Hạ Cánh Nhanh Chóng

Chương 8

(chương này khá nặng về kiến thức y học, để hiểu rõ chương truyện hơn các bạn hãy đọc chú thích nhé!)

*Chiếu theo nội dung cả chương thì ý tứ của tên chương muốn nói rằng bác sĩ cứu chữa cho bệnh nhân trong thời khắc nguy kịch như thể giành giật sự sống với chốn âm tào địa phủ.

Nửa tiếng sau, Lưu Trạch Thần đem theo vài hộp nhựa đựng đồ quay lại. Tống Dụ Minh nghe thấy tiếng động lập tức đi ra khỏi phòng.

Hai người có phòng làm việc riêng, đồ đạc của Lưu Trạch Thần chủ yếu chỉ là sách và tài liệu liên quan đến các vụ án, gã nhanh chóng thu dọn đồ đạc của mình.

Tống Dụ Minh đứng ở hành lang nghe thấy tiếng gã nhét chồng sách vào hộp, đầu anh đau như búa bổ: "Tôi đã liên hệ với luật sư về hợp đồng của công ty luật, tuần sau ông ấy sẽ thay mặt tôi thương lượng với anh."

Lưu Trạch Thần nghe vậy thì khựng lại, gã quay đầu nhìn anh.

"Cậu cũng nhanh tay quá nhỉ."

"Dù sao đối với anh mà nói thì số tiền ít ỏi đó chẳng là gì cả." Tống Dụ Minh trầm giọng nói: "Đã chia tay rồi thì càng phải phân chia rõ ràng."

"Đừng nhìn tôi với ánh mắt như vậy." Lưu Trạch Thần đi tới cửa, cúi đầu nhìn anh: "Cho dù tôi đã làm ra chuyện không đúng nhưng cậu cũng không hoàn toàn vô tội đâu, với tính cách của cậu thì mối quan hệ tiếp theo cũng sẽ thất bại thôi."

"..." Tống Dụ Minh tức giận đến mức lặng người, anh liếc nhìn đồng hồ trong góc rồi nói: "Tôi cho anh thêm mười lăm phút nữa để dọn dẹp xong trước 12 giờ. "

Lưu Trạch Thần kéo vali ra khỏi phòng làm việc: "Trong phòng ngủ có mấy bộ quần áo được đặt may riêng, tôi muốn mang chúng đi."

Tống Dụ Minh tránh người sang một bên để gã đi qua. Họ yêu nhau được 5 năm, sống với nhau được 3 năm, nhìn mấy bộ quần áo quen thuộc trong tủ, Tống Dụ Minh cau mày nhớ đến việc họ đã ngủ chung giường tuần trước.

Tất nhiên anh sẽ không bao giờ chấp nhận bạn trai của mình phạm sai lầm như vậy, nhưng anh vẫn khó chấp nhận được việc một người bạn mà anh quen biết hơn hai mươi năm lại có thể dễ dàng phản bội anh đến thế.

Sau khi Lưu Trạch Thần thu dọn đồ đạc xong, gã chuyển đồ ra ngoài vài lần, cho đến tận khi chuyển đến hộp đồ cuối cùng, gã cũng không mở miệng nói bất cứ lời xin lỗi nào với anh.

Tống Dụ Minh nhìn cánh cửa đóng lại rồi ủ rũ bước vào phòng ngủ.

Giải quyết xong hết mớ rắc rối thì cũng đã qua nửa đêm. Tống Dụ Minh hiếm khi đi ngủ trễ đến vậy, bởi vì theo quy định của khoa, phải giao ca trước 7 giờ 40 sáng, hàng ngày anh phải dậy lúc 6 giờ 30 để chuẩn bị.

Nhưng đêm nay anh không thể ngủ được.

Tống Dụ Minh không biết mình đang suy nghĩ cái gì, anh nằm trằn trọc trên giường, mãi đến rạng sáng mới ngủ được.

Không lâu sau thì chuông báo thức vang lên, Tống Dụ Minh dậy đi làm, trên đường đi anh ghé mua một ly Americano đá ở quán cà phê gần bệnh viện.

Tống Dụ Minh thường hay uống nước cam nhưng hôm nay anh lại mua cà phê đắng để uống. Kết quả là mới uống một ngụm anh đã cảm thấy buồn nôn. Sau khi đến bệnh viện, anh vào nhà vệ sinh vứt ly cà phê đi.

(truyện chỉ được đăng tại w@ttp@d: BBTiu4, những nơi khác đều là ăn cắp!)

