Giờ Đang Nơi Đâu

Chương 152

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Trước khi tôi biết trên đời này có một thế giới rộng lớn như vậy, và anh đã có danh tiếng lẫy lừng trong thế giới mênh mông đó, thì tôi đã thuộc về anh rồi.

Cha từng là thương nhân giàu có, do vậy các anh trai chị gái cũng có cuộc sống dư dả. Nhưng về sau cả nhà bọn em phải trốn từ Salzburg đến Den Haag. Trong quá trình di chuyển lần này, bọn em đã mất nhà cửa, tất cả tài sản và cả người giúp việc. Em mất piano, gia sư và váy múa ba lê. Bà nội và mẹ em đã vất hết dây buộc tóc và váy vóc của em với các chị, bọn em còn bị cắt ngắn tóc như con trai, bị buộc phải mặc quần áo của các anh chạy trốn. Em với chị nói với mẹ: Người Aryan* thượng đẳng sẽ không có hứng thú với người Do Thái đâu, nếu không kết cục của bọn họ sẽ tệ hơn cả chúng ta. Tiếc là mẹ không nghe bọn em giãi bày. Cho đến khi thuận lợi tới thành phố Den Haag ở Hà Lan, mẹ mới bắt đầu ủ rũ. Vì đã một thời gian dài nhà bọn em không có tiền mua sắm đồ mới.

(*Một nét đặc trưng nổi bật của Đức Quốc Xã là vấn đề phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài Do Thái. Các dân tộc German (chủng tộc Bắc Âu) được cho là chủng tộc Aryan thuần khiết nhất, do đó là chủng tộc thượng đẳng. Hàng triệu người Do Thái và các nạn nhân khác, bất kỳ ai mà Đức Quốc xã cho là đáng ghét, hạ đẳng, đã bị khủng bố và tàn sát trong cuộc diệt chủng Holocaust.)

Ngay từ đầu cảnh túng bần này khiến em vừa xấu hổ lại vừa khó chịu, vì khi đó em đã 14 tuổi rồi; nhưng em cũng lấy làm may mắn, vì vào năm mình 14 tuổi đó, người giúp chúng em trốn thoát là một người cực kỳ cực kỳ đặc biệt trên thế giới này.

Nói cho đúng là một người đàn ông trưởng thành rất đặc biệt.

Trải qua chặng đường hơn một ngàn km, bọn em đã thay đổi bảy phương tiện giao thông, bị tin tức phía trước truyền tới dọa sợ không thôi. Lúc rời khỏi Bretton đến Wildt, cả nhà em đã đi qua Liechtenstein, Thụy Sĩ, Pháp, Luxembourg và Bỉ, vòng qua toàn bộ nước Đức, tới khi sắp sửa tiến vào biên giới Hà Lan thì bọn em chỉ có thể ngủ trên một cỗ xe đông đúc chật chội, thậm chí có người còn không thể nằm dài.

Màn đêm sắp buông, chị hai trùm chăn khóc nức nở. Chị nói đã đi qua năm quốc gia mấy chục thành phố, đi trên đường mà chẳng có một người đàn ông nào nhìn mình, một lần cũng không! Em mới an ủi chị là ít nhất cũng không phải cạo trọc đầu như người bị rận. Chị ấy nghĩ rồi lại khóc tiếp. Chị ấy nói, không mua nổi nội y, kiểu gì bọn em cũng sắp trở thành đàn ông thực thụ.

Chị lớn thì không nói gì. Chị ấy đã như vậy lâu lắm rồi. Chỉ có em biết chị đã mãi mãi mất liên lạc với người mình yêu, có lẽ đây cũng là cách tốt nhất, bởi vì người đàn ông tuấn tú đó là một sĩ quan SS*. Bọn em căm thù anh ta đến tận xương tủy, nên em cũng không thể an ủi chị ấy được. Em quấn chặt chăn rúc vào trong vách tường, chừa chỗ trống cho chị ấy khóc.

