Gươm Đàn Nửa Gánh

Chương 10

Đêm dạ hội tấn phong cho quan quân nhà Thanh từ tên chỉ huy cao nhất là Tốn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống, Trương Triều Lơng ...đến một tên bộ tốt cũng dược tặng phẩm hàm do vua Càn Long khích lệ ...

Đèn đuốc chói rực bến Tây Long, thuyền bè san sát không để cho một thuyền lạ nào đến gần được. Trung tâm là Tây Long cung đồ sộ uy nghiêm như một tờa thành của bậc vua Lê chúa Trịnh từng ngự đến xem thao diễn các đạo chiến thuyền. Các đoàn nữ nhạc khắp nơi được tuyển chọn về để giúp vui tưng bừng cho đêm hoa đăng rực rở này. Tất nhiên là tất cả mệnh phụ, từ hoàng hậu nhà Lê đến các cung phi mỹ nữ, các phu nhân của hàng tướng lãnh đều được mời để làm tăng thêm mùi vinh hoa phú quý của các đức lang quân. Bọn quan ại, cựu thần nhà Lê nô nức đến dự, ra mắt rập đầu làm lễ trước Tổng đốc họ Tôn. Hiện giờ Tổng đốc Lưỡng Quảng đã nghiễm nhiệm trở thành một ông vua nhỏ ở trời Nam rồi còn gì ! Lê Chiêu Thống chỉ còn là một gã thư lại của họ Tôn không hơn không kém. Quả là nhục cho dòng dõi Bình Định vương Lê Lợi mừơi năm quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi Việt để rồi con cháu lại rước giặc trở về giày đạp quê hương.

Phúc Chân, Phượng Trì và một toán ba bốn người Hoa có Việt có trong gia đình Lưu Nghĩa được vào cả Tây Long cung dự yến tiệc tấn phong hàm tước cho bọn nhà Thanh. Lưu Nghĩa vốn là bộ hạ của Trương Triều Long nên bọn quan quân Mãn Thanh đều đã quen biết.

Tất cả đều đã an vị mà Tổng đốc chưa đến vì ngài còn đang bận để các nàng cung phi đẹp đẽ và các tên thái giám già ở Tây Long cung sửa soạn y quan nghi vệ cho ngài. Lưu Nghĩa ngồi gần Phúc Chân nói :

- Đại đô đốc sắp ra nên có hai hàng giáp sĩ giăng thành hai đội nghiêm trang túc trực bên ngài đấy.

Bên trong điện, kẻ đứng người ngồi tán gẫu lố nhố đông nghẹt.

Lũ quan tướng xâm lược cấp cao thì ngồi ở hàng ghế bọc da hổ, lũ thấp bé hơn thì ngồi hàng dọc hàng ngang và vòng tròn cả ngoài hành lang tòa cung điện.

Đèn đuốc vẫn sáng rực.

Bỗng tiếng nhạc thiều tấu lên inh ỏi, cờ quạt cũng phất cao. Phượng Trí thốt lên :

- Tây Long cung đêm nay thật huy hoàng !

Lưu Nghĩa nói :

- Đại Đô đốc còn dự định khi nào đánh xong núi Tam Điệp tiến đến Phú Xuân, ngài sẽ đóng đại bản doanh ở Trung đô của Nguyễn Huệ.

Phượng Trì nghe nói lấy làm khó chịu giận đỏ mặt :

- Việc ấy chắc là không dễ đâu !

- Có gì khó ! Thăng Long thành chiếm trong nháy mắt thì đất Trung đô có sức gì mà chắng chiếm được.

Phượng Trì đáp lại :

- Trung đô thế hiểm, nhiều kẻ đại tài vả lại là nơi Bắc Bình vương đóng đô, phải đâu như Thăng Long thành này bỏ ngỏ mâ dể vào lấy !

Lưa Nghĩa nhìn Phựơng Trì chằm chặp :

- Giọng của mỹ nhân e không phải là giọng nói của đào nương mà giống ả đào say độ nào !

Phượng Trì thốt lên :

- Ả đào say ?

Lưa Nghĩa gật đầu :

- Phụ nữ Thăng Long dữ như hổ cái !

Phượng Trì cười lạt :

- Dữ với quân xâm lược nhưng ngoan ngoãn với chồng con thì có sao ?