Buổi chiều có cuộc họp định kỳ của khoa, Tống Dụ Minh vẫn chưa làm xong bài thuyết trình nên tranh thủ thời gian 1 tiếng đồng hồ nghỉ trưa để xem lại.

Những người bị thương ở vụ nổ ba tháng trước về cơ bản đã được xuất viện sau khi xem xét tình hình cụ thể, trưởng khoa Triệu Sở Lương hỏi anh: "Cậu thông báo với người nhà bệnh nhân nằm ICU kia thế nào?"

"Chỉ nói về các chỉ số và báo cáo tình trạng hàng ngày thôi."

Trưởng khoa Triệu nghe anh nói vậy thì lắc đầu: "Cậu làm ở khoa chúng ta ba năm rồi mà sao vẫn chưa học được cách giao tiếp với người nhà vậy? Đối với những bệnh nhân nguy kịch như thế này, cậu cần phải chuẩn bị tâm lý nhiều hơn cho họ, để không bị đổ lỗi vì không thể cứu được bệnh nhân."

"Nhưng..." Tống Dụ Minh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Gia cảnh bệnh nhân vốn đã không tốt, nếu tôi nói như thế rồi người nhà bệnh nhân từ bỏ điều trị thì phải làm sao?"

"Đây đều là các thủ tục cần làm. Chúng ta chỉ cần giữ y đức trong sáng là được. Vả lại, ở nhiều vùng nông thôn họ xem trọng phong tục lá rụng về cội, cậu cũng nên tôn trọng suy nghĩ của người nhà."

Tống Dụ Minh không đồng ý, anh còn chưa kịp đáp lời lại thì cửa phòng họp đã bị đẩy ra. Y tá vội vàng chạy vào nói: "Bác sĩ Tống, bệnh nhân ở giường 7 đột nhiên khó thở, nghi ngờ là AHF (suy tim cấp tính)."

Bệnh nhân này chính là người mà họ đang thảo luận. Tống Dụ Minh nghe vậy lập tức đứng dậy, anh vỗ vai Hàng Văn Huyên phía sau: "Tôi đi xem thử."

Trưởng khoa gật đầu, nói với tổ trưởng Thôi Bằng Đào: "Anh Thôi, anh cũng đi đi."

Tống Dụ Minh đeo khẩu trang bước nhanh đến phòng chăm sóc đặc biệt. Giường bệnh rung lắc, y tá trực báo cáo tình hình: "Bệnh nhân ý thức mơ hồ, khó thở, nhịp thở 38 lần/phút, huyết áp 200/120, đổ mồ hôi đầm đìa, môi lưỡi tím tái".

"Báo cho người nhà bệnh nhân." Tống Dụ Minh nhìn số liệu trên màn hình, anh rửa tay sát trùng rồi đeo ống nghe vào: "Phổi tràn dịch, nhịp tim 135 nhịp/phút, nhịp tim không đều, áp suất tâm trương* chạm đáy, chẩn đoán ban đầu là AHF (suy tim cấp tính) và phù phổi cấp, cấp cứu bắt đầu lúc 5:10 chiều, tiêm tĩnh mạch furosemide** 20mg, xét nghiệm máu và hút đờm."

*Khi đo huyết áp, nhất là với máy điện tử, chúng ta thường thấy hiện lên hai chỉ số là huyết áp tối đa - hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và huyết áp tối thiểu - hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các chỉ số huyết áp này có ý nghĩa gì. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Con số này luôn được quan tâm hơn cả, vì thể hiện được khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan. Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Không được như huyết áp tâm thu, con số này thường ít được chú ý đến, do chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch mà yếu tố này thì khó có thể thay đổi được. Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.

**Furosemide được dùng trong:+ Trường hợp người bị phù chân, tay, mặt, toàn thân, phũ não, phù phổi, phù do suy giảm chức năng thận, gan, tim. + Trường hợp người bị bệnh tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc khác. + Trường hợp người bị suy thận cấp hay mạn tính, ngộ độc barbiturat, thiểu niệu thì sử dụng thuốc với liều dùng cao.

Các y tá ngay lập tức mang đến những máy móc cần thiết, cắt gạc trên cánh tay bệnh nhân, truyền thuốc, lấy máu và cấp cứu tại giường.

"Hút 10ml đờm có bọt màu hồng."

"Tiêm bolus tĩnh mạch* 20mg Furosemide đã hoàn tất."

*Bolus tĩnh mạch là một phương pháp cung cấp dược phẩm hoặc chất lỏng trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân thông qua một liều lượng lớn và nhanh chóng. Phương pháp này thường được sử dụng khi cần cung cấp một lượng lớn chất lỏng hoặc thuốc một cách nhanh chóng để đạt được hiệu quả ngay lập tức.