(*SS là viết tắt của Schutzstaffel, là tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã.)

Em cũng chẳng vui gì. Cảm giác bị người ta coi là kẻ xấu xa, bị xua đuổi từ quê nhà thực sự rất tồi tệ. Ba tháng qua là quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời em, khiến ngày em mười lăm tuổi cũng sụp đổ, do đó mà dù đi đến đâu cũng toàn một màu xám xịt, mãi tới khi em nghe thấy âm thanh êm tai từ bên ngoài truyền đến.

Đó là một ngôn ngữ mà em không hiểu. Câu nói ấy bao gồm các âm tiết đơn âm, rất ngắn, chỉ dừng lại trong tâm trí em một lúc rồi nhanh chóng biến mất, nhưng sau đó đột nhiên có tiếng kèn vang lên. Là một bài hát ru. Không biết là do âm thanh của anh quá dễ nghe hay là âm nhạc vang lên sau đó êm tai, tóm lại trong khoảnh khắc đó, toàn bộ sự tò mò của một cô gái như em đã bị khơi dậy. Trong xe tối tăm không thấy gì, chỉ có mỗi tia sáng ấm áp xuyên qua khe hở từ rèm cửa chiếu vào.

Nhìn trộm thực sự không phải là điều mà người đẳng cấp có thể làm, nhưng em quả thật đã làm vậy —— sự xấu hổ vào lúc đó đã không át được sự tò mò của em về âm thanh ấy.

Ngay lúc đó khi em mở cánh cửa gỗ hẹp, vừa nhìn ra ngoài thì anh cũng ngoảnh đầu lại. Không, không phải nhìn em, mà là nghiêng người sang nhìn người đàn ông trung niên đang thổi kèn kia, có lẽ là người hầu của anh. Có lẽ anh sẽ không bao giờ biết em đã chìm đắm vào ánh mắt và nụ cười của anh thế nào, cũng bởi vì trong khoảnh khắc đó, trong thế giới tối tăm của một cô gái Do Thái không giáo dục không nhà cửa như em đã được thắp lên một tia sáng. Chắc hẳn anh sẽ cười nhạo lý do em ngưỡng mộ anh – vì nghe nó có vẻ đột ngột vớ vẩn mà, nhưng có lẽ đến chính anh cũng không biết, khóe miệng anh cong lên khi cười và đôi mắt anh tập trung khi lắng nghe người ngoài nói chuyện quyến rũ đến đâu. Trong tích tắc ấy em đã nghĩ, nếu anh nhìn em với ánh mắt đó, nếu như trong mắt anh có em, thì chắc chắn em sẽ đắm chìm mất…

Rồi sau đó anh ngoái đầu lại, em nhìn thấy ánh sáng dịu nhẹ của đèn đường phản chiếu trong mắt anh. Em không nhìn rõ dung mạo của anh, nhưng em có thể cảm nhận được hơi thở nước lạ trong cử chỉ của anh, cùng với ánh sáng trong mắt anh, và cả thanh âm còn êm tai hơn âm nhạc kia nữa. Âm R anh phát ra khiến em biết anh đã ở Berlin một thời gian dài, anh hỏi em bằng tiếng Đức, “Ông Walter thổi kèn rất hay đúng không?”

Khi đó em không biết giọng mình phát ra từ lồng ngực như thế nào. Lúc này em mới hiểu vì sao chị hai lại xấu hổ vì trang phục của mình đến vậy. Hai má em đỏ ừng, may mà anh không thấy gì. Em không có sở trường, thậm chí cũng không thể tự xưng là một cô gái, em chỉ biết khoe với anh là: “Tôi biết nói tiếng Anh.”

