng, bàn tay lớn luồn vào trong lớp áo nàng, cất giọng trầm khàn, “Âm Nương ngoan, thân thể nàng lại chẳng nghĩ thế đâu.”
Từ lúc nào hắn đã thân mật gọi nàng là “Âm Nương” chứ không phải “nương tử”? Thi Yến Vi thất thần một lúc, nhưng rất nhanh sau đó, luồng suy nghĩ hỗn loạn ấy đã bị làn gió xuân mát lạnh cuốn đi.
Nằm trên bãi cỏ gồ ghề, ngọn cỏ chạm vào làn da trắng muốt châm chích như từng vết kim đâm, khóe mắt nàng đã đỏ ửng vì động tác của Tống Hành.
Đôi tay mềm mại vòng qua cổ Tống Hành, nàng sụt sùi thủ thỉ: “Gia chủ, thiếp khó chịu.”
Tống Hành ngừng lại một lúc, nhìn xuống lớp cỏ bên dưới nàng, thầm trách bản thân sơ suất. Cả người nàng da thịt mỏng manh, khác với hắn da dày thịt béo, đám sỏi và ngọn cỏ dưới đất lại vừa cứng vừa nhọn, nàng làm sao chịu nổi.
“Là lỗi của ta, Âm Nương đừng buồn nữa nhé?” Tống Hành hôn lên giọt lệ nơi đuôi mắt nàng, vòng tay ôm lấy eo nàng, thay đổi tư thế để mình nằm xuống cỏ, cho nàng ngồi lên trên.
Dưới ánh nắng ấm áp, từng đóa mẫu đơn lay động trong gió, cánh hoa chao đảo ôm trọn cơn gió nhẹ thoảng qua.
Thi Yến Vi vươn cao cần cổ trắng ngần như cổ hạc, túm lấy vạt áo hắn, chống lên vòm ngực nở nang, nức nở thành tiếng: “Thiếp vẫn thấy khó chịu… Xin gia chủ… đừng làm như vậy nữa…”
Nàng mảnh mai như vậy, giọt lệ rơi xuống cũng nhỏ như hạt gạo, rơi nhẹ trên vai áo hắn, thoạt nhìn hết sức đáng thương.
Bông mẫu đơn cài trên tóc cũng vì chuyển động không dừng mà rụng từng cánh hoa, trút xuống vai nàng rồi lướt nhẹ trên đất.
Tống Hành siết lấy eo nàng, kéo nàng áp sát vào mình, khuôn mặt nhỏ nhắn của nàng vùi trong hõm cổ hắn, bàn tay hắn vỗ nhẹ lên lưng nàng, an ủi.
Những giọt lệ nóng hổi thấm vào cổ hắn, khiến lòng hắn như thắt lại. Đã quen ra lệnh, hắn nào biết dỗ dành người khác, nhưng vẫn vụng về dùng giọng điệu ôn hòa nhất có thể, xoa dịu nàng: “Ngoan nào, Âm Nương, lát nữa nàng sẽ thích ngay thôi.”
Thi Yến Vi cố sức lắc đầu, nhưng bị đôi cánh tay rắn chắc của hắn giữ chặt lấy đôi vai mảnh dẻ của nàng nên nàng chỉ có thể hơi cựa quậy. Vành tóc nàng thấm đẫm mồ hôi, nàng cố giữ chút tỉnh táo, môi đỏ bật ra những tiếng phản kháng yếu ớt, “Thiếp không… không thích…”
Tống Hành đột ngột dừng lại, nâng cằm nàng lên nhìn thẳng vào mắt nàng, cười xoà: “Âm Nương nói không thích, vậy tại sao lại thành ra thế này?”
Nữ lang xấu hổ đến tột cùng, tránh ánh mắt hắn, chực khóc mà phủ nhận: “Thiếp không có…”
Tống Hành lau đi vệt nước mắt trên gò má nàng, nhìn sâu vào đôi mắt trong veo của nàng, nói với giọng đầy ẩn ý: “Thật không? Âm Nương có thể chối một lần, nhưng đâu thể chối mãi; hôm nay không có việc gì, ta phải sửa cái tính này của nàng mới được.”
Nói xong, chưa để Thi Yến Vi kịp phản ứng, hắn đã giữ chặt gáy nàng, ép hôn nàng, môi hắn áp vào đôi môi anh đào của nàng, cuốn lấy hương vị ngọt ngào, chiếm đoạt từng chút thanh âm.
Nơi đây có ngày xuân, có mẫu đơn, có nắng ấm, có gió lành, và có nàng.
Làm sao hắn không đắm chìm được.
Nhưng, đó chỉ là một giấc mộng hoàng lương.
Trời hửng sáng, Phùng Quý bên ngoài cần mẫn gõ cửa ba lần, liên tục gọi hắn dậy.
Tống Hành uể oải ra khỏi giường, rửa mặt thay đồ, trong đầu vẫn vương vấn giấc mộng ban nãy, lại nghĩ nàng thẹn thùng như vậy, chắc gì đã chịu ở bụi hoa.
Mười ngày sau, Tống Hành lĩnh mười vạn Hà Đông Quân đến Lạc Dương, tạm trú trong điện Quan Phong của cung Thượng Dương.
Năm ngày sau nữa, Khâm Thiên Giám chọn được ngày lành để Tống Hành đăng cơ.
Chiều hôm ấy, tư y của cục Thượng Phục đến để đo đạc và chuẩn bị phục sức cho hắn, bắt đầu chế tác mũ miện.