"Huyết áp 185/114."

Tống Dụ Minh lại đeo ống nghe, kiểm tra nhịp thở của hai phổi: "Tiêm tĩnh mạch, natri nitroprusside* 20 mg trên mỗi phút."

*thuốc giãn tĩnh mạch, chống tăng huyết áp

Sau khi dùng thuốc giãn mạch, huyết áp của bệnh nhân đã giảm nhưng nhịp tim và nhịp thở vẫn không cải thiện. Tống Dụ Minh đứng trước giường, quan sát các đồ thị sóng trên điện tâm đồ, anh khẽ cau mày.

Đột nhiên, cơ thể bệnh nhân co giật dữ dội. Hàng Văn Huyên thấy sự thay đổi trên màn hình thì hét lên: "Rung thất*."

*Rung thất (rung tâm thất) là tình trạng rối loạn nhịp tim cấp cứu, khiến tim không thể bơm máu như bình thường được. Quá trình rung thất xảy ra khi tín hiệu điện trong tim bị rối loạn, khiến cho các buồng của tim phối hợp không đều, gây ngưng tim đột ngột.

"Máy khử rung tim." Tống Dụ Minh nhanh chóng đưa ra quyết định, anh hạ giường xuống, cắt băng gạc trên ngực bệnh nhân rồi bắt đầu ép ngực.

Dấu hiệu ngừng tim không biến mất, bệnh nhân liên tục xuất hiện các đợt rung thất hỗn loạn.

"Five, six, seven, eight, nine, ten..." Tống Dụ Minh thầm đếm tần số nén, đồng thời nói với y tá: "Chuẩn bị mức 200 Jun*."

*Máy sốc điện 1 pha: 360J; Máy sốc điện 2 pha có mức năng lượng dao động từ 120J - 200J. Nếu lần sốc điện đầu tiên thất bại, nên tăng mức năng lượng ở những lần sốc sau nếu máy cho phép.

"Máy khử rung tim đã sẵn sàng."

Tống Dụ Minh lấy dụng cụ từ tay y tá.

"Đã kích hoạt nguồn điện."

"Phóng điện." Tống Dụ Minh ra lệnh.

Sau một lần sốc điện, rung thất vẫn chưa được giải quyết, Tống Dụ Minh liếc nhìn một y tá khác bên giường: "1mg epinephrine*, 200 Jun lần hai."

*là thuốc lựa chọn ưu tiên để điều trị choáng phản vệ với liều lượng như sau: Ở người lớn: Liều ban đầu để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 0,3 đến 0,5 ml dung dịch 1 mg/ml. Sau 20 hoặc 30 phút tiêm nhắc lại một lần

Sau hai lần khử rung tim, tình trạng vẫn tồi tệ. Tống Dụ Minh đưa máy khử rung tim cho y tá rồi hỏi Hàng Văn Huyên: "Phân tích khí máu*?"

*Khí máu là một xét nghiệm cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, máu sẽ được phân tích để đánh giá tình trạng hô hấp, tình trạng chuyển hóa, và các thông số khác (như natri, kali, calci, lactate máu).

"Nồng độ pH và phân áp CO2* giảm, triệu chứng của nhiễm toan chuyển hóa**."

*Phân áp CO2 máu động mạch (PaCO2) là kết quả của sự trao đổi khí CO2 của máu tĩnh mạch chứa trong mao mạch phổi và khí phế nang. Các yếu tố quyết định PaCO2 bao gồm: Thông khí phế nang Va; Tưới máu phế nang Qc và Lượng CO2 có trong máu tĩnh mạch trộn. Nhờ máy phân tích khí, PaCO2 được đo trực tiếp trong máu động mạch. Giới hạn bình thường của PaCO2 nằm trong khoảng từ 30 - 50 mmHg. Chỉ số PaCO2 không phụ thuộc vào tuổi tác. Lượng PaCO2 giảm xuống khi người bệnh lo lắng, sợ hãi hoặc đứng ở độ cao trên 2500m.

**Nhiễm toan chuyển hóa là một trong hai dạng của nhiễm toan hay còn gọi là nhiễm độc axit. Tình trạng này xảy ra khi thận và phổi không thể giữ cân bằng độ pH của cơ thể khiến cho nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường.

"100ml Sodium bicarbonate* 5%, truyền tĩnh mạch** nhanh, sau đó truyền cedilan*** 0.4mg." Tống Dụ Minh đưa ra chỉ dẫn rồi tiếp tục ép ngực bệnh nhân.