Phúc Chân vội gạt đi :

- Ô hay ! Chuyện đó của ả đào say đâu phải chuyện của mình với ngài đại Đô dốc sao em nói nhảm thế ?

Phượng Trì hiểu ý chuyển hứơng :

- Em nói giặc Minh đời Lê LợI chớ đâu có nói chuyện ngày nay.

Lưa Nghĩa còn lầm bầm :

- Xưa và nay ... cũng thế thôi. Cô em chớ nói hàm hồ như thế thấu tai Đô đốc hay bọn quan lại quanh bàn tiệc kia thì khó lòng lắm đấy.

Một tên thái giám chạy ra báo tin ngâi Tổng đốc đã tới, rồi hắn biến mất. Kế dến trong hàng tướng lãnh bước ra một viên đại quan hét lớn :

- Tất cả im lặng ! Đại đô đốc ra tiệc !

Tất cả đều đứng nghiêm im phăng phắc. Thế rồi âm nhạc trỗi lên. Tôn Sĩ Nghị oai vệ tay vịn đốc kiếm bước ra. Sau hắn, các vị văn thần võ tướng cao cấp lục tục đi theo, cuối cùng mới đến vua quan Lê Chiêu Thống.

Tôn Sĩ Nghị cất giọng :

- Ta cho tất cả miễn lễ !

Tiếp ngay đó, một viên văn quan tiến ra đọc Chiếu chỉ sắc phong của Hoàng Đế Càn Long ban tước phấm cho các tướng xâm lược và cho cả vua tôi Chiêu Thống nữa.

Phúc Chân nói khẽ bên tai Phượng Trì :

- Tiểu huynh sẽ chờ dịp thách đánh với Trương Trều Long còn hiền muội lo "thanh toán" tên giặc Tôn Sĩ Nghị.Xong đâu đấy vượt Tây Long cung chạy lên bến Tây Giang.Nếu có lạc thì cứ đến đó mà chờ nhau.

Phượng Trì khẽ đáp :

- Cần nhất là chúng ta cùng chiến đấu bên cạnh nhau.

- Đó là lẽ đương nhiên.

Sau một tuần rượu, các viên quan lớn nhỏ đều làm lễ chúc tụng và phụng lãnh phẩm hàm. Xong đâu đấy họ tiếp tục say vùi trong chén rượu ngon, vui chơi cợt nhả với bọn nữ nhạc, tự mãn với những phẩm hàm vừa được thiên triều ban cho.

Tôn Sĩ Nghị ngất ngưởng ngôi cao, bọn Chiêu Thống luôn mồm chúc tụng, cung đốn, mời mọc ân cần. Lúc ấy Lưu Nghĩa mới bước lên thềm vòng tay quỳ làm lễ và nói:

- Kính tâu Đô đốc, nay tiệc vui hiếm có ai nấy đều được hưởng ơn mưa móc của Thiên triều Hoàng đế, tiểu tướng có một ả đào nương tài sắc vẹn toàn xin múa kiếm dâng rượu để chúc ngài Đô đốc được phúc thọ trường cửu.

Tôn Sĩ Nghị nghe có gái đẹp múa hát dâng rượu thì gặt gù nói :

- Hay lắm! Nếu nàng múa hay hát giỏi ta sẽ tặng thưởng!

Lưa Nghĩa lập tức xuống chỗ mình nói :

- Cô nương mau múa hát dâng rượu truớc ngài Đô đốc.Nhớ giữ gìn cẩn thận chớ thất lễ mà chết đó.

Phượng Trì nhoẻn miệng cười, áo nàng tung bay như bảy sắc cầu vồng, thanh kiếm Bạch Quang vừa rút ra khói vỏ đã tiết ra một luồng ánh sáng lạnh buốt rợn người.

Nàng múa một bài Lê Hoa kiếm theo điệu của người Hán tộc rồi tiếp theo là "vũ khúc nghê thừơng" pha lẫn Mai Hoa kiếm ... lúc như hoa mai trước gió, lúc như đào lý đón xuân. Kiếm quang tóa sáng ngời chung quanh người ngọc như một làn sóng bạc dồn dập vô cùng.

Chợt có một giọng ồ ề vang lên :

- Đào nương chỉ biết múa kiếm của Thiếu Lâm tự thôi hay sao ? Là người nước Nam mà không biết tuyệt chiêu nào của nước Nam ư ?