Cả anh và người hầu Walter của mình bật cười. Thành thật mà nói thì em có hơi tức giận, không phải vì anh mà là vì bản thân em. Lời nói của em cứ như một đứa trẻ vậy, chính vì thế nên mới khiến các anh tưởng em ngây thơ ngốc nghếch. Nhưng vào giây phút này, ở trước mặt anh sự ngây thơ đó chỉ là thừa thãi, khiến em không thể ngẩng đầu lên được.

Anh nhận ra hình như em không được vui cho lắm. Anh tưởng em nhớ sữa và phô mai Áo, thời tiết ở đó bao giờ cũng rất đẹp. Anh nói với em Den Haag rất lạnh, ngay trong đêm hè cũng không thể nhìn thấy sao, gió từ biển Bắc thổi đến vừa lạnh vừa khô hanh. Anh còn nói với em là em nhất định có thể hiểu được tiếng Hà Lan, vì phát âm rất vui vẻ thoải mái, còn âm điệu lại như biến thể âm tăng của tiếng Đức.

Anh vẫn đùa em với giọng điệu như dỗ trẻ con, bắt chước giọng Hà Lan với giọng điệu hài hước có sẵn, nhưng lại không khiến người ta thấy ghét, thế nên trong mấy năm dài khi nghe thấy tiếng Hà Lan là em lại lập tức nhớ đến anh, dù người ngoài luôn nói, giọng điệu đó như thể chế giễu những người Do Thái vô gia cư chúng em vậy

Chẳng mấy chốc có người gọi tên anh, may mà không phải là bằng ngôn ngữ mà em không hiểu.

Anh Tư, anh Tư. Em lẩm bẩm tên anh, ánh mắt dõi theo anh trong đám đông. Ánh sáng quá tù mù, nếu không em không tin là anh không nhìn thấy được khao khát trong đáy mắt em.

Mẹ bật cười khúc khích, “Cynphia, con có biết người đàn ông đó là ai không?”

Ngoài cửa sổ bắt đầu đổ mưa, ông Walter giơ chiếc ô màu đen che cho anh, anh cũng mặc áo che gió màu đen, cùng người hầu của mình tiến vào màn đêm tối tăm, và rối biến mất trong đám đông. Em nhìn vào màn đêm ngoài kia, nhớ đến đôi mắt sáng bừng và nụ cười dịu dàng của anh, đầu óc chợt trống rỗng. Em nghe thấy mẹ nói tên anh gần giống tên tiếng Anh: “Vanir Si.” Em mới hỏi mẹ: “Anh ấy là người Ý ạ?” Bà nói không, “Là người Trung Quốc.”

“Nhưng tại sao anh ấy lại có một cái tên như vậy?”

“Tiếng Trung quá phức tạp đối với chúng ta, nên chúng ta mới gọi cậu ta như vậy.”

Tiếng Trung! Hóa ra là tiếng Trung!

Với đất nước thần bí kia, với phương Đông nhanh chóng thịnh vượng trong vòng mười năm, đáng tiếc là lúc đó tôi chẳng biết gì về nó cả.

Tôi hỏi mẹ tại sao anh lại xuất hiện ở đây. Bà nói với tôi rằng, anh ở đây là vì anh chính là đại sứ Hà Lan. Cho đến hôm nay, anh đã giúp hơn 40.000 người Do Thái đến Hà Lan tị nạn, nhưng danh tiếng của anh ở chính đất nước mình lại không bằng danh tiếng khi ở nước ngoài.

Chị gái ngồi bên trêu ghẹo: “Cynphia à, anh ta chưa có vợ đâu.”

Nỗi lo âu của mẹ khiến mọi người bật cười: “Nghe nói có đủ kiểu đủ loại phụ nữ ra vào nhà anh ta, vì phải ôm ấp quá nhiều cô nên đến nay vẫn chưa kết hôn.”

Tôi vùi mặt vào tay mình.

Anh chỉ mới 26 tuổi, anh vẫn chưa kết hôn!