*Hay còn gọi là Natri bicarbonat (trong đời sống hàng ngày thì nó là muối nở hay baking soda), thuộc nhóm chất điện giải, là một loại thuốc chống acid, được chỉ định trong các trường hợp sau đây: Nhiễm toan chuyển hóa, kiềm hóa nước tiểu và Nhiễm trùng tiết niệu nhẹ.

**Đường truyền tĩnh mạch (IV) là phương pháp cung cấp thuốc hoặc dịch hay máu trực tiếp vào dòng máu của bệnh nhân thông qua kim hoặc ống dẫn (catheter) được đưa vào tĩnh mạch. Phương pháp này cho phép truyền thuốc hoặc dịch nhanh chóng và chính xác, vì chúng được đưa trực tiếp và hoàn toàn vào dòng máu.

***Hay còn gọi là Cedilanid. Đây là thuốc chứa hoạt chất Digoxin, Diogoxin là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là suy tim và rối loạn nhịp tim. Thông thường để kiểm soát nhịp thất có thể dùng bằng các thuốc làm chậm đường dẫn truyền qua nút nhĩ trái, trong đó Ceilanid.

Đến chu kỳ thứ ba, Hàng Văn Huyên đã lên thay thế anh. Tống Dụ Minh đo lại huyết áp của bệnh nhân thì phát hiện huyết áp đã giảm xuống còn 145/80. Đây là một dấu hiệu xấu đối với bệnh nhân bị suy tim.

"Ngưng truyền natri nitroprusside." Anh cố gắng tìm ra cách duy trì huyết áp.

Bệnh nhân nằm ở ICU nên từ đầu đã thực hiện nhiều biện pháp cứu chữa. Với tình trạng đó thì cơ hội được cứu là rất cao.

Tống Dụ Minh nhớ lại từng bước của quá trình cứu chữa bệnh nhân, đang lúc suy nghĩ xem vấn đề là gì thì màn hình đột nhiên phát ra cảnh báo chói tai.

Bệnh nhân ngừng tim.

Hàng Văn Huyên mới bắt đầu đi làm, chưa có nhiều kinh nghiệm lâm sàng nên vừa nhìn thấy cảnh này thì cô lập tức sững sờ.

"Đừng dừng lại!" Tống Dụ Minh lao tới, kéo cô về phía sau, anh nắm chặt tay rồi tác động thẳng vào lồng ngực bệnh nhân.

Lồng ngực bệnh nhân phập phồng dữ dội theo cử động của anh. Tống Dụ Minh nhanh chóng dừng lại và tác động thêm lần thứ hai, đồng thời anh nói với y tá: "Máy khử rung tim, chuẩn bị 300 Jun."

"Nhịp tim đã trở lại." Hàng Văn Huyên phấn khởi nói to.

Cùng lúc đó, ngoài phòng bệnh vang lên tiếng kêu thảm thiết, Tống Dụ Minh liếc mắt nhìn ra ngoài thì thấy bên ngoài là vợ của bệnh nhân và một bà lão tóc bạc.

Anh quay mặt đi nói với một y tá: "Tiểu Hạ, đi nói chuyện với gia đình về tình hình của bệnh nhân."

"Vâng." Cô gái gật đầu rồi bước ra khỏi phòng cấp cứu.

Tống Dụ Minh duy trì tần suất nén, trong đầu chỉ có một ý nghĩ.

Không thể dừng lại.

Bệnh nhân nằm trước mặt không chỉ là một con người sống độc lập mà còn là con trai của một cặp vợ chồng già, là chồng của một người vợ và là cha của hai đứa con.

Tống Dụ Minh tin rằng quá trình cấp cứu của mình không có vấn đề, bệnh nhân cũng không mắc bệnh hiểm nghèo gì, chỉ cần kiên trì một thời gian, nhất định có thể cứu được mạng sống.

Năm phút, mười phút... thuốc mà các y tá thay phiên nhau tiêm vào từ nãy đến giờ đã có tác dụng, huyết áp và nhịp tim đều được kiểm soát.

"5 giờ 48 phút chiều, sau khi hồi sức tim phổi, hệ tuần hoàn đã được khôi phục." Nhìn thấy đường cong bình thường trên màn hình, Tống Dụ Minh thở phào nhẹ nhõm.

Thôi Bằng Đào bước vào hỏi: "Bước tiếp theo là gì?"

"Làm siêu âm tim và chụp CT ngực để tìm ra nguyên nhân, sau đó để bệnh nhân khám nội khoa."