Phượng Trì dừng tay nhìn về hứơng có tiếng nói. Thì ra đó là danh tướng Trương Triều Long của nhà Thanh. Từ lúc kéo binh sang Nam phá thành cướp ải đều thắng lớn chưa hề chịu lùi một bước cho nên hắn ngỡ nước Nam không có đối thủ. Thấy Phượng Trì chỉ múa các bài kiếm quen thuộc của Thiếu Lâm nên hắn khinh mạn, buông lờI chỉ trích người nước Nam không có kiếm pháp, chỉ theo đòi học ở võ thuật Trung Quốc mà thôi. Phượng Trì dừng tay đáp :

- Tiểu nữ múa kiếm mua vui trong lể nhận tước hiệu của các vị chứ nói đến kiếm thuật thì tiếu nữ không biết nhiều chứ đâu phải người nước Nam không biết kiếm thuật.

Trương Triều Long càng cao ngạo, quay vễ nói thẳng với các triều thần nhà Lê :

- Trong các vị ai là người biết kiếm thuật bản xứ, xin mời ra múa vài bài xem thử.

Thấy cả bọn trơ mặt lặng thinh, Trương cười ha hả :

- Quả nhiên nước Nam không có tay kiếm thuật nào cả! ta lấy làm tiếc thật.

Vừa dứt lời từ bàn rượu của Lưa Nghĩa, Phúc Chân bước ra, nói lớn :

- Xin cho tôi múa vài đường kiếm nước Nam thử xem đại quan có vừa ý chăng Mấy tên quan Thanh vẫn kiêu ngạo khích thêm :

- Ngươi hãy ra múa kiếm thử xem !

- Kiếm pháp nước Nam mà cũng có bài à ?

- Chắc là giống môn Thái Cực kiếm hay Lê Hoa kiếm!

Trương Triều Long cũng nói :

- Nhà ngươi tên họ là gì ? Có phải là bộ tốt của Lưu Nghĩa chăng ?

- Thưa đúng thế ! Tiểu sinh tên là Lưu Nghị.

- Ta chưa hề nghe nói Lưa Nghiã có tay võ công nào biết múa kiếm cả.

Người mới đầu quân ở Thăng Long chăng ?

- Thưa phải.

- Thế ngươi múa kiếm ta xem !

Lưa Nghị, tức Phúc Chân nói :

- Tiểu sinh múa kiếm một mình cũng không vui gì. Xin đại quan cùng múa với tiểu sinh cho vui.

Trương Triều Long nạt :

- Tên này láo thật! Tài cán gì ngươi dám thách ta đấu kiếm?

Phúc Chân đáp :

- Nếu ngài chê tiểu sinh bất tài thì thôi !

Thấy Trương Triều Long có vẻ không bằng lòng, Lưu Nghĩa bước ra nói :

- Xin tướng quân bớt giận, hắn mớI vào hàng ngũ thủy quân của thuộc hạ chưa biết thượng tướng của thiên triều nên nói năng bất kính.

Phượng Trì lúc ấy cũng thướt tha đến xen vào :

- Bởi đại ca tiểu thiếp nghe danh tiếng tướng quân vô địch nên muốn thử kiếm đó, nhưng đại nhân còn sợ tước vị hơn người mà không dám "luận kiếm" với kẻ vô danh thì thôi Trương nghe nói càng tức khí hơn :

- Ngươi cầm kiếm ra sân ngay. Ta xem kiếm pháp nước Nam ra sao cho biết !

Phúc Chân mỉm cười, ung dung ra giữa nền sân rộng, bốn bên có bốn cái cột rồng chạm trổ tinh vi và một chiếc đỉnh lớn hình con voi phục do sứ thần Xiêm La (Xiêm -Thái Lan) đem tặng đặt giữa sân.

Phúc Chân tuốt kiếm khỏi vỏ chờ đợi.

Trương Triều Long cũng rút thanh kiếm báu bên mình ra nói :

- Ngươi đối kiếm với ta đủ ba chiêu ta sẽ bái phục,bằng mất mạng chớ trách ta độc ác. Có ngài Tổng đốc đây chứng giám.