Em của tuổi 15 là một trong 40.000 người anh từng cứu, cũng không biết anh có nhớ trong số 40.000 từng có một người có tên là Cynphia Sachs hay không. Cô ấy từng là một cô gái hèn mọn, cũng chỉ hy vọng mình có thể trở thành một trong các cô gái đủ kiểu đủ loại kia, được anh đối xử tốt dù không yêu sâu đậm cũng quá đủ rồi.

Cho đến một ngày sau này, em đọc được về “cô ấy” trong một cuốn sách liên quan đến anh.

Một thời gian dài sau đó anh không gặp lại em nữa, nhưng anh chưa bao giờ biến mất khỏi cuộc đời em. Có lẽ đến anh cũng không thể nào tin nổi, từ ngày ấy trở đi, anh đã trở thành toàn bộ cuộc sống của cô gái Do Thái đó. Em ở Den Haag một năm, ở đây không có sữa bò và ánh nắng ấm áp, gió thổi từ biển Bắc lạnh lẽo hệt như anh đã nói, ở trên bờ biển cũng chưa thấy được một vì sao nào, mà tiếng Hà Lan cũng vui tai như anh nói. Chỉ bởi vì vài câu nói của anh mà mọi thứ như được tô điểm sắc màu, nhưng trong mấy năm sau đó em cũng không gặp lại anh nữa. Các nước châu Âu đã sớm đóng cửa không chấp nhận người Do Thái, lúc thông báo một số người trong bọn em cần phải đến Trung Quốc, anh đã lập tức đồng ý. Đến Trung Quốc! Đến đất nước của anh, có rất nhiều người có nước da và màu mắt giống anh, bọn họ nói ngôn ngữ đơn âm tiết còn êm tai hơn cả tiếng kèn mà em gặp anh lần đầu, đó là ngôn ngữ của anh, là tên tiếng Trung của anh!

—— Tư Ngôn Tang!

Lần đầu tiên em thấy tên anh là ở trong một hiệu sách, em dùng hết tiền tiết kiệm và tiền tiêu vặt của mình để mua các tác phẩm của anh. “Thư tình châu Âu”, “Cô dâu của những ngày đã qua”, “bài ca Đàn Kiệt” … Trong các tác phẩm của anh là nỗi niềm lưu luyến về đất nước phương Đông, và ở tất cả các câu chuyện của anh đều có hình bóng của cô gái trong “Cô dâu của những ngày đã qua”.

Kể từ đó, em điên cuồng tìm kiếm khắp nơi những bài văn của anh, cả những cuộc phỏng vấn về anh trên các tờ báo, thậm chí là các truyện ký truyện ngắn mà bạn anh viết về anh. Người thượng tá của hải quân hoàng gia Anh nói về anh lúc 18 tuổi… Chúa ơi, chính xác thì anh năm 18 tuổi trông như thế nào? Chỉ nghĩ qua thôi mà em đã phát điên rồi… Anh ta nói lúc đó anh rất ngây thơ, lúc về nước còn đem theo một con gấu bông khổng lồ tặng cho cô ấy, nhưng cuối cùng cô ấy lại rời bỏ anh! Rốt cuộc là người thế nào mà lại từ chối anh và một con gấu bông như thế? Em thật sự không tưởng tượng nổi.

Hẳn là cô ấy phải xinh đẹp thanh tao lắm, cũng phải nổi tiếng lắm, nếu không thì em không nghĩ cô ấy có tư cách làm tổn thương anh.