Thôi Bằng Đào không đồng tình: "Việc gì cần giải thích với người nhà thì phải báo cáo trung thực. Trưởng khoa Triệu nói đúng. Việc có tiếp tục điều trị hay không là do người nhà quyết định, cậu không thể vì cứu người mà tránh né."

"Đã biết." Tống Dụ Minh hít sâu một hơi, sau đợt cấp cứu căng thẳng, anh phát hiện ngực mình cũng hơi đau.

Anh tháo găng tay ra, che miệng ho khan.

"Thầy, thầy không sao chứ?" Hàng Văn Huyên lập tức phát hiện ra vấn đề: "Sáng nay em thấy sắc mặt thầy không được tốt."

Tống Dụ Minh xua tay rồi nói không sao cả. Bước ra khỏi cửa phòng ICU, vợ bệnh nhân lập tức chạy tới chỗ anh, hai mắt người vợ đỏ hoe: "Bác sĩ, vừa rồi tốn rất nhiều tiền cho việc cấp cứu phải không? Không phải bác sĩ nói anh La nhà chúng tôi không sao cơ mà, sao đột nhiên lại như vậy?"

"Để tìm ra được nguyên nhân gây suy tim cấp không khó, trong vài ngày qua, chức năng thận của bệnh nhân đã hồi phục. Tình trạng này có thể liên quan đến việc nằm trên giường quá lâu cũng như việc phổi bị tổn thương trước đó." Tống Dụ Minh vẫn muốn đấu tranh cho bệnh nhân một chút: "Tôi sẽ sắp xếp cho bệnh nhân chụp CT ngay lập tức, sau đó sẽ mời chuyên gia nội khoa tới."

Bà cụ nghe anh nói về việc mời chuyên gia thì lập tức nắm lấy tay Tống Dụ Minh: "Bác sĩ, bác sĩ nhất định phải cứu nó! Tôi chỉ có mỗi đứa con trai này, tôi không thể sống nổi nếu mất nó..."

"Mẹ, mẹ đừng kích động." Người phụ nữ ôm lấy vai bà cụ: "Chúng ta xem thêm vài ngày nữa đi, anh La sẽ không bỏ mặc chúng ta đâu."

Có vẻ như đây là mẹ chồng và con dâu. Người mẹ muốn cứu mạng con trai nhưng người vợ lại nghĩ đến hoàn cảnh gia đình.

Tống Dụ Minh không nỡ khơi dậy mâu thuẫn giữa họ, nhưng anh chỉ có thể thành thật phân tích và để gia đình chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất.

Anh nhìn vào đôi mắt trống rỗng của hai người rồi lại nghĩ đến cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc của mình, còn cả hai triệu mà anh đã đầu tư cho con sói mắt trắng* Lưu Trạch Trần, trong lòng Tống Dụ Minh khựng lại, anh chợt nghĩ, giá như anh có thể chi trả viện phí cho bệnh nhân thì tốt rồi.

*Aka bạch nhãn lang = kẻ vô ơn

Giải thích mọi thứ xong xuôi, anh xoay người lại thì bất chợt cảm thấy chóng mặt. Cơ thể Tống Dụ Minh mềm nhũn, Hàng Văn Huyên lao tới dùng hết sức đỡ lấy cánh tay anh nhưng vô ích.

Gần đây có quá nhiều chuyện không hay xảy ra. Cho dù có thức khuya hay làm thêm giờ thì Tống Dụ Minh cũng chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi như vậy.

Anh từ bỏ chút kháng cự, để cơ thể mềm nhũn của mình trượt dần theo bức tường rồi ngồi xuống ghế ở hành lang.

"Thầy Tống, thầy sao vậy?" Hàng Văn Huyên lo lắng hỏi.

"Bụng tôi hơi đau..." Tống Dụ Minh cởi áo blouse trắng ra, anh sờ vào phần bụng trên, tay còn lại che miệng, nhỏ giọng nói: "Có lẽ do dạo này làm việc và nghỉ ngơi thất thường nên bị loét dạ dày."

Hàng Văn Huyên sờ trán anh, khi cảm nhận được nhiệt độ thì cô cau mày nói: "Thầy, em đưa thầy đến khoa tiêu hóa kiểm tra, thầy không thể tiếp tục làm việc trong tình trạng như thế này được."

Tác giả có lời muốn nói:

Chương tiếp theo, Hướng Lê sẽ tận dụng cơ hội ~

Mình không phải là sinh viên y khoa, vì vậy hãy góp ý cho mình nhé
Bình Luận (0)
Comment