Tôn Sĩ Nghị đang lom lom nhìn Phượng Trì với đôi mắt đỏ ngầu mồm mép sặc hơi men, hắn có vẻ không thèm quan tâm đến cuộc đấu, lè nhè bảo Phượng Trì :

- Nàng ... tên họ là chi ? Vẻ đẹp nhạn sa cá lặn như vầy thật là đệ nhất mỹ nhân. Nay nàng về Tây Long Cung với ta thì thật là đại phúc.

Thanh kiếm báu trong họ Trương vẽ một đạo hồng quang xuống đỉnh đầu họ Nguyễn.

Phúc Chân bước xéo một bước, đưa thẳng mũi kiếm vào huyệt "yếu hầu" của họ Trương, đấm ngược lại. Trương Triều Long cũng tới một bước, chém tạt ngang qua người Phúc Chân trả lại một chiêu, thế này là thế "hoành bộ như bình" của kiếm pháp Thái Hành sơn. Luồng kiếm tạt ngang như điện chớp. Phúc Chân hoành thân, đưa kiếm mình chận lại rồi đâm luôn với thế "đàn áp" đối phương trong bài Bạch Long kiếm của võ phái Gia Lâm phương Nam, Võ phái này xuất hiện trên đỉnh Hồng Lĩnh mịt mùng, vừa đỡ vừa công chỉ một động tác.

Trong công thủ bất ngờ khiến họ Trương bắt buộc phải lùi một bước. Quan khách xem giao kiếm bỗng vỗ tay rộ lên khen ngợi khiến Trương Triều Lơng đó mặt cả giận tung. một lúc năm sáu thế tấn công ào ạt.

Phúc Chân ung dung chận đánh như đùa như giỡn. Bấy giờ một đàng như hổ lìa non, một đàng như phụng múa nhẹ nhàng, thoạt hiện thoạt biến. Càng lúc Bạch Hạc kiếm càng vi diệu vô cùng, bao bọc những ánh kiếm lòe mắt cử tọa.

Trận giao tranh đã tới hồi gay go quyết liệt. Bỗng một tiếng cười khanh khách vang lên rồi một lão đạo sĩ phất tay áo rộng lướt vào vòng chiến. Lão này tuy mặc áo đạo nhân màu đỏ có vòng tròn Thái cực ở giữa ngực và sau lưng nhưng râu dài tới bụng, nét mặt xanh lè, mắt nhỏ như mắt lươn, tay dâi như vượn, bước đi như beo. Lão ta thoạt trông qua đã vô cùng quái dị nhất là tai rũ rượi xõa xuống tận lưng Lão quát :

- Hiền đồ mau lui ra khỏi trận Bạch Lơng kiếm cho mau!

Trương Triều Long đang chỉ có đỡ chứ không hề mở được thế công, nay nghe sư thúc Trương Triệt gọi mừng rỡ lập tức phóng ra ngơài xuống ghế, miệng cờn lẩm bấm:

- Quả nhiên là lợi hại !

Phượng Trì cười mỉa :

- Kiếm pháp phương Nam .:. tầm thường thế đấy !

Trương Triều Long giận lắm, nhưng liếc nhìn cử tọa đang chăm chú theo dõi trận giao tranh của Phúc Chân và Trương Triệt nên đành bấm bụng làm ngơ.

Lúc này trong trần chiến, mỗi thế kiếm tung ra đều hết sức nguy hiểm cho đối phương.

Đã mười lăm hiệp nữa mà lão đạo nhân Trương Triệt vẫn không hạ được tên tiểu tốt. Đây là Truơng Triệt, cùng với MạnhTường Bá đều là thầy của Trương Triều Long lúc nào cũng có mặt bên Trương để giúp y về mặt võ học.Lão này rất được các võ tướng trợng vợng vì danh vị của lão từng nức tiếng ở phía Nam sông Trường Giang.

Phúc Chân đột nhiên đổi từ Nhu kiếm sang Cương kiếm.

- Choeng ! Choeng !

Hai tiếng vang lên là do họ Trương đưa kiếm chận hai nhát chém cực kỳ nhanh vào người lãơ.

Tay lão lung lên và hổ khấu đã bị xé toạc. Lão đành ôm bàn tay nhỏ máu đau đớn.