Trong mấy năm né tránh chiến tranh có thể xảy ra, em đã nghiên cứu văn học Trung Quốc tại Đại học Hương Cảng. Em cũng tranh thủ dịch các tác phẩm của anh trong thời gian rảnh. Năm 1938, đột nhiên ở phương Bắc bùng nổ tiếng gầm chao đảo cả thế giới, khiến những nhà quân sự đầy dã tâm cũng phải kiêng dè. Em nghe thấy giọng anh trong radio, anh đại diện cho đất nước của mình tức giận chỉ trích tội lỗi của Đức quốc xã với người Do Thái ở buổi họp tại Den Haag, đồng thời cũng chế nhạo các cuộc xâm lăng của cường quốc châu Âu trong 80 năm sau, lời nào lời nấy hùng hồn đanh thép, khiến đoàn ngoại giao có mặt ở đó á khẩu không trả lời được. Anh là nhà văn đã viết rất nhiều bài hịch hùng hồn cho người Do Thái, anh là đại sứ Hà Lan đích thân cứu viện người Do Thái, không ai có thể thấm thía hơn anh, cũng không ai có quyền lên tiếng hơn anh.

Giờ đây trên đời có rất nhiều người bái phục anh, mà có lẽ anh cũng chẳng bao giờ nhớ đến cô bé bẩn thỉu 15 tuổi năm nào. Cô ấy yêu anh, toàn bộ trái tim của cô ấy cũng đã thuộc về anh từ năm 15 tuổi.

Cuộc chiến mà thế giới dự kiến ​​sẽ bùng nổ cũng không xảy ra, em cũng sắp hoàn thành việc học để đến Paris, bởi vì nơi đó có anh.

Em đã 19 tuổi, thỉnh thoảng đi trên đường sẽ hay có con trái ghé mắt nhìn em. Em không biết bọn họ chú ý đến mình là vì bề ngoài hay là hơi thở gần như đã phương Đông hóa tỏa ra từ em, nhưng với em điều đó cũng chẳng quan trọng. Vì bắt đầu từ năm em 15 tuổi, em đã hoàn toàn thuộc về anh rồi.

Em đã cao 5,5 feet*, xương cốt của em không cường tráng như phụ nữ da trắng truyền thống, phát âm tiếng Trung của em cũng hiếm khi gây cười, tôi gần như đã thuộc hết văn học Trung Quốc và văn học châu Âu, em cũng đã dịch các tác phẩm của anh sang ba ngôn ngữ chưa xuất bản. Trong nhà có hơn mười bộ sưu tập của anh, không biết em như vậy thì khi đứng bên anh có quá khó xử không.

(*Xấp xỉ 167cm.)

Trước khi gặp lại anh thì em đã gặp cô ấy. Linzy, vào năm cô ấy nhận được bằng tiến sĩ danh dự từ Sorbonne thì Linzy chỉ mới 29 tuổi. Trong ba tháng cô ấy dạy ở đại học Sorbonne, lớp Logic toán học vào mỗi thứ tư hàng tuần luôn chật ních chỗ ngồi. Em cũng có đến dự thính mấy lần. Cô ấy có khí chất thanh lịch của người phụ nữ phương Đông truyền thống, không chỉ xinh đẹp mà còn biết nói chuyện hài hước và có học thức uyên bác.

Chồng cô ấy vừa đẹp trai vừa lịch sự, đúng tám giờ hằng ngày luôn đậu xe dưới hàng cây ngô đồng bên đường ngoài phòng học để đón cô ấy về nhà. Anh ta rất chiều chuộng cô ấy, bọn họ là một cặp vợ chồng hoàn mỹ, khiến mọi sinh viên trong trường hâm mộ sinh ghen tị.

Em nghe nói tài năng của cô ấy không chỉ dừng lại ở đó. Có người nói những cống hiến của cô ấy có lẽ phải rất nhiều năm sau cả thế giới mới biết đến. Điều này gợi em nhớ lại một câu nói về cô ấy trong “Cô dâu của những ngày đã qua”. Câu đó nói rằng: anh không bao giờ ngờ rằng sẽ có một cô gái từ chối nhận búp bê gấu bông, chẳng qua là vào lúc ấy, thứ cô gái kia cần có lẽ là một vũ khí.

Em biết, khi anh viết câu này chắc chắn là anh đang mỉm cười.