Phượng Trì thấy tất cả đang theo dõi trận đấu liền bước nhanh về phía Tôn Sĩ Nghị. Nhưng họ Tôn ngồi quá cao. Nếu hy sinh tung kiếm lên thì có thể đâm trúng họ Tôn nhưng Phượng Trì thấy ngồi dưới họ Tôn có hai lão đạo nhân một lão ác tăng đang giương mắt theo dõi hành vi của nàng vì thế Phượng Trì ngại phi kiếm sẽ bị các tay cao thủ này đở kịp không kết liễu được tính mạng của họ Tôn và lại để mất cả Bạch Quang kiếm.

Nàng bèn rót đầy một chén rượu lớn mang đến Tôn Sĩ Nghị vừa cặp kiếm vào nách. Nàng làm vẻ kính cẩn dâng rượu cho họ Tôn rồi thừa cơ chém ngã hắn. Nhưng hành động đó không qua khỏi cặp mẩt cẩn thận đề phòng của các hiệp khách bảo vệ Tôn. Tên Lạt Ma Tây Tạng ngồI gần Tôn Sĩ Nghị cầm phát trần bàng sắt lấp lánh nạt Phượng Trì. .

- Mỹ nhân làm gì thế, hãy đứng lại !

Phượng Trì vẫn nâng chén rượu cúc cung đến.

- Tiện nữ xin dâng ngài đại Đô đốc chén rượu mừng chiến thắng.

Tôn Sĩ Nghị cười ha hả, vô tình định đưa tay đỡ lấy chén rượu. Nhưng tên Lạt Ma Tây Tạng đã phất tây áơ rộng một cái, chiếc phất trần điểm tới huyệt khúc Tri của nữ nhân.

Phượng Trì đành phải dùng đốc kiếm đỡ vẹt phất trần ra đánh "keng" một tiếng vang rền cả tòa điện. Bạch Quang kiếm lòe ra một tia chớp tấn công vào tên Lạt Ma Tây Tạng. Trong lúc ấy hắn nhảy vọt tránh khỏi đường kiếm ác liệt đó rồi múa phất trần đánh phủ xuống. Chẩng mấy chốc trong Tây Long cung biến thành một trường hỗn chiến dữ dội.

Kiếm quang lòe sáng !

Tiếng va chạm, rơi vỡ và tiếng thét rú đau đớn kinh hồn. Các bà mệnh phụ phu nhân mặt đầy son phấn nay đã xanh rờn chạy quanh quất kêu la inh ói.

Bọn võ sĩ hộ vệ Tôn Sĩ Nghị đã đứng vây quanh hắn, tốp khác bao bọc hai nam nữ nghĩa sĩ vâo giữa. Đường kiếm tung ra, vài kẻ võ công tầm thừơng vô tình nhảy vô vòng chiến đều bị mất tay, mất chân hoặc rụng luôn đầu, máu tươi vọt khấp tòa tiền sảnh lai láng.

Trương Trều Long đốc xuất bọn võ sĩ Mãn Thanh cố vây chặt hai người vào giữa, Phượng Trì mấy lần vượt lên đến bệ thứ năm, còn bốn bậc thang cấp nửa mới đến chỗ Tôn Sĩ Nghị ngổi nhưng nàng vẫn không tiến lên được nữa. Một rừng Lạt Ma Tây Tạng võ nghệ cao cường xông xáo bao quanh nàng, quyết bắt cho được, Tôn Sĩ Nghị mặt tuy không còn hạt máu nhưng luôn mồm quát :

- Hãy bắt hai tên thích khách cho ta ! Đừng để chúng chạy thoát !

Bỗng một tiếng hét vang như sấm :

- Hãy tránh ra xa để ta bắt hai tên phản nghịch này !

Tiếng hét là của một lão hán đầu trọc thần trần thắt lưng vàng, đi hài đỏ, cầm trên tay một vuông lụa xanh.

Tay nây lừng lẫy đất Hỗ Nam là chủ bảo tiêu cục ở Tứ Xuyên trôi đạt đến đất Yên Kinh được bọn Mãn Thanh chiêu dụng làm bộ hạ để diệt bọn Thiên Địa Hội ở Tứ Xuyên, hắn ta đã từng giết rất nhiều hội viên hội này ở khắp nơi. Vì có công lớn nên hắn được nhà Thanh phong chức quốc sư Hắn độ hơn năm mươi tuổi, nội công cực kỳ thâm diệu.

Thấy có lão các võ sĩ và hộ vệ quân tránh vẹt về một phía. Lão quát :

- Cô ả trẻ nít hãy xem Công Tôn Hạo hà thủ, ả là ai mà vào làm lộng chốn quân cơ ?

Phượng Trì quắc mắt nạt lại :

- Ta là gái nước Nam, thấy bọn cướp nước ta làm những việc bạo ngược, ta bèn ra tay trừ loài dê chó các ngươi.

Phúc Chân nói thầm vào tai Phượng Trì :

- Ta hãy tìm cách thoát thân. Quả bất địch chúng tung hoành bao nhiêu cũng đủ rồi !

Phượng Trì nói :

- Đại huynh mở đường đi trước, tiểu muội theo sát một bên, đánh loạn chiến mà ra.

Phúc Chân nói :

- Hiền muội ơi ! Ráng giữ gần theo anh nhé !

Nói rồi co hai chân phóng vút lên cao từ trên cao dùng thế "Đại bàng triển dực" phóng chém xuống một kiếm.

Lão ác ma Công Tôn Hạo rung dải lụa xanh thành một đạo thanh quang xoắn chặt lấy ngọn kiếm của đối phương.

Phúc Chân liếc mắt thấy tên cận tướng của Tôn Sĩ Nghị là Hứa Thế Hanh đang cầm ngang ngợn thanh long đao. Chàng nghĩ, kiếm pháp không thể phá vòng vây trùng trùng điệp điệp này được, lập tức chàng tìm kế đoạt lấy thanh long đao của hắn.

Chàng cho tay vào bọc vải, lấy ra một ngọn phi hạt nhắm yết hầu tên Hứa Thế Hanh mà lao tới.

- Vút !

- Keng !

Hứa Thế Hanh nghe tiếng gió vèo đến, kéo đốc đao lên đỡ vẹt qua. Mũi phi hạt văng tạt vào một tên tiểu thái giám gần đó, hắn rú lên một tiếng gục ngay xuống.

Tiếp theo đó, Phúc Chân nhảy vèo tới lia một kiếm chém vào cổ chần Hứa Thế Hanh, hắn cả kinh nhảy vọt lên tránh khỏi. Lúc này một ngọn Kim tiên cước cướp thế đá trúng vào ngực hắn, Hứa Thế Hanh lảo đảơ buông cả thanh long đao rớt xuống.

Phúc Chân tra kiếm nhanh như cất vào vỏ, lập tữc cướp thanh long đao chém nhầu vào tên ác ma vừa chạy tới Phượng Trì cũng tung Bạch Quang kiếm vẽ thành luồng sáng bạc vi vu vừa bao bọc quanh mình vừa chạy nhầu ra cửa Tây Long cung. Nhưng đến nơi ba lớp cữa sắt đã đóng chặt lại. Phúc Chân nói nhanh :

- Phượng Trì đoạn đầu, để anh phá rào sắt mà ra.

Lúc này Hứa Thế Hanh đuổi theo ra lệnh :

- Hãy buông tấm bửng sắt ngoài cửa cung xuống.

Phượng Trì mau nhảy ra ngoài !

Lúc này Phượng Trì vừa bị chúng đuổi đến, nàng chận tên ác ma lại để vừa thoát ra khỏi tấm bửng. Phúc Chân thấy tên ác ma xông đến còn bọn quần quan nhà Thanh thì không tên nào dám lại gần. Lập tức chàng buông tấm bửng ra ...

Ầm ! ầm ! Tấm bửng rơi xuống chấn động cả Tây Long cung. Ngay những tiếng chấn động ấy vừa dứt, từ bến Tây Long nhiều tiếng hỏa hổ nổ rền như trời long đất lở. Cả tòa Tây Long cung rung chuyển như sắp sụp đổ tới nơi. Bọn quan quân Thanh lúc đó nhốn nháo như ong vỡ tổ Chúng la lớn :

- Tất cả chuẩn bị nghinh chiến !

- Hỏa hổ của bọn Tây Sơn đấy ! Chúng đã đến bến Tây Long rồi !

Phúc Chân và Phượng Trì vừa chạy ra tới bờ sông liền gặp ngũ hổ tướng Tây Sơn. Lê Bối nói :

- Phượng Trì và Phúc Chân đại ca, mau mau xuống thuyền về Tam Điệp sơn.

Chúng ta cùng nhau sát cánh chiến đấu đuổi bọn quân Mãn Thanh. Đức Quang Trung Hoàng đế đã mang đại quân xuất phát từ Tam Điệp sơn đến rồi đấy.