Có mấy lần em thấy anh ở trên đường, đi lướt qua vai anh. Anh chưa bao giờ chú ý đến em, điều này khiến em khá thất vọng, nhưng đây cũng là điều đoán trước được mà. Cô ấy cũng ở thành phố này, em không biết anh có chạm mặt bọn họ lần nào chưa.

Kể ra cũng khá xấu hổ. Một đêm nọ em thấy anh trên xe điện, thế là bí mật theo anh về nhà. Anh có một căn hộ hai tầng màu trắng ở quận Tám, bên sông Seine gần nhà thờ Đức Bà. Từ đó trở đi, em thường xuyên tìm đủ lý do để đến gần con phố đó, có lúc là uống một tách cà phê vào buổi chiều, có lúc lại dành cả ngày ngẩn ngơ dựa vào lan can bên bờ kè. Thỉnh thoảng em với các bạn gái cũng đến đó để ăn một bữa ăn Pháp Nhật đắt đỏ, nhưng rất ít khi em gặp được anh.

Có một đêm em xuống xe điện và đi dọc bờ sông, đi tới bên ngoài căn hộ của anh. Em thấy một lọ hoa huệ trước khung cửa sổ tù mù ánh đèn ở phòng anh. Trước đó em chưa thấy nó bao giờ.

Em bắt đầu đoán không biết có phải anh mới quen bạn gái hay không, hoặc là cô bạn gái nào đó đã tặng cho anh? Đúng lúc đó cánh cửa hẹp ở tầng một mở ra, ông Walter đi ra. Ông ấy nhìn thấy em, hỏi: “Cô đến tìm cậu Tư à?”

Ma xui quỷ khiến thế nào mà em lại gật đầu.

Ông ấy nói: “Cậu ấy có chuyện phải ra ngoài một chuyến, nếu không ngại thì mời cô lên lầu uống tách trà, có lẽ cậu ấy sắp về rồi.”

Em đáp một tiếng rồi đi theo ông Walter lên lầu, má đỏ ửng, tim đập thình thịch. Em biết chuyện này rất mất thể diện, nhưng em không kìm được lén quan sát cách bố trí trong nhà anh, anh sử dụng một tấm thảm lông màu đỏ sẫm được thiết kế rất đẹp, trong nhà có rất nhiều tủ sách, sách xếp chồng lên tầng gác mái, ngoài ra còn có tranh sơn dầu và những pho tượng điêu khắc màu trắng… Em không điều khiển được ánh mắt mình nữa, em hy vọng

mình có thể nhớ được tên những cuốn sách mà anh đã đọc, cùng với hình dáng của những món đồ nội thất trong nhà anh. Nơi đầy tràn ngập hơi thở của anh, tất cả đều là anh. Dù anh không có ở nhà, thì chỉ cần ngồi đây năm phút thôi cũng đủ khiến em say rồi.

Nhưng nếu anh quay lại thì em phải giải thích như thế nào đây? Nói với anh là em đã dịch mấy tác phẩm của anh, có điều sợ dùng từ chưa đủ tinh tế khiến anh tức giận, cho nên vẫn chưa gửi đến nhà xuất bản? Em nghĩ chắc chắn là anh sẽ giận, anh nổi tiếng thế mà, sao có thể cho phép một sinh viên ngôn ngữ tay mơ như em chấm mút tác phẩm của anh được?

Hay là em nói thẳng với anh nhỉ? Nói cho anh biết nỗi ám ảnh lưu luyến của em về anh trong năm năm qua, nói với anh là em đã đọc mọi cuốn sách của anh, giống như kẻ bị bệnh cuồng si đắm chìm trong đam mê được biết về anh vậy. Anh không thích hút thuốc, nhưng luôn mang theo một chiếc bật lửa, bởi vì cô gái đó. Anh có vài hành động giống trẻ con, chẳng hạn như thường xuyên nằm đọc sách, thói quen này khiến thị lực mắt phải của anh dần kém đi, nên bắt buộc phải đeo kính lúc mới 20 tuổi —— một chiếc kính một mắt, vì thị lực mắt trái của anh vẫn bình thường. Không, không, lời bày tỏ của em quá rõ ràng rồi, chắc chắn anh sẽ nghĩ em là kẻ điên, nhất định sẽ dọa anh chạy mất.