Phúc Chân mừng rỡ :

- Thực là đại phúc cho nước nhà ...

Nhưng sau đó chàng đổi giọng :

- Nhưng tiểu đệ chưà về được vì còn chút ân cừu với Chiêu Thống.

Quay sang Phượng Trì, chàng nói :

- Phượng Trì tiểu muội hãy về trước, tiểu huynh phải quay lại có chút việc riêng với Chiêu Thống, hẹn gặp lại ở bến Tây Giang ...

Phượng Trì kêu lên :

- Phúc Chân hãy cho em theo với ...

TIẾNG GƯƠM ĐÀN TRỞ LẠI BẾN SÔNG XƯA Khi Phúc Chân dẫn Phượng Trì trở lại Thăng Long thì cũng vừa lúc vua tôi Chiêu Thống tan yến trở về hành dinh. Phúc Chân xin ra ,mắt Chiêu Thống.

Chiêu Thống tiếp Phúc Chân và Phượng Trì trong một mái đình nhỏ ở ngoại vi thành Thăng Long, Phúc Chân đã được tin cây tỳ bà của chàng bỏ lại Yên Kinh đã được Càn Long ban tặng cho Chiêu Thống vì chút công hãn mã đem đại quân thiên triều dễ dàng chiếm nước Nam, Phúc Chân bệ kiến Chiêu Thổng xong, tâu :

- Kính mong đại vương ban ơn cho tiểu thần được xem lại cây tỳ bà, rồi tiểu thần sẽ xin trình bây về lai lịch cây đàn này.

Chiêu Thống vui vẻ nói :

- Nếu nhà ngươi cho ta biết rõ lai lịch cây tỳ bà này ta sẽ ban thưởng ngay cho chủ nhân của nó.

Phúc Chân tâu :

- Đại vương chơ được nhìn cây tỳ bà cũng là đại phúc rồi, tiểu thần đâu dám đòi nhận bổng lộc ... Chiêu Thống hạ lệnh cho viên thái giám :

- Đem ngay cây đàn tỳ bà ra đây !

Viên thái giám ra đi một lát rồi đem lại cây đàn cung kính dâng hai tay trước mặt Chiêu Thống.

Phúc Chân chợt nhìn thấy cây đàn yêu quí của mình nét mặt chàng biến đổi ửng đỏ như vừa uống trăm ly rượu. Hỡi ôi ! vật quy cố chủ, người quy cố hương, đó là điều mà chàng vẫn ao ước trên đời. Phúc Chân từ lâu xa cách chiếc tỳ bà quý giá như mất một người bạn đời thanh nhã, nay nó lại nằm trong tầm tay, chàng quá xúc động rưng rưng nước mắt. Chiêu Thống nhẹ nhàng trao đàn cho Phúc Chân và yêu cầu chàng hãy dạo một khúc mà chàng yều thích nhất.

Phúc Chân so dây và búng nhẹ trên những đường tơ. Tiếng đàn ngân lên, dìu dặt lúc trầm như đân cá thong dong lặn sâu dưới nước, khi bổng như cánh nhạn cao ngất lưng trời, khi nỉ non như giọng thương nhớ của Chiêu Quân ... hay như chàng Tống Ngọc thương tưởng đến tình nhân trăm chiều luyến ái. Rồi đột nhiên, Phúc Chân gảy khúc "Phượng cầu Hoâng".

Lúc nây Chiêu Thống và bọn triều thần lặng nghe dàn, trong lòng như nguội hẳn cơn điên loại chiến chinh, ngẫm nghĩ đến trăm họ điêu linh bỗng nhiên kẻ nhiều tham vọng nhất cũng ít nhiều xao xuyến còn Phượng Trì ngồi lắng nghe, tay nàng bỗng nắm chặt đổc kiếm như nắm chặt lấy mối tình đã có chiều mong manh tan vỡ.

Đàn đứt ! Tiếng tơ im bặt khiến lòng ai nấy đều bàng hoàng. Phúc Chân giữ chặt cây đàn tỳ bà, còn Phượng Trì vẫn chưa buông dốc kiếm.

Viên thái giám giâ đặt bàn vào chỗ cũ trong khi Chiêu Thống giục giã :

.

- Tiếng đàn của khanh quả là lỗi lạc nhất là khúc Phượng cầu Hoàng ... hãy kể cho ta nghe về lai lịch của cây đàn ...

Phúc Chân ngậm ngùi nói :

- Chiếc đàn này của một người tên là Phúc Chân trên bến Tây Giang, gã đã gảy khúc Phượng cầu Hoàng cho một kỳ nữ là Phượng Trì nghe ... nhưng kỳ nữ ấy đã bị bắt dâng cho vua Càn Long. Sau đó nhờ một cơ duyên nàng thoát khỏi Yên Kinh xuôi về Nam gặp lại Phúc Chân.Đàn này cũng đã lọt vào tay Càn Long, nhưng tìếc vì trao tơ không phải lứa nên Càn Long đã phụ đàn từ bấy đến nay ... Còn Phúc Chân và Phượng Trì, hai kẻ đàn và nghe đàn đang ở trước mặt bệ hạ đây !

Chiêu Thống đứng bật dậy run rẩy :

- Các ngươi là Phúc Chân và Phượng Trì đã đại náo Tây Long cung lại cũng là tên cựu oán của Yên Kinh thủa nào ... chúng ta đang truy tầm các ngươi ... mà các ngươi lại dẫn xác đến đây nạp mạng ! Âu cũng là số mệnh vậy.

Nói rồi đập "chát" chung rượu xuống sân đá hoa thét bọn ngự lâm quân đến bắt bọn Phúc Chân.

Tên Điện tiền chỉ huy sứ là ngưới có nhiều công trạng nhất được ban tên họ là Lê Trung Chánh nhưng thật ra hắn cũng chẳng trung chánh gì cho lắm; hắn vừa là tôi thần của Chiêu Thống lại vừa là tôi thần của Tôn Sĩ Nghị, vì Tôn vốn là kẻ đa nghi hơn Tào Tháo không muốn bị sơ sẩy chút gì khi xâm chiếm nước Nam.

Lê Trung Chánh dư biết Phượng Trì là con chim phượng "bằng vàng" mà chính Càn Long cũng yêu vì và cho lệnh triệt để truy tìm. Nghe Chiêu Thống hạ lệnh, hắn đã tung mình nhảy vọt đến bên nàng, Phượng Trì xoay mình tránh kịp, ngọn Bạch Quang kiếm chớp lòe ánh thép. Một tiếng rú hãi hùng vang dội khắp cấm cung. Cả người Lê Trung Chánh run lên bần bật và té gục xuống nằm bất động.Tên thái giám già run lập cập nhưng cố chạy đến giữ chặt lấy chiếc đàn tỳ bà. Phúc Chân co chân đá mạnh vào hắn một cái như trời giáng. Chiếc đàn văng bắn lên cao, chàng nhảy vọt theo chận lấy khi chiếc đàn chưa kịp rơi xuống đất.

Hai tay chàng nâng chiếc đàn tỳ bà cẩn ngọc lên miệng hôn một cái thật dài như một thanh niên si tình ôm hôn người bạn lòng khao khát cách biệt bấy lâu nay. Phựơng Trì đã vọt ra ngoài cửa điện, Phúc Chân cũng ôm đàn vội vã chạy theo. Cả hai ra khỏi cửa Bắc, lên yên ngựa cùng nhau chạy đến vùng Hưng Hóa rồi vượt đến bến Tầy Giang.

Đêm ấy dòng Tây Giang như muôn đời sóng vẫn vỗ hồi hồi như một cung đàn bất tuyệt ... .

Trên một chiếc thuyền bé nhỏ như chiếc lá thu lững lờ trôi có đôi bóng người ngồi bên nhau lắng nghe nhịp khúc tâm tư trỗi dậy trong lòng. Phúc Chân xúc động ôm cây tỳ bà búng nhẹ lên mấy dây tơ cất tiếng ngâm.

Năm tháng bên sông chảy đá mòn Tình ta nay lại bến trăng tròn Nhịp đàn xưa bổng rơi khuya khoắt Cho tình thắm lại với Tây Giang Tiếng ngâm vừa dừng thì Phượng Trì cũng vừa lả vào sát ngực Phúc Chân.

Cả hai lặng đi như đã gửi hồn vào bóng trăng khuya đang từ từ mọc lên sáng rực ở chân trời.Hết
Bình Luận (0)
Comment