Em nghĩ là mình nên nói dối anh, nói với anh là em sống ở bên cạnh, hay thấy anh đọc sách bên cửa sổ. Lúc đọc sách anh sẽ đeo kính một mắt màu trắng bạc, em nghe nói chỉ có người có xương trán và sống mũi cao, hốc từ cuối mắt nối ra sau tai, ẩn vào dưới chân tóc. Nó khiến anh trông rất có khí chất và điển trai, nên em mới thường nhìn lén anh, vì em thích dáng vẻ này của anh.

(*Ảnh fanart Tư Ngôn Tang.)

83c9caa1gy1fvdgnmhtbqj21ww2jt7wh

Trời ơi trời ơi chỉ mới nghĩ về anh thôi đã đủ làm em đỏ mặt rồi. Bây giờ em đang ngồi trong phòng anh, mà em lại không biết giới thiệu với anh về lai lịch của vị khách không mời là em như thế nào đây.

Đúng lúc này, tiếng chuông cửa dưới lầu vang lên. Khoảnh khắc ông Walter đứng dậy mở cửa, em bật dậy khỏi ghế như vừa choàng tỉnh khỏi cơn mơ. Ông ấy mỉm cười nói với em là anh đã về, tim em đập rất nhanh, gần như khiến em không đứng vững. Và ngay lúc ông ấy mở cửa, em lập tức lao nhanh ra khỏi phòng anh, không quan tâm đến hành động đầy khả nghi của mình vào lúc này, cũng chẳng để ý đến ánh mắt ngạc nhiên của ông Walter.

Tấm thảm của anh thật mềm mại, mà đôi chân của em cũng vậy, giẫm lên trên khiến mỗi bước như thể đạp hụt ngã xuống cầu thang. Đúng lúc này anh bước lên lầu, trong hành lang cầu thang chật hẹp, anh và em đi lướt qua nhau. Trong tích tắc em ngẩng đầu nhìn anh, anh cũng nheo mắt nhìn em. Anh không biết em là ai, cũng không biết mấy phút trước em đã vô sỉ xâm phạm vào nhà anh. Nhưng trong tích tắc đó bên tai em nổ ầm, vội vã lướt qua anh, lao ra ngoài phố suýt nữa đụng vào xe điện.

Em cứ thế chạy dọc bờ sông một lúc lâu, lâu đến lúc nào em cũng không biết. Gió bên bờ sông rất lớn, vẫn có nhiều người tản bộ trên lề đường như thường lệ, lúc đi lướt qua họ cũng thường có người thốt lên. Cho đến khi nhìn thấy chồng của cô gái ấy, em mới từ từ dừng lại.

Người đàn ông đứng bên ngoài tiệm may hút thuốc. Anh ta rất cao, ánh mắt cũng rất có lực, nên dù trên đường có nhiều người tới mấy thì em vẫn có thể nhận ra anh ta trong nháy mắt. Em dừng lại, lúc đi ngang qua sau lưng anh ta, em nghe thấy giọng của cô ấy. Cô ấy đang nói chuyện với chủ cửa hàng bằng tiếng Pháp trôi chảy. Con trai ba tuổi của cô ấy đang chơi với thợ may ở trong tiệm. Đúng lúc này, một người đàn ông Pháp tóc dài cao ráo ôm lấy người thợ may rồi hôn sâu, bé trai kinh hãi giật mình, lập tức che mắt kêu lên.

Ngài thợ may đẩy người yêu đồng tính của mình ra, trách móc mấy câu, lấy làm có lỗi vì hành động bất ngờ trước mặt đứa trẻ.

Còn cô ấy thì lại mỉm cười thay con nhỏ xin lỗi thợ may, người chồng ở ngoài cửa lập tức dập tắt điếu thuốc, sải bước đi vào, bế con trai lên rồi nói với cậu bé bằng tiếng Trung: “Nghe này, trên thế giới này, con trai cũng có thể thích con trai, con gái cũng có thể thích con gái, họ cũng giống như chúng ta, con có hiểu không?”

Cậu bé có vẻ hơi sợ cha mình, rụt rè thấp giọng đáp vâng.

Khung cảnh này đẹp đến nỗi em không thể không dừng chân, đứng bên ngoài cửa tiệm mỉm cười.

Lúc này, ngài thợ may nhìn thấy em, hỏi: “Cô đến lấy quần áo hay là đến may quần áo? Cô tên là?”

Trùng hợp là cũng đến lúc em cần một bộ váy mới. Vì để khiến mình không quá lúng túng nên em bước vào trong tiệm, nói: “Tôi tên là Cynphia, tôi muốn may một chiếc váy.”

Đúng lúc này đột nhiên cô ấy quay sang nhìn em, miệng mở to, vẻ mặt trông chừng có hơi ngạc nhiên.

Và cũng đúng lúc này, một âm thanh quá đỗi quen thuộc vang lên.

Anh đứng sau lưng em, giọng run rẩy. Em không biết là anh nhìn em hay nhìn cô ấy. Em nghe thấy anh hỏi: “Em… em nói lại lần nữa, tên em là gì?”

Em không dám nhìn lại, cứ thế đứng một mình ở giữa tiệm may. Em không nổi tiếng, nhưng không biết tại sao lúc này lại được mọi người chú ý đến vậy.

“Cynphia Sachs.” Em nghe thấy thanh âm của mình vang lên: “Tên em là Cynphia Sachs.”

– KẾT THÚC –

Vậy là đến đây thật sự kết thúc chặng đường đồng hành cùng anh Tạ và cô ba rồi. Cám ơn mọi người đã đi cùng Qin đến tận lúc này, vì các bạn chính là động lực để mình hoàn truyện mà. Không ít lần mình tụt mood không muốn edit, vì vấn đề cá nhân cũng như vì nội dung khó chuyển tải, nhưng cuối cùng vẫn đã đi đến hết rồi. ~ Thật sự xúc động. Cám ơn bạn Uyn, Mary Phan, Bella Hoang, chị Trần Hạnh, Quỳnh Thư, Minh Thư, Bánh Bao Mei Mei, Oliu Màu Trắng cùng rất nhiều các bạn và các chị khác đã luôn kick ass thúc con lười như mình lấp hố. Cảm xúc lúc này chỉ muốn nói là: huhu cuối cùng cũng xong rồi. =)))))

Qua ngoại truyện lần này có thể đoán là anh Tư đã gặp được người định mệnh của mình rồi, anh sẽ không còn chết vì cô đơn như kiếp trước nữa. Điều tiếc nuối duy nhất của mình là về bà Cát, nhưng có lẽ bà Cát vẫn như thế thôi, sống cuộc sống phú bà giàu sang chẳng thèm để ông nào vào mắt, về già thì chăm cháu, thế là quá đủ. Còn Sở Vọng và Tạ Trạch Ích, tuy chúng ta phải dừng lại tạm biệt nhau ở đây, nhưng hành trình của hai người vẫn còn mãi còn mãi, mãi đến thế kỷ 21 như Sở Vọng từng muốn. Đó là một trong những điểm mình thích về cách viết và cách triển khai của tác giả, hy vọng sẽ gặp lại mọi người trong tác phẩm tiếp theo của tác giả mà Qin sẽ thầu, bộ nào thì chưa biết được hê hê.

Và liệu chúng ta còn gặp lại anh Tạ trong một one-shot khác không? Tất cả phụ thuộc vào độ siêng của Qin.:p 
Bình Luận (0)
